Tiểu luận Vận dụng lý luận hàng hóa của C.Mác để đề xuất giải pháp phát triển cho Công ty Vinamilk
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Vận dụng lý luận hàng hóa của C.Mác để đề xuất giải pháp phát triển cho Công ty Vinamilk", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Vận dụng lý luận hàng hóa của C.Mác để đề xuất giải pháp phát triển cho Công ty Vinamilk
Kinh tế chính trị Mác- Lênin (Trường Đại học Thương mại)ilk Kinh tế chính trị Mác- Lênin (Trường Đại học Thương mại) lOMoARcPSD|12184112 ` TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ———— BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN VỀ CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN - 1 Đề tài: Vận dụng lý luận hàng hóa của C.Mác để đề xuất giải pháp phát triển cho công ty Vinamilk 1 lOMoARcPSD|12184112 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian dài học tập, trao đổi kiến thức, tìm tòi và nghiên cứu, nhóm chúng tôi đã hoàn thành đề tài “ Vận dụng lý luận về hàng hóa của C.Mác đề xuất giải pháp phát triển cho 1 doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất mà anh (chị) biết”. Nhóm xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Hoàng Văn Mạnh, thầy đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt những kiến thức nền tảng cũng như chia sẻ những kinh nhiệm thực tế để giúp nhóm hoàn thành tốt đề tài này. Do điều kiện còn hạn chế về kiến thức cũng như tài liệu nên khó tránh khỏi những sai xót và khiếm khuyết. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp, nhận xét của thầy và các bạn để nội dung của đề tài được hoàn thiện hơn nữa. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! 2 lOMoARcPSD|12184112 LỜI MỞ ĐẦU Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán. Hàng hóa có vai trò quan trọng trong xã hội, nó ra đời từ nhu cầu tiêu dùng của chính con người khi mà họ không có khả năng tự sản xuất để đáp ứng. Sản xuất hàng hóa ra đời đã đưa con người thoát khỏi tình trạng mông muội, xóa bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế của xã hội. Mục đích của các nhà sản xuất hàng hóa là giá trị, lợi nhuận nên việc nghiên cứu lý luận về hàng hóa của C.Mác để có thể đưa ra giải pháp phát triển cho doanh nghiệp là vô cùng cần thiết. Sau khi cùng nhau bàn bạc và thảo luận, nhóm chúng em quyết định lựa chọn doanh nghiệp Vinamilk-một doanh nghiệp sản xuất sữa hàng đầu Việt Nam cho đề tài này. Kết cấu bài thảo luận gồm các phần: Phần 1: Cơ sở lý thuyết về hàng hoá của C.Mác Phần 2: Vận dụng lý thuyết về hàng hoá của C.Mác để đề xuất giải pháp phát triển doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất là Vinamilk Phần 3: Kết luận 3 lOMoARcPSD|12184112 Phần I: Cơ sở lý thuyết 1. Hàng hoá và hai thuộc tính của hàng hoá Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và dùng để trao đổi với nhau. Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội, sản xuất hàng hoá có bản chất khác nhau, nhưng hàng hoá đều có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị: a, Giá trị sử dụng - Giá trị sử dụng là công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người. Giá trị sử dụng hay công dụng của hàng hóa là do thuộc tính tự nhiên của vật thể hàng hóa quyết đinh. Giá trị sử dụng chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng nó, nó là nội dung vật chất của của cải. - Giá trị sử dụng nói ở đây là vật được sản xuất ra để bán, để trao đôi . Trong kinh tế hàng hoá, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi. b, Giá trị của hàng hóa - Muốn hiểu được giá trị phải đi từ giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi là quan hệ tỷ lệ về lượng mà giá trị sử dụng này trao đổi với giá trị sử dụng khác. Hao phí lao động ẩn chứa trong hàng hóa chính là yếu tố quyết định giá trị trao đổi,là cơ sở để trao đổi. - Giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá. Giá trị chính là nội dung, cơ sở của giá trị trao đổi, còn giá trị trao đổi chỉ là hình thức biểu hiện của giá trị. Nếu giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên thì giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa. c, Mối quan hệ giữa hai thuộc tính Hàng hoá là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị, nhưng là sự thống nhất của hai mặt đối lập. Đối với người sản xuất hàng hoá, họ chỉ quan tâm đến giá trị hàng hóa do mình làm ra. Ngược lại, đối với người mua, cái mà họ quan tâm là giá trị sử dụng để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của mình, nhưng muốn tiêu dùng giá trị sử dụng, người mua phải trả giá trị của nó cho người bán. 2. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá Sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị là do lao động của người sản xuất ra hàng hóa có tính hai mặt. Chính tính hai mặt của lao động sản xuất hàng 4 lOMoARcPSD|12184112 hóa: “lao động cụ thể” và “lao động trừu tượng” quyết định tính hai mặt của bản thân hàng hóa. a, Lao động cụ thể - Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng, đối tượng riêng, phương tiện riêng, phương pháp riêng và kết quả riêng. Ví dụ: lao động cụ thể của người thợ mộc, mục đích là sản xuất cái bàn, cái ghế, đối tượng lao động là gỗ, phương pháp của anh ta là các thao tác về cưa, về bào, khoan, đục, phương tiện được sử dụng là cái cưa, cái đục, cái bào, cái khoan; kết quả lao động là tạo ra cái bàn, cái ghế. - Mỗi lao động cụ thể tạo ra một loại giá trị sử dụng nhất định. Lao động cụ thể càng nhiều loại càng tạo ra nhiều loại giá trị sử dụng khác nhau. Các lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công lao động xã hội. Cùng với sự phát triển là khoa học - kỹ thuật, các hình thức lao động cụ thể ngày càng đa dạng, phong phú, nó phản ánh trình độ phát triển của phân công lao động xã hội. Và hình thức của lao động cụ thể cũng có thể thay đổi. b, Lao động trừu tượng - Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa khi đã gạt bỏ những hình thức cụ thể của nó, hay nói cách khác, đó chính là sự tiêu hao sức lao động (tiêu hao sức bắp thịt, thần kinh) của người sản xuất hàng hóa nói chung. Lao động của người thợ mộc và lao động của người thợ may, nếu xét về mặt lao động cụ thể thì hoàn toàn khác nhau, nhưng nếu gạt bỏ tất cả những sự khác nhau ấy sang một bên thì chúng chỉ còn có một cái chung, đều phải tiêu phí sức óc, sức bắp thịt và sức thần kinh của con người. Lao động trừu tượng chính là lao động hao phí đồng chất của con người. - Lao động trừu tượng tạo ra giá trị, làm cơ sở cho sự ngang bằng trong trao đổi. - Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, phản ánh tính chất tự nhân và tính chất xã hội của người sản xuất hàng hóa. Lao động cụ thể là biểu hiện của lao động tư nhân, lao động trừu tượng là biểu hiện của lao động xã hội. Trong nền sản xuất hàng 5 lOMoARcPSD|12184112 hóa, lao động tư nhân và lao động xã hội là hai mặt đối lập của một lao động thống nhất . Giữa lao động tư nhân và lao động xã hội có mâu thuẫn với nhau . Đó là mâu thuẫn cơ bản của “sản xuất hàng hoá”. Mâu thuẫn này biểu hiện ở chỗ: + Sản phẩm do người sản xuất hàng hóa tạo ra có thể không ăn khớp hoặc không phù hợp với nhu cầu của xã hội. + Hao phí lao động cá biệt của người sản xuất có thể cao hơn hay thấp hơn hao phí lao động và xã hội có thể chấp nhận. 3. Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa Giá trị hàng hóa được xét cả về mặt chất và mặt lượng: Chất giá trị hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Vậy, lượng giá trị hàng hóa là lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định. a, Thước đo lượng giá trị của hàng hóa - Thước đo lượng giá trị của hàng hóa được tính bằng thời gian lao động xã hội cần thiết. Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa trong điều kiện bình thường của xã hội, tức là với một trình độ kỹ thuật trung bình, trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao động trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định. - Thông thường, thời gian lao động xã hội cần thiết gần sát với thời gian lao động cá biệt của những người sản xuất và cung cấp đại bộ phận một loại hàng hóa nào đó trên thị trường.. b, Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hoá Do thời gian lao động xã hội cần thiết luôn thay đổi, nên lượng giá trị của hàng hóa cũng là một đại lượng không cố định. Sự thay đổi lượng giá trị của hàng hóa tùy thuộc vào những nhân tố: - Năng suất lao động: là năng lực sản xuất của lao động, được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. 