Tiểu luận Vietnam Airlines: Linh hoạt để cạnh tranh

docx 18 trang yenvu 12/11/2023 1990
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Vietnam Airlines: Linh hoạt để cạnh tranh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Vietnam Airlines: Linh hoạt để cạnh tranh

Tiểu luận Vietnam Airlines: Linh hoạt để cạnh tranh
Trường Đại Học Mở TP. Hồ Chí Minh Lớp MBA08
---o0o---
Môn : Marketing Quốc Tế
Đề tài:
Vietnam Airlines Linh hoạt để cạnh tranh
Nhóm thực hiện:
Trương Thị Hồng Nguyệt Lê Ngọc Thế
Lê Thị Hiền
Tháng 01/20100
MỤC LỤC
Giới thiệu công ty
Tóm tắt case và ý nghĩa câu hỏi
Trả lời câu hỏi
Tài liệu tham khảo
GIỚI THIỆU CÔNG TY
Thời kỳ đầu tiên
Lịch sử của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bắt đầu từ tháng Giêng năm 1956, khi Cục Hàng không Dân dụng được Chính phủ thành lập, đánh dấu sự ra đời của Ngành Hàng không Dân dụng ở Việt Nam. Vào thời điểm đó, đội bay còn rất nhỏ, với vẻn vẹn 5 chiếc máy bay cánh quạt IL 14, AN 2, Aero 45 Chuyến bay nội địa đầu tiên được khai trương vào tháng 9/1956.
Giai đoạn 1976 - 1980 đánh dấu việc mở rộng và khai thác hiệu quả nhiều tuyến bay quốc tế đến các các nước châu Á như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan, Phi- lip-pin, Ma- lai-xia và Singapore. Vào cuối giai đoạn này, hàng không dân dụng Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế ( ICAO).
Tháng 4 năm 1993 chính là thời điểm lịch sử khi Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) chính thức hình thành với tư cách là một tập đoàn kinh doanh vận tải hàng không có quy mô lớn của Nhà nước. Vào ngày 27/05/1996, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam được thành lập trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng không, lấy Vietnam Airlines làm nòng cốt.
Tiến trình phát triển
Vào ngày 20/10/2002, Vietnam Airlines giới thiệu biểu tượng mới - Bông Sen Vàng, thể hiện sự phát triển của Vietnam Airlines để trở thành Hãng hàng không có tầm cỡ và bản sắc trong khu vực và trên thế giới. Đây là sự khởi đầu cho chương trình định hướng toàn diện về chiến lược thương hiệu của Vietnam Airlines, kết hợp với những cải tiến vượt trội về chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng đường bay và đặc biệt là nâng cấp đội máy bay .
Tháng 10/2003, Vietnam Airlines tiếp nhận và đưa vào khai thác chiếc máy bay hiện đại với nhiều tính năng ưu việt Boeing 777 đầu tiên trong số 6 chiếc Boeing 777 đặt mua của Boeing. Sự kiện này đánh dấu sự khởi đầu của
chương trình hiện đại hóa đội bay của hãng. Ba năm sau đó, Vietnam Airlines trở thành một trong những hãng hàng không có đội bay trẻ và hiện đại nhất trong khu vực.
Hãng hàng không đẳng cấp thế giới
Trong vòng 15 năm qua, với tốc độ tăng trưởng trung bình hơn 10%/ năm (trừ giai đoạn khủng hoảng tài chính ở châu Á năm 1997), Tổng Công ty Hàng không Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và vươn lên trở thành một hãng
hàng không có uy tín trong khu vực châu Á nhờ thế mạnh về đội bay hiện đại, mạng bay rộng khắp và lịch nối chuyến thuận lợi, đặc biệt là tại Đông Dương. Khởi đầu với những chuyến bay nội địa không thường lệ, ngày nay mạng
đường bay của Vietnam Airlines đã mở rộng đến 20 tỉnh, thành phố trên cả nước và 40 điểm đến quốc tế tại Mỹ, Châu Âu, Úc và Châu Á.
