Tiểu luận Vai trò lãnh đạo của Đảng trong chiến thắng Đông Xuân 1953-1954

doc 45 trang yenvu 29/10/2023 2320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Vai trò lãnh đạo của Đảng trong chiến thắng Đông Xuân 1953-1954", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Vai trò lãnh đạo của Đảng trong chiến thắng Đông Xuân 1953-1954

Tiểu luận Vai trò lãnh đạo của Đảng trong chiến thắng Đông Xuân 1953-1954
Mở đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài
Yêu nước là một trong những truyền thống hào hùng của dân tộc Việt Nam. Từ bao đời nay, mỗi khi dân tộc bị lâm nguy, truyền thống đó đã tạo thành sức mạnh to lớn nhấn chìm tất cả bè lũ cướp nước và bán nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, truyền thống yêu nuớc, đoàn kết dân tộc, trên dưới đồng lòng, quyết chiến, quyết thắng, vượt qua gian khổ, sáng tạo tất cả tạo thành nhân tố tinh thần và càng được nâng lên một tầm cao mới.
Nhờ những nhân tố tạo thành sức mạnh to lớn đó, nhân dân và quân đội nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã làm nên chiến thắng oanh liệt trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với đỉnh cao là chiến dịch lịch sử Đông Xuân 1953-1954, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của quân đội thực dân Pháp, can thiệp Mỹ, buộc chính phủ Pháp phải ký hiệp định Giơnevơ, chấm dứt chiến tranh, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, lập lại hoà bình Đông Dương, giải phóng hoàn toàn miền Bắc.
Một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện trên nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế ,văn hoá,giáo dục,quân sự, đối nội,đối ngoại 
Nhắc lại chiến thắng Đông Xuân 1953-1954 là lật lại một trang sử hào hùng của dân tộc ta,dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng kết hợp sức mạnh đoàn kết ,lòng yêu nước của nhân dân ta đã làm nên chiến thắng này.Ngày nay đất nước ta đã dành được độc lập nhưng những đường lối lãnh đạo của Đảng còn có ý nghĩa rất quan trọng,những đường lối của Đảng sẽ truyền bá rộng rãi khắp quần chúng nhân dân để mọi người tiếp thu và đến lúc có giặc ngoại xâm thì những đường lối đúng đắn của Đảng sẽ được áp dụng một cách có hiệu quả,đánh bại kẻ thù một cách nhanh chóng .
2.Tổng quan quá trình nghiên cứu
Đề tài này đã có rất nhiều người viết ,họ đã nói lên được sự lãnh đạo tài tình của Đảng trong chiến thắng Đông Xuân 1953-1954,nhưng chưa cụ thể và nghiên cứu sâu vào vấn đề chính,chưa nêu được suy nghĩ và cảm nhận của bản thân về chiến dịch Đông Xuân .
3.Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu theo phương pháp lịch sử là chủ yếu,ngoài ra còn sử dụng phương pháp looogic,phân tích ,so sánh,thống kê để làm rõ vấn đề này.Đề tài dựa trên những tài liệu có thật.
4.Đóng góp của đề tài
Đề tài nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng trong chiến thắng Đông Xuân 1953-1954.
Đề tài sẽ làm sáng tỏ vị trí,vai trò lãnh đạo của Đảng đối với chiến thắng này- là yếu tố tạo nên sức mạnh tinh thần,vạch ra đường lối sáng suốt-sự lãnh đạo của Đảng là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất đưa đến sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống pháp của nhân dân ta.Từ đó góp phần giáo dục lòng tự hào dân tộc,truyền thống yêu nước cho các thế hệ trẻ,trân trọng và giữ gìn những truyền thống văn hoá mà ông cha ta dể lại.
Nhằm khẳng định Đảng Cộng Sản Việt Nam là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của Cách mạng Việt Nam.
Nêu lên được ý nghĩa và những bài học kinh nghiệm của Đảng ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1953-1954 và từ đó vận dụng vào ngày hôm nay.
5.Kết cấu của đề tài
Đề tài Đảng lãnh đạo trong chiến thắng Đông Xuân( 1953-1954) bao gồm các chương sau:
Chương 1:Đảng lãnh đạo cuộc tiến công chiến lược Đông -Xuân 1953 -1954.
Chương 2:Đảng lãnh đạo trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954.
Chương 3: Ý nghĩa lịch sử,nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm.
Bước vào Đông Xuân 1953-1954,Pháp-Mỹ âm mưu giành một thắng lợi quân sự quyết định nhằm “kết thúc chiến tranh trong danh dự”; quân ta mở cuộc Tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 với đỉnh cao là chiến dịch Điện Biện Phủ.Chiến thắng Điện Biên Phủ đã buộc thực dân Pháp kí Hiệp định Giơnevo năm 1954 về chấm dứt chiến tranh,lập lại hoà bình ở Đông Dương.
CHƯƠNG 1.ĐẢNG LÃNH ĐẠO CUỘC TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC ĐÔNG –XUÂN 1953-1954.
Hoàn cảnh lịch sử
1.1.1Hoàn cảnh thế giới và âm mưu Pháp ,Mĩ
Trải qua 8 năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp bị suy yếu rõ rệt: Thiệt hại gần 390.000 quân, tiêu tốn 2000 tỉ Phờ - răng, liên tục bị ta đẩy vào thế bị động chiến lược.Vùng chiếm đóng của Pháp bị thu hẹp
Trước sự sa lầy của Pháp, Mĩ can thiệp ngày càng sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương, thúc ép Pháp phải kéo dài và mở rộng chiến tranh.
Để tìm lối thoát, thực dân Pháp đã tranh thủ viện trợ của Mĩ để đẩy mạnh chiến tranh cố tìm một thắng lợi quân sự để "rút lui trong danh dự”.
Ngày 07/5/1953, với sự thỏa thuận của Mĩ, Chính phủ Pháp cử Tướng Nava sang làm Tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương và thông qua Kế hoạch Nava với hy vọng sẽ “chuyển bại thành thắng” trong vòng 18 tháng.
Nội dung của kế hoạch Nava
Bước 1: trong thu đông 1953 và xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược trên chiến trường miền Bắc, tránh giao chiến với quân chủ lực của ta. Thực hiện tiến công chiến lược, bình định miền Trung và miền Nam Đông Dương, phát triển ngụy quân, xây dựng lực lượng cơ động mạnh.
Bước 2: từ thu đông 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường miền Bắc để đẩy mạnh tiến công chiến lược và cố giành thắng lợi quyết định, buộc ta phải đàm phán theo điều kiện có lợi cho chúng.
Để thực hiện kế hoạch Nava,thực dân Pháp tăng thêm ở Đông Dương 12 tiểu đoàn bộ binh đưa từ Pháp và Bắc Phi sang,đồng thời xin Mĩ tăng thêm viện trợ quân sự (tăng gấp đôi so với trước,chiếm tới 73% chi phí chiến tranh ở Đông Dương), ra sức tăng cường nguỵ quân,đưa lực lượng này lên đến 334000 quân vào đầu năm 1954.
Để triển khai kế hoạch, Nava đã huy động một lực lượng cơ động lên đến 84 tiểu đoàn trên toàn chiến trường Đông Dương, trong đó ở đồng bằng Bắc bộ có 44 tiểu đoàn. tiến hành những cuộc càn quét, bình định và mở những cuộc tiến công lớn vào Ninh Bình, Thanh Hóađể phá kế hoạch tiến công của ta.
Thủ tưởng Pháp Lanien nói:”kế hoạch Nava chẳng những được Chỉnh phủ Pháp mà cả người bạn Mĩ cùng tán thành.Nó cho phép hi vọng đủ mọi điều”.
1.1.2 Hoàn cảnh trong nước
Sau thắng lợi trong các chiến dịch,ta dành được thể chủ động đánh địch trên chiến trường chính.
Tập trung lực lượng, mở những cuộc tấn công vào các hướng địch tương đối yếu nhằm tiêu diệt một phần sinh lực, buộc địch phải phân tán lực lượng đối phó với ta.
Phương châm chiến lược: “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt, đánh ăn chắc và tiến ăn chắc”.
1.2 Chủ trương của Đảng
Cuối tháng 9-1953,Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp ở Việt Bắc để bàn về kế hoạch quân sự trong đông –xuân 1953-1954.