6 lOMoARcPSD|12184112 + Có hai loại năng suất lao động: năng suất lao động cá biệt và năng suất lao động xã hội. Trên thị trường, hàng hóa được trao đổi không phải theo giá trị cá biệt mà là giá trị xã hội. Vì vậy, năng suất lao động có ảnh hưởng đến giá trị xã hội của hàng hóa chính là năng suất lao động xã hội. + Năng suất lao động xã hội càng tăng, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa càng giảm, lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng ít. Ngược lại, năng suất lao động xã hội càng giảm, thì thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa càng tăng và lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng nhiều. Lượng giá trị của một hàng hóa tỷ lệ thuận với số lượng lao động kết tinh và tỷ lệ nghịch với năng suất lao động xã hội. + Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động tác động khác nhau đối với lượng giá trị hàng hóa. Cường độ lao động là khái niệm nói lên mức độ khẩn trương, là sự căng thẳng mệt nhọc của người lao động. Khi cường độ lao động tăng lên, thì lượng lao động hao phí trong cùng một đơn vị thời gian cũng tăng lên và lượng sản phẩm được tạo ra cũng tăng lên tương ứng, còn lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm thì không đổi. - Mức độ phức tạp của lao động: Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng nhất định đến số lượng giá trị của hàng hóa. Theo mức độ phức tạp của lao động, có thể chia lao động thành lao động giản đơn và lao động phức tạp. + Lao động giản đơn là lao động mà bất kỳ một người bình thường nào có khả năng lao động cũng có thể thực hiện được. + Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động chuyên môn länh nghề mới có thể tiến hành được. Trong cùng một đơn vị thời gian như nhau, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn so với lao động giản đơn. Để cho các hàng hóa do lao động giản đơn tạo ra có thế quan hệ bình đẳng với các hàng hóa do lao động phức tạp tạo ra, trong quá trình trao đổi người ta quy mọi lao động phức tạp thành lao động giản đơn trung bình. 4. Cấu thành lượng giá trị hàng hóa. 7 lOMoARcPSD|12184112 Để sản xuất ra hàng hóa cần phải chi phí lao động, bao gồm lao động quá khứ tồn tại trong các yếu tố tư liệu sản xuất như máy móc , công cụ, nguyên vật liệu và lao động sống hao phí trong quá trình chế biến tư liệu sản xuất thành sản phẩm mới. Trong quá trình sản xuất, lao động cụ thể của người sản xuất có vai trò bảo tồn và di chuyển giá trị của tư liệu sản xuất vào sản phẩm, đây là bộ phận giá trị cũ trong sản phẩm (ký hiệu là c), còn lao động trừu tượng (biểu hiện sự hao phí lao động sống trong quá trình sản xuất ra sản phẩm) có vai trò làm tăng thêm giá trị cho sản phẩm, đây là bộ phận giá trị mới trong sản phẩm (ký hiệu là v + m). Vì vậy, cấu thành lượng giá trị hàng hóa bao gồm hai bộ phận ở giá trị cũ tái hiện và giá trị mới. Phần II: Liên hệ vận dụng 1. Giới thiệu về Công ty Vinamilk Vinamilk là công ty cổ phần sữa Việt Nam, chuyên sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa, được hình thành từ năm 176 trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy sữa của chế độ cũ để lại. Công ty có trụ sở chính tại số 10 phố Tân Đào, phường Tân Phú, quận 7, tp HCM. Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm sản phẩm chủ lực là sữa nước và sữa bột, sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, sữa chua ăn, sữa chua uống, kem và phô mai. Vinamilk. Không chỉ phân phối mạnh trong nước với mạng lưới hơn 220.000 điểm bán hàng phủ đều 63 tỉnh thành , sản phẩm của Vinamilk còn được xuất khẩu sang 43 quốc gia trên thế giới. Với tầm nhìn trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe của phụ cuộc sống con người , Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội 2. Thực trạng sản xuất tại công ty VINAMILK a, Đặc điểm về hàng hóa Ngành công nghiệp chế biến sữa là ngành công nghiệp thực phẩm thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân . Các sản phẩm của ngành được chế biến từ nguồn nguyên liệu chính là sữa động vật ( sữa bò, sữa dê) . Chính vì thế, sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao thực sự cần thiết cho con người trong suốt quá trình tồn tại từ khi sinh ra, trưởng thành và cho tới khi già yếu. Tuy nhiên, Việt Nam là một nước nằm trong vùng khí hậu ôn đới nên việc chăn nuôi bò sữa gặp nhiều khó khăn, việc đảm bảo đủ nguồn nguyên 8 lOMoARcPSD|12184112 liệu là vấn đề nan giải. Không những vậy người dân còn chưa có thói quen tiêu dùng sữa hàng ngày và còn ít hiểu biết về mặt hàng sữa cũng là những trở ngại. Ngành công nghiệp sữa cũng là một trong số các ngành có sự đòi hỏi cao về công nghiệp chế biến cũng như về máy móc, thiết bị hiện đại nhằm tạo ra một sản phẩm sữa có chất lượng và đảm bảo yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong khi ngành sữa là một ngành công nghiệp có lịch sử hành thành và phát triển từ lâu đời thì ở Việt Nam đây lại là một ngành rất mới. Do đó, hàng năm ngành công nghiệp sữa Việt Nam phải nhập khẩu một khối lượng nguyên liệu khá lớn ( 80-85%) để phục vụ cho chế biến cũng như cung cấp nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp khác như công nghiệp bánh kẹo. Như vậy có thể nói, tuy còn nhiều khó khăn nhưng ngành công nghiệp chế biến sữa tại Việt Nam ngày càng đóng vai trò quan trọng và là hướng đi có tính chiến lược của nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sản phẩm của ngành công nghiệp sữa có xu hướng tăng dần tỷ trọng trong tổng giá trị sản phẩm toàn ngành công nghiệp chế biến . b, Khả năng đáp ứng nhu cầu Vinamilk là một doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh 54,5% thị phần sữa nước, 40,6% thị phần sữa bột, 33,9% thị phần sữa chua uống, 84,5% thị phần sữa chua ăn và 79,7% thị phần sữa đặc trên toàn quốc. Các sản phẩm của Vinamilk khá là đa dạng. Tuy nhiên, Vinamilk vẫn chưa thể hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường sữa tại Việt Nam khi mà có một bộ phận không nhỏ các bà mẹ, gia đình Việt Nam lựa chọn các dòng sữa ngoại cho con em mình..Đây là một hạn chế mà Vinamilk cần phải quan tâm, nghiên cứu để nhanh chóng đưa ra giải pháp. c, Trang trại Nhu cầu sữa nguyên liệu của Vinamilk không ngừng tăng nhanh trong nhiều năm qua. Phục vụ nhu cầu này, một mặt, công ty đã chủ động đầu tư các trang trại quy mô công nghiệp, mặt khác không ngừng tăng cường công tác thu mua và phát triển vùng nguyên liệu sữa tươi từ các hộ dân. Khởi đầu bằng việc mua lại Trung tâm nhân giống Bò sữa - Bò thịt cao sản Phú Lâm (Tuyên Quang) và thành lập Công ty TNHH Một thành viên Bò sữa Việt Nam vào cuối năm 2006, đến nay Vinamilk đã sở hữu 6 trang trại bò sữa lớn tại Tuyên Quang, Nghệ An, Thanh Hóa, Bình Định, Lâm Đồng với số vốn lên tới 1.600 tỷ đồng. Không dừng ở đó, Vinamilk vẫn tiếp tục lên kế hoạch khởi công thêm 3 trang trại tại Hà Tĩnh (quy mô 3.000 con), Thanh Hóa (quy mô 20.000 9 lOMoARcPSD|12184112 con) và Tây Ninh (quy mô 10.000 con) trong năm 2015, nâng tổng số bò sữa lên 46.000 con. So với số vốn 500 tỷ đồng và đàn bò sữa 1.400 con cách đây 8 năm tại Tuyên Quang và đàn bò sữa 5.900 con của Vinamilk cách đây 3 năm thì đây là một bước nhảy vọt đáng chú ý. Tuy nhiên,việc có nhiều trang trại thì vấn đề quản lý, kiểm tra chất lượng sẽ không được thực hiện đầy đủ,chính xác.Đây là một vấn đề Vinamilk đáng phải lưu tâm. d, Quá trình sản xuất Ưu điểm Với vị thế là công ty dẫn đầu thị trường sữa Việt Nam, các quy trình sản xuất sữa luôn được đảm bảo với chuẩn mực cao nhất. Hiện tại, Vinamilk đang có 13 nhà máy tại Việt Nam và 3 nhà máy tại Mỹ, New Zealand và Campuchia, trong đó nổi bật nhất là siêu nhà máy sữa sản xuất sữa nước hiện đại bậc nhất thế giới. Tổng công suất sản xuất sữa của các nhà máy thuộc Vinamilk lớn nhất cả nước và vượt xa các đối thủ cạnh tranh. Vị thế số một của Vinamilk được chứng tỏ qua các nhà máy sản xuất sữa của doanh nghiệp.Tất cả nhà máy sản xuất sữa đều được