Năm 2 006, sau khi được đạt được chứng chỉ uy tín về an toàn khai thác của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế ( IATA), Vietnam Airlines đã chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế và khẳng địnhc hất lượng dịch vụ mạng tiêu chuẩn quốc tế của mình.
Hướng tới tương lai
Nhằm khẳng định thương hiệu quốc tế và thế mạnh về đội bay trẻ, hiện đại, Vietnam Airlines đã để lại ấn tượng mạnh mẽ khi cùng với Công ty cho thuê tàu bay Việt Nam (VALC) mà Vietnam Airlines là một trong những sáng lập viên, ký một hợp đồng mua máy bay lớn gồm 12 chiếc Boeing 787, 10 chiếc Airbus A350 - 900, 20 chiếc Airbus A321 và 5 chiếc ATR72 - 500 trong năm 2007. Vietnam Airlines hy vọng sẽ mở rộng đội bay lên mức 104 chiếc máy bay hiện đại vào năm 2015 và 1 50 chiếc vào năm 2020.
Lãnh đạo Tổng công ty hàng không Việt Nam Chủ tịch Hội đồng quản trị : Ông Nguyễn Sỹ Hưng
Tổng giám đốc: Ông Phạm Ngọc Minh
Phó Tổng giám đốc :
Ông Phan Xuân Đức Ông Nguyễn Văn Hưng Ông Trịnh Hồng Quang Ông Phạm Viết Thanh Ông Dương Trí Thành Ông Trịnh Ngọc Thành
Đối tác hàng không
Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách,Vietnam Airlines đã, đang và tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với liên minh các hãng hàng không khác trong khu vực và trên thế giới. Thông qua các quan hệ hợp tác này, Vietnam Airlines sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của hành khách đi đến các điểm đến trên toàn thế giới.
American Airlines
Hợp tác khai thác các chuyến bay Narita - Chicago, Narita - Dallas Fort Worth, Narita - New York, Paris - Dallas Fort Worth, Paris - Chicago, Paris - Boston, Paris - Miami,
Paris - New York, Frankfurt - Dallas Fort Worth, Frankfurt - Chicago, Dallas Fort Worth - Washington, Dallas Fort Worth - Oklahoma, Dallas Fort Worth - Bost on, Dallas Fort Worth - Houston, Dallas Fort Worth - Denver, Dallas
Fort Worth - Miami, Dallas Fort Worth - Atlanta.
Japan Airlines
Hợp tác khai thác các chuyến bay Hà Nội - Osaka, Hà Nội - Narita, Tp. Hồ Chí Minh - Narita, Sapporo - Osaka, Osaka - Haneda, Fukuoka - Miy az aki, Hà Nội - Nagoya, Tp. Hồ Chí Minh - Osaka, Tp. Hồ Chí Minh - Fukuoka.
Korean Air
Hợp tác khai thác các chuyến bay Hà Nội - Seoul, Tp. Hồ Chí Minh - Seoul, Hà Nội - Siem Reap.
China Airlines
Hợp tác khai thác các chuyến bay Taipei - Los Angeles , Taipei - San Francisco o, Hà Nội - Taipei, Tp. Hồ Chí Minh - Taipei.
Cathay Pacific
Hợp tác khai thác các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh - Hongkong, Hà Nội - Hong Kong.
Qantas Airways
Hợp tác khai thác các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh - Sydney, Tp. Hồ Chí Minh - Melbourne.
China Southern Airlines
Hợp tác khai thác các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh - Canton, Hà Nội - Canton.
Philippines Airlines
Hợp tác khai thác các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh - Manila.
