Tiểu luận Vấn đề thất nghiệp của sinh viên và việc làm ở Việt Nam

pdf 25 trang yenvu 08/01/2024 1940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Vấn đề thất nghiệp của sinh viên và việc làm ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Vấn đề thất nghiệp của sinh viên và việc làm ở Việt Nam

Tiểu luận Vấn đề thất nghiệp của sinh viên và việc làm ở Việt Nam
1 
Lời mở đầu: 
Trong công cuộc đổi mới nước ta hiện nay, vấn đề thất nghiệp và các 
chính sách giải quyết việc làm đang là vấn đề nóng bỏng “và không kém 
phần bức bách” đang được toàn xã hội đặc biệt quan tâm. 
Đất nước ta đang trong quá trình chuyển sang kinh tế phát triển, 
chúng ta đang từng bước đổi mới, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh 
thần cho nhân dân, kinh tế vĩ mô đã vạch rõ những vấn đề phát sinh trong đó 
thể hiện ở những vấn đề: Thất nghiệp, việc làm, lạm phát....tuy nhiên, đề tài 
này chỉ đi vào nghiên cứu vấn đề thất nghiệp và việc làm ở Việt Nam. 
Sự biến động của tỷ lệ thất nghiệp từ năm 1986 đến năm 1996, các 
nguyên nhân làm tăng hay giảm tỷ lệ thất nghiệp, trong từng giai đoạn kể 
trên: Số người tăng thêm trong lực lượng lao động hàng năm và số người 
được giải quyết việc làm hàng năm. Các chính sách giải quyết việc làm của 
nhà nước ta từ năm 1986 đến nay “đặc điểm của thời kỳ đưa ra chính sách 
đó, mục tiêu của chính sách, kết quả đạt được, những vấn đề chưa đạt 
được”. Tình hình việc làm của người lao động Việt nam hiện nay, phương 
hướng giải quyết việc làm của Nhà nước, phương hướng giải quyết việc 
làm của Nhà nước trong thời gian tới. 
Đề tài nghiên cứu này nhằm mục đích đưa ra nhận thức đúng đắn và 
sự vận dụng có hiệu quả những vần đề nêu trên. Từ đó có thể nêu lên được 
cơ sở lý luận để xây dựng mà hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam. Việc nhận 
thức và vận dụng đúng đắn vấn đề này giúp ta giải quyết được những thực 
trạng này được là sự giảm sút to lớn về mặt sản lượng và đôi khi còn kéo 
theo nạn lạm phát cao. Đồng thời nó còn giải quyết được nhiều vấn đề xã 
hội. Bởi vì thất nghiệp tăng số người không có công ăn việc làm nhiều hơn 
gắn liền với sự gia tăng các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, trộm cắp...làm xói 
2 
mòn nếp sống lành mạnh, có thể phá vỡ nhiều mối quan hệ truyền thống, 
gây tốn thương về mặt tâm lý và niềm tin của nhiều người. 
Trong đề tài nghiên cứu này, em xin trình bầy một số quan điểm của 
bản thân vấn đề thất nghiệp và việc làm của Việt Nam. Tuy nhiên thời gian 
hạn hẹp và trình độ của một sinh viên có hạn, bài tiểu luận này chỉ xin dùng 
lại ở việc tổng kết những gì đã được học ở trường, các ý kiến và số liệu kèm 
theo về vấn đề nói trên đã được một số nhà nguyên cứu đi sâu vào tìm hiểu 
và được đăng tải trên báo hoặc tạp chí. Vì vậy, tiểu luận được kết cấu gồm: 
1. Những vấn đề cơ bản về thất nghiệp. 
1.1 . Một vài khái niệm về thất nghiệp. 
1.2 . Tỷ lệ thất nghiệp 
1.3 . Tác động thất nghiệp và việc làm. 
2. Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp. 
2.1. Thực trạng thất nghiệp ở Việt nam. 
2.2. Nguyên nhân thất nghiệp ở Việt nam. 
2.3. Giải pháp và tạo công ăn việc làm. 
Kết luận 
3 
(1) NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẤT NGHIỆP. 
1.1: Một vài khái niệm về thất nghiệp. 
Để có cơ sở xác định thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp cân phân biệt 
một vài khái niệm sau: 
- Những người trong độ tuổi lao động là những người ở độ tuổi có 
nghĩa là có quyền lợi lao động theo quy định đã ghi trong hiến pháp. 
- Lực lượng lao động là số người trong độ tuổi lao động đang có việc 
làm hoặc chưa có việc làm nhưng đang tìm việc làm. 
- Người có việc làm nhưng đang làm trong các cơ sở kinh tế, văn hoá 
xã hội. 
- Người thất nghiệp là người hiện đang chưa có việc làm nhưng mong 
muốn và đang tìm việc làm. 
- Ngoài những người đang có việc làm và thất nghiệp, những người 
còn lại trong độ tuổi lao động được coi là những người không nằm trong lực 
lượng lao động bao gồm: người đi học, nội trợ gia đình, những người không 
có khả năng lao động do đau ốm, bệnh tật và một bộ phận không muốn tìm 
việc làm với nhiều lý do khác nhau. 
Bảng thống kê dưới đây giúp ta hình dung 
Dân số Trong độ tuổi lao động Lực lượng lao động Có việc 
 Ngoài lực lượng lao động (ốm đau, 
nội trợ, không muốn tìm việc) 
Thất nghiệp 
 Ngoài độ tuổi lao động 
4 
Những khái niệm trên có tính quy ước thống kê va có thể khác nhau 
giữa các quốc gia. 