Đảng đưa ra những nhiệm vụ tiêu diệt địch là chính,phương hướng chiến lược của ta trong Đông Xuân 1953-1954 là:”tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu,nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch,giải phóng đất đai,đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta tren nhưng địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ,do phải phân tán lực lượng mà tạo ra cho ta những những điều kiện thuận lợi mới để tiêu diệt thêm từng bộ phận sinh lực của chúng”
1.3 Quá trình thực hiện.
Thực hiện quyết định của Bộ chính trị,quân ta mở một loạt chiến dịch tiến công địch ở hầu khắp các chiến trường Đông Dương.
Giữa tháng 11/1953, ta tiến quân theo hướng Tây Bắc và Trung Lào. Thực dân Pháp phát hiện; Ngày 20/11/1953, Nava đã cho 6 tiểu đoàn cơ động nhảy dù xuống Điện Biên Phủ nhằm bảo vệ Tây Bắc và Thượng Lào.
Ngày 10/12/1953, quân ta tấn công và giải phóng thị xã Lai Châu, bao vây Điện Biên Phủ. Nava buộc phải điều thêm 6 tiểu đoàn ở đồng bằng Bắc bộ lên tăng cường cho Điện Biên Phủ, biến đây thành nơi tập trung quân thứ hai của Pháp.
Đầu tháng 12/1953, quân ta phối hợp với bộ đội Pha-thét Lào mở chiến dịch Trung Lào, uy hiếp mạnh Sênô, buộc Nava phải điều thêm lực lượng lên Sê-nô, biến đây thành nơi tập trung quân lớn thứ ba của Pháp.
Giải phóng cao nguyên Booloven và vùng atopo.
Cùng một lúc với cuộc tiến công ở mặt trận Trung Lào, một đơn vị của các lực lượng Lào và Việt đã vượt qua nhiều vùng rừng núi hiểm trở tiến sâu xuống Hạ Lào, bắt liên lạc với các lực lượng vũ trang địa phương ở đó.
Lợi dụng thế đích sơ hở, ngày 30 và 31 tháng 12, các lực lượng Lào và Việt đã tiến công và tiêu diệt một tiểu đoàn địch ở vùng Atôpơ, giải phóng thị xã Atôpơ. Thừa thắng, các lực lượng đó đã phát triển mạnh về hướng Xaravan, giải phóng toàn bộ cao nguyên Bôlôven ở Hạ Lào(1).
Quân địch lại phải điều động lực lượng mới đến tăng cường cho thị xã Pắcxế.
Giải phóng Kontum và miền Bắc Tây Nguyên.
Mặc dầu bị đánh bại ở nhiều hướng, địch vẫn chủ quan trong phán đoán của chúng. Thấy chiếm được Điện Biên Phủ một cách dễ dàng, địch cho rằng ta không đủ sức để tiến công Điện Biên Phủ, không những vì Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm rất mạnh, mà lại vì Điện Biên Phủ ở rất xa hậu phương của ta, quân ta có muốn tiến công cũng khó lòng khắc phục được những trở ngại về cung cấp lương thực. Chúng cho rằng, sở dĩ ta tiến công về nhiều hướng cũng là vì ta do dự trước tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; chỉ cần chờ một thời gian nữa, ta gặp khó khăn về lương thực, phải rút quân khỏi Tây Bắc, lúc đó chúng sẽ tìm cách tiêu hao một phần chủ lực của ta và tiếp tục thực hiện kế hoạch đã định, đánh chiếm Tuần Giáo, Sơn La và có thể trở lại Nà Sản.
Cũng do nhận định chủ quan nói trên, mà ngày 20 tháng 1, ở Liên khu 5, chúng huy động 15 tiểu đoàn mở cuộc tiến công vào phía nam Phú Yên. Đó là chiến dịch Átlăng tức là cuộc tiến công chiến lược mà kế hoạch Nava đã chuẩn bị từ trước, nhằm mục đích chiếm lĩnh toàn bộ vùng tự do của ta ở miền nam Trung Bộ.
Mặc dầu địch đánh vào vùng tự do của ta, quân ta ở Liên khu 5 vẫn tiếp tục thực hiện kế hoạch đã định một cách hết sức kiên quyết, chỉ để một bộ phận nhỏ đối phó với địch để yểm hộ hậu phương, còn phần lớn lực lượng thì tập trung tiến công lên Tây Nguyên là một hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối sơ hở.
Cuộc tiến công bắt đầu ngày 26 tháng 1 năm 1954. Ngày hôm sau, ta tiêu diệt tiểu khu Măng Đen là tiểu khu mạnh nhất của địch ở vùng này. Tiếp theo đó ta tiêu diệt Đắc Tô và giải phóng toàn bộ phía bắc tỉnh KonTum. Ngày 5 tháng 2, ta giải phóng thị xã konTum, quét sạch quân địch ở phía bắc Tây Nguyên, sau đó tiến sát đến đường số 19. Cũng trong thời gian đó, ta tập kích vào thị xã Plây Cu. Quân địch rất lúng túng, phải ngừng cuộc tiến công của chúng ở đồng bằng Liên khu 5, điều động nhiều đơn vị ở đó và cả một số đơn vị ở Trung Lào và Bình - Trị - Thiên lên tăng cường cho thị xã Plây Cu và một số cứ điểm miền nam Tây Nguyên để chống đỡ. Lực lượng cơ động chiến lược của địch tiếp tục bị phân tán(2).
Chiến thắng KonTum là một thắng lợi lớn nữa của quân và dân ta trong Đông Xuân. Tại Liên khu 5, ta đã phá thế uy hiếp của địch đối với phía sau lưng Quảng Nam, Quảng Ngãi, giải phóng cả một địa bàn chiến lược quan trọng ở bắc Tây Nguyên rộng 16.000 km2, với 20 vạn dân, bảo vệ được vùng tự do Phú Yên - Bình Định. Vùng tự do của ta đi từ ven biển Quảng Nam, Quảng Ngãi đến biên giới Việt - Lào, đã được nối liền với vùng giải phóng tây nam Bôlôven của nước bạn.
Thắng lợi này càng chứng tỏ phương châm chỉ đạo của Trung ương là chính xác. Sự đối phó bị động của địch ngày càng bộc lộ rõ rệt. Địch điều động lực lượng tử đồng bằng Bắc Bộ tăng cường cho Trung Lào, rồi lại điều động từ Trung Lào và Bình - Trị - Thiên tăng cường cho Tây Nguyên.
Địch tập trung lực lượng, định nhanh chóng đánh chiếm vùng tự do Liên khu 5, nhưng lại phải ngừng hoạt động, phải bị động chuyển lực lượng ra chống đỡ trước cuộc tiến công của ta.
Địch muốn tập trung lực lượng, nhưng lại buộc phải tiếp tục phân tán lực lượng.
Plây Cu và một số cứ điểm ở miền nam Tây Nguyên đã trở thành nơi tập trung binh lực thứ tư của địch.
Cuộc tiến công của ta trên chiến trường Tây Nguyên còn tiếp tục phát triển cho đến tháng 6 năm 1954 và còn thu được nhiều thắng lợi, đặc biệt trong trận chiến thắng lớn ở An Khê, tiêu diệt trung đoàn cơ động số 100 từ chiến trường Triều Tiên mới về, giải phóng An Khê, thu được rất nhiều xe cộ và vũ khí, đạn dược.
Giải phóng Phong xa lỳ,lưu vực sông Nậm Hu,tiến sát Luông pha băng.
Sau khi Lai Châu bị tiêu diệt, Điện Biên Phủ trở nên quá cô lập. Địch tìm cách nối liền Điện Biên Phủ với Thượng Lào, tăng thêm quân chiếm đóng dọc lưu vực sông Nậm Hu cho đến Mường Khoa, dự định mở đường giao thông với Điện Biên Phủ.
Để đánh lạc hướng phán đoán của địch, tiêu diệt thêm sinh lực của chúng, buộc chúng phải tiếp tục phân tán binh lực, tạo điều kiện tốt cho việc tiến hành mọi công tác chuẩn bị đề mở cuộc tiến công vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, các đơn vị bộ đội tình nguyện Việt Nam được lệnh phối hợp với các đơn vị Quân giải phóng P thét Lào mớ cuộc tiến công vào phòng tuyến địch ở lưu vực sông Nậm Hu, Thượng Lào.