trang bị dây chuyền sản xuất sữa tươi tiệt trùng với thiết bị hiện đại và công nghệ sản xuất tiên tiến hàng đầu hiện nay. Các nhà máy hoạt động trên một dây chuyền tự động, khép kín, từ khâu nguyên liệu đầu vào đến đầu ra sản phẩm. Chỉ xét riêng nhà máy sản xuất sữa nước tại Bình Dương của Vinamilk, đây là nhà máy sản xuất sữa với công suất lớn nhất cả nước với công suất là 800 triệu lít/năm. Quy trình sản xuất sữa khá nghiêm ngặt. Sữa tươi từ các hộ chăn nuôi bò sữa hay từ các trang trại sau khi vắt được nhanh chóng đưa đến các trạm trung chuyển sữa tươi nguyên liệu. Tại đây, cán bộ kiểm tra chất lượng sản phẩm của nhà máy sẽ tiến hành phân tích độ tủa, cảm quan mùi vị, chỉ tiêu vi sinh, lên men lactic. Nếu kiểm tra hoàn tất sữa đạt tiêu chuẩn, lúc đó sữa mới được thu mua. Sữa tươi tại nhà máy sau khi được kiểm tra chất lượng và qua thiết bị đo lường, lọc sẽ được nhập vào hệ thống bồn chứa lạnh. Sau đó, từ bồn chứa lạnh, sữa tươi nguyên liệu sẽ qua các công đoạn chế biến: ly tâm tách khuẩn, đồng hóa, thanh trùng, làm lạnh xuống 4 độ C và chuyển đến bồn chứa sẵn sàng cho chế biến tiệt trùng UHT (Hệ thống tiệt trùng tiên tiến gia nhiệt sữa 10 lOMoARcPSD|12184112 lên tới 140oC, sau đó sữa được làm lạnh nhanh xuống 25oC, giữ được hương vị tự nhiên và các thành phần dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất của sản phẩm). Sữa tiếp tục được máy ly tâm tách khuẩn, giúp loại các vi khuẩn có hại và bào tử vi sinh vật và chuyển đến chứa trong bồn tiệt trùng chờ chiết rót vô trùng vào bao gói tiệt trùng. Nhờ sự kết hợp của các yếu tố: công nghệ chế biến tiên tiến, công nghệ tiệt trùng UHT và công nghệ chiết rót vô trùng, sản phẩm có thể giữ được hương vị tươi ngon trong thời gian 6 tháng mà không cần chất bảo quản. Hạn chế Hầu hết máy móc, hệ thống phục vụ quá trình sản xuất đều mua từ nước ngoài nên giá thành cao. Nguồn lao động chất lượng cao vẫn chủ yếu là các kĩ sư nước ngoài, nguồn lao động chất lượng cao trong nước vẫn còn ít, thiếu ở một số bộ phận. Quá trình kiểm tra chất lượng sữa của Vinamilk rất hiếm khi xảy ra sai xót do quy trình sản xuất được khép kín hoàn toàn và được theo dõi thường xuyên nhờ máy tính. Nếu có xảy ra sai xót chủ yếu về chất lượng chủ yếu xảy ra trong quá trình vắt sữa và vận chuyển, đây là 2 giai đoạn quan trọng vì vi khuẩn dễ dàng xâm nhập nhất trong 2 giai đoạn này. 3. Giải pháp: Từ thực trạng sản xuất của Vinamilk sẽ có một số giải pháp nhằm phát triển vinamilk hơn nữa: a, Phải luôn đầu tư vào cải tiến, nâng cao tư liệu sản xuất. - Kiểm tra hệ thống chăn nuôi bò thường xuyên để luôn đảm bảo vệ sinh và sức khỏe cho đàn bò. Mở rộng, xây dựng thêm nhiều hệ thống trang trại đạt chuẩn GLOBAN GAP và tiêu chuẩn ORGANIC của Châu Âu để những chú bò như được ở trong những “resort” lí tưởng. Ngoài ra, Vinamilk cũng nên nhập khẩu những giống bò có chất lượng từ Mỹ, Autxtralia, New Zealand để cải thiện giống bò. Từ đó chất lượng sữa được vắt ra từ những chú bò luôn được tốt nhất. - Vinamilk cần kiểm soát chặt chẽ chất lượng tất cả các tư liệu đầu vào và các sản phẩm đầu ra nhằm đảm bảo giữ trọn vị thơm ngon và các chất dinh dưỡng từ sữa trong từng sản phẩm một cách tối ưu. - Quy trình kiểm tra chất lượng sữa của Vinamilk là rất tốt. Tuy nhiên vẫn sẽ không thể tránh khỏi một vài sai sót trong quá trình vắt sữa và vận chuyển. Do đó Vinamilk có thể đưa vào sử dụng robot và “kho thông minh” tại các nhà máy. Các robot được điều khiển bởi hệ thống máy tính trung tâm sẽ tự hành điều khiển từ 11 lOMoARcPSD|12184112 nguyên liệu cho tới thành phẩm, giúp kiểm soát tối ưu về chất lượng và đảm bảo hiệu quả về chi phí. Các robot tự động chuyển hàng thành phẩm vào kho (kho thông minh). Hệ thống này nhanh hơn, nhẹ hơn, tiết kiệm năng lượng hơn bất kỳ thế hệ máy cùng tính năng nào trước đây. Hệ kho chứa tự động tối ưu hóa không gian, trong đó có các băng tải hỗ trợ hoạt động bốc xếp của người công nhân, tự động sắp xếp thứ tự các palet và có khả năng truy xuất palet bất kỳ. Toàn bộ hệ thống sẽ được kiểm soát và quản lý bằng phần mềm quản lý kho hàng. - Quy trình đóng gói