Tiểu luận Văn hóa kiến trúc ở vùng Tây Nam Bộ - Tiếp cận từ quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử

pdf 25 trang yenvu 01/02/2024 2300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Văn hóa kiến trúc ở vùng Tây Nam Bộ - Tiếp cận từ quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Văn hóa kiến trúc ở vùng Tây Nam Bộ - Tiếp cận từ quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử

Tiểu luận Văn hóa kiến trúc ở vùng Tây Nam Bộ - Tiếp cận từ quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI (CS II)
 KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 
Tiểu luận học phần Triết học Mác – Lênin
VĂN HÓA KIẾN TRÚC Ở VÙNG TÂY NAM BỘ 
– TIẾP CẬN TỪ QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
 Họ và tên: Lê Công Tình
Mã sinh viên: 2033403010078
 Lớp: ĐHLT(TC-ĐH) VLVH
 Khoa: Kế Toán K2020
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (N)
lOMoARcPSD|16911414
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN
- Về hình thức:
..........................................................................................................
....................................................................................................................
...............
....................................................................................................................
...............
- Mở đầu:
...................................................................................................................
....................................................................................................................
...............
....................................................................................................................
...............
- Nội dung:
...............................................................................................................
....................................................................................................................
...............
....................................................................................................................
...............
....................................................................................................................
...............
....................................................................................................................
...............
....................................................................................................................
...............
....................................................................................................................
...............
- Kết 
luận:..............................................................................................................
....
....................................................................................................................
...............
....................................................................................................................
...............
Tổng:
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (N)
lOMoARcPSD|16911414
Cán bộ chấm thi 1
(Kí và ghi rõ họ tên)
Cán bộ chấm thi
2
(Kí và ghi rõ họ 
tên)
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (N)
lOMoARcPSD|16911414
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................1
Chương 1:
QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ VỀ MỐI QUAN HỆ 
GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI.....................................3
1.1 Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội..............................3
1.1.1 Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội.................................3
1.1.2 Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội.......4
1.1.3 Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội..................................5
1.2 Tiếp cận văn hóa kiến trúc từ quan điểm của chủ nghĩa duy 
vật lịch sử...............................................................................7
1.2.1 Khái niệm và nguồn gốc của văn hóa kiến trúc........................7
1.2.2 Đặc điểm văn hóa kiến trúc......................................................8
1.2.3 Ảnh hưởng của văn hóa kiến trúc đến đời sống xã hội...........10
Chương 2: VĂN HÓA KIẾN TRÚC Ở VÙNG TÂY NAM BỘ - TIẾP CẬN 
TỪ QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ.....................12
2.1 Khái niệm và đặc điểm văn hóa kiến trúc ở vùng Tây Nam Bộ
12
2.1.1 Khái niệm văn hóa kiến trúc Tây Nam Bộ...............................12
2.1.2 Đặc điểm văn hóa kiến trúc Tây Nam Bộ................................12
2.2 Nguồn gốc văn hóa kiến trúc ở vùng Tây Nam Bộ..............13
2.3 Ảnh hưởng của văn hóa kiến trúc ở vùng Tây Nam Bộ đến 
đời sống xã hội......................................................................14
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................16
 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM 
KHẢO17
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (N)
lOMoARcPSD|16911414
1MỞ ĐẦU
Trong hệ thống quan niệm duy vật biện chứng về lịch sử, nguyên lý tồn tại xã
hội quyết định ý thức xã hội là một nguyên lý cơ bản, đánh dấu sự đối lập căn bản
giữa thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm về xã hội. V.I.Lênin đã bắt đầu
từ nguyên lý này khi trình bày hệ thống những quan điểm duy vật lịch sử của
C.Mác: “Nhận thấy chủ nghĩa duy vật cũ là không triệt để, chưa hoàn bị và phiến
diện, Mác cho là cần phải “làm cho khoa học xã hội phù hợp với cơ sở duy vật, và
dựa vào cơ sở đó để cải tạo khoa học ấy”. Nếu, nói chung chủ nghĩa duy vật lấy tồn
tại để giải thích ý thức chứ không phải ngược lại thì khi áp dụng vào đời sóng xã
hội của loài người, nó buộc phải lấy tồn tại xã hội để giải thích ý thức xã hôi”
 Như vậy, khi bắt đầu tiếp cận giải quyết bất kỳ một vấn đề gì trong đời
sống hiện thực, chúng ta cũng phải bắt đầu từ thế giới vật chất (cái tồn tại độc lập
với ý thức của con người), cái khởi đầu để nảy sinh ra ý thức. Đây là điểm xuất phát
trong toàn bộ nội dung triết học Mác, nó là cơ sở phương pháp luận, là căn cứ khoa
học để chúng ta xem xét đánh giá sự vật, hiện tượng, từ đó mới tìm ra được cách
thức đúng dắn khi giải quyết, xem xét, đánh các sự vật hiện tượng.