Garuda Indonesia
Hợp tác khai thác các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh - Singapore, Singapore - Jakarta
Lao Airlines
Hợp tác khai thác các chuyến bay Hà Nội -
Vientiane, Hà Nội - Luang Prabang
Vasco
Hợp tác khai thác các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh - Chu Lai, Tp. Hồ Chí Minh - Côn Đảo, Tp. Hồ Chí Minh - Tuy Hòa, Tp. Hồ Chí Minh - Ca Mau
Cambodia Angkor Air
Hợp tác khai thác trên các chuyến bay Tp. Hồ Chí Minh - Siêm Riệp, Tp. Hồ Chí Minh - Phnom Penh, Phnôm Pênh - Siêm Riệp
Biểu tượng Bông Sen Vàng
Ngày 20/10/2002 Vietnam Airlines tổ chức lễ giới thiệu biểu tượng mới “Bông Sen Vàng”. Đây là mốc đánh đấu sự thay đổi toàn diện của Vietnam Airlines với chương trình hiện đại hoá đội ngũ máy bay , mở rộng mạng đường bay và hoàn thiện chất lượng dịch vụ để trở thành một hãng hàng không có tầm cỡ trong khu vực và trên thế giới.
Hoa Sen một hình tượng có ý nghĩa hết sức đặc biệt đối với người Việt Nam. Hoa Sen biểu hiện cho sự khai sáng và hoàn mỹ; vừa đời thường lại vừa cao quý , linh thiêng; vừa duyên dáng, mềm mại, nhưng không kém phần cứng cáp, đĩnh đạc. Đó là những phẩm chất quý giá của Hoa Sen và là lý do để Vietnam Airlines lựa chọn Hoa Sen làm biểu tượng mới của mình. Màu vàng của Hoa Sen tượng trưng cho chất lượng và sự hoàn hảo, sang trọng.
Việt Nam airlines đã đưa r a các khẩu hiệu:
Khi chọn Việt Nam là địa điểm tổ chức của sự kiện, Vietnam Airlines sẽ là sự lựa chọn tối ưu để trở thành Hãng hàng không vận chuyển chính thức.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được giảm thiểu công việc và tiết kiệm thời gian vì hơn ai hết, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và dày kinh nghiệm của Vietnam Airlines sẽ giúp bạn gắn kết các chi tiết để tạo nên một sự kiện thành công, điều đặc biệt quan trọng nếu lần đầu tiên bạn tổ chức sự kiện tại Việt Nam.
Các lợi ích khi chọn Vietnam Airlines trở thành là Hãng hàng không vận chuyển chính thức:
· Được hỗ trợ chuyến đi khảo sát điểm đến Việt Nam nếu sự kiện của bạn sẽ có trên 200 đại biểu quốc tế;
· Được xem xét giảm giá vé trên các chuyến bay của Vietnam Airlines;
· Được tài trợ vé miễn giảm cước cho đại diện Ban Tổ chức hoặc Diễn giả do Ban Tổ chức mời;
· Ưu tiên cho đoàn khách trong việc làm thủ tục cho chuyến bay và sắp xếp ngồi cùng khu vực trên máy bay.
Hiện nay Vietnam Airlines chấp nhận hai loại vé:
Vé điện tử: Hành khách cần mang theo tờ thông tin vé điện tử. Toàn bộ thông tin về vé điện tử của hành khách được lưu giữ tại kho dữ liệu của Hãng vận chuyển.
Vé giấy: hành khách cần mang theo vé giấy với tờ vận chuyển còn hiệu lực cho chặng bay thực hiện.
TÓM TẮT CASE VÀ Ý NGHĨA CÂU HỎI:
Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) trong năm qua đạt mức tăng trưởng ấn tượng nhờ nhiều yếu tố thuận lợi. Tuy nhiên, hãng đang vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ khi nhiều hãng hàng không quốc tế lớn , đặc biệt là hàng không giá rẻ, vào Việt Nam .
Vietnam Airlines đã kinh doanh trong một môi trường có nhiều thuận lợi. Năm 2005, du lịch phát triển tốt cùng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trong môi trường an ninh, chính trị ổn định. Hàng loạt sự kiện kinh tế mang tính toàn cầu diễn ra, như Việt Nam gia nhập WTO, tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh APEC, Mỹ thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn... Những yếu tố nào tác động tích cực đến thị trường vận tải hàng không nói chung và của Vietnam Airlines nói riêng.