Do tình hình kinh tế và đặc điểm tuổi thất nghiệp có sự khác nhau 
giữa các nước nên việc xác định những tiêu thức làm cơ sở xây dựng những 
khái niệm trên thật không để dầy và cần tiếp tục được thảo luận (thất nghiệp 
thật sự thất nghiệp vô hình, bán thất nghiệp và thu nhập...) 
1.2: Tỷ lệ thất nghiệp: 
Tỷ lệ thất nghiệp là một chỉ tiêu phản ánh khái quát tình trạng thất 
nghiệp của một quốc gia. Cũng vì thế còn có những quan niệm khác nhau về 
nội dung và phương pháp tính toán để nó có khả năng biểu hiện đùng và đầy 
đủ đặc điểm nhiều vẻ của tình trạng thất nghiệp thực tế, đặc biệt là các nước 
đang phát triển. 
Bước vào năm 1991. Việt Nam có dân số là 66 triệu người, trong đó 
có 34 triệu người đang ở tuổi lao động. Năm 2001 dân số là 80 triệu người 
và số người ở độ tuổi lao động là 45 - 46 triệu người. Nguồn nhân lực dồi 
dào ý thức lao động cần cù, năng động, sáng tạo nắm bắt nhanh những tri 
thức và công nghệ mới. Hơn 16 triệu người ít nhất đã tốt nghiệp các trường 
phổ thông trung học hay trung học dậy nghề là nguồn nhân lực quan trọng 
nhất cho sự phát triển ở Việt Nam và tham gia vào phân công lao động quốc 
tế. 
Dân số đông tạo nên thị trường nội địa rộng lớn, một yếu tố hết sự 
quan trọng đối với việc phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, do tình trạng 
kém phát triển và có nhiều chế độ đối với nguồn lực khác, việc dân số phát 
triển nhanh chóng lại là một gánh nặng gây khó khăn cho việc cải thiện cơ 
hội tìm hiểu việc làm và điều kiện sống. 
5 
Theo con số thống kê chính thức. Việt nam có khoảng 1,7 triệu người 
thất nghiệp trong đó có rất nhiều cư dân ở các thành phố và chủ yếu là ở độ 
tuổi thanh niên. Hơn nữa, còn có tình trạnh thiếu việc làm nghiêm trọng và 
phổ biến ở nông thôn vào thời kỳ nhàn rỗi và khu vực kinh tế nhà nước 
trong quá trình cải tổ hệ thống kinh tế xã hội, ước tính trong thập kỷ tới mỗi 
năm sẽ có hơn 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động và tỷ lệ tăng của lực 
lượng lao động sẽ cao hơn so với tỷ lệ tăng dân số. Một vài năm trở lại đây, 
lực lượng lao động đã tăng 3,43 - 3,5% mỗi năm so với mức tăng dân số là 
2,2 - 2,4%. 
Bảng số người TN theo độ tuổi 
(Đơn vị: người) 
Tuổi Số lượng Tỷ lệ số với 
tổng số N% 
Tỷ lệ so với dố người 
cùng độ tuổi% 
Số lượng Tỷ lệ so với 
tổng số TN% 
Tỷ lệ so với số 
người tuổi% 
TS 1350035 100,0 4,17 661664 100,0 9,1 
16-19 652261 48,3 12,43 283460 12,8 25,5 
20-24 376951 27,9 6,74 198037 29,9 16,4 
25-29 167640 12,4 3,06 94386 14,3 7,5 
30-39 114655 8,5 1,47 64595 9,8 3,3 
40-49 27432 2,0 0,66 15467 2,3 1,5 
50-hết 11093 0,8 0,35 5719 0,9 0,8 
TLĐ 
Nguồn: PTS Nguyễn Quan Hiển: Thị trường lao động. Thực trạng và 
giải pháp. Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội 1996, trang 67. 
6 
1.3: Tác động thất nghiệp và việc làm. 
Số người tăng thêm trong lực lượng lao động hàng năm và số người 
được giải quyết việc làm hàng năm. 
Trong những năm gần đây, nhờ đường lối đổi mới của Đảng mà nhiều 
lao động đã và đang được thu hút vào các ngành nghề, các lĩnh vực, ở mỗi 
địa bàn, trong nhiều thành phần kinh tế trên phạm vi quốc gia và từng bước 
hoà nhập vào cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, do điểm xuất phát thấp nên 
Việt Nam vẫn là nước nghèo, còn thiếu việc làm hoặc việc làm không ổn 
định việc chăm lo giải quyết việc làm đã trở thành nhiệm vụ cơ bản và cấp 
bách đòi hỏi các ngành các cấp, mối gia đình và toàn xã hội phải quan tâm. 
Từ cơ cấu dân số, ta thấy số người dưới 15 tuổi chiếm 40% trong khi đó tỷ 
lệ gia tăng tự nhiên cao (2,2%) vì vậy, nẩy sinh một vấn đề là một lao động 
bình quân phải nuôi dưỡng nhiều người. Nếu lao động không có việc hoặc 
số ngày công trong năm thấp, số giờ làm việc trong 1 ngày, năng suất lao 
động 1giờ làm việc kém thì mỗi gia đình và toàn xã hội sẽ rất khó khăn. 
Hiện nay, nguồn lao động hàng năm tăng 3,2 - 3,5%, năm 2001 là 
2,7%/năm. Bối cảnh kinh tế xã hội sinh ra nhiều mâu thuẫn giữa khả năng 
tạo việc làm còn hạn chế trong khi đó nhu cầu giải quyết việc làm ngày càng 
tăng, tất yếu dẫn đến tình hình một bộ phận lao động chưa có việc làm nhất 
là đối với thanh niên ở thành thị, khu công nghiệp, khu tập trung, vùng ven 
biển. Tổng điều tra dân số ngày 01/04/1989 cho thấy hiện có khoảng 1,7 
triệu người không có việc làm. Người lao động nước ta có đặc điểm: 
- 80% sống ở nông thôn 
7 
- 70% đang làm trong lĩnh vực nhà nước 
- 14% sống lao động làm việc trong khu vực nhà nước 
- 10% trong lao động tiểu thủ công nghiệp 
- 90% lao động thủ công. 