Vùng Tây Nam bộ, trước đây là Vương quốc Phù Nam, cuối thế kỷ thứ VI,
đầu thế kỷ thứ VII vùng này gia nhập vào Vương quốc Chân Lạp. Dưới thời kỳ của
Vương quốc Phù Nam và chân Lạp, vùng Tây Nam bộ ít được khai phá và phát
triển. Đầu thế kỷ XVII, nhà Nguyễn đẩy mạnh việc mở rộng về phía Nam, đưa cư
dân vào khai khẩn đất đai, tổ chức các đơn vị hành chính, sắp đặt quan cai trị, lập sổ
sách quản lý dân đinh, ruộng đất và lập ra các loại thuế. Từ đó, vùng Tây Nam bộ
thuộc lãnh thổ của Việt Nam. Đặc điểm về tự nhiên, địa lý, con người của vùng đất
Tây Nam bộ đã hình thành những giá trị văn hóa riêng với tính đa dạng, mở, lối ứng
xử mềm mại, uyển chuyển, hài hòa với tự nhiên.
Vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử để lý giải về sự hình
thành và những đặc điểm của văn hóa kiến trúc vùng Tây Nam bộ, giúp chúng ta có
sự hiểu biết đầy thú vị về những nét đẹp trong văn hóa vùng cực Nam của Tổ quốc.
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (N)
lOMoARcPSD|16911414
2Vì để tìm hiểu những đặc điểm, những ảnh hưởng và tìm 
hướng phát triển cho văn hoá kiến trúc ở Tây Nam Bộ nên Tôi đã 
chọn đề tài: “VĂN HÓA KIẾN TRÚC Ở VÙNG TÂY NAM BỘ – 
TIẾP CẬN TỪ QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH 
SỬ” để làm đề tài kết thúc học phần.
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (N)
lOMoARcPSD|16911414
3NỘI DUNG
Chương 1
QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ VỀ MỐI
QUAN HỆ GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI
1.1Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
1.1.1 Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Tồn tại xã hội: là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều
kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Tồn tại xã hội của con người là
thực tại xã hội khách quan, là một kiểu vật chất xã hội, là các quan
hệ xã hội vật chất được ý thức xã hội phản ảnh. Trong các quan hệ
xã hội vật chất ấy thì quan hệ giữa các con người với giới tự nhiên
và quan hệ giữa con người với nhau là những quan hệ cơ bản nhất.
Kết cấu của tồn tại xã hội bao gồm: Phương thức sản xuất
vật chất; Điều kiện tự nhiên, địa lý; Dân số và mật độ dân số
Ý thức xã hội: cùng với phạm trù tồn tại xã hội, phạm trù ý
thức xã hội là phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử được vận
dụng để giải quyết các vấn đề cơ bản của triết học trong lĩnh vực
xã hội. Nếu "ý thức ... không bao giờ có thể là cái gì khác hơn là sự
tồn tại được ý thức” thì ý thức xã hội chính là xã hội tự nhận thức
về mình, về sự tồn tại xã hội của mình và về hiện thực xung quanh
mình. Nói cách khác, ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống
xã hội, là bộ phận hợp thành văn hóa tinh thần của xã hội. Văn
hóa tinh thần của xã hội mang nặng dấu ấn đặc trưng của hình
thái kinh tế - xã hội, của các giai cấp đã tạo ra nó 
Kết cấu của ý thức xã hội gồm:
* Tâm lý xã hội: là khái niệm chỉ toàn bộ tình cảm, ước muốn,
thói quen, tập quán của con người, của một bộ phận xã hội hoặc
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (N)
lOMoARcPSD|16911414
4của toàn xã hội hình thành dưới ảnh hưởng trực tiếp của đời sống
hàng ngày của họ và phản ánh đời sống đó.
* Hệ tư tưởng: Hệ tư tưởng là khái niệm chỉ trình độ cao của ý
thức xã hội, được hình thành khi con người nhân thức sâu sắc về
những điều kiện sinh hoạt vật chất của mình.
* Ý thức xã hội thông thường: là những tri thức, những quan
niệm của con người hình thành một cách trực tiếp trong hoạt
động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hóa, khái quát hóa.
* Ý thức xã hội lý luận: là những tư tưởng, quan điểm được hệ
thống hóa, khái quát hóa thành các học thuyết xã hội, được trình
bày dưới dạng những khái niệm, phạm trù, quy luật
Ý thức xã hội thông thường phản ánh sinh động, trực tiếp
nhiều mặt cuộc sống hàng ngày, thường xuyên chi phối cuộc sống
đó. Trình độ ý thức thông thường tuy thấp hơn ý thức lý luận,
nhưng tri thức kinh nghiệm phong phú của nó là tiền đề quan
trọng cho sự hình thành các lý thuyết khoa học.
Ý thức lý luận (lý luận khoa học) có khả năng phản ánh hiện thực
khách quan một cách khái quát, sâu sắc và chính xác, vạch ra mối
liên hệ bản chất của các sự vật, hiện tượng.
1.1.2 Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý 
thức xã hội
Quan điểm duy vật lịch sử khẳng định rằng, ý thức xã hội và
tồn tại xã hội có mối quan hệ biện chứng; các hình thái ý thức xã
hội không phải là những yếu tố thụ động; trái lại, mỗi hình thái ý
thức xã hội đều có sự tác động ngược trở lại tồn tại xã hội, trước
hết là tác động trở lại cơ sở kinh tế . Đồng thời, các hình thái ý
thức xã hội cũng tác động lẫn nhau theo những cách thức khác
nhau .
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (N)
lOMoARcPSD|16911414
5Tồn tại xã hội nào thì có ý thức xã hội ấy. Tồn tại xã hội quyết
định nội dung, tính chất, đặc điểm, xu hướng vận động, sự biến đổi
và sự phát triển của các hình thái ý thức xã hội.