và bảo quản và vận chuyển cần hiện đại hơn. Sữa tươi sau khi được kiểm tra chất lượng phải có bồn dự trữ bằng kho lạnh và máy ly tâm tách khuẩn để loại các vi khuẩn có hại và bào tử vi sinh vật. Sau đó cần có hệ thống rót sữa và đóng hộp phải là tự động được trang bị bằng máy móc của nước ngoài(Pháp, Đức) và luôn có người giám sát để hệ thống đảm bảo mức độ và vệ sinh an toàn thực phẩm. Sản phẩm sau khi được đóng gói sẽ được xe chuyên dụng vận chuyển và sắp xếp ở kho. Từ quy trình sản xuất, đóng gói đến vận chuyển mà được tự động hóa hết thì sẽ làm giảm thời gian lao động xã hội cần thiết, từ đó năng suất sẽ càng tăng lên. - Về lao động sản xuất- người sản xuất hàng hóa. Doanh nghiệp cần chú trọng đến trình độ và học vấn của người lao động hơn. Trong học thuyết giá trị, C.Mác có nói: “Sản xuất hàng hóa đầu tiên phải xuất phát từ phân công lao động xã hội”. Từ sự chuyên môn hóa lao động dẫn đến chuyên môn hóa sản xuất. Những người sản xuất hàng hóa phải có kiến thức, tinh thần, trách nhiệm, luôn có sự sáng tạo trong sản xuất hàng hóa để đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Mục tiêu của Vinamilk là hướng tới một tập đoàn, một thương hiệu toàn cầu thì công ty phải tạo ra được một đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp, đầy năng lực và sáng tạo để gắn bó lâu dài với Vinamilk. Để làm được điều đó công ty cần phải có những chính sách hiệu quả để quản lý và phát triển nguồn nhân lực. + Trước tiên cần quan tâm, tạo điều kiện để người công nhân phát huy năng lực của mình. Chính những người công nhân đã tạo ra hàng hóa, làm cho hàng hóa có giá trị để chủ doanh nghiệp đem hàng hóa đó đi bán nhằm thu lại lợi nhuận và tạo ra giá trị thặng dư. Người công nhân đã phải hao phí sức lao động của bản thân để tạo ra hàng hóa cho doanh nghiệp, đó chính là lao động trừu tượng tạo ra giá trị. Còn hàng hóa được tạo ra là những sản phẩm cụ thể như sữa tươi, hay những sản phẩm từ sữa, đó chính là lao động cụ thể của người công nhân, lao động có ích dưới hình thức cụ thể. Chính vì vậy công ty cần phải tích cực quan tâm giúp đỡ và có những chính sách đãi 12 lOMoARcPSD|12184112 ngộ với những công nhân để họ có thể họ có thể làm việc, đóng góp hết sức mình cho công ty như: cải thiện thu nhập cho người lao động, ngoài thu nhập từ lương thì người lao động nên được tăng them thu nhập dựa theo tỷ suất lợi nhận của công ty. Khen thưởng kịp thời các cá nhân, tập thể có công trong việc phát triển công ty, đồng thời cũng cần có biện pháp kỷ luật đối với những cá nhân làm ảnh hưởng xấu đến công ty. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và quyền lợi đối với người lao động theo đúng quy định của pháp luật. Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp và không kém phần thân thiện, cởi mở để mỗi cá nhân phát huy tính sáng tạo, giải phóng tiềm năng bản thân, từ đó tạo ra sự khác biệt. Công ty cũng cần thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, giúp nhân viên có những khoảnh khắc vui vẻ và hiểu nhau hơn sau những giờ làm việc căng thẳng. + Tiếp đến, cần nâng cao năng suất lao động. Hàng hóa trao đổi trên thị trường được trao đổi bằng theo giá trị xã hội, vì vậy năng suất lao động ảnh hưởng đến giá trị xã hội của hàng hóa là năng suất lao động xã hội. Năng suất lao động xã hội tỷ lệ nghịch với lượng giá trị, khi năng suất lao động ngày càng tăng thì thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa càng giảm, lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm ngày càng ít. Chính vì vậy mà công ty cần có những chính sách đào tạo nhằm nâng cao trình độ khéo léo của người lao động kết hợp với tư liệu sản xuất ngày càng hiện đại sẽ tạo cho năng suất lao động ngày càng tăng. Có thể kể đến những chích sách đào tạo như: Đưa nhân viên, công nhân sang nước ngoài để học về công nghệ sản xuất, tự động hóa quy trình sản xuất, . Mở các lớp đào tạo cho nhân viên, công nhân để giúp họ nâng cao trình độ chuyên môn. Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo chia sẻ kinh nghiệm giữa các cán bộ với nhân viên, công nhân, từ đó giúp họ học hỏi được những kinh nghiệm của người đi trước. Nhờ năng suất lao động tăng lên sẽ rút ngắn thời gian lao động tất yếu, từ đó tạo ra giá trị thặng dư nhiều hơn cho công ty ngay trong điều kiện thời gian lao động trong ngày vẫn như cũ của người lao động. - Về nâng cao tư liệu sản xuất. Hàng năm, công ty cần bỏ ra một khoản lớn để đầu tư vào tư liệu sản xuất. Trang bị cho các nhà máy sản xuất những dây chuyền hệ thống hiện đại, khép kín, tự động hóa cao nhất thế giới từ các nước phát triển như: Nhật Bản, Châu Âu, Mỹ để nâng cao hiệu quả sản xuất. Như vậy, giải pháp đầu tiên để giữ vững sự phát triển cho công ty Vinamilk là áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong quy trình nuôi dưỡng bò, quy trình sản xuất sữa cần được 13 lOMoARcPSD|12184112 giám sát chặt chẽ, chất lượng lao động phải được nâng cao về tri thức, tinh thần và trách nhiệm. b, Về giá trị sử dụng của hàng hóa Việc các bà mẹ có con nhỏ tại Việt nam không sử dụng sản phẩm sữa của Vinamilk có lẽ bởi vì họ còn nghi ngờ về chất lượng sữa.Vì vậy, Vinamilk vẫn cần lắng nghe người tiêu dùng, sản xuất những sản phẩm người mua cần hay nói cách khác là chú trọng vào giá trị sử dụng của từng sản phẩm. sản xuất ra các loại sữa với nhiều chức năng khác nhau cho nhiều đối tượng khác nhau. Để thu hút và giữ chân khách hàng thì ngoài những giá trị sử dụng của sữa và các sản phẩm từ sữa được biết đến hiện nay như: tốt cho sức khỏe, bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, làm đẹp, . Công ty cần luôn tìm tòi và tạo ra giá trị sử dụng mới của sản phẩm bởi giá trị sử dụng của hàng hóa là một phạm trù vĩnh viễn. Người tiêu dùng thì lại luôn thích thú với những thứ mới lạ. Hơn nữa, Vinamilk cũng cần chú trọng đến nhu cầu của từng đối tượng từ trẻ sơ sinh cho đến người cao tuổi, bởi hiện nay những đối tượng này là những nhân tố tiềm năng cho sự phát triển sản phẩm sữa của công ty. - Công ty cần tạo ra sự mới mẻ trong các sản phẩm của sữa của mình để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng - Đa dạng sản phẩm nhưng những sản phẩm đó phải phù hợp với từng đối tượng khách hàng mà sản phẩm hướng tới. - Các chương trình quảng cáo, giới thiệu sản phẩm cần chú trọng hơn vào giá trị sử dụng của sản phẩm. Đối với mỗi sản phẩm sẽ có những giá trị sử dụng riêng cho từng đối tượng khách hàng. Ví dụ như đối với sản phẩm sữa chua thì cần làm nổi bật giá trị sử dụng của sữa chua là có lợi cho đường ruột, làm đẹp, Ngoài các sản phẩm hiện có của công ty, Vinamilk cần đổi mới tốc độ và nâng cấp sản phẩm mới hàng năm. Danh mục các sản phẩm của công ty phải luôn được bổ sung bằng các sản phẩm bổ dưỡng, hợp khẩu vị, bắt kịp và đi đầu các xu hướng thế giới. Để bắt kịp và dẫn đầu xu hướng thì công ty cần chú trọng vào công tác nghiên cứu và phát triển tập trung đa dạng hóa giá trị sử dung với các sản phẩm liên quan đến sữa, bổ sung nhiều vi chất đa dạng để đáp ứng nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng. c, Về quy luật giá trị Công ty cần phải tìm hiểu nhu cầu cũng như khả năng thanh toán của xã hội để tạo ra khối lượng sản phẩm phù hợp để tránh tình trạng cung lớn hơn cầu quá nhiều dẫn đến dư thừa hàng hóa. Sản phẩm của Vinamlik là những sản phẩm làm từ sữa cho nên 14 lOMoARcPSD|12184112 sẽ có hạn sử dụng không được lâu. Nếu xảy ra tình trạng dư thừa hàng hóa thì sẽ rất dễ dẫn đến việc bán tháo sản phẩm, từ đó làm giảm đi giá trị, uy tín của sản phẩm cũng như thương hiệu vốn có của Vinamilk. Giá sản phẩm luôn là vấn đề được doanh nghiệp quan tâm vì nó ảnh hưởng đến thu nhập, lợi nhuận của doanh nghiệp, cùng với đó giá cả ảnh hưởng đến khả năng mua, quyết định mua của người tiêu dùng. Giá cả cũng là điều mà người tiêu dùng hiện nay rất quan tâm và ngày càng nhạy cảm với nó. Giá cả chính là giá trị bên ngoài của sản phẩm, khi đưa ra một mức giá trên thị trường mua bán, nhà sản xuất chắc chắn sẽ đưa ra mức giá sao cho phù hợp với giá trị của hàng hóa. Hay nói cách khác giá cả sẽ định mức tương đối thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó. Chính vì vậy mà Vinamilk cần có các chiến lược về giá phù hợp: - Chiến