Năng xuất lao động và hiệu quả làm việc rất thấp dẫn đến tình trạng 
thiếu việc làm rất phổ biến và nghiêm trọng. Ở nông thôn 1/3 quỹ thời gian 
lao động chưa được sử dụng tốt bằng 5 triệu người lao động. Trong khu vực 
nhà nước, số lao động không có nhu cầu sử dụng lên tới 25 - 30% có nơi lên 
tới 40 - 50%. Đây là điều làm cho đời sống kinh tế xã hội khó khăn của đất 
nước ta những năm 1986 - 1991. 
Với tốc độ phát triển dân số và lao động như hiện nay hàng năm 
chúng ta phải tạo ra hơn 1 triệu chỗ làm việc mới cho số người bước vào độ 
tuổi lao động, 1,7 triệu người chưa có việc làm, hàng chục cán bộ, bộ đội 
phục viên, xuất ngũ, học sinh... 
Những số liệu dưới đây sự giúp ta hiểu rõ hơn: 
Nhịp độ tăng bình quân hàng năm. 
 1987-1991 1992-1996 1997-2001 
Tốc độ tăng dân số (%) 2,15 2,1 1,8 
Tốc độ tăng nguồn LĐ (%) 3,05 2,75 2,55 
Về số lượng tuyệt đối 1985 1991 1996 2001 
Tổng dân số vào tuổi LĐ 30,3 35,6 16,7 46,1 
(Triệu người)%so với dân số 19,2 50,2 53,3 55 
8 
Mức tăng bình quân (ngàn người) 900 1060 1023 1090 
Số thanh niên vào tuổi lao động và số lao động tăng thêm trong 5 năm 
1992 - 1996 và 1992 - 2005. 
 5 năm 1992-1996 15 năm 1992 - 2005 
 Số TN 
vào 
Số LĐ tăng thêm Số TN vào Số LĐ tăng thêm 
 tuổi LD Số 
lượng 
Nhịp độ 
tăng BQ 
tuổi LĐ Số 
lượng 
Nhịp độ 
tăng BQ 
Cả nước 7562 5150 2,75 23550 15700 2,45 
Miền núi và 
Trung Du Bắc 
Bộ 
1197 720 2,55 3800 2460 2,55 
Đồng Bằng 
Sông Hồng 
1480 960 2,45 4730 3000 2,30 
Khu 4 cũ duyên 
hải Trung Bộ 
870 580 3,00 2600 1760 2,70 
Đông nam bộ 1915 1510 3,35 5762 5762 2,70 
Tây nguyên 240 160 2,35 850 420 2,95 
Theo thống kê 1996 dân số nước ta khoảng 74 triệu người, số người 
trong độ tuổi lao động là 38 triệu chiếm 53% dân số, tốc độ tăng dân số là 
9 
2,2%, mỗi năm có khoảng 0,9-1 triệu người được tiếp nhận và giải quyết 
việc làm. 
Theo tính toán của tổ chức lao động quốc tế (ILO) với tốc độ tăng 
nguồn lao động trên 3% như hiện nay ở Việt nam thì dù cho hệ số co dãn về 
việc làm có thể tăng từ mức 0,25 lên 0,33, trong vài năm tới cũng cần có 
mức tăng GDP trên 10%/ năm mới có thể ổn định được tình hình việc làm ở 
mức hiện tại. Vì vậy, dự báo sau năm 2001 nước ta vẫn sẽ trong tình trạnh 
dư thừa lao động. Sự “lệch pha” giữa cung và cầu về lao động là một hiện 
tượng đáng chú ý trong quan hệ cung cầu lao động ở nước ta hiện nay. 
Trong khi nguồn cung về lao động của ta chủ yếu là lao động phổ thông, lao 
động nhàn rỗi trong nông nghiệp, bộ đội xuất ngũ, công nhân giảm biến 
chế...thì cần về lao động lại đang đòi hỏi chủ yếu lao động lành nghề, lao 
động có trình độ, chuyên môn kỹ thuật cao, các nhà quản lý am hiểu cơ chế 
thị trường...Chính sự khác biệt này làm cho quan hệ cung cầu về lao động 
vốn đã mất cân đối lại càng gay gắt hơn trước yêu cầu công nghiệp hoá hiện 
đại hoá đất nước. 
Trong toàn bộ nền kinh tế, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo hiện nay còn 
rất thấp, khoảng 4 triệu người, chỉ chiếm 10,5% lực lượng lao động. Điều 
này cho thấy lực lượng lao động hiện nay chưa có thể đáp ứng nhu cầu phát 
triển kinh tế xã hội trong giai đoạn này. Trong số lao động đã qua đào tạo cơ 
cấu trình độ và ngành nghề còn nhiều bất cập trước yêu cầu của quá trình 
công nghiệp hoá hiện đại hoá... Số người có trình độ trên đại học chỉ chiếm 
khoảng 1,2% trong tổng số người có trình độ đại học. Về cơ cấu ngành 
nghề, lao động đã qua đào tạo được tập trung chủ yếu ở các cơ quan nghiên 
cứu, các đơn vị hành chính sự nghiệp và ngành giáo dục, lĩnh vực sản xuất 
vật chất có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn thấp, đặc biệt trong nông 
nghiệp, ngành sản suất lớn nhất cũng chỉ 9,15% lao động được đào tạo. Có 
vùng như Tây Nguyên chỉ có 3,51% nhiều lĩnh vực rất thiếu những cán bộ 
10 
giỏi, cán bộ quản lý, cán bộ am hiểm công nghệ cao...Điều đó đã đẫn đến 
một thực trạng hiện nay là: Trong khi có hàng triệu người không tìm được 
việc làm, thì ở một số ngành nghề và rất nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh 
thiếu lao động kỹ thuật, lao động có nghề nghiệp và trình độ phù hợp với 
yêu cầu của công nghệ sản xuất. 