Nếu xã hội còn tồn tại sự phân chia giai cấp thì ý thức xã hội
nhất định cũng mang tính giai cấp. Khi mà tồn tại xã hội, nhất là
phương thức sản xuất thay đổi thì những tư tưởng, quan điểm
chính trị, pháp luật, triết học và cả quan điểm thẩm mỹ lẫn đạo
đức dù sớm hay muộn cũng sẽ có những sự thay đổi nhất định. Tuy
nhiên, ý thức xã hội không phải là vếu tố hoàn toàn thụ động hoặc
tiêu cực. Mặc dù chịu sự quy định và sự chi phối của tồn tại xã hội
nhưng thức xã hội không những có tính độc lập tương đối, có thể
tác động trở lại mạnh mẽ đối với tồn tại xã hội mà đặc biệt là còn
có thể vượt trước tồn tại xã hội, thậm chí có thể vượt trước rất xa
tồn tại xã hội.
Các hình thái ý thức xã hội có đặc điểm chung là mặc dù bị
tồn tại xã hội quy định, song chúng đều có tính độc lập tương đối.
1.1.3 Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
Sự lệ thuộc của ý thức xã hội vào tồn tại xã hội không phải lúc
nào cũng diễn ra trực tiếp mà cần phải xét đến cùng qua nhiều
khâu trung gian mới thấy được, bởi vì ý thức xã hội có tính độc lập
của mình. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội được thể hiện
dưới các hình thức sau:
 Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội. Sở dĩ
như vậy bởi vì:
Do nó chỉ là phản ánh của tồn tại xã hội nên thường biến đổi
sau.
Do nó có những bộ phận có tính bền vững, tính bảo thủ cao
(tâm lý xã hội, tôn giáo).
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (N)
lOMoARcPSD|16911414
6Do có những lực lượng xã hội luôn tìm cách duy trì tính lạc hậu
trên (nhằm cai trị ).
VD: ý thức xã hội phong kiến, phản ảnh xã hội phong kiến
nhưng khi xã hội phong kiến đã được thay thế thì ý thức vẫn chưa
thay đổi kịp “ Trọng nam khinh nữ”, “ép duyên”, “gia trưởng”( ý
thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội)
 Vai trò tiên phong vượt trước của tri thức khoa học, bộ phận
này trong ý thức xã hội có khả năng nắm bắt các quy luạt vận
động khách quan, từ đó đưa ra được những dự báo, tiên đoán về
sự phát triển của xã hội, nên có thể đi tồn tại xã hội nên có thể đi
trước một bước so với tồn tại xã hội.
VD: Ý thức xã hội tiến bộ cách mạng có khả năng vượt trước
tồn tại xã hội như trường hợp của Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên
trong hoàn cảnh đất nước bị chìm đắm trong nô lệ, với thân phận
là người dân bị mất nước. Ngay từ rất sớm Người đã ý thức về con
đường cứu nước giải phóng dân tộc.( ý thức xã hội vượt trước tồn
tại xã hội và có khả năng tác động trở lại tồn tại xã hội ).
 Tính kế thừa trong sự phát triển của ý thức xã hội có thể làm
cho nó có 
một trình độ phát triển cao hơn so với tồn tại xã hội. Nên có những
dân tộc với trình độ kinh tế, chính trị kèm phát triển nhưng đời
sống tinh thần lại rất phát triển, chẳng hạn dân tộc Đức ở thế kỷ
XIX: kinh tế lạc hậu so với Châu Âu, nhưng văn hóa tinh thần cực
kỳ phát triển
 Sự tương tác giữa các hình thái ý thức xã hội có thể tạo ra
những quy luật đặc thù, chi phối sự phát triển của ý thức xã hội,
làm cho nó không hoàn toàn lệ thuộc vào tồn tại xã hội. Cụ thể là
ở những giai đoạn nhất định thường nổi lên một hình thái ý thức xã
hội chủ đạo, chi phối các hình thái ý thức còn lại (làm cho toàn bộ
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (N)
lOMoARcPSD|16911414
7xã hội phụ thuộc hoàn toàn vào ý thức chủ đạo: thời trung cổ thì
tôn giáo chi phối xã hội, ngày nay khoa học chi phối xã hội).
Do có tính độc lập tương đối nên ý thức xã hội có thể tác động
trở lại lên tồn tại xã hội theo hai xu hướng là:
Nếu ý thức xã hội phản ánh đúng đắn các quy luật khách quan
của tồn tại xã hội thì nó có thể thúc đẩy sự phát triển của tồn tại
xã hội. Vai trò này thuộc về ý thức của những giai cấp tiến bộ và
cách mạng.
Nếu ý thức xã hội phản ánh sai lệch, xuyên tác các quy luật
khách quan của tồn tại xã hội thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của
tồn tại xã hội. Tác động này thuộc về ý thức của những giai cấp cũ,
lạc hậu, phản động. Sự tác động ý thức xã hội lên tồn tại xã hội
phụ thuộc vào mức độ thâm nhập của nó vào trong phong trào của
quần chúng nhân dân.
Cho nên phải thường xuyên đấu tranh để phổ biến tri thức
khoa học và lý luận cách mạng cho quần chúng nhân dân, đồng
thời để đấu tranh loại bỏ những tàn dư của văn háo, tư tưởng cũ,
phản động ra khỏi quần chúng (không ảnh hưởng đến quần chúng
nhân dân).
