Tiểu luận Vấn đề can thiệp của Nato tại Kosovo

pdf 6 trang yenvu 02/11/2024 130
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Vấn đề can thiệp của Nato tại Kosovo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Vấn đề can thiệp của Nato tại Kosovo

Tiểu luận Vấn đề can thiệp của Nato tại Kosovo
Tiểu luận 
VẤN ĐỀ CAN THIỆP CỦA NATO 
TẠI KOSOVO 
1. Khái quát về tình hình tại khu vực Kosovo 
- Năm 1918, Liên bang Nam Tư được thành lập với 3 nước đó là: Serbia, Croatia và 
Slovenia. Kosovo là một khu vực thuộc Serbia. 
- Mâu thuẫn chủ yếu trong vấn đề Kosovo là mâu thuẫn sắc tộc giữa người Albani ở 
Kosovo và người Serbi. 
- Năm 1989: Milosevic lên nắm quyền và bãi bỏ quy chế tự trị của Kosovo, gây ra sự phản 
đối của người Albani tại khu vực này, từ đây người Albani bắt đầu cuộc đấu tranh đòi độc 
lập. 
- Từ năm 1989 đến năm 1998: giới lãnh đạo Albani ở Kosovo thiết lập bộ máy lãnh đạo 
song song tồn tại cùng với chính quyền liên bang với Ibrahim Rugova làm tổng thống 
nhưng chính quyền này không được chính quyền Serbi chấp nhận. 
- 1990: Milosevic gửi quân đội đến khu vực này và gây ra tình trạng bạo lực tại đây. 
- 1998: Căng thẳng liên tục nổ ra với chính quyền Serbia khi quân giải phóng Kosovo 
được thành lập. Có dấu hiệu thanh lọc sắc tộc tại Kosovo. 
- Trong thời gian này, Hội đồng Bảo an đã đưa ra 3 nghị quyết đó là NQ 1160, 1199 và 
1203 xác định rõ tình hình trên là đe doạ đến hoà bình và an ninh quốc tế đồng thời cảnh 
báo Melsevic chấm dứt hành động phi nhân đạo ở Kosovo. Đồng thời song song với hai 
NQ trên NATO đưa ra lời cảnh báo NATO có thể sẽ công kích trên ko đối với nam tư nếu 
nước này ko chấp nhận một giải pháp lâu dài cho vấn đề ở Kosovo. 
- 12/10/1998: NATO tuyên bố sẵn sàng can thiệp quân sự vào Kosovo 
- 24/3/1998: NATO chính thức can thiệp 
- 17/3/1998: Tổng thư kí NATO gửi thư cho Chủ tịch Hội đồng bảo an nêu rõ những hành 
động quân sự được tiến hành là để bảo vệ các mục tiêu của cộng đồng quốc tế. 
2. Lập luận của các bên 
 2.1 NATO 
2.1.1 Hành động này phù hợp với tinh thần của luật pháp quốc tế, các Nghị quyết liên 
quan của Hội đồng bảo an về vấn đề Kosovo và NATO không bị ngăn cản bởi HCLHQ 
 Các Nghị Quyết có liên quan của UNSC: 
- Nghị quyết 1160(3/1998) 
- Nghị quyết 1199(9/1998) 
- Nghị quyết 1203(10/1998) 
Nội dung chung 
- Chấm dứt các hoạt động thù địch và tàn sát dân thường, nối lại đàm phán, tìm kiếm 
một giải pháp hòa bình chung nhất 
- Nếu chính quyền Belgrade không tuân thủ nghị quyết trên, UNSC sẽ xem xét 
bước tiếp theo và các biện pháp bổ sung. 
- Nhấn mạnh sự bất ổn định của tình hình khu vực và việc nhân quyền bị vi phạm 
nghiêm trọng 
 Hành động của NATO trong trường hợp này không trái với những quy định của 
khoản 5 trong Hiến chương NATO: Điều này đảm bảo các thành viên NATO sẽ 
hành động kịp thời khi một trong các tv còn lại bị tấn công vũ trang tại Châu Âu và 
Bắc Mỹ theo đó chính là hành vi tự vệ tập thể theo điều 51 HCLHQ và những hành 
động này phải được thông báo cho HĐBA 
 NT cho rằng quy định vậy đơn thuần chỉ là chỉ ra hoàn cảnh cụ thể cho phép việc sử 
dụng lực lượng vũ trang của các thành viên NATO nhưng không khẳng định đó là hoàn 
cảnh cụ thể duy nhất. 
 Hành động của NATO không trái với Nghị Quyết của UN liên quan đến vấn đề này: 
- Tình hình Kosovo không thể giải quyết theo các biện pháp hoà bình nêu tại nghị 
quyết 1160 và 1199 . 
- Nghị quyết 1160 (3/1998) và Nghị quyết 1199 (9/1998) nhấn mạnh : Nếu chính 
quyền Belgrade không tuân thủ nghị quyết trên, UNSC sẽ xem xét bước tiếp 
theo và các biện pháp bổ sung. 
 Hành động của NATO không bị ngăn cản bởi HCLHQ: 
- NATO là một tổ chức quốc tế, một thưc thể pháp lý độc lập 
- NATO sử dụng vũ lực mang danh nghĩa tổ chức này, không phải danh nghĩa của các 
quốc gia thành viên 
- NATO không phải là một tổ chức khu vực (NT là một tổ chức phòng thủ tập thể mà 
thành viên không giới hạn trong khu vực). 