2/ THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, GIẢI PHÁP. 
2.1: Thực trạng thất nhiệp ở Việt Nam 
Việt nam là một trong những nước kinh tế đang phát triển, quy mô 
dân số và mật độ dân cư tương đối lớn so với các nước trên thế giới và tốc 
độ phát triển nhanh, trong lúc đó việc mở rộng và phát triển kinh tế, giải 
quyết việc làm gặp nhiều hạn chế, như thiếu vốn sản xuất, lao động phân bổ 
chưa hợp lý, tài nguyên khác chưa được khai thác hợp lý...Càng làm cho 
chênh lệch giữa cung và cầu về lao động rất lớn, gây ra sức ép về vấn đề giải 
quyết việc làm trong toàn quốc. 
Tính bình quân từ 1976 - 1980 mỗi năm tăng 75 - 80 vạn lao động từ 
1981 - 1985 mỗi năm 60-90 vạn lao động và từ năm 1986 - 1991 mỗi năm là 
1,06 triệu lao động. Từ năm 1996 đến năm 2001 tăng 1,2 triệu lao động. 
Bảng dưới đây cho ta thấy mối quan hệ giữa sự gia tăng dân số và nguồn 
lao động. Do điều kiện kinh tế xã hội điều kiện tự nhiên tài nguyên và trình 
độ phát triển kinh tế khác nhau giữa các vùng đất nước, nguồn lao động ở 
các vùng đó có mức tăng và tỉ lệ khác nhau. 
Bảng Mối quan hệ dân số và nguồn lao động : 
 (Đơn vị tính : triệu người ) 
11 
Năm Dân số Số người trong 
độ tuổi lao động 
% trong dân số Tốc độ tăng 
nguồn lao động 
1978 49 21,1 45 3,5 
1980 54 25,5 47 3,8 
1985 60 30 50 3,2 
1991 67 35,4 52,8 2,9 
1996 71 40,1 54,2 2,3 
2001 81 45,1 55,6 2,2 
Nguồn : Thông tin thị trường lao động. Tập tham luận trung tâm 
thông tin khoa học và lao động xã hội. 
Quan hệ cung - cầu trên thị trường lao động ngày càng căng thẳng, 
thất nghiệp và nhu cầu việc làm đang trở thành sức ép nặng nề cho nền kinh 
tế. 
Số người thất nghiệp là số chênh lệch giữa toàn bộ lực lượng lao động 
và số người có việc làm. Tỉ lệ thất nghiệp được tính bằng tỉ số giữa người 
thất nghiệp với lực lượng lao động. Thất nghiệp ở Việt Nam mang những 
nét đặc trưng riêng. Khi nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường, khởi 
điểm từ năm 1986 đến nay, tỉ lệ người thất nghiệp tăng lên. Theo số liệu 
bảng tổng điều tra dân số năm 1989 thì người lao động ở lứa tuổi 16- 19 
chiếm 48,3%, lứa tuổi từ 16-24 tuổi chiếm 71,2%. Năm 1995, số người thất 
nghiệp toàn phần trong độ tuổi cả nước đã lên tới con số 2,6 triệu và năm 
1996 là 2,5 triệu người. Tỉ lệ người thất nghiệp hữu hình ở các đô thị chiếm 
từ 9 - 12% nguồn nhân lực trong đó 85%ở lứa tuổi thanh niên và đại bộ 
phận chưa có nghề. Đây là những tỉ lệ vượt quá giới hạn để đảm bảo an 
toàn xã hội. 
12 
Từ 1991 đến nay, nước ta đạt mức tăng trưởng kinh tế khá, tổng sản 
phẩm quốc nội (GDP) thời kỳ 1992 - 1996 tăng bình quân 7,9%/năm, lạm 
phát được ngăn chặn lại, duy trì ở mức 1 con số, năm 1997 lạm phát là 
4,5%/năm và năm 1998 là 3,6%/năm. Sức mua của đồng tiền đã được tăng 
lên, giá cả ổn định. 
Từ năm 1998 là năm tình trạng thất nghiệp ở các thành phố tăng mạnh 
hơn so với các vùng lãnh thổ. 
13 
Bảng: Tỉ lệ thất nghiệp của dân số trong độ tuổi lao động, hoạt 
động kinh tế ở thành phố và các khu vực lãnh thổ. 
( đơn vị: % ) 
 Năm 
 Tỉ lệ TN 
1995 1997 1998 
Cả nước 6.08 5,88 6,01 
Hà Nội 7,62 7,71 8,56 
Hải Phòng 7,87 8,11 8,09 
Đà Nẵng 5,81 5,53 5,42 
TPHCM 6,39 5,68 6,13 
Miền núi trung du Bắc Bộ 6,85 6,42 6,34 
Đồng bằng Sông Hồng 7,46 7,57 7,56 
Bắc Trung Bộ 6,60 6,96 6,69 
Duyên hải miền Trung 4,97 5,57 5,42 
Tây Nguyên 2,79 4,24 4,99 
Đông Nam Bộ 6,35 5,43 5,81 
Nguồn: Thời báo kinh tế Việt nam. Kinh tế Việt nam và thế giới 97 - 
98 trang 23. 