Ngày 26 tháng 1 năm 1954, các lực lượng Lào - Việt tiến công vào Mường Khoa, tiêu diệt một tiểu đoàn lính Âu - Phi ở đó sau đó đã nhanh chóng khuếch trương chiến quả, quét sạch quân địch ở lưu vực sông Nậm Hu, tiến đến sát Luông Phabăng(3).
Phòng tuyến Nậm Hu mà địch cho là con đường “liên lạc chiến lược” của chúng đã bị phá vỡ, 17 đại đội địch bị tiêu diệt, trong đó có toàn bộ một tiểu đoàn lính Âu, Luông Phabăng bị uy hiếp.
Mặt khác các lực lượng Lào và Việt phát triển lên phía bắc và giải phóng tỉnh Phongsalỳ. Căn cứ kháng chiến của nhân dân Lào được mở rộng thêm gần một vạn kilômét vuông nối đến với khu giải phóng Sầm Nưa và với khu Tây Bắc của ta.
Trước cuộc tiến công mạnh mẽ của liên quân Lào - Việt, địch lại phải điều động lực lượng cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ lên tăng cương cho Lương Phabăng. Nhiều binh đoàn cơ động của địch từ đồng bằng Bắc Bộ theo cầu hàng không ưu tiên, gấp rút đổ xuống Mười Sài, Luông Phabăng.
Nava lại một lần nữa bị buộc phải tiếp tục phân tán lực lượng, Luông Phabăng trở thành nơi tập trung binh lực thứ năm của địch.
(1)Tiểu đoàn 436 thuộc trung đoàn 101 của ta được lệnh tiến sâu xuống Hạ Lào. Hành quân cấp tốc trên 300km, xuyên rừng, vượt suốt, tiểu đoàn 436 bất ngờ tập kích thị xã Atôpơ, tiêu diệt một tiểu đoàn địch, giải phóng thị xã này. Thừa thắng, tiểu đoàn tiến sang giải phóng toàn hộ cao nguyên Bôlôven thuộc tinh Saravan. Vùng giải phóng ở Hạ Lào nối liền với khu căn cứ bắc tỉnh Công Tum của ta.
Thế là nhờ có phương hướng chiến lược đúng đắn của Trung ương Đảng, có bộ đội được xây dựng theo hướng tình nhuệ, có chỉ huy chủ động và táo bạo, một tiểu đoàn ta đã có sức tiến công rất mạnh, hiệu lực chiến đấu rất cao, tiêu diệt được nhiều địch, giải phóng một địa bàn có ý nghĩa chiến lược.
Đầu tháng 2 năm 1954, các đơn vị Việt và Lào tiến sát vùng biên giới ba nước. Một đơn vị tình nguyện Việt Nam được tách ra phối hợp với Quân giải phóng Ítxarắc Campuchia tiến xuống giải phóng Vươn Sai, Xiêm Păng, uy hiếp thị xã Stung Treng. Trong khi đó, một số đơn vị quân tình nguyện Việt Nam khác phối hợp với Quân giải phóng Ítxarắc miền đông Campuchia tiến công tiêu diệt địch giải phóng nhiều vùng thuộc tỉnh Công Pông Chàm.
Cuộc chiến đấu của các lực lượng Việt và Lào ở mặt trận Hạ Lào còn tiếp tục phát triển đến tháng 7 năm 1954, phối hợp nhịp nhàng với các mặt trận khác và thu được nhiều thắng lợi.
(2)Lực lượng tiến công Tây Nguyên của ta có 2 trung đoàn chủ lực: 108 và 803.
Mở đầu ta đánh một lúc 3 cứ điểm Măng Đen, Công Pray, Măng Bút, trong đó trận Măng đen là trận then chốt mở đầu cho chiến dịch do tiểu đoàn 19 thuộc trung đoàn 108 đảm nhiệm. Măng Đen là cứ điểm tiểu khu kiên cố. Trận đánh bắt đâu từ 23 giờ 30 phút đến 6 giờ 45 phút hôm sau, diễn ra quyết liệt tứ phút đầu đến phút chót. Tinh thần quyết tâm diệt địch, anh dũng chiến đấu của cán hộ, chiến sĩ đã dẫn đến thắng lợi. Các cứ điểm Măng Đen, Công Pray, Măng Bút bị tiêu diệt. Hệ thống phòng ngự của địch ở hắc Tây Nguyên bị phá vỡ một mảng lớn. Trung đoàn 108 tiến lên phía Bắc tiêu diệt các đôn còn lại. Trung đoàn 803 trên xuống phía nam uy hiếp thị xã Công Tum.
Tình hình phát triển rất nhanh, có nhiều đồn bốt địch rút chạy trước khi ta đến. Thiếu ăn, thiếu ngủ, ngày nắng, đêm rét, bộ đội ta vân kiên quyết đuổi địch. Dân công nam, nữ gánh nặng trên vai, sát cánh cúng bộ đội truy kích địch. Trong vòng 15 ngày đêm, trung đoàn 108 vừa đuối vừa đánh địch trên 300km đường rừng, diệt Đắc Tô và nhiều vi tri khác, giải phóng toàn bộ phía bắc tỉnh Công Tum.
(3)Đại đoàn 308 nhận lệnh gấp rút tiến công phòng tuyến sông Nậm Hu của địch. Với tinh thần “tiến công thần tốc”, toàn đại đoàn lập tức lên đường, vừa hành quân, vừa nắm địch, vữa tổ chức chiến đấu, vừa khắc phục mọi mặt về bảo đảm hậu cần. Ngày 26 tháng 1 năm 1954, quân địch khiếp sợ vội bỏ phòng tuyến sông Nậm Hu rút chạy. Được sự giúp đỡ của nhân dân và Quân giải phóng Phathét Lào, đại đoàn 308 chuyển ngay sang truy kích quân địch. Nắm vững thời cơ, liên tục ngày đêm tiến quân, ngày 31 tháng 1 năm 1954, trung đoàn 102 đuổi kịp quân địch ở Mường Khoa đang tháo chạy. Các đơn vị của ta vượt lên trước chặn địch lại, hao vây và tiến công tiêu diệt gần hai tiểu đoàn địch trung đó có một tiều đoàn lính lê dương. Ngây 3 tháng 2 năm 1954 cảnh quân thứ hai của đại đoàn gồm trung đoàn 36 và trung đoàn 88 đã tiêu diệt nhiều địch, tiến tới bờ sông Mê Kông, cách Luông Phabăng 15 km.
Trải qua năm ngày đêm chiến đấu và truy kích liên tục trên chặng đường dài 200km, đại đoàn 308 phát huy truyền thống “Quân tiên phong” đã tiến công thần tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Ở vùng sau lưng địch, phong trào chiến tranh du kích cũng phát triển mạnh hỗ trợ cho mặt trận chính cụ thể là:
Thắng lợi ở chiến trường sau lưng địch:Đồng bằng Bắc Bộ,Bình Trị Thiên,cực Nam Trung Bộ,Nam Bộ. 
 Trong khi địch buộc phải lúng túng đối phó với các cuộc tiến công liên tiếp của chủ lực ta trên nhiều hướng, thì ở chiến trường sau lưng địch, khắp nơi, bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích đều nắm vững thời cơ đẩy mạnh hoạt động phối hợp.
Ở đồng bằng Bắc Bộ, chiến tranh du kích phát triển rất mạnh. Bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương của ta tiêu diệt hàng loạt vị trí quan trọng của địch, trong đó có những vị trí lớn như vị trí Hoàng Đan ở Hà Nam, vị trí La Tiến ở Thái Bình, vị trí quận Tử Sơn ở Bắc Ninh; buộc địch phải rút khỏi hàng loạt vị trí khác, trong đó có nhung vị trí quan trọng như phân khu Cầu Bố ở Bắc Giang, vị trí Diêm Điền và Cao Mại ở Thái Bình, Kinh Môn ở Hải Dương, Phù Lưu Tế ở Hà Đông, Ao Khoang và Suối Me ở Sơn Tây. Các hình thức tập kích, phục kích, đánh giao thông đều phát triển mạnh, tiêu diệt tổng đại đội, có khi từng tiểu đoàn địch. Đường số 5 là con đường chiến lược huyết mạch của địch bị uy hiếp nghiêm trọng, có khi đã bị cắt đứt hàng tuần. Đặc biệt trong hai cuộc tập kích lớn vào sân bay Cát Bi và sân bay Gia Lâm, quân ta đã phá hủy gần một trăm máy bay của địch. Trong những tháng sau đó, chiến tranh du kích ở vùng châu thổ sông Hồng còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Công tác nguy vận cũng thu được những thành tích rất lớn. Các vùng căn cứ du kích và khu du kích được mở rộng rất nhiều, chiếm ba phần tư đất đai của vùng địch tạm kiểm soát(1).