1.2Tiếp cận văn hóa kiến trúc từ quan điểm của chủ nghĩa 
duy vật lịch sử
1.2.1 Khái niệm và nguồn gốc của văn hóa kiến trúc
- Khái niệm:
Có thể hiểu rằng văn hóa kiến trúc là một ngành nghệ thuật
cũng như khoa học về tổ chức sắp xếp không gian. Bên cạnh đó,
văn hóa kiến trúc cũng chứa đựng những yếu tố về tôn giáo, tâm
linh, văn hóa và đời sống xã hội. Các giai đoạn xã hội khác nhau
biểu hiện đời sống văn hóa cũng khác nhau và văn hóa kiến trúc
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (N)
lOMoARcPSD|16911414
8sẽ kế thừa của nền văn hóa của đất nước. Qua quá trình đúc kết
những giá trị bản sắc văn hóa truyền thống riêng mang những giá
trị bền vững đã tạo nên những công trình kiến trúc mang những
nét đẹp riêng về văn hóa cho mỗi một quốc gia.
- Nguồn gốc:
Nguồn gốc văn hoá kiến trúc được xác định khi nền kiến trúc
được sản sinh ra từ những xuất phát điểm cơ bản như các điều
kiện kinh tế – xã hội và lịch sử, điều kiện thiên nhiên và khí hậu,
đặc điểm nhân chủng học và đặc điểm tâm sinh lý, thói quen ăn ở
giao tiếp, truyền thống văn hoá và kiến trúc của địa phương,
những truyền thống thẩm mỹ và nhu cầu thẩm mỹ mới của họ
thì chắc chắn đấy là những gì sẽ dẫn tới một nền kiến trúc bản sắc
có, vận động và phát triển.
*Phương thức sản xuất: 
Phương thức sản xuất mang tính chất quyết định nhất định đối
với văn hóa kiến trúc, cách thức quá trình lao động sản xuất của
con người sẽ ảnh hưởng tới quá trình lao động của từng vùng
miền, nơi sống sẽ quyết định kết cấu, kiến trúc nhà ở của từng
vùng miền khác nhau.
Lực lượng lao động đông, khu công nghiệp nhiều thì văn hóa
kiến trúc sẽ được kiến tạo phù hợp cho người ở theo mục đích cho
nhiều người ở, nhà không cần kiên cố,.
*Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý:
Môi trường tự nhiên, vị trí địa lý của mỗi vùng miền khác nhau
sẽ ảnh hưởng đến văn hóa kiến trúc khác nhau. 
 Ở những nơi mang tính chất nhiệt đới gió mùa, ẩm, nhiệt 
độ cao quanh năm và có hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Con 
người chuộng những công trình luôn có lớp hành lang đệm, lớp 
vách bên ngoài mỏng, xốp bằng vật liệu tự nhiên để làm không 
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (N)
lOMoARcPSD|16911414
9gian đệm tránh bức xạ trực tiếp vào công trình vào ngày nắng 
nóng. Mái nhà có độ dốc lớn để thoát nước mưa và tránh dột ẩm, 
ngôi nhà nào cũng có mái hiên để chống chọi nắng nóng, mưa to, 
đầu hồi có lỗ thông gió.
 Ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên các kiểu văn hóa 
kiến trúc có các đặc trưng như: mái nhà lợp 3 lớp, lớp dưới cùng là 
đất sét, tới lớp phên tre, trên cùng là lớp mái tranh. Cấu tạo nhiều 
lớp giúp chống nóng mùa hè, giữ ấm mùa đông. Lớp mái đất sét 
chống cháy nhà khi đốt lửa sưởi ấm mùa lạnh; lớp đất đủ nặng để 
chống tốc mái mùa bão.
 Ở những vùng miền sông nước, lũ lụt thì con người đã có
nhiều kiểu nhà sàn, nhà bè,..
Điều kiện tự nhiên sẽ ảnh hưởng đến văn hóa kiến trúc của
từng vùng miền khác nhau.
*Dân cư, mật độ dân số:
Nhà ở là tài sản có giá trị cao và phục vụ nhu cầu cư ngụ lâu
dài của con người, là tổ ấm và mang giá trị tinh thần to lớn. Ngoài
việc mong muốn ngôi nhà kiên cố, vững chãi thì còn đặt ra yêu
cầu về tính thẩm mỹ và hữu dụng trong kiến trúc. Vì thế con người
đã ảnh hưởng quan trọng đối với văn hóa kiến trúc như:
Người dân nông thôn tập trung đổ xô về các thành phố lớn
thì văn hóa kiến trúc ở đó sẽ hình thành các kiểu nhà chung cư,
cao tầng do thiếu đất phải tận dụng các không gian cao.
Mục đích chính của nhà ở là nơi cư trú của con người. Nhà ở
phải thỏa mãn mọi yêu cầu sử dụng của con người. Không gian
cho gia đình đông người sẽ khác với gia đình ít người.
1.2.2 Đặc điểm văn hóa kiến trúc
* Tính dân tộc trong văn hóa kiến trúc:
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (N)
lOMoARcPSD|16911414
10
Trong văn hóa kiến trúc tính dân tộc là hệ quả của mối quan 
hệ ứng xử giữa con người và môi trường. Với một đặc điểm chung 
là các công trình kiến trúc đều khuyết danh, cho đến khi văn hóa 
kiến trúc Việt Nam có sự giao lưu với văn hóa phương Tây. Với bàn 
tay và khối óc, nghệ nhân dân gian đã sáng tạo nên các công trình
kiến trúc như đình, chùa, cung điện, tháp,
Văn hóa kiến trúc phục vụ cho đời sống con người và chính 
con người với tâm tư tình cảm phong tục tập quán sinh hoạt với 
quan điểm thẩm mỹ đã sáng tạo và công trình theo cách riêng của
mình.