Số người thất nghiệp ở các đô thị chiếm tỷ lệ cao hơn thất nghiệp ở 
nông thôn - Năm 1989 tỷ lệ thất nghiệp ở thành phố là 13,2% và nông thôn 
là 4% thì tới năm 1996 đã có sự thay đổi: Ở thành phố con số này là 8% và ở 
nông thôn là 4,8%. Trong mấy năm qua, tỷ lệ thất nghiệp cao ở lứa tuổi 
thanh niên (từ 15 đến 30 tuổi), chiếm 85% tổng số người thất nghiệp và tăng 
dần. 
14 
Năm 1989 số người thất nghiệp ở lứa tuổi này là 1,2 triệu người. 
Năm 1991 số người thất nghiệp ở lứa tuổi này là 1,4 triệu người. 
Năm 1993 số người thất nghiệp ở lứa tuổi này là 2 triệu người. 
Năm 1994 số người thất nghiệp ở lứa tuổi này là 2,3 triệu người. 
Năm 1995 số người thất nghiệp ở lứa tuổi này là 2,21 triệu người. 
Lao động thất nghiệp cao ở nhóm người có trình độ văn hoá thấp, 
trong nhóm người chưa tốt nghiệp phổ thông cơ sở. Lao động thất nghiệp 
chiếm 6,12%; số tốt nghiệp phổ thông cơ sở thất nghiệp chiếm 4,93%; tốt 
nghiệp phổ thông trung học chiếm 11,27%; tốt nghiệp trung học chuyên 
nghiệp chiếm 2,53% và tốt nghiệp cao đẳng, đại học chiếm 2,25%. 
Như vậy, trình độ văn hoá của người lao động càng cao thì khả năng 
tìm kiếm việc làm càng cao. 
Là nước nông nghiệp đang phát triển, nước ta gần 80% lực lượng lao 
động tập trung ở nông nghiệp. Thất nghiệp mang tính thời vụ, bán thất 
nghiệp là phổ biến. Thiếu việc làm ở nông thôn do nguồn lao động ngày một 
tăng nhanh trong lúc đó diện tích canh tác chỉ có hạn làm cho tỷ lệ diện tích 
theo đầu người càng giảm. Năng suất lao động hiện còn thấp. Tình trạnh 
thiếu việc làm đầy đủ còn phổ biến. Quỹ thời gian làm việc trong năm mới 
sử dụng được hơn 2/3 năm 1998, tỷ lệ thời gian là được sử dụng ở khu vực 
nông thôn nói chung đã được nâng cao hơn sơ với năm 1997. Tính chung cả 
nước, tỷ lệ này đã tăng từ 72,1% đến 72,9%. Năm 1998, số người hoạt động 
kinh tế thường xuyên thiếu việc làm ở nông thôn đã giảm từ 27,65% của 
năm 1997 xuống còn 25,47% (26,24%). 
15 
* Bảng: Mức tăng nguồn lao động nông nghiệp so với khối lượng 
công việc gieo trồng qua các năm (đơn vị tính: nghìn người, nghìn ha %). 
 1985 1986 1987 1988 
1. Người lao động nông nghiệp 18.808 19.787.8 20.246.4 20.890.7 
- Tỷ lệ tăng hàng năm % 5,3 2,3 3,2 
2. Diện tích gieo trồng 8.556.8 8.606.1 8.641.1 8.883.5 
- Tỷ lệ tăng hàng năm % 0,6 0,4 2,8 
Nguồn: PTS Nguyễn Quang Hiển: Thị trường lao động: Thực trạng và 
giải pháp. Nhà xuất bản thống kê, Hà nội 1991. 
Theo tính toán của bộ lao động - Thương binh xã hội, thời gian thiếu 
việc làm của lao động nông thôn cả nước trong một năm, nếu quy ra lao 
động lên tới 6- 7 triệu người không có việc làm. Đây là sự lãng phí về nguồn 
lực rất lớn ảnh hưởng tới nhiều mặt của đời sồng kinh tế - xã hội. Mặt khác 
năng suất lao động ở các ngành nghề ở nước ta thấp, số việc làm có hiệu quả 
thấp là chủ yếu, tính bình quân năm 1993, một lao động công nghiệp làm ra 
6.943.760 đồng GDP và một lao động nông nghiệp làm ra 1.571.300 đồng 
GDP. 
Năng suất lao động ở nước ta quá thấp còn thể hiện ở tỷ trọng của lao 
động trong nông nghiệp còn quá cao. 
16 
* Bảng: Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân, 
đến 1/7/1994 (nghìn người). 
Tổng số 
(triệu người) 
Công 
nghiệp 
Xây 
dựng 
Nông 
nghiệp 
Lâm 
nghiệp 
Thương 
nghiệp 
Ngành 
khác 
32.718.0 3.521.8 848.3 23.683.8 214.4 1.776.0 
 10,8% 2,6% 7,2% 0,6% 5,4% 8,3% 
Nguồn: Trần Minh Trung: "Để có việc làm cho người lao động". Tạp 
chí thương mại, 12/1993. 
Đến năm 1998, cơ cấu lao động trong nền kinh tế đã thay đổi, số 
người lao động đang làm việc trong nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 71%, 
trong ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 14% và làm việc trong các 
ngành dịch vụ chiếm 15% so với tổng số lao động. 