Những thách thức rất lớn như giá xăng dầu tăng cao, thị trường thuê mua máy bay khan hiếm, sự cạnh tranh giữa các hãng hàng không trên đường bay quốc tế trở nên gay gắt.
Đáng lưu ý là tình hình cạnh tranh trên thị trường hàng không ngày càng khốc liệt, với sự tham gia của nhiều hãng hãng không quốc tế lớn và một số hãng hàng không giá rẻ.
Tuy nhiên Vietnam Airlines đã kiên trì thực hiện định hướng chiến lược dài hạn, kết hợp với chính sách điều hành linh hoạt, chủ động nhằm đa dạng hóa sản phẩm cũng như các mức giá vé để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả khai thác. Có thể đưa ra một ví dụ thực tế, nhờ chính sách này , hiệu quả khai thác đã được cải thiện rõ rệt, hệ số sử dụng ghế mùa thấp điểm năm 2006 so với 2005 đã cải thiện trung bình trên toàn mạng quốc tế là 3%, giúp tăng thêm doanh thu hàng chục triệu đôla Mỹ.
Năm 2 006 cũng đánh dấu năm thứ 10 liên tiếp Vietnam Airlines đảm bảo an toàn bay tuyệt đối trong khai thác hàng không. Ngày 7/7/2006, Vietnam Airlines đạt được chứng chỉ về an toàn khai thác bay của Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế ( IATA), gọi tắt là IOSA. Đây là cơ sở để hãng có thể tham gia vào các liên doanh, liên kết hàng không trên thế giới. Một trong những dấu mốc quan trọng khác là ngày 5/12/2006, IA TA đã chính thức kết nạp Vietnam Airlines là thành viên của tổ chức này. Điều đó thể hiện sự chủ động hội nhập của hàng không Việt Nam trong quá trình toàn cầu hoá. Tổng Công ty cũng sẵn sàng đón nhận những thách thức trong một thị trường hàng không quốc tế đa chiều, nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thử thách, cạnh tranh.
Các biện pháp nhằm duy trì mức tăng trưởng đồng thời kiện toàn và phát triển bền vững toàn hệ thống.
Thứ nhất, tập trung toàn bộ nguồn lực đầu tư phát triển đội máy bay theo hướng đi thẳng vào công nghệ mới, hiện đại, tăng tỷ lệ máy bay sở hữu, phù hợp về mặt chủng loại và đủ số lượng theo yêu cầu của thị trường.
Thứ hai, đầu tư phát triển nguồn nhân lực đặc thù đòi hỏi kỹ thuật cao như phi công, kỹ sư và thợ kỹ thuật bậc cao có khả năng tiếp thu và tự vận hành khai thác , bảo dưỡng các loại máy bay mới hiện đại. Song song với đó là đầu tư phát triển các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo dưỡng kỹ thuật, thương mại một cách đồng bộ.
Thứ ba, quy hoạch phát triển mạng đường bay quốc tế và quốc nội theo mô hình trục - nan, ưu tiên phát triển đường bay đến các thị trường nguồn, trọng điểm, phục vụ phát triển kinh tế và du lịch của Việt Nam, biến Việt Nam thành cửa ngõ của các nước Đông Dương..
Thứ tư, củng cố, nâng cao chất lượng dịch vụ, theo hướng đảm bảo sự ổn định của chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Thứ năm, trên cơ sở kinh nghiệm thực tế hoạt động hơn 10 năm qua, tập trung kiện toàn hệ thống tổ chức, quy trình quản lý mới nhằm nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh theo hướng tiếp tục tiến hành cổ phần hoá và triển khai mô hình quản lý theo hình thức công ty mẹ - con.