lược giá phải phù hợp với chiến lược phát triển của công ty. - Quá trình phân tích khách hàng đối thủ cạnh tranh, tình hình kinh tế phải thực hiện nghiêm túc và khách quan. - Chiến lược giá có thể xuất phát từ yếu tố kinh tế như: lạm phát, xu hướng tiêu dùng, Trong thời buổi kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay, Vinamilk cần chú trọng khai thác tối đa lợi thế của doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực sữa ở Việt Nam, các lợi thế về đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm có chất lượng cao để theo kịp xu hướng tiêu dùng của khách hàng. Ngoài ra, Vinamilk cần đảm bảo ổn định giá thành sản phẩm, phát triển nhiều loại sản phẩm với nhiều mức giá khác nhau nhằm khai thác tối đa phân khúc để bất kì ai cũng có thể tiếp cận với sữa có chất lượng đảm bảo d, Về đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Việc đem lại lợi nhuận cho công ty là cần thiết. Nhưng cần kết hợp được vừa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng lại vừa có thể thu được lợi nhuận để phát triển công ty hơn nữa. Đó mới là sứ mệnh của mỗi doanh nghiệp. Trước tiên Vinamilk cần tìm hiểu và khảo sát nhu cầu sử dụng sữa trên thị trường hiện nay. Khi nền kinh tế phát triển, trình độ và thu nhập của con người tăng lên nó kéo theo sự thay đổi về nhu cầu, ước muốn, sở thích chi tiêu của người tiêu dùng. Người ta không chỉ quan tâm đến việc ăn để no mà còn chú ý hơn đến việc ăn uống thứ gì cho ngon, đảm bảo sức khỏe. Đây sẽ là cơ hội lớn cho công ty Vinamilk, vì thế mà công ty cần phải nhanh chóng nghiên cứu đưa ra thị trường những sản phẩm bổ dưỡng, mới lạ, tạo sự sảng khoái cho người tiêu dùng. Nhưng trên thực tế thì người tiêu dùng luôn đứng trước quá nhiều sản 15 lOMoARcPSD|12184112 phẩm cùng loại với nhiều nhãn hiệu khác nhau trên thị trường. Đứng trước lựa chọn phong phú như vậy thì người tiêu dùng sẽ bị hấp dẫn bởi những sản phẩm tốt nhu cầu và mong muốn của họ. Do vậy, muốn chiến thắng các đối thủ cạnh tranh thì Vinamilk cần làm thỏa mãn đầy đủ và thực sự làm vui lòng khách hàng mục tiêu của mình hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh để giữ vững và phát huy vị thế hiện có của công ty. Tiếp đến Vinamik cần có chiến lược phát triển sản phẩm của mình. Hiện nay, sản phẩm của Vinamilk rất đa dạng và phong phú tuy nhiên có nhiều khó khăn về công tác quản lý, bảo quản sản phẩm, phân phối sản phẩm, Vì thế công ty cần có giải pháp là chú trọng đến sản phẩm đang được tiêu dùng nhiều, xóa bỏ sản phẩm không được ưa chuộng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Các dòng sản phẩm cần chú trọng có thể kể đến như: sữa đặc, sữa tươi (hay sữa nước), sữa bột, sữa chua, Mẫu mã, bao bì của sản phẩm cũng cần được chú trọng đến. Ở các cửa hàng, siêu thị, gian hàng nào có trưng bày sản phẩm mẫu mã đẹp, bắt mắt sẽ thu hút nhiều người mua nhất. Do đó, công ty cần bỏ ra nhiều chi phí để đầu tư vào bao bì để nắm bắt xu thế đó. Ví dụ chuẩn bị đến các dịp lễ, tết Vinamilk cần nghiên cứu thiết kế, in ấn bao bì mang thông điệp liên quan đến dịp lễ, tết đó. Tóm lại, nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm hiện nay là rất đa dạng cho nên Vinamilk cần đáp ứng những nhu cầu đó một cách hiệu quả nhất. Nhưng vẫn luôn phải chú trọng đến chất lượng của từng sản phẩm, đặc biệt là đối với những sản phẩm dành cho trẻ nhỏ và người cao tuổi. Chất lượng sản phẩm sẽ tạo nên giá trị thương hiệu của sản phẩm đó. Phần III: Kết luận Hàng hóa hiện hữu ở khắp nơi trên thế giới. Chúng có thể ở dạng hữu hình hay vô hình. Cùng với khoa học kĩ thuật và công nghệ tiên tiến hiện đại, hàng hóa đã biến tướng vô cùng đa dạng. Trong nền kinh tế hàng hóa như hiện nay, bất kể doanh nghiệp nào muốn phát triển mạnh mẽ thì đều phải có năng lực cạnh tranh hàng hóa cao, đủ sức thâu tóm thị trường. Bởi vậy việc nghiên cứu lý luận hàng hóa của C.Mác để có thể đưa ra giải pháp phát triển cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất là vô cùng cần thiết. 16 lOMoARcPSD|12184112
File đính kèm:
- tieu_luan_van_dung_ly_luan_hang_hoa_cua_c_mac_de_de_xuat_gia.pdf