Tính dân tộc của văn hóa kiến trúc luôn gắn liền với nhu cầu 
thích dụng như: thiên nhiên, khí hậu, địa lý, phương thức sản xuất,
điều kiện kinh tế xã hội, phong tục tập quán, tâm lý dân tộc,
Tính dân tộc được hình thành với tâm lý và phong tục tập 
quán của con người thì có tính bảo lưu lâu dài. Tuy nhiên khi nhìn 
nhận tính dân tộc không nhất thiết nằm trong khuôn khổ của 
những gì vốn có. Nó được thay đổi theo nhận thức và hoàn cảnh xã
hội.
* Tính hiện đại trong văn hóa kiến trúc Việt Nam.
Chúng ta đã biết văn hóa kiến trúc phục vụ cho nhu cầu xã hội
. Xã hội hiện nay đề ra nhu cầu sử dụng với thẩm mỹ cao cho kiến
trúc , đồng thời cũng tạo những điều kiện cần thiết để văn hóa
kiến trúc được dựng lên, đó là yêu cầu biểu hiện của tính hiện đại.
Không giống với văn hóa kiến trúc truyền thông là chủ trương chan
hòa, hòa hợp với thiên nhiên xung quanh, tính hiện đại của văn
hóa kiến trúc bộc lộ qua việc chinh phục, chiến thắng tự nhiên, thể
hiện trí tuệ, sức mạnh và lòng tự hào của con người. 
Tính hiện đại của văn hóa kiến trúc được xét trên các mặt sau:
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (N)
lOMoARcPSD|16911414
11
Nội dung chức năng sử dụng công trình là: tính đa năng,
tính động, dễ dàng biến đổi phù hợp với nhu cầu sử dụng của
cuộc sống.
Giải pháp kết cấu của công trình: kết cấu hiện đại ngày
nay đang được sử dụng như kết cấu bê tông cốt thép, kết cấu
thép vòm vỏ, dây treo, 
Vật liệu xây dựng và phương pháp xây dựng: Vật liệu xây
dựng rất đa dạng về thể loại hiện đại, chất lượng cao. 
Nét điển hình của văn hóa kiến trúc hiện đại là có các mảng
tường kính khổng lồ phản chiếu hình ảnh môi trường xung
quanh vào công trình. Vật liệu đẹp, tốt hiện đại. Tay nghề thi
công cao, chất lương tốt. Hình khối chi tiết, sắc, gọn, đảm bảo
tính chính xác cao độ với yêu cầu của thiết kế. 
1.2.3 Ảnh hưởng của văn hóa kiến trúc đến đời sống xã hội
Cảnh quan thiên nhiên, đặc điểm khí hậu khác nhau đã ảnh
hưởng đến phong cách văn hóa kiến trúc của mỗi miền đất nước,
hình thành kiều văn hóa kiến trúc nhà khung bền chắc, thoáng
mát theo lối kiến trúc mở, hòa lẫn với cây xanh, mặt nước.
Với 3/4 diện tích là rừng núi nên vật liệu xây dựng chủ yếu của
văn hóa kiến trúc truyền thống là gỗ, đá và gạch
 Văn hóa kiến trúc phải có bố cục mặt bằng, tổ chức không
gian phù hợp với môi trường địa lý tự nhiên tức địa hình, khí hậu,
thủy văn, địa chất – những nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến chất
lượng cuộc sống và điều kiện tiện ích của con người. 
Khi văn hóa kiến trúc được xây dựng chuẩn mực từ tổng thể
đến chi tiết, được thiết kế một cách ngay ngắn, thì con người cũng
dần dần cũng trở nên ngăn nắp trong tư duy, thoải mái trong cuộc
sống,
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (N)
lOMoARcPSD|16911414
12
Đặc biệt, một công trình văn hóa kiến trúc phát triển ra sao
cũng sẽ phản ánh sự phát triển kinh tế-xã hội của một đất nước.
Nó là thước đo cho thấy được sự tư duy, nhạy bén cũng như mắt
thẩm mỹ của con người đất nước đó.
Nhờ có văn hóa kiến trúc mà nhu cầu của con người về không
gian làm việc, sinh hoạt mới được đáp ứng một cách đầy đủ và
hoàn thiện nhất. Vậy nên, có thể khẳng định tầm quan trọng của
kiến trúc trong đời sống xã hội và đất nước là rất lớn.