Đối với vận tải hàng không, trong năm 2007 và những năm tới, Tổng Công ty tiếp tục củng cố và phát triển đội bay và mạng bay hiện có, nâng cao hiệu quả khai thác từng đường bay . Đặc biệt, chúng tôi sẽ chú trọng vào việc thực hiện đề án mở đường bay thẳng tới Mỹ trong thời gian sớm nhất. Vietnam Airlines sẽ tiếp tục triển khai vé điện tử và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin về triển khai vé điện tử, thương mại điện tử, đảm bảo từ 1/1/2008 đáp ứng được yêu cầu của IATA . Đồng thời, hoàn thiện các quy định về an toàn, an ninh trong khai thác, ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ một cách đồng bộ theo tiêu chuẩn ISO và Luật Hàng không Dân dụng Việt Nam.
Tổng Công ty sẽ đổi mới hệ thống quản lý theo mô hình công ty mẹ - con, duy trì và phấn đấu tăng trưởng bền vững, tập trung ổn định sản phẩm trên thị trường, chủ động khai thác các lợi thế để nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Vậy VietNam airlines đã làm gì để thể hiện sự linh hoạt trong cạnh tranh.?
Và những hoạt động marketing quốc tế nào mà Vietnam airlines phải thực hiện để phát triển thương hiệu cũng như mở rộng phạm vi kinh doanh của mình r a toàn cầu?
TRẢ LỜI CÂU HỎI:
Sự linh hoạt trong cạnh tranh của Vietnam airlines thể hiện qua các chiến lược sau:
Cạnh tranh trên từng đường bay:
Trước sự tăng trưởng lớn mạnh của thị trường hàng không Việt Nam, hàng chục hãng bay trong nước và quốc tế đã bắt đầu “ lên dây cót” cho cuộc chiến cạnh tranh giành thị phần của mình. Động thái đầu tiên của các hãng là tăng chuyến trên các đường bay đã có từ trước cho lịch bay mùa đông.
Hãng hàng không Nhật Bản All Nippon Airway tăng tần suất bay TP HCM
- Tokyo lên thêm một chuyến/tuần, đưa tổng số chuyến bay lên 5 chuyến/tuần. Thai Airway, tăng chuyến TPHCM - Bangkok kể từ tháng 10/2007, nâng tổng số chuyến bay đến Tp.HCM đến 17 chuyến và tổng số ch uy ến bay tới Việt Nam là 31 chuyến/tháng.
Trước kế hoạch cạnh tranh mạnh mẽ của các hãng hàng không quốc tế, các hãng hàng không trong nước cũng bắt đầu “tăng ga” . Vào ngày 21/9 tới, Pacific Airlines sẽ mở thêm tuyến đường bay TPHCM - Nha Trang nhằm thu hút lượng lớn khách du lịch trong nước cùng hàng loạt chiến lược khác về tài chính, công nghệ.
Trước đó, Vietnam Airlines cũng tăng cường đường bay Hà Nội - Bus an phục vụ cho các doanh nhân và khách du lịch của Việt Nam, Hàn Quốc.
Ví như, thị trường Việt Nam - Thái Lan hiện đang có 8 hãng khai thác trong đó đã có tới 5 hãng của Thái Lan. Thị trường Việt Nam-Đài Loan có 7 hãng khai thác . Con số 6 hãng là của đường bay Việt Nam - Trung Quốc và 5 của Việt Nam - Singapore.
Tại thị trường này , năm 2006, các hãng bay Việt Nam chiếm con số khiêm tốn 21% Đông Nam Á và 41% và Đông Bắc Á.
Chủ động hội nhập khi nhiều hãng hàng không chuẩn bị “ cất cánh” :
Việc cạnh tranh không những diễn ra nóng bỏng với hàng chục hãng hàng không đã có tên tuổi trong và ngoài nước, nhiều hãng hàng không tư nhân, nhiều tập đoàn doanh nghiệp cũng bắt đầu “bước chân” vào lĩnh vực đầy hấp dẫn này.
Với việc khuyến khích sự tham gia của nhiều doanh nghiệp p v vào thị trường hàng không của Chính phủ, n hiê u chuyên gia dự đoán 2008 sẽ là năm đột phá của thị trường hàng không Việt Nam.