Qua phân tích trên đây cho ta thấy trên thị trường lao động nước ta có 
sự mất cân đối lớn giữa cung và cầu. Tuy nhiên, cơ chế thị trường tự nó 
cũng có những điều chỉnh quan hệ cung cầu. Sự điều chỉnh này được thể 
hiện thông qua sự vận động của các dòng lao động (sự vận động của thị 
trường lao động). 
2.2. Nguyên nhân thất nghiệp ở Việt nam. 
Sự hạn chế khả năng giải quyết việc làm cho người lao động ở nước 
ta những nguyên nhân cơ bản sau đây: 
Nguyên nhân bao trùm là trong hệ thống cấu trúc kinh tế xã hội cũ, 
chúng ta có những sai lầm, khuyết điểm trong quá trình xây dựng chủ nghĩa 
xã hội, như đại hội VI đã chỉ rõ: Đã duy trì quá lâu nền kinh tế chỉ có hai 
thành phần, không coi trọng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, kinh tế mở cửa 
17 
dẫn đến sai lầm trong bố trí kinh tế, chưa quan tâm đúng mức đến chiến 
lược xây dựng kinh tế xã hội, hướng vào phát triển những ngành công 
nghiệp với quy mô nhỏ để thu hút được nhiều lao động dẫn đến hạn chế khả 
năng khai thác các tiềm năng hiện có để phát triển việc làm và tạo nhiều 
điều kiện để người lao động tự tạo việc làm cho mình và do người khác. 
Chức năng của Nhà nước trong việc tổ chức lao động giải quyết việc làm 
cho xã hội chưa được phát huy đầy đủ. 
Hai nguyên nhân nữa cũng không kém phần quan trọng gây ra hiện 
tượng thất nghiệp đó là: 
* Khoảng thời gian thất nghiệp: 
Giả sử rằng thường xuyên có một lượng người thất nghiệp nhất định 
bổ xung vào đội ngũ tìm kiếm việc làm và nếu mọi người phải chờ đợi quá 
nhiều thời gian mới tìm được việc làm thì trong một thời gian nào đó số 
lượng người thất nghiệp tăng lên, tỷ lệ thất nghiệp sẽ bị nâng cao. Thời gian 
chờ đợi trên được gọi là khoảng thời gian thất nghiệp và nó phụ thuộc vào: 
- Cách thức tổ chức thị trường lao động 
- Cấu tạo nhân khẩu của những người thất nghiệp (tuổi đời, tuổi nghề, 
ngành nghề) 
- Cơ cấu các loại việc làm và khả năng sẵn có việc làm. 
Mọi chính sách cải thiện các yếu tố trên sẽ dẫn đến rút ngằn khoảng 
thời gian thất nghiệp. 
* Do cạnh tranh mạnh mẽ của cơ chế thị trường, việc mở rộng sản 
xuất tạo nhiều việc làm tốt, thu nhập khá và ổn định luôn gắn liền với năng 
suất ngày càng cao. Ở mỗi mức tiền công sẽ thu hút nhiều lao động sẽ tăng 
lên và khoảng thời gian thất nghiệp cũng sẽ giảm xuống. 
18 
Phân tích một cách sâu sắc các nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạnh 
thất nghiệp bao gồm cả những chuyển biến tích cực sau Đại Hội Đảng toàn 
quốc lần thứ VI là điều hết sức cần thiết cho việc đề ra những chỉ đạo thực 
hiện giải quyết việc làm đầy đủ có hiệu quả. 
Thứ nhât: ngay từ đầu, trong cả nước, một thời kỳ khá dài sau đó 
chúng ta chưa thấy được (đúng hơn là không muốn thấy) vai trò ý nghĩa của 
các thành phần kinh tế đối với phát triển lực lượng sản xuất, mở mang việc 
làm cho nhân dân, nên đã hạn chế hết mức gần như xoá bỏ các thành phần 
kinh tế cũ, phát triển quá nhanh và có phần ồ ạt thành phần quốc doanh và 
tập thể. Đến năm 1975, sau khi giải phóng niềm nam thống nhất đất nước 
với hai bài học kinh nghiệm ở miền Bắc, chúng ta mong muốn trong tương 
lai phát triển mạnh mẽ nền kinh tế quốc dân. 
Thứ hai: Chậm "mở cửa" trong phát triển kinh tế đối ngoại cũng như 
trong mở rộng giao lưu, thông tin quốc tế nói chung, là một trong những 
nguyên nhân ảnh hưởng rõ rệt đến việc sử dụng có hiệu quả nguồn lao động 
và phát triển việc làm. 
Nước ta là nước nông nghiệp, chậm phát triển, thuộc vào những nước 
nghèo nhất thế giới khi đặt ra chương trình mở mang, phát triển việc làm là 
thiếu vốn, thiếu kỹ thuật và máy móc trang thiết bị, thiếu kinh nghiệm kinh 
doanh, thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Trong khi đó một số 
nước phát triển lại thiếu sức lao động, thiếu thị trường đầu tư. Vì vậy, "mở 
cửa" phát triển kinh tế đối ngoại là có lợi cho cả hai bên. 
Thứ ba: nguyên nhân ảnh hưởng lớn đã là những sai lầm, thiếu sót 
trong việc xác định cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế bao gồm ba bộ nhận lớn: 
- Cơ cấu thành phần kinh tế 
- Cơ cấu ngành kinh tế 
- Cơ cấu .......... kinh tế 
19 
Ngoài ảnh hưởng của cơ cấu thành phần kinh tế đến giải quyết việc 
làm như đã nói ở trên, ảnh hưởng của cơ cấu ngành kinh tế cũng rất lớn. 