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (N)
lOMoARcPSD|16911414
13
Chương 2: 
VĂN HÓA KIẾN TRÚC Ở VÙNG TÂY NAM BỘ - TIẾP CẬN TỪ
QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
2.1Khái niệm và đặc điểm văn hóa kiến trúc ở vùng Tây 
Nam Bộ
2.1.1 Khái niệm văn hóa kiến trúc Tây Nam Bộ
Văn hóa kiến trúc Tây Nam Bộ là một ngành nghệ thuật cũng
như khoa học về tổ chức sắp xếp không gian. Văn hóa kiến trúc
Tây Nam Bộ thể hiện thói quen, văn hóa, cuộc sống đặc trưng của
miền sông nước. Trãi qua các giai đoạn lịch sử, xã hội khác nhau
văn hóa kiến trúc sẽ kế thừa và thay đổi theo từng thời kỳ. Qua
quá trình đúc kết những giá trị đặc trưng riêng cho nền văn hóa
kiến trúc Tây Nam Bộ là: những ngôi nhà được dựng bằng lá dừa
nước, các kiến trúc trên bè phao nổi cũng được tận dụng để người
dân có thể sinh sống trên địa hình sông nước và khu vực thấp để
có thể dễ dàng linh động di chuyển, các loại nhà sàn chống lũ,
tạo nên bản sắc văn hóa kiến trúc truyền thống riêng mang những
giá trị bền vững, mang những nét đẹp riêng về văn hóa cho nền
văn hóa kiến trúc Tây Nam Bộ.
2.1.2 Đặc điểm văn hóa kiến trúc Tây Nam Bộ
Tây Nam Bộ có đặc điểm địa lý là vùng rừng ngập nước, kết 
cấu nền đất mềm, dễ lún. Các loại cây đước, cây tràm, dừa nước là
những loại phổ biến; có thể sử dụng làm vật liệu lợp nhà. Tuy 
không bền chắc nhưng dễ tìm kiếm, mát, chi phí thấp và phù hợp 
với đặc điểm cư trú của người dân vùng Tây Nam bộ là thường di 
chuyển nơi ở và không cần xây dựng nhà kiên cố, không chú trọng 
quá nhiều vào không gian sống. Nếu không quá gần sông nước họ 
thường kết hợp làm nhà bằng gỗ với lợp mái lá để tạo thêm sự 
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (N)
lOMoARcPSD|16911414
14
chắc chắn. Vì thế những ngôi nhà mái lá dừa đước còn tồn tại phổ 
biến ở đây.
Kiến trúc nhà ở miền Tây Nam Bộ phổ biến kiểu nhà lá, nhà 
sàn là do miền Tây là đất sinh bùn, đất không đóng gạch và làm 
ngói được, một ngôi nhà bê tông ở đó rất công phu tốn kém, có khi
dành dụm cả đời mới làm nổi. Vậy nên đừng thắc mắc tại sao 
người dân miền Tây lại sử dụng những vật liệu tạm bợ để xây nhà, 
vì họ có mùa nước nổi. Ngày nay, khi đời sống nhân dân trở nên 
khá giả hơn, đã có nhiều loại vật liệu xây dựng để thay thế: như 
tôn lạnh, gạch ngói, bê tông có thể xây nên những ngôi nhà bền 
đẹp hơn, nhưng không phải tất cả người dân đều có điều kiện để 
mua sắm những vật liệu mới đó.
Về hình thức kiến trúc, dù nền kinh tế gia đình như thế nào, 
người dân cũng đều xây dựng nhà mình theo hình thức 3 gian, 3 
gian 2 chái, 5 gian. Nhà nghèo thì mỗi gian chỉ rộng 2m, nhà khá 
giả thì gian to hơn tùy theo kích thước. Đó là các ngôi nhà ở trong 
đồng ruộng, khi vào khu dân cư tập trung, do đất khan hiếm, nên 
người dân xây dựng theo nhà ô phố mà mặt tiền vẫn 3 gian. Nhà 
phố thì tùy nhu cầu kinh doanh, phần trước là một nhịp 3 gian, sau
cứ nối dài theo yêu cầu phát triển thành nhà Bát Dần, hay Xếp 
Đội
Ngoài ra do khí hậu và vị trí địa lý đặc thù là lũ lụt, ngập nước 
nên người dân còn có các loại văn hóa kiến trúc nhà sàn, nhà bè, 
nhà dọc ven sông,.và mang nhiều nét đặc trưng của người 
Chăm-Khmer
2.2Nguồn gốc văn hóa kiến trúc ở vùng Tây Nam Bộ
Không gian văn hoá kiến trúc vùng Tây Nam Bộ là phần mở
rộng của không gian văn hoá Việt Nam trên một vùng đất mới; ở
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (N)
lOMoARcPSD|16911414
15
đó có sự chung tay khai phá, xây dựng của các tộc người bản địa
và các tộc người khác. Trên vùng đất này, ngay từ đầu, văn hoá
của cư dân Việt đã có sẵn yếu tố của văn hóa Chăm, có sự giao lưu
mật thiết với văn hoá của các cư dân Khmer, Hoa. Dưới thời pháp
thuộc, văn hóa kiến trúc còn chịu ảnh hưởng của những xu hướng
kiến trúc hiện đại, đặc điểm của văn hóa phương tây tạo ra sự đa
dạng, phong phú, đa sắc về văn hóa, kiến trúc và thẩm mỹ.
Trong văn hóa kiến trúc Tây Nam Bộ thì nhà sàn là loại hình
nhà ở đầu tiên của người Việt, được minh chứng bởi các hình ảnh
trên Trống Đồng và những di tích khảo cổ tại di chỉ khảo cổ Đông
Sơn và Phùng Nguyên. miền Trung, vết tích nhà sàn của cư dân
Champa được phát hiện ở uy Xuyên Quảng Nam . miền Nam, các
di tích nhà sàn được phát hiện tại di chỉ Bưng Thơm Bà Rịa, Vũng
Tàu , Đồng Nai, An Giang... 