Vietnam airline cũng không nằm ngoài làn sóng này . Nên đã chủ động hội nhập bằng cách kết nạp vào tổ chức IATA (Hiệp hội hàng không quốc tế)
Linh hoạt, chủ động đa dạng hoá sản phẩm cũng như các mức giá vé để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả khai thác:
VNA tung ra giá vé linh hoạt mới trên một số đường bay đến Đà Lạt, Phú Quốc, Nha Trang.
Thay vì chỉ có một mức giá như trước, hành khách có 3 loại giá để lựa chọn gồm giá phổ thông linh hoạt (L), giá phổ thông ( M) và giá tiết kiệm ( R) . Mức giá cao nhất không có điều kiện hạn chế; hành khách có thể thay đổi hành trình, đổi ngày bay , chuyến bay mà không phải trả thêm khoản lệ phí nào, phù hợp với đối tượng khách kinh doanh, công vụ và không có kế hoạch trước. Hành khách cũng có thể mua các loại giá tiết kiệm, giảm 25% so với loại giá phổ thông linh hoạt, đi kèm đó là các điều kiện và phải mua trước khi khởi hành ít nhất 5 ngày.
Cụ thể: nhờ chính sách này, hiệu quả khai thác đã được cải thiện rõ rệt, hệ số sử dụng ghế mùa thấp điểm năm 2006 so với 2005 đã cải thiện trung bình trên toàn mạng quốc tế là 3%, giúp tăng thêm doanh thu hàng chục triệu
đô la Mỹ.
Phát triển đường bay, mạng bay và nâng cao hiệu quả từng đường bay:
Vào ngày 13/1/2010, Tổng công ty Hàng không Việt Nam khai trương đường bay thẳng giữa Hà Nội và Ô-sa- ka ( Nhật Bản) với tần suất 5 chuyến/tuần vào các ngày thứ Hai, thứ Tư, thứ Năm, thứ Bảy và Chủ Nhật bằng máy bay Airbus A321; nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại giữa Nhật Bản nói chung, khu vực Kansai nói riêng và thực hiện kế hoạch phát triển mạng đường bay của Vietnam Airlines tới các thị trường trọng điểm.
Sau hơn 10 năm dừng khai thác, Vietnam Airlines sẽ nối lại đường bay giữa Vinh - Hà Nội từ ngày 19/5/2010 với tần suất 5 chuyến/tuần.
Từ ngày 12/1/2010, hãng hàng không Nhật Bản Japan Airlines (JAL) chính thức ngừng đường bay Kansai- Hà Nội, do đó Vietnam Airlines đã quyết định tự khai thác đường bay này nhằm đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng, đồng thời đây cũng là bước đi quan trọng nhằm mở rộng khai thác thị trường hàng không Nhật Bản.
Đưa ra những dự án mở đường bay thẳng tới Mỹ.
Triển khai vé điện tử: Vietnam Airlines muốn triển khai bán vé điện tử để thuận tiện hơn cho khách hàng, là giải pháp tránh tụt hậu khi hội nhập kinh tế.
Bán vé điện tử:
Khi khách hàng đặt vé qua mạng và thanh toán, một hóa đơn sẽ xuất hiện trên hệ thống máy tính xác nhận chuyến đi. Sau đó, khách hàng sẽ nhận được một thông báo ( kiểu email) xác nhận đã đặt chỗ. Hành khách có thể tự in ra thông báo này. Khi đến sân bay , hành khách tự mình làm thủ tục chuyến bay trên các thiết bị tự động (kiosk) cùng với giấy tờ tùy thân để nhân viên hàng không đối chiếu.
Vé điện tử là một phần trong đường lối tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng phục vụ hành khách do Hiệp hội Hàng không quốc tế (IATA) khởi xướng
và V N cũng không nằm ngoài xu thế này. Theo IATA, chi phí phát hành một tấm vé bằng giấy tốn khoảng 10 USD, trong khi chỉ mất 1 USD cho vé điện tử.