Ở Bình - Trị - Thiên, cực nam Trung bộ, quân ta cũng hoạt động tích cực, đánh mạnh trên các đường giao thông, đánh đổ nhiều đoàn tàu của địch, phá các cuộc càn quét của chúng, mở rộng các căn cứ du kích và khu du kích, tăng cường công tác nguy vận, thu được nhiều thắng lợi .
Ở Nam Bộ, trong suốt thời gian Đông Xuân, quân ta đã ra sức đẩy mạnh hoạt động phối hợp. Do lực lượng cơ động của địch bị điều động đi các chiến trường khác, do sự cổ vũ của những chiến thắng liên tiếp của quân ta trên nhiều mặt trận, lại do phương châm hoạt động được xác định đúng đắn, một số khuyết điểm trước đây được khắc phục nên chiến tranh du kích có đà phát triển mạnh mẽ, thu được thắng lợi rất lớn. Trên 1.000 đồn trại, tháp canh của địch bị tiêu diệt hoặc bức rút. Vùng tự do Khu 9 được giữ vững và mở rộng. Các căn cứ du kích và khu du kích lớn nhỏ đều được khôi phục và mở rộng rất nhiều. Nhiều địa phương mới được giải phóng. Số địch ra hàng ta lên tới hàng nghìn, về sau lên tới hàng vạn(2).
Vào thượng tuần tháng 3 năm 1954, nhìn chung hình thái chiến sự trên các chiến trường, nổi lên hai đặc điểm đáng chú ý:
Một là, quân ta đã chủ động ở một loạt chiến dịch tiến công trên nhiều hướng, đã chiến thắng khắp nơi, tiêu diệt từng bộ phận sinh lực địch, giải phóng nhiều địa phương, trong đó có những vùng chiến lược quan trọng.
Hai là, khối cơ động chiến lược của địch không còn tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ nữa mà đã bị phân tán ra nhiều hướng: Luông Phabăng và Mường Sai ở Thượng Lào, Xênô ở Trung Lào, Plâycu và miền nam Tây Nguyên ở Liên khu 5, lại còn một bộ phận lực lượng tinh nhuệ nhất bị giam chân ở Điện Biên Phủ. Khối lực lượng cơ động nổi tiếng của Nava trước đây tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ là 44 tiểu đoàn, bây giờ chỉ còn 20 tiểu đoàn, nhưng phần lớn những tiểu đoàn này cũng không còn cơ động nữa mà đã phải rải ra để bảo vệ các đường giao thông quan trọng, nhất là đường số 5.
Như vậy, đến đầu năm 1954, lực lượng của Pháp bị phân tán trên khắp chiến trường Đông Dương để đối phó với ta làm cho kế họach Na-va bước đầu bị phá sản.
Âm mưu của Nava là xây dựng một khối lực lượng cơ động chiến lược ngày càng mạnh mẽ để giành lại thế chủ động, nhưng ta đã buộc địch phải phân tán lực lượng cơ động đi khắp nơi, liên tiếp bị tiêu diệt từng bộ phận và ngày càng lâm vào thế bị động chống đỡ.
Âm mưu của Nava là tiêu hao và tiêu diệt một bộ phận lực lượng chủ lực của ta, phá kế hoạch Thu Đông 1953 của ta; nhưng không những chủ lực của ta không bị tiêu diệt, mà lại chiến thắng liên tiếp; ngược lại chủ lực của chúng lại bị tổn thất rất nặng.
Âm mưu của Nava là “bình định” cùng tạm chiếm nhưng chiến tranh du kích ở đó lại ngày càng phát triển với một khí thế rất mạnh, các căn cứ và khu du kích càng mở rộng.
Âm mưu của Nava là mở những chiến dịch tiến công uy hiếp vùng tự do của ta, giam giữ và tiêu hao chủ lực của ta, nhưng không những vùng tự do của ta không bị uy hiếp, mà ngày càng được mở rộng, chủ lực ta văn giữ tính chất cơ động cao độ; mà chính hậu phương của chúng lại bị ta đánh mạnh, bị uy hiếp hơn bao giờ hết.
Tuy vậy, bọn tướng tá Pháp Mỹ vẫn chưa chịu nhìn thấy sự thật thảm bại đó.
Chúng còn cho rằng, hoạt động của ta trong Đông Xuân 1953 - 1954 đã lên đến đỉnh cao nhất rồi, cuộc lui quân của ta sắp bắt đầu rồi, ta nhất định không đủ sức để tiếp tục tiến công được nữa.
Chúng còn cho. rằng: mặc dầu đã bị những tổn thất nhất định, chúng đã chống đỡ và ngăn chặn được các cuộc tiến công Thu Đông của ta và thời cơ tốt của chúng đã đến. Xuất phát từ nhận định đó, tướng Nava đã ra lệnh tiếp tục cuộc tiến công chiến lược trên chiến trường miền Nam, tập trung một binh lực tương đối lớn tiếp tục đánh chiếm vùng tự do Liên khu 5, tiếp tục thực hiện kế hoạch Átlăng bị bỏ dở. Ngày 12 tháng 3, để giành lại chủ động, chúng mở cuộc tiến công đổ bộ lên Quy Nhơn.
Chúng không ngờ rằng ngay hôm sau, vào ngày 13 tháng 3 năm 1954 thì quân ta mở cuộc tiến công lớn vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
(1Từ 20 tháng 1 đến 20 tháng 2 năm 1954, quân ta đã phá hủy 17 cầu, 18 cống tử Đông Hà lên Rảo Quán trên đường số 9, tiêu diệt và bức rút 6 vị trí, giải phóng hoàn toàn huyện Hương Hóa. Riêng huyện Vĩnh Linh có tới ba vạn dân sát cánh cùng du kích phá hoại cầu đường. Tại Triệu Quang, quân du kích và bộ đội địa phương cũng đã chống càn thắng lợi, giữ vững và mở rộng được vùng căn cứ. Ở Thừa Thiên, quân du kích vả bộ đội địa phương tập kích vào vị trí An Hòa tiêu diệt nhiều địch. Quân ta còn đánh địa lôi tiễn tiếp trên nhiều đoạn đường ở Hương Thủy, Lăng Cô, Mỹ Chánh, Phú Ốc, Huế, Quảng Tri, Huế - Đà Nẵng... lật đổ hàng chục đoàn tàu quân sự, tiêu diệt từ một trung đội đến một tiểu đoàn địch trên một chuyến đi, chỉ riêng trận Lăng Có (Thừa Thiên) quân ta đã lật đổ hai đầu máy, 19 toa, diệt 400 địch; trận Phổ Trạch (Quảng Tư), quân ta đã tập kích, diệt 200 địch, thu 2 đại bác.
Để phối hợp với cuộc tiến công của ta ở Tây Nguyên, quân du kích nam Trung Bộ đã tập kích thành phố Nha Trang; đốt cháy hàng triệu lít xăng, đột nhập thị trấn Ninh Hòa (Khánh Hòa) gây thiệt hại nặng cho địch, đột nhập Suối Dầu đốt cháy một kho xăng lớn. Bộ đội địa phương Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận đã diệt nhiều cứ điểm đại đội, tiểu đoàn địch, tập kích táo bạo vào La Lung (Phú yên)... diệt trên một tiểu đoàn và tiến sâu vào vùng sau lưng đích tiêu diệt nhiều vị trí và tháp canh. Từng vùng rộng lớn được giải phóng như vùng Điện Bàn ở Quảng Nam (có trên bốn vạn dân), vùng Hòn Khói vả tây bắc Khánh Hòa. Ở cực nam Trung bộ, kết hợp tiến công quân sự với nổi dậy của quần chúng, nhân dân đã cùng trung đoàn 812 giải phóng hai huyện Tành Linh và Lương Sơn ở Bình Thuận.