2.1.2 Tình hình Kosovo tạo nên mối đe dọa lớn đối với sự ổn định và an ninh khu 
vực,tạo nên sức ép đối với một số thành viên của NATO, đồng thời NATO cho rằng 
hành động của mình mang tính chất can thiệp nhân đạo. 
 Mối đe doạ với sự ổn định và an ninh khu vực: 
- Nỗ lực ngoại giao không có hiệu quả, Milosevic từ chối rút quân, HĐBA bất lực khi đưa 
quân vào Kosovo do phủ quyết của Nga, TQ, NATO nhận được sự kêu gọi của 
Macedonia, quốc gia láng giềng với Kosovo 
- Phản hồi của Hy Lạp: các người tỵ nạn Albani có thể chạy sang các nước này(nằm ở phía 
đông nam Kosovo) 
 +Lo ngại chiến tranh 
 +Vấn đề tỵ nạn 
- Điều 4 hiến chương NATO: Các thành viên sẽ cùng nhau tham khảo ý kiến mà theo 
quan điểm của bất cứ thành viên nào sự toàn vẹn lãnh thổ, độc lập chính trị và an ninh của 
họ bị đe doạ 
 Tình hình Kosovo thật sự nghiêm trọng, gây nên mối đe dọa lớn đối với sự ổn định 
và an ninh khu vực 
 Hành động mang tính chất can thiệp nhân đạo 
- Khái niệm về can thiệp nhân đạo: “Can thiệp nhân đạo là thuật ngữ liên quan đến hoạt 
động của một nước được tiến hành ở một nước khác nhằm chấm dứt những vi phạm luật 
nhân đạo ở nước đó, dù nạn nhân có phải là công dân nước mình hay không” 
- Hiến chương Liên Hiệp quốc về nguyên tắc cấm việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ 
lực (khoản 4 điều 2), sử dụng vũ lực chỉ được phép trong hai trường hợp: Được sự đồng ý 
của UNSC (điều 42) và Tự vệ (Điều 51) 
- NATO lập luận rằng can thiệp với mục đích nhân đạo là một tập quán quốc tế, và hành 
động can thiệp của của NATO là phù hợp với luật quốc tế và chứng minh dựa trên: 
 + NATO cho rằng các thực tiễn hành vi của các quốc gia đã đủ đã đủ tiền lệ để 
chứng minh rằng, các quốc gia công nhận can thiệp nhân đạo là hành vi hợp pháp bởi hành 
động can thiệp vũ trang của Ấn Độ-Bangladesh (1971),Tanzania-Uganda (1979), 
ECOWAS- Liberia (90) đều có đặc điểm chung: cùng không có sự đồng tình của nước bị 
can thiệp 
 + NATO cho rằng, bản thân các nghị quyết của UNSC trước đó, cho phép can thiệp 
vũ trang dựa trên lý do nhân đạo, cũng tạo thành tiền lệ đủ lớn (để tạo thành tập quán), hợp 
pháp hóa can thiệp nhân đạo. 
 Nghị quyết Hội đồng bảo an (UNSCR) có liên quan 
+ UNSCR 794 (3/12/92) Somalia: “Những hành động theo Chương VII Hiến chương 
LHQ cho phép các thành viên hợp lại . để sử dụng các biện pháp cần thiết ngay khi có 
thể để thiết lập ngay khi có thể một môi trường an toàn cho hoạt động viện trợ nhân đạo ở 
Somali” 
+ UNSCR 929( 22/6/94) Rwanda 
+ UNSCR 940 (31/7/94) Haiti: “ Những hành động theo chương VII HCLHQ cho phép 
các thành viên thiết lập một lực lượng đa quốc gia dưới những mệnh lệnh và sự kiểm soát 
để sử dụng tất cả các biện pháp cần thiết” 
+ UNSCR 1101 (28/3/97) Albania 
2.1.3 Cuộc đánh bom tiến hành ở Kosovo không có thiệt hại gì đáng kể 
a. Chiến dịch không kích của NATO đã được thực hiện ở độ cao 1500m, nhằm vào các 
lực lượng đàn áp của Belgrat trên lãnh thổ Kosovo. 
b. Mục tiêu của các cuộc oanh tạc đã được lựa chọn sao cho có thể tránh gây thiệt hại 
ngoài mong muốn đến mức thấp nhất so với yêu cầu chiến lược về mặt quân sự. 
- Trong quá trình tiến hành không kích NATO đã tiến hành biện pháp phòng ngừa hạn chế 
những thiệt hại cho dân thường 
- So với số lần đánh bom oanh tạc đã tiến hành( 10.000 vụ) thì các sự cố gây thiệt hại 
ngoài ý muốn rất hạn chế (khoảng 10 vụ) 
 2.2 Lập luận của Nam Tư 
Các nước NATO đã vi phạm một loạt các nghĩa vụ quốc tế mà chủ yếu là vi phạm 
nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế ( Điều 2 khoản 4 Hiến chương 
LHQ 
Điều 2 khoản 4: 
“ Tất cả các thành viên LHQ từ bỏ đe doạ bằng vũ lực và sử dụng vũ lực trong quan hệ 
quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập về chính trị 
của bất kì quốc gia nào cũng như bằng cách khác trai với mục đích của LHQ” 
- Các nước NATO đã vi phạm các quy định về xung đột vũ trang như xâm hại con 
người và tài sản được bảo vệ đặc biệt, xâm hại môi trường hay các quyền cơ bản của 
con người. 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_van_de_can_thiep_cua_nato_tai_kosovo.pdf