Các kiểu văn hóa kiến trúc ở Tây Nam Bộ :
Cư trú dọc ven sông, rạch: Nhà cư trú ven sông, vùng giáp
nước, thuận tiện cho giao thông thủy, sản xuất, nuôi trồng, đánh
bắt thủy sản, đảm bảo tiện nghi khí hậu. 
Cư trú trên đất giồng gò: hạn chế các tác hại của thủy triều. 
Cư trú các tuyến đường, phố: văn minh phương Tây du nhập
vào, giao thông đường sắt và đường bộ ngày càng phát triển nên
cư dân bắt đầu chuyển sang nhà dọc các tuyến đường
2.3 Ảnh hưởng của văn hóa kiến trúc ở vùng Tây Nam Bộ 
đến đời sống xã hội
Văn hóa kiến trúc ảnh hưởng không nhỏ đến những tập quán,
những nếp văn hóa truyền thống của cư dân trong lao động, cư
trú, đi lại, ăn uống và vui chơi, giải trí, thẩm mỹ, kinh tế đời sống
của dân cư như:
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (N)
lOMoARcPSD|16911414
16
Ảnh hưởng đến kinh tế và thói quen đời sống: do người dân
sống trong các kiểu nhà sàn nên không chống chọi được với lũ
trong khi nhà sàn hiện hữu lại quá cũ kĩ, không đủ độ bền vững.
Làm cho người dân thường không sống cố định một chỗ, nhà lá,
nhà sàn thường phải thay đổi trong vòng vài năm.
Do chi phí xây dựng nhà ở không cao nên thu hút các người
dân di cư về sinh sống và làm ăn. 
Các kiểu nhà bè tạo ra dân cư sinh hoạt buôn bán trên miền
sông nước. Phía trên là nơi để ở, sinh hoạt của gia đình, phía dưới
quây lưới lại làm chuồng nuôi cá hoặc thiết kế làm quán tạp hóa,
bán hoa quả, quán nhậu
Đặc trưng của nhiều ngôi nhà không cửa: Nhà không cửa
thoáng mát, tiện dụng, gần gũi, thân thiện, vừa minh chứng cho sự
yên bình, gắn bó tình làng nghĩa xóm của một làng quê, vừa tạo
cảm giác an tâm, tin tưởng cho những ai đặt chân đến nơi cuối
cùng trên mảnh đất hình chữ S. “Cái đáng quý nhất ở những ngôi
nhà không cửa chính là sự gắn bó, đậm đà tình làng nghĩa xóm”.
Làm cho tính cách người dân chân thật, cởi mở, phóng khoáng,
hiếu khách. Chứng tỏ cuộc sống mọi người dễ kiếm sống, ai làm
cũng có cái ăn nên không có chuyện trộm cắp hay lòng tham.
Không có cửa không phải vì nhà không có tài sản quý giá cũng
không phải do không có điều kiện làm nổi cái cửa mà do trước kia
nơi đây tôm cá nhiều, lại dễ kiếm sống, ai làm cũng có cái ăn nên
tuyệt nhiên không có chuyện trộm cắp hay lòng tham, hơn nữa lối
xóm bà con ai cũng tốt bụng, quý mến, yêu thương lẫn nhau, nhà
ở cũng vì vậy mà không cần phải then cài, cửa đóng
Bên cạnh những ngôi nhà tạm được dựng bằng đất, gạch và
lợp lá dừa nước, chúng ta thường thấy những ngôi nhà kiên cố,
hiện đại; phản ánh sự phát triển của đời sống xã hội và nhu cầu,
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (N)
lOMoARcPSD|16911414
17
thẩm mỹ của nhân dân. Đặc biệt ở những trung tâm kinh tế - chính
trị như Cần Thơ, Phú Quốc, Rạch Rá chúng ta có thể bắt gặp
nhiều công trình nhà ở kiên cố và hiện đại, những khu vui chơi giải
trí, du lịch tầm cỡ quốc tế. Sự phát triển của Đất nước đã mang
đến sự thay da đổi thịt của đời sống văn hóa, kiến trúc, xã hội của
nhân dân vùng Tây Nam bộ.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (N)
lOMoARcPSD|16911414
18
Lịch sử hình thành vùng đất Tây Nam Bộ gắn liền với tiến trình
định cư và xây dựng cuộc sống mới của những di dân từ khắp nơi,
kéo theo đó là nhu cầu về kiến trúc văn hóa. Đến nay, cùng với sự
phát triển của kinh tế - xã hội, văn hóa kiến trúc truyền thống
vùng Tây Nam Bộ vẫn phát huy được sức sống của mình trong điều
kiện biến đổi của môi trường tự nhiên và xã hội. Các xu hướng kiến
trúc được hình thành từ những kinh nghiệm trong việc thích ứng
với môi trường và khí hậu và đáp ứng nhu cầu về văn hóa, thẩm
mỹ ngày càng cao của nhân dân. Hòa cùng những giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc, văn hóa kiến trúc truyền thống của các
dân tộc đặc biệt là của người Việt và Chăm nơi đây vẫn mang
những nét giá trị đặc sắc riêng biệt, góp phần làm phong phú thêm
những giá trị của kiến trúc Việt Nam. 