(2)Bước vào Đông Xuân, các tiểu đoàn chủ lực khu: 302, 304, 307 và các tiểu đoàn chủ lực tỉnh: 300, 303, 306, 308, 309, 310, 311, 410... đều tiến vào vùng tạm bị chiếm, nhằm vào những nơi mà đích cho là đã “bình định” xong mà diệt địch đầy mạnh phong trào đấu tranh của nhân dân. Ta đã diệt nhiều dồn bốt từng đại đội địch như: Lộ Mới, Tân Thuận (Long Châu Sa), Bến Sỏi (Gia Ninh), Bến Tranh, Cầu Định (Thú Biên), Ong Tờn (Mỹ Tho), Chắc Tức (Sóc Trăng), và đánh nhiều trận vận động như. Hiệp Thành (Mỹ Tho), Đông Hưng Thuận, Phú Mỹ Hưng (Gia Ninh). Có nơi như ở An Biên (Rạch Gíá) ta kết hợp vây đồn với chặn quân cứu viện, giải phổng cả huyện ly.
Thế uy hiếp của đích trước đây đối với các vùng căn cứ của ta bị phá tan, buộc chúng phải quay về đối phó với ta ngay tại vùng du kích và tạm bị chiếm. Hầu hết các đường bộ, đường sông quan trọng của địch đều bị đánh phá liên tiếp Trẽn các đường chiến lược số 1, 13, 14, các đường xe lứa Sải Gòn - Phan Thiết, Sài Gòn - Lộc Ninh, các bến tâu Vĩnh Long, Tân Châu, Thù Thừa, quân địch thường xuyên bị phục kích và đánh phá, nhiều đoàn xe cơ giới bi phá hủy, nhiều tàu chiến bị đánh chìm, nhiều đoàn xe lửa bị lật đổ. Trận vận động phục kích trên đường Bạc Liêu - Cà Mau, ta diệt gọn hai đại đội địch. Trận đột nhập bến tâu Vĩnh Long, ta bắn chìm và bắn hỏng nặng bảy tàu chiến địch. Chiến thuật du kích rất độc đáo và lợi hại đã được áp dụng rộng rãi, gây cho địch những tổn thất rất lớn. Cuộc đột nhập kho bom Tân Sơn Nhất ở Sài Gòn, một trong những kho bom lớn nhất của địch ở Đông Dương, đã phá hủy hoàn toàn trên 300 tấn bom, tiêu diệt cả đại đội lính Âu - Phi bảo vệ. Bộ đội Bả Ria - Chợ Lớn cùng đột nhập khách sạn Ô Cấp, diệt hơn một trăm tên sĩ quan Pháp và Mỹ. Đơn vị chủ lực của Mỹ Tho chỉ với một đại đội đã đánh thắng một tiểu đoàn của địch trong trận đánh vận động ở Kênh Bùi, thu hàng trăm súng trong đó có hàng chục trung liên, đại liên và súng cối.
Phong trào đấu tranh của nhân dân Nam Bộ phát triển mạnh mẽ. Ở Gò Công trong hai ngày, nhân dân và trang giáo mác cúng du kích và một trung đội bộ đội địa phương đã hạ gần một trăm đớn bốt. Ở Gia Định Ninh, Thủ Biên nhân dân vác gậy đuổi đánh đích giữa ban ngây.
Nhiều tiểu đội, trung đội, đại đội địch mang vũ khí ra hàng. Ở Mỹ Tho, năm, sáu đại đội Hòa Hảo bỏ về nhà làm ăn. Ở Bến Tre, một đại đội quân ngụy ở đồn Ba Tri đào ngũ
Nói đến kế hoạch chiến lược của địch và chủ trương chiến lược của ta trong Đông- Xuân 1953- 1954 cho đến trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, chúng ta thấy hai điểm nổi bật.
Một là, địch có kế hoạch tập trung binh lực, tăng cường khối cơ động chiến lược, nhằm giành lại chủ động, thực hiện một loạt kế hoạch tiến công, chuẩn bị một trận quyết chiến chiến lược trên một chiến trường do chúng lựa chọn.
Ta đã sử dụng một bộ phận lực lượng chủ lực mở những cuộc tiến công vào những hướng hiểm yếu mà địch tương đối sơ hở. Ta đã buộc địch phải phân tán lực lượng cơ động chiến lược, làm thất bại ý đồ chiến lược chủ yếu, phá hoại công cụ chiến lược chủ yếu của chúng, tiêu diệt từng bộ phận lực lượng của chúng, làm phá sản kế hoạch Nava.
Hai là, địch không có ý định điều quân chủ lực lên chiến trường rừng núi Tây Bắc. Ta đã buộc chúng phải ném chủ lực xuống cánh đồng Điện Biên Phủ. Ta đã tạo nên thời cơ và đã lập tức nắm lấy thời cơ, hạ quyết tâm tiêu diệt địch ở Điện Biên Phủ. Trận Điện Biên Phủ trước đây không nằm trong kế hoạch chiến lược của tướng Nava đã trở thành trận quyết chiến chiến lược lớn nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam, đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi cuối cùng.
Những sự kiện trên đây là sự thể hiện sinh động của sự chỉ đạo chiến lược đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta.
Trong sự chỉ đạo chiến lược ấy, Đảng ta luôn luôn nắm vững phương châm tích cực chủ động, cơ động linh hoạt, bí mật bất ngờ. Phương châm đó đã được vận dụng và phát triển sáng tạo trong nhiều năm kháng chiến chống Pháp.
Cái tinh túy nhất và cũng là nét đặc sắc nhất của sự chỉ đạo chiến lược đó là luôn chủ động, luôn luôn tiến công, giành lấy quyền chủ động, giữ vững và phát triển quyền chủ động. Nắm vững quyền chủ động là biểu hiện cao nhất của tư tưởng chiến lược tiến công.
Phải nắm vững quyền chủ động trong mọi tình huống, chủ động trong phản công, chủ động trong tiến công, chru động cả trong tình huống tạm thời tiến hành phòng ngự. Có nắm được quyền chủ động mới buộc được địch hành động theo ý định của ta, mới có thể tạo nên thời cơ mới để tiến công tiêu diệt địch, mới có thể liên tục tiến công quân địch.
Muốn nắm được quyền chủ động thì phải phát hiện và nắm vững quy luật của chiến tranh. Chúng ta luôn luôn nắm được quyền chủ động, bởi vì khoa học quân sự Mác- Lêninh với phương pháp biện chứng của nó chứa đựng những khả năng vô tận để phát hiện và nắm vững quy luật của chiến tranh. Trong chiến tranh, các tình huống chuyển biến mau lẹ; mỗi bên đều tìm mọi cách che giấu ý định và hành động của mình. Vì vậy, sự chỉ đạo chiến lược phải đi sát thực tiễn của chiến trường, hết sức nhạy bén với mọi nhân tố mới nảy sinh; có như thế mới nắm vững được các quy luật của chiến tranh nói chung, cũng như sự vận động của các quy luật ấy trong từng tình huóng, trong mỗi thời điểm nhất định của chiến tranh cũng như trong toàn bộ quá trình diễn biến của nó.
Cũng vì trong chiến tranh, tình hình biến chuyển cực kì nhanh chóng và phức tạp, cho nên một sự chỉ đạo chiến lược đung đắn và sắc bén cần phải kết hợp tính kiên quyết rất cao với tính cơ động linh hoạt. Có như thế mới kịp thời nắm lấy thời cơ, giữ vững quyền chủ động trong mọi tình huống, đồng thời tăng thêm khả năng bí mật bất ngờ, nhân sức mạnh chiến đấu của lực lượng ta lên gấp bội để giáng những đòn quyết định vào phương hướng quyết định, giành lấy thắng lợi lớn nhất.
Sự chỉ đạo chiến lược của Đảng ta trong Đông Xuân 1953- 1954 và trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã làm cho quân địch đi từ bị động này đến bị động khác, từ sự bất ngờ này đến sự bất ngờ khác. Bất ngờ đến nỗi khi chúng đang tin tưởng có thể tập trung lực lượng cơ động thì bỗng dưng bị buộc phân tán ra ở những hướng chúng chưa hề có dự kiến. Bất ngờ đến nỗi khi chúng cho rằng ta không còn sức để đánh Điện Biên Phủ thì ngay hôm sau ta mở cuộc tiến công lớn vào ĐBp. Bất ngờ đến nỗi trong khi chúng cho rằng Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm có khả năng gây tổn thất nặng nề cho chủ lực của ta, thì trong thời gian tiếp đó tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị quân ta tiêu diệt hoàn toàn.