Trong Đại hội Đảng lần thứ VI xác định rõ trong những năm 1986 - 
1991, những nạn còn lại trong thời kỳ quá độ, phải tập trung vốn và việc 
thực hiện mục tiêu về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hành xuất 
khẩu. Sự điều chỉnh, sắp xếp lại cơ cấu các ngành kinh tế đó đã ảnh hưởng 
mạnh mẽ đến quá trình sử dụng lao động và giải quyết việc làm. Bắt đầu từ 
năm 1986 trở đi, các quan hệ tỷ lệ phân bổ lao động giữa các ngành có 
chuyển biến theo xu hướng tiến bộ, tình trạng công ăn việc làm được cải 
thiện, thất nghiệp giảm đi một bước đáng kể. 
Thứ tư: duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế tập trung, quan liêu bao 
cấp cũng là nguyên nhân lớn ảnh hưởng nặng nề, đến hiệu quả sử dụng 
nguồn lao động và kết quả giải quyết công ăn việc làm. Trên tầm vĩ mô 
chúng ta còn thiếu một hệ thống tương đối các luật lệ chính sách nhằm sử 
dụng có hiệu quả nguồn lao động và mở mang phát triển việc làm. Ở tầm vĩ 
mô cơ chế cũ có phần nặng nề hơn. Hàng loạt các quy chế, chính sách, các 
hình thức tổ chức, các chức danh tiêu chuẩn, các biện pháp khuyến khích vật 
chất và tinh thần, các chế độ, các nề nếp lao động, sản xuất, học tập nghiên 
cứu khoa học nhằm đề cao tinh thần tận tụy, trách nhiệm với công việc, 
khuyến khích mạnh mẽ tính chủ động tích cực, sáng tạo của con người đang 
còn thiếu. Tình trạng tổ chức còn chồng chéo kém hiệu quả, tình trạng trả 
công, phân phối bình quân bất hợp lý còn phổ biến làm cho hiệu suất làm 
việc kém. 
Trên đây là những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến vấn đề tăng 
giảm thất nghiệp. Trên cơ sở đại hội Đảng làm thứ VI và những chỉ thị nghị 
quyết của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ gian gần đây, chung ta hãy đi 
20 
vào nghiên cứu con đường và phương hướng sử dụng có hiệu quả lực lượng 
lao động tăng thêm hàng năm. 
2.3. Giải pháp và tạo công ăn việc làm. 
Để phấn đấu đạt được các mục tiêu nên trên, chúng ta phải thực hiện 
đồng bộ hàng loạt các giải pháp, trong đó, theo chúng tôi cần quan tâm đến 
các giải pháp chủ yếu sau. 
* Huy động mọi nguồn lực để tạo ra môi trường kinh tế phát triển 
nhanh có khả năng tạo ra nhiều chỗ làm việc mới thường xuyên và liên tục. 
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 9-10% vừa là 
yêu cầu của sự phát triển vừa là đòi hỏi của tạo công ăn việc làm. 
- Trong điều kiện khoảng 70% lực lượng lao động của cả nước là lao 
động nông nghiệp đang thiếu việc làm trầm trọng, thì giải pháp kinh tế tổng 
hợp hàng đầu để từng bước khắc phục tình trạnh này là phải dồn sức cho sự 
phát triển toàn diện nông - lâm - ngư nghiệp, gắn với công nghệ chế biến 
nông lâm thuỷ sản và đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công 
nghiệp hoá và hiện đại hoá. Phát triển mạnh mẽ các ngành nghề phi nông 
nghiệp, sử dụng nhiều lao động ở nông thôn, khôi phục và phát triển ngành 
nghề truyền thống hướng đầu tư vào phát triển các cây trồng, vật nuôi đem 
lại giá trị kinh tế cao, có khả năng xuất khẩu. 
- Đầu tư phát triển các ngành nghề công nghiệp, chú trọng trước hỗ 
trợ công nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, 
xây dựng có chọn lọc một số cơ sở nông nghiệp chế biến, công nghiệp hàng 
tiêu dùng và hàng xuất khẩu, xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công 
nghiệp nặng; về dầu khí, xi măng, cơ khí điện tử, thép, phân bón, hoá chất. 
- Đầu tư xây dựng và cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ thiết thực 
và bực xúc cho phát triển. 
21 
- Phát triển các ngành dịch vụ, trong đó tập trung vào các lĩnh vực vận 
tải thông tin liên lạc, thương mại, du lịch, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, 
công nghệ, pháp lý... 
Để có được tốc độ phát triển trên tạo mở thêm nhiều việc làm cho 
người lao động, phải có chính sách huy động tối đa các nguồn vốn bên 
ngoài, tăng nhanh đầu tư phát triển toàn xã hội, đưa tỷ lệ này đạt khoảng 
30% GDP năm 2001. 
* Tạo ra một môi trường pháp lý đồng bộ khuyến khích tạo mở và 
duy trì chỗ làm việc khuyến khích tự tạo việc làm. 
Bộ luật lao động của nược ta là cơ sở pháp lý căn bản của vấn đề việc 
làm. Tuy nhiên việc khuyến khích tự tạo việc làm chỉ trở thành hiện thực 
trong cuộc sống khi các văn bản hướng dẫn thực hiện bộ luật lao động cũng 
như các văn bản khác về đầu tư, về tài chính - tín dụng, bổ sung toàn thiện 
có xem xét kỹ lượng đến vấn đề này một cách động bộ. 
* Tiếp tục nghiên cứu, ban hành các chính sách hỗ trợ các đối tượng 
yếu thế trong việc tìm kiếm hoặc tự tạo việc làm. Trong thời gian trước mắt, 
cần tập trung nghiên cứu ban hành các chính sách và cơ chế cụ thể về. 
- Khuyến khích sử dụng lao động nữ. 