Như đã nói, văn hóa kiến trúc vùng Tây Nam Bộ đã trải qua
một quá trình lịch sử lâu dài với nhiều sự biến đổi, phát triển cho
phù hợp với sự chuyển mình của cả dân tộc và hòa nhịp với thế
giới. Sự phát triển đó hoàn toàn phù hợp với quy luật vận động và
phát triển của tự nhiên và xã hội, phù hợp với quy luật về sự hợp
giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. 
Nhưng dù phát triển như thế nào thì khi đặt chân đến vùng
Tây Nam bộ, chúng ta vẫn thấy những văn hóa kiến trúc đặc trưng
cho địa hình sông nước, cho văn hóa của nhân dân Khơ me. Bị ảnh
hưởng bởi điều kiện tự nhiên, đó là được thiên nhiên ưu ái với đất
đai phù sa màu mỡ, sông ngòi kênh rạch chằng chịt, thuận lợi cho
phát triển kinh tế, mà người dân ở đây mang những tính cách
“phóng khoáng” và “tự do”, hiền hậu, hài hòa và văn hóa kiến trúc
của vùng đất này cũng ảnh hưởng nhiều bởi tính cách đó của con
người. 
KIẾN NGHỊ 
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (N)
lOMoARcPSD|16911414
19
Hiện tại, xã hội đang thay đổi từng ngày và thiên nhiên cũng
thay đổi. từ những tác động tiêu cực của con người trong quá trình
phát triển, đã ảnh hưởng tiêu cực đấn tự nhiên. Những hiện tương
của biến đổi khí hậu, nước biển dâng thiên tai lũ lụt, xâm ngập
mặn... ngày càng ảnh hưởng tiêu cực và nghiêm trọng đối với vùng
Tây Nam bộ. Quá trình hội nhập, văn hóa vùng đất này cũng bị ảnh
hưởng bởi văn hóa lai căng, tà giáo, làm mai một những giá trị văn
hóa của nhân dân. Sự phát triển vượt bậc của công nghệ, kỹ thuật
đang dần làm biến mất những ngôi cổ có giá trị. Nguyên nhân sâu
xa có thể kể đến là do những giá trị của nhà truyền thống vẫn
chưa được nhiều người biết đến, vì vậy chưa được xem trọng và có
ý thức giữ gìn. Quan niệm “nhà đá nhà đạp” vô tình đã bao trùm
và khiến những ngôi nhà thực sự có giá trị bị quên lãng. Vì vậy,
việc giữ gìn kiến trúc các kiểu nhà truyền thống vùng Tây Nam Bộ
nói chung và nhà ở của người Việt – Chăm nói riêng là công việc
cần được làm trước tiên. 
Để giữ gìn và phát triển văn hóa kiến trúc, cần có những đánh
giá thực trạng và quy hoạch tổng thể, từ đó có những định hướng
và giải pháp phát triển văn hóa kiến trúc cho phù hợp với đặc điểm
văn hóa, tâm lý, tự nhiên, phong tục tập quan sinh hoạt của nhân
dân.
Cần có những chính sách thích hợp để phát huy những nét văn
hóa đặc sắc của vùng miền Tây sông nước. Tận dụng kiến trúc các
kiểu nhà cổ, nhà sàn và những làng nghề truyền thống để mang lại
nguồn lực kinh tế cho vùng. Cần có kế hoạch để phát triển du lịch
văn hóa, mang những giá trị trong kiến trúc và văn hóa của vùng
sông nước quảng bá đến khắp nơi kể cả trong và ngoài nước. Đồng
thời có thể cho mọi người hiểu sâu hơn về những nét đặc sắc của
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (N)
lOMoARcPSD|16911414
20
kiến trúc nhà lá, nhà sàn, đó cũng là một trong những cách góp
phần giữ gìn kiến trúc dân gian có giá trị. 
Cần có những giải pháp ứng dụng những giá trị kiến trúc đặc
sắc của nhà lá, nhà sàn truyền thống Tây Nam Bộ vào những công
trình kiến trúc hiện đại. Đặc biệt là những công trình ở vùng ngập
lụt tại nông thôn và đô thị. Với việc xem ngập lụt và lũ tại Tây Nam
Bộ không chỉ đơn thuần là một thiên tai để có thể có những giải
pháp thiết kế quy hoạch đô thị thích hợp nhằm phòng tránh ngập
lụt mà còn có thể hưởng lợi từ lũ và ngập lụt. Trong thiết kế hình
thái kiến trúc tại những đô thị ngập lụt cũng cần có những học hỏi
cách phòng tránh lũ và “sống chung với lũ” từ văn kiến trúc truyền
thống Tây Nam Bộ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2007), Giáo trình Triết học Mác-Lênin,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
2. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2013), Giáo trình Những nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội .
3. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2019), Giáo trình Triết học Mác-Lênin,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
4. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, tập 3. 
5. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, tập 17. 
6. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, tập 20. 
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (N)
lOMoARcPSD|16911414
21
7. C.Mác và Ph.Ăngghen (1997), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, tập 37. 
8. Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
tập 22. 
9. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập
18 
10. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội,
tập 20 
11. V.I.Lênin (2005), Toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội,
tập 36. 
12. V.I.Lênin (2005), Toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội,
tập 39. 
13. Viện Mác – Lênin (1970), V.I.Lênin và Quốc tế Cộng sản, Nxb.
Sách chính trị, Mát – xcơ - va, Tiếng Nga.
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (N)
lOMoARcPSD|16911414

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_van_hoa_kien_truc_o_vung_tay_nam_bo_tiep_can_tu_qu.pdf