Những hoạt động marketing quốc tế Vietnam airlines phải thực hiện để phát triển thương hiệu cũng như mở rộng phạm vi kinh doanh của mình ra toàn cầu:
Tăng cường đầu tư ngân sách cho quảng cáo, truyền thông và quảng bá doanh nghiệp tại thị trường nước ngoài.
Hợp tác với các DN nước ngoài, sử dụng thương hiệu toàn cầu của họ để mở rộng thị trường cho mình, tiếp thu công nghệ tiên tiến và xây dựng những lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, có thể liên minh với nhau để cùng xây dựng một thương hiệu – tạo đối trọng cho Vietnam airlines trong các hoạt động hợp tác với các DN nước ngoài trong nhiều lĩnh vực như: Các hãng hàng không, Công ty du lịch, điểm du lịch và cũng có thể là một Quốc gia. Những lợi ích cho các thành viên tham gia liên minh là rất lớn, đó là hiệu quả kinh tế từ việc chia sẻ khách hàng, chia sẻ đối tác và nhất là việc quảng bá chung cho một thương hiệu sẽ giúp Vietnam airlines giảm thiểu chi phí trong khi vẫn đạt được hiệu quả mong muốn.
Kết hợp với Chính phủ Việt Nam để được cùng tham dự các diễn đàn kinh tế thế giới thông qua đó tìm các đối tác chiến lược lớn lầu dài cho Vietnam airlines, cũng như xây dựng hình ảnh Vietnam airlines là một hãng hàng không lớn được sự hỗ trợ từ Chính phủ.
Ngoài những chiến lược quảng bá thông qua các kênh truyền thông quốc tế, Vietnam Airline cần kết hợp thêm với các chương trình quảng bá du lịch của chính phủ Việt Nam như chương trình quảng cáo giới thiệu “ Đất Nước và Con Người Việt Nam” trên các phương tiện truyền thông đại chúng quốc tế nhằm tận dụng triệt để hiệu quả của ngân sách quảng cáo của mình cũng như gắn kết hình ảnh Vietnam airlines đẹp, thân thiện như đất nước và con người Việt Nam.
Mở rộng chương trình thẻ VIP Bông Sen Vàng ra thị trường nước ngoài bằng hình thức kết hợp với các khách sạn 5 sao, Trung Tâm Thương Mại Lớn,
Khu Du Lịch tại các thị trường nước ngoài mục tiêu để phát hành thẻ thành viên cho khách hàng của họ. Đây là một hình thức Marketing trực tiếp với ngân sách thấp nhưng đầy hiệu quả.
Luôn đảm bảo của chất lượng dịch vụ cho khách hàng và luôn tạo sự đột phá với những điều lý thú, hấp dẫn hành khách khi sử dụng các chuyến bay Vietnam airlines cụ thể như: Quà tặng lưu niệm, phục vụ món ăn độc đáo, phong cách phục vụ chuyên nghiệp. thân thiện, cung cấp những tiện nghi như phục vụ phim ảnh, ca nhạc , camera quan sát, giới thiệu điểm đến trên hệ thống màn hình LCD, truyện tranh cho thiếu nhi... Nhằm tạo một ấn tượng đẹp trong tâm trí khách hàng.
Ngoài ra, Tham dự các chương trình tài trợ thiên tai của các nước nghèo trên thế giới nhằm mang lại tính trách nhiệm xã hội tạo niềm tin và lại hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng trên toàn cầu. Cụ thể như hỗ trợ chuyến bay vận tải để chở hàng cứu trợ đến trận bảo tại các tỉnh của Philippin
Tăng cường các dịch vụ hàng không giá rẻ nhưng vẫn giữ nguyên chất lượng cao và an toàn bay cho những thị trường chủ chốt, khách hàng chủ chốt.

File đính kèm:

  • docxtieu_luan_vietnam_airlines_linh_hoat_de_canh_tranh.docx