- Khuyến khích sử lao động là người tàn tật. Hỗ trợ các cơ sở sản 
xuất của thương binh và người tàn tật. 
- Chính sách bảo hiểm thất nghiệp 
- Tập chung phần vốn tín dụng từ quỹ quốc gia về việc làm với lãi 
xuất ưu đãi do các đối tượng trọng điểm vay theo dự án nhỏ để tự tạo việc 
làm cho bản thân gia đình và công cộng. 
22 
- Hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo cho lao độg thuộc diện chính sách 
ưu đãi, lao động thuộc đối tượng yếu thế. 
* Phát triển nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống trung tâm 
dịch vụ việc làm. 
Trung tâm dịch vụ việc làm là một đơn vị sự nghiệp hoạt động vì muc 
tiêu xã hội. Nó là chiếc cầu rất quan trọng và không thể thiếu giữa cung và 
cầu lao động. Chức năng cơ bản của nó là. Tư vấn, cung cấp thông tin cho 
người lao động và sử dụng lao độnh và học nghề, việc làm, về những vẫn đề 
có liên quan đến tuyển dụng và sử dụng lao động, giới thiệu việc làm, cung 
ứng lao động dạy nghề gắn với việc làm, tổ chức sản xuất ở quy mô thích 
hợp để tận dụng năng lực thiết bị thực hành. Nó còn là cách tay quản lý nhà 
nước thông qua cung và cần, việc làm lao động. 
23 
KẾT LUẬN 
Lĩnh vực lao động - việc làm những năm qua có nhiều đổi mới và thu 
hút được những kết quả bước đầu đáng khích lệ. 
Trước hết. Nhận thức về việc làm, hiểu biết về việc làm và cách giải 
quyết việc làm cũng như tâm lý về việc làm của người lao động, của xã hội 
đã được thay đổi tích cực. Tạo và giải quyết việc làm cho lao động xã hội 
không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà là trách nhiệm của các cấp, các 
ngành, các tổ chức, các gia đình bản thân người lao động và của toàn xã hội. 
Quan điểm nhân dân tự tạo ra việc làm là chính. Nhà nước tạo ra môi trường 
kinh tế, pháp luật thuận lợi và hỗ trợ một phần nguồn lực đê nhân dân tự tạo 
việc làm đã thấm nhuần trong cuộc sống và trở thành nội lực thúc đẩy sự 
nghiệp tạo và giải quyết việc làm. Những năm qua. Đảng và Nhà nước đã đề 
ra một loại chính sách chương trình phát triển kinh tế xã hội. Trong đó có 
nhiều chính sách, chương trình tác động trực tiếp đến việc tạo và giải quyết 
việc làm cho lao động xã hội như: Nghị quyết Vi của trung ương Đảng về 
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn, lập quỹ quốc gia về giải quyết 
việc làm, chương trình 327 phủ xanh đồi trống - đồi trọc, chương trình 773 
khai thác mặt nước trồng, bãi bồi. Chính sách giao đất, khoán rừng cho nông 
dân ổn định; chính sách tín dụng với nông nghiệp nông thôn, phân bố lại lao 
động dân cư... 
Phương hướng quan trọng nhất để giải quyết việc làm thời kỳ này, 
báo cáo của ban chấp hành Trung ương tại Đại hội VIII của Đảng đã chỉ rõ 
“Nhà nước cùng toàn dân ra sức đầu tư phát triển, thực hiện tốt kế hoạch và 
các chương trình kinh tế - xã hội. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi 
công dân, mọi nhà đầu tư mở mang ngành nghề, tạo nhiều việc làm cho 
người lao động. Mọi công dân đều được tự do ngành nghề, thuê mướn nhân 
công theo pháp luật. Phát triển dịch vụ việc làm. Tiếp tục phân bố lại dân cư 
24 
và lao động trên địa bàn cả nước, tăng dân cư trên các địa bàn có tính chất 
chiến lược và kinh tế, an ninh quốc phòng. Mở rộng kinh tế đối ngoại, đẩy 
mạnh xuất khẩu lao động. Giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và 
thiếu việc làm ở nông thôn. 
Đất nước ta đang trông chờ vao thế hệ trẻ, đặc biệt là cán bộ quản lý 
kinh tế trong tương lai, là một sinh viên khoa kinh tế tôi nhận thức được 
điều này. Phải luôn trau rồi kiến thức, tận dụng thời gian và nâng cao năng 
lực để theo kịp với sự tiến triển của nền kinh tế đất nước đang trong thời kỳ 
đổi mới, một thế giới mới, thế giới của sự văn minh, giàu có và công bằng. 
25 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1/ Nguyễn Quang Hiển: “Thị trường lao động thực trạnh và giải pháp, 
Nhà xuất bản thống kê 1999. 
2/ Nguyễn Quang Hiển: “Xu hướng vận động của thị trường lao động 
nước ta”. Tạp chí kinh tế dự báo số 1/2001 
3/ Trần Đình Hoan và Lê Mạnh Khoa: “Sử dụng nguồn lao động và 
giải quyết việc làm ở Việt nam” Nhà xuất bản - Hà nội 1999 
4/ Trần Minh Trung: “Để có việc làm cho người lao động”. Tạp chí 
thương mại, 12/1999 
5/ Một số nhiệm vụ và giải pháp có tính chiến lược về lao động xã 
hội. Đề tài cấp bộ - Bộ lao động - thương binh và xã hội 1999. 
6/ Niêm giáo thống kê 2000/ 2001 
7/ Thời báo kinh tế VN - kinh tế Việt nam và thế giới 1999-2001. 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_van_de_that_nghiep_cua_sinh_vien_va_viec_lam_o_vie.pdf