Một nét đặc sắc lớn của sự chỉ đạo chiến lược của ta là đã biết tạo nên một sức mạnh to lớn do sự phối hợp nhịp nháng giữa hoạt động tác chiến của lực lượng vũ trang với cuộc chiến đấu rộng khắp của nhân dân, giữa hoạt động của ba thứ quân, giữa các mặt trận sau lưng địch với mặt trận chính diện, giữa các chiến trường quan trọng trên phạm vi cả nước ta và trên phạm vi chiến trường của toàn bán đảo Đông Dương. Sự phối hợp đó đã diễn ra giữa hoạt động quân sự với đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao. Chúng ta đã tạo nên một sức mạnh to lớn của cả nước, một sức mạnh mà sau này, về từ ngữ được khái quát lên thành sức mạnh tổng hợp.
CHƯƠNG 2.ĐẢNG LÃNH ĐẠO TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954
2.1 Giới thiệu về khu căn cứ Điện Phủ và sự chuẩn bị của địch.
Điện biên phủ là một thung lũng lòng chảo rộng lớn ở phía tây vùng rừng núi Tây Bắc. Cánh đồng Điện Biên Phủ chiều dài khoảng 18 km, chiều rộng từ 6 đến 8 km. Đây là cánh đồng lớn nhất, giàu có nhất và dân cư đông đúc nhất trong bốn cánh đồng lớn ở Tây Bắc. Điện Biên Phủ ở gần biên giới Việt - Lào, nằm trên ngã ba nhiều đường lớn và đường nhỏ quan trọng, phía đông bắc nối liền với Lai Châu, phía đông và đông nam nối liền với Tuần Giáo, Sơn La, Nà Sản, phía tây thông với Lưông Phabăng, phía nam thông với Sầm Nưa(1). Đối với đế quốc Pháp - Mỹ, Điện Biên Phủ là một địa bàn chiến lược hết sức quan trọng, là một vị trí chiến lược cơ động ớ giữa miền Bắc Việt Nam, Thượng Lào và miền Tây Nam Trung Quốc, có thể trở thành một căn cứ lục  quân và không quân có tác dụng rất lợi hại trong âm mưu xâm lược của chúng ở vùng Đông Nam Á.
Lực lượng của địch ở Điện Biên Phủ lúc đầu có khoảng 6 tiểu đoàn, đến sau tăng lên dần để đối phó với cuộc tiến công của ta. Khi quân ta bắt đầu tiến công Điện Biên Phủ thì lực lượng của chúng đã tăng lên đến 12 tiểu đoàn và 7 đại đội bộ binh; trong quá trình chiến dịch, chúng tiếp tục tăng thêm 4 tiểu đoàn và 2 đại đội nhảy dù, tổng cộng là 17 tiểu đoàn bộ binh. Phần lớn các lực tượng này gồm các đơn vị Âu - Phi và các đơn vị nhảy dù tinh nhuệ. Ngoài ra, còn có 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn công binh, một đại đội xe tăng, 1 đại đội xe vận tải có khoảng 200 chiếc và 1 phi đội không quân thường trực có 14 chiếc(2). Tổng số binh lực là 16.200 tên.
Lực lượng của địch ở Điện Biên Phủ được bố trí thành tập đoàn cứ điểm gồm 3 phân khu yểm hộ lẫn nhau, tất cả có 49 cứ điểm. Mỗi cứ điểm đều có khả năng phòng ngự; nhiều cứ điểm được tổ chức lại thành những cụm cứ điểm gọi là “trung tâm đề kháng theo kiểu phức tạp” có lực lượng cơ động, có hỏa lực của mình, có hệ thống công sự vững chắc, xung quanh có hào giao thông và hàng rào dây thép gai, có khả năng độc lập phòng ngự khá mạnh. Mỗi một phân khu gồm có nhiều trung tâm đề kháng kiên cố như vậy. Mỗi một trung tâm đề kháng cũng như toàn bộ tập đoàn cứ điểm đều được che chở bằng hệ thống công sự nằm chìm dưới mặt đất, bằng một hệ thống công sự phụ (hàng rào hoặc bãi dây thép gai, bãi mìn) vá bằng một hệ thống hỏa lực rất mạnh.
Phân khu quan trọng hơn hết là phân khu trung tâm ở ngay giữa làng Mường Thanh, tức là châu lỵ Điện Biên Phủ. Ở đây, tập trung gần hai phần ba lực lượng của địch (tám tiểu đoàn gồm 5 tiểu đoàn chiếm đống và 3 tiểu đoàn cơ động), có nhiều trung tâm đề kháng yểm hộ lẫn nhau và bao bọc lấy cơ quan chỉ huy, các căn cứ hỏa lực và căn cứ hậu cần, đồng thời bảo vệ sân bay. Phía đông phân khu có cả một hệ thống điểm cao rất lợi hại, đặc biệt là các ngọn đồi A1, C1, D1, E1; những điểm cao đó là bộ phận phòng ngư quan trọng nhất của phân khu. Địch đã nhiều lần nhận định rằng Điện Biên Phủ là một pháo đài kiên cố, quân ta không thể nào công phá được. Chỉ lấy riêng phân khu trung tâm mà nói, thì lực lượng của địch đã khá mạnh, các điểm cao phía đông là những điểm cao quân ta khó lòng đánh được; chúng lại có sẵn một lực lượng pháo binh và cơ giới đủ sức đánh chặn mọi cuộc tiếp cận qua cánh đồng bằng phẳng, có sẵn một hệ thống công sự, dây thép gai và hào chiến đấu đủ sức tiêu hao và đánh lui mọi lực lượng tiến công, có sẵn một lực lượng cơ động gồm các tiểu đoàn nhảy dù sẵn sàng phối hợp với các trung tâm đề kháng để phản kích và tiêu diệt mọi lực lượng tiến công từ bên ngoài đến, có sẵn một lực lượng pháo binh cơ giới và không quân đủ sức ngăn chặn các lực lượng tiến công và tiêu diệt các căn cứ pháo binh của ta mà chúng cho là dễ phát hiện, vì buộc phải đặt ở sườn núi phía trong lòng chảo, còn nếu đặt ở phía ngoài thì lại quá tầm bắn cần thiết (khoảng cách từ những ngọn núi lớn khống chế Điện Biên Phủ đến sân bay là tử 10 đến 12 km).
Ở phía bắc, có phân khu bắc gồm các trung tâm đề kháng đồi Độc Lập và Bản Kéo. Đồi Độc Lập là một ví trí có nhiệm vụ án ngữ phía bắc, ngăn chặn cuộc tiến công của quân ta từ hướng Lai Châu vào Điện Biên Phủ.
Him Lam, tuy thuộc khu trung tâm, nhưng cùng với các vị trí đồi Độc Lập và Bản Keo là những vị trí ngoại vi đột xuất nhất của địch, có nhiệm vụ án ngữ phía đông bắc, ngăn chặn cuộc tiến công của quân ta tử hướng Tuần Giáo vào Điện Biên Phủ. Ở phía nam, có phân khu nam còn gọi là phân khu Hồng Cúm, có nhiệm vụ ngăn chặn quân ta tiến công tử phía nam lên, đồng thời giữ đường liên lạc với Thượng Lào.
Hỏa lực pháo binh được bố trí thành hai căn cứ: một căn cứ ở Mường Thanh, một căn cứ nữa ở Hồng Cúm, có thể yểm hộ lẫn nhau và yểm hộ cho các cứ điểm xung quanh. Ngoài hỏa lực chung của tập đoàn cứ điểm, mỗi trung tâm đề kháng còn có hỏa lực riêng bao gồm nhiều súng cối các cỡ, súng phun lửa và các loại súng bắn thẳng bố trí thành một hệ thống hỏa lực chặt chẽ yểm hộ cho bản thân mình và các cứ điểm xung quanh.
Điện Biên Phủ có hai sân bay. Ngoài sân bay chính ở Mường Thanh lại còn có một sân bay dự bị ở Hồng Cúm, ngày ngày được nối đến với Hà Nội, Hải Phòng bằng một cầu hàng không, trung bình mỗi ngày có gần 100 lần chiếc máy bay vận tải tiếp tế khoảng 200 đến 300 tấn hàng và thả dù khoảng 100 đến 150 tấn. Như vậy là vượt khá xa những dự tính ban đầu của chúng(3).
Do địa hình bằng phẳng, vào mùa khô thung lũng Điện Biên Phủ là một địa bàn thuận tiện cho việc sứ dụng xe tăng, cơ giới. Sân hay do quân đội Nhật xây dựng trước đây trên cánh đồng Mường Thanh, có thể mở rộng thành một căn cứ không quân quan trọng. Đường số 41 là trục đường lớn duy nhất theo chiều từ bắc tới nam về hướng Luông Phabăng, kinh đô nước Lào. Phía đông và phía tây thung lũng là hai dãy núi chạy song song theo chiều bắc nam vả khép gần sát nhau ở hai đầu. Dãy Pú Hồng ở phía đông gồm nhưng đinh núi cao, cây thưa, thoải dần về phía thung lung. Dãy Pú Tàcọ ở phía tây, núi cao, rậm rạp, dốc dụng về phía thung lũng.
Ngay sát thung lung về phía đông hắc, có một dải địa hình đặc biệt, gồm một số điểm cao nổi lên cao làm mặt cánh đồng trên dưới 30 mét vả hình thành một bức bình phong che chở cho thung lũng trên hướng Tuần Giáo - Điện Biên Phủ.
(2)Ngoài vũ khí thông thường, quân địch ở Điện Biên Phủ côn được trang bị một số loại khí tải đặc biệt như súng phun lứa, súng đại liên nhiều nòng, mìn đĩa, mìn napan chôn dưới đất, phương tiện chống đạn khói, máy hồng ngoại để quan sát và bắn đêm, v.v. với khoảng 3.000 tấn dây thép gai, việc sứ dụng dây thép gai của địch ớ Điện Biên Phủ đã gấp ha lần mức hình thường của quân đội Pháp trên chiến trường Đông Dương.
(3)Theo kinh nghiệm rút ra từ tập đoàn cứ điểm Nà Sản, quân địch dự tính, để duy trì sức chiến đấu ở Điện Biên Phủ, đủ khả năng phòng ngự và chiến thắng được quân ta, mức tiếp tế yêu cầu mỗi ngày khoảng 70 tấn trong điều kiện chiến dấu thông thường và 90 tấn trong điều kiện chiến đấu ác liệt.
Máy bay trinh sát và khu trục của phi đội thường trực luôn luôn bay lượn trên vùng trời Điện Biên Phủ. Nhiệm vụ bắn phá và oanh tạc quân ta để yểm hộ cho tập đoàn cứ điểm thì do máy bay địch xuất phát từ các căn cứ Gia Lâm hay Cát Bi đảm nhiệm, về sau có một bộ phận xuất phát từ tàu chở máy bay của Mỹ đậu ở vịnh Hạ Long.
Với lực lượng hùng hậu và cơ cấu phòng ngự vững chắc như trên, Nava đã từng nhận định rằng Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất chưa từng có ở Đông Dương, là một “pháo đài không thể công phá”(1). Do nhận định chủ quan đó, mà địch đã phán đoán rằng quân ta có ít khả năng tiến công vào Điện Biên Phủ, và nếu quân ta mạo hiểm tiến công vào thì càng tốt, vì chắc chắn là quân ta không thể nào tránh khỏi thất bại. Chúng đã coi Điện Biên Phủ là một chiến trường được chuẩn bị sẵn để gây tổn thất nặng cho chủ lực ta. Chúng đã có lần láo xược thả truyền đơn thách thức quân ta tiến công Điện Biên Phủ.
2.2.Chủ trương của Đảng ta và quá trình thực hiện.
Về phía ta, ngay sau khi địch nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, chúng ta đã nhận định rằng: dưới sự uy hiếp của chủ lực ta, quân địch có khả năng rút khỏi Điện Biên Phủ, đồng thời cũng có khả năng tăng cường phòng thủ ở đó, tổ chức Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm; và nếu khả năng thứ hai biến thành hiện thực thì đó là một cơ hội tốt để quân ta tiêu diệt sinh lực tinh nhuệ của chúng. Do dự kiến nói trên, nên trong khi chủ lực ta mở cuộc tiến công lên Lai Châu, ta đã cho một bộ phận cấp tốc tiến về phía tây, cắt liên lạc giữa Lai Châu và Điện Biên Phủ, tiến hành bao vây Điện Biên Phủ, bám sát địch, chuẩn bị chiến trường.
Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm mạnh. Tập đoàn cứ điểm là hình thức phòng ngự mới nhất của địch trên chiến trường Đông Dương lúc bấy giờ. Hình thức đó đã từng hình thành với một trình độ còn thấp ở Hòa Bình vào cuối năm 1951, đã từng xuất hiện ở Cánh Đồng Chum và Nà Sản vào năm 1952 và đầu năm 1953. Đứng trước hình thức phòng ngự mới nhất, mạnh nhất của địch, chúng ta đã từng đặt ra vấn đề nghiên cứu để giải quyết là nên trực tiếp tiến công tiêu diệt tập đoàn cứ điểm hay không nên.
Trước đây, khi bộ đội ta còn yếu, hình thức chiếm đóng và tác chiến của địch là cứ điểm nhỏ và đội ứng chiến nhỏ. Khi bộ đội ta đã đủ sức tiêu diệt viện binh nhỏ và cứ điểm nhỏ thì hệ thống bố trí của địch lại được phát triển và củng cố thêm một bước, dựa vào những cứ điểm lớn, có công sự ngày càng kiên cố, có binh lực và hòa lực ngày càng mạnh hơn, đồng thời dựa vào những đội quân ứng chiến tương đối lớn. Về sau, trước sự lớn mạnh của quân ta, khi một cứ điểm của địch lâm vào nguy cơ bị tiêu diệt thì chúng có hai cách đối phó: một là rút quân để bảo tồn binh lực, hai là tăng cường thêm binh lực và tổ chức phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm.
Cách tổ chúc phòng ngự bằng tập đoàn cứ điểm không phải là một sáng kiến của quân đội xâm lược của đế quốc Pháp. Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, bọn phát xít Đức đã từng vận dụng cách phòng ngủ bằng tập đoàn cứ điểm, cũng gọi là “chiến lược con nhím”, hòng ngăn chặn những cuộc tiến công như vũ bão của Hồng quân Liên Xô tiến về hướng Béclin. Các tướng tá Pháp - Mỹ chỉ đem những kinh nghiệm của bọn phát xít Đức vận dụng vào chiến trường Đông Dương, hòng ngăn chặn những bước tiến của quân ta.
Đứng trước phương sách phòng ngự mới của địch, cách đánh của ta phải như thế nào để giành được thắng lợi lớn nhất, trong một tình hình nhất định về so sánh lực lượng giữa ta và địch. Cần nhấn mạnh ở đây một lần nữa rằng trong khi giải quyết vấn đề cách đánh về chiến dịch cũng như về chiến thuật, bao giờ chúng ta cũng xuất phát từ những nguyên tắc cơ bản về chỉ đạo tác chiến, tức là nguyên tắc tiêu diệt sinh lực địch và nguyên tắc đánh chắc thắng.
Xuất phát từ những nguyên tắc cơ bản nói trên, khi hình thức tập đoàn cứ điểm mới xuất hiện, khả năng chiến đấu của quân ta về chiến dịch và chiến thuật còn có hạn, chúng ta đã từng chủ trương không nên trực tiếp đánh vào tập đoàn cứ điểm, mà chỉ tìm cách kiềm giữ chủ lực của địch trong tập đoàn cứ điểm, còn chủ lực của ta thì sử dụng đánh vào một hướng khác, ở đó địch tương đối yếu và sơ hở hơn, ta có nhiều điều kiện thuận lợi để tiêu diệt sinh lực địch hơn. Chúng ta đã từng vận dụng cách đánh đó trong chiến dịch Hòa Bình. Địch tập trung lực lượng thành tập đoàn cứ điểm ở Hoà Bình thì hướng tiến công chủ yếu của quân ta không phải là Hòa Bình mà là ở những nơi khác; chúng ta đã từng tiêu diệt viện binh của địch và cứ điểm của địch ở ven bờ sông Đà và đã mở cuộc tiến công vào vùng sau lưng địch ở Bắc Bộ, thu được nhiều thắng lợi lớn. Về sau, khi địch tập trung lực lượng ở tập đoàn cứ điểm Nà Sản thì sau khi tiến hành một hai cuộc chiến đấu ở đây, một bộ phận sinh lực địch bị tiêu diệt, nhưng lực lượng ta cũng bị tiêu hao, ta cũng lại chủ trương trước mắt không mở cuộc tiến công trực tiếp vào Nà Sản. Bộ đội tình nguyện Việt Nam lại phối hợp với Quân giải phóng Pathét Lào mở cuộc tiến công vào hướng Thượng Lào, phía tây nam Nà Sản và đã thu được thắng lợi lớn.
(1)Cho tới khi ta tiến công, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã được tăng cường và bố trí với một binh lực tập trung mạnh mẽ chưa từng có 12 tiểu đoàn vả 7 đại đội bộ binh, phấn liwsn là quân tinh nhuệ bậc nhất của địch gồm:
5/7 RTA, tiểu đoàn 5 thuộc trung đoàn Angiêri thứ 7.
3/3 RTA, tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn Angiêri thứ 3.
211 RTA, tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn Angiêri thứ 1.
1/4 RTM, tiểu đoàn 1 thuộc trung đoàn Marốc thứ 4.
1/13 DBLE, tiểu đoàn 1 thuộc bán tư đoàn lê dương thứ 13. 
3/13 DBLE, tiểu đoàn 3 thuộc bán tư đoàn lê dương thứ 13.
i/2 REI, tiểu đoàn 1 thuộc trung đoàn lê dương thứ 2.
313 REI, tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn lê dương thứ 3.
1er BPC, tiểu đoàn 1 dù thuộc địa.
8è BPC, tiểu đoàn 8 dù thuộc địa.
2è BAT, tiểu đoàn Thái thứ 2.
3è BAT, tiểu đoàn Thái thứ 3.
Riêng về quân dù, địch đã đưa lên đây bảy phần mười tổng số quân dù ở Đông Dương, trong đó có 100% các đơn vị lính dù người Âu và lê dương. Có đơn vị như bán lư đoàn lê dương ngoại quốc thứ 13 đã có truyền thống hơn 100 năm rồi. Các sĩ quan của địch cùng đều là loại cốt cán, khá bậc nhất của địch.
Các đơn vị pháo binh của địch gồm:
2/4 RAC, tiểu đoàn 2 pháo 105 trung đoàn 4 pháo thuộc địa.
3/10 RAC, tiểu đoàn 3 pháo 105 trung đoàn 10 pháo thuộc địa.
Một đại đội pháo 15.5 thuộc 4/4 RAC - tiểu đoàn 4 trung đoàn 4 pháo thuộc địa và hai đại đội pháo cối 120, tống cộng 20 khẩu.
Máy bay của địch gồm 7 khu trục, 6 liên lạc trinh sát và 1 lên thẳng.
Hệ thống bố trí phòng ngự của địch có 49 cứ điểm, khoanh thành 8 cụm, mỗi cụm mang tên một thiếu nữ.
1 - Gabrien (Gabrielle) tức đồi Độc Lập.
2 - Bêatrixơ (Béatrice) tức Him Ijam.
3 - Annơ Mari (Anne Marie) gồm các cứ điểm ở tây bắc sân hay như Bản Kéo, Căng Na...
4 - Huyghét (Huguette) cụm cứ điểm tây săn bay Mường Thanh, hữu ngạn sông Nậm Rốm.
5 - Clôđin (Claudine) cụm cứ điểm nam sân bay Mưòrng Thanh, hữu ngạn sông Nậm Rốm.
6 - Elian (Eliane) cụm cư điểm phía đông, tả ngạn sông Nậm Rốm khu vực sở chì huy của Đờ Cattri.
7 - Đôminích (Dominique) cụm cứ điểm đông sân bay, tả ngạn sông Nậm Rốm.
8 - Idaben Nhưng cách đánh trên đây không phải là cách đánh duy nhất. Chúng ta đã nhận định rằng vấn đề trực tiếp tiến công vào tập đoàn cứ điểm, tiêu diệt tập đoàn cứ điểm là một vấn đề nhất định phải được giải quyết, là một bước tất nhiên quân đội ta phải trải qua trong quá trình phát triển của cuộc đấu tranh vũ trang và trên con đường trưởng thành của quân đội. Thật vậy, chúng ta có tiêu diệt được tập đoàn cứ điểm thì mới đánh bắt được hình thức đối phó mới nhất, cao nhất của địch, đánh bại được sự cố gắng lớn nhất của chúng trong bố trí phòng ngự, gây cho chúng một sự khủng hoảng mới, tạo nên cục diện mới, mở đường cho quân đội ta tiến lên và thúc đẩy cuộc đấu tranh vũ trang của ta phát triển.
Vì vậy, từ khi hình thức tập đoàn cứ điểm xuất hiện, chúng ta đã dày công nghiên cứu hình thức phòng ngự mới đó của địch, đánh giá và phân tích chỗ mạnh và chỗ yếu của nó, đề ra những nguyên tắc chiến thuật cũng như những yêu cầu về kỹ thuật và trang bị, những khó khăn cần được khắc phục, để rèn luyện cho quân đội ta, chuẩn bị cho quân đội ta tiến lên giải quyết thắng lợi nhiệm vụ tiêu diệt tập đoàn cứ điểm của địch. Và, có thể nói rằng bước vào Thu Đông 1953, thì quân đội ta đã được chuẩn bị để làm nhiệm vụ đó. Chính vì vậy mà khi phát hiện địch có khả năng tăng cường lực lượng lên Điện Biên Phủ và biến Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm thì Trung ương Đảng ta đã nhanh chóng hạ quyết tâm tranh thủ thời cơ tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Hạ quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, chúng ta đã căn cứ vào những khả năng mới của quân đội ta, đồng thời cũng căn cứ vào đặc điểm của chiến trường Điện Biên Phủ, căn cứ vào những điều kiện tác chiến trên quy mô lớn của ta cũng như của địch trên chiến trường này.
Trong quá trình diễn biến của tình hình chiến sự mùa Đông 1953, Điện Biên Phủ đã dần dần trở thành điểm trung tâm của kế hoạch Nava. Chúng ta có tiêu diệt được Điện Biên Phủ thì mới đập tan được âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh của đế quốc Pháp - Mỹ. Tuy nhiên, sự cần thiết phải tiêu diệt tập đoàn cứ điềm Điện Biên Phủ và tầm quan trọng của Điện Biên Phủ không thể coi là cơ sở chủ yếu để hạ quyết tâm đánh Điện Biên Phủ. Vấn đề quyết định là, căn cứ vào sự so sánh lực lượng cụ thể giữa ta và địch lúc bấy giờ, căn cứ vào những khả năng mới của quân ta và những khả năng mới của địch, ta có thể bắt đầu vận dụng cách đánh trực tiếp vào tập đoàn cứ điểm bằng cuộc tiến công vào Điện Biên Phủ hay không; nói một cách khác, Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm rất mạnh, tiến công vào Điện Biên Phủ, ta có nắm chắc phần thắng lợi hay không.
So với Nà Sản trước đây thì Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm mạnh hơn nhiều. Không những binh lực và hỏa lực mạnh hơn gấp bội mà tổ chức phòng ngự cũng hiện đại hơn. Nếu Nà Sản là một tập đoàn cứ điểm quy mô nhỏ hơn, chỉ gồm những trung tâm đề kháng đơn giản, thì Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm quy mô lớn, gồm nhiều trung tâm đề kháng phức tạp. Nava và bọn tướng tá Pháp - Mỹ đã đánh giá rất cao những chỗ mạnh của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, coi đó là một hình thức tập đoàn cứ điểm theo kiểu phức tạp, tổ chức phòng ngự ở một trình độ cao. Chúng đã đi đến kết luận: nếu quân đội ta đã không đánh được Hòa Bình và Nà Sản thì đương nhiên là không thể nào đánh được Điện Biên Phủ, Điện Biên Phủ là một pháo đài không thể công phá được.
Nava và bọn tướng tá Pháp - Mỹ lại còn cho rằng ưu thế của chúng ở Điện Biên Phủ còn do chỗ vị trí của tập đoàn cứ điểm này nằm ở giữa núi rừng Tây Bắc rất xa những căn cứ hậu phương của ta. Chúng ta muốn đánh Điện Biên Phủ thì phải sử dụng một lực lượng bộ đội khá lớn, phải tổ chức và duy trì những tuyến cung cấp rất dài trong một thời gian khá lâu. Chúng cho rằng, theo những kinh nghiệm chúng đã thu được thì ta hoàn toàn không có khả năng giải quyết vấn đề chi vi

File đính kèm:

  • doctieu_luan_vai_tro_lanh_dao_cua_dang_trong_chien_thang_dong_x.doc