Tiểu luận Xây dựng văn hoá xe buýt Hà Nội: Khả năng và hiện thực
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Xây dựng văn hoá xe buýt Hà Nội: Khả năng và hiện thực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Xây dựng văn hoá xe buýt Hà Nội: Khả năng và hiện thực
MỤC LỤC Lời mở đầu. 2 Nội dung. 3 I. Hiên trạng của vấn đề văn hoá xe buýt ở Hà Nội hiện nay và một số nguyên nhân. 3 Về phía nhà xe. 3 Về phía hành khách. 5 II. Một số điều kiện thúc đẩy việc xây dựng thành công văn hoá xe buýt Hà Nội. 6 Về phía Tổng công ty Vận tải Hà Nội. 6 Về phía hành khách. 6 Kết luận. 8 Tài liệu tham khảo 9 LỜI MỞ ĐẦU Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu đi lại của người dân ngày càng tăng nhất là những nơi tập trung đông dân cư như tai địa bàn Hà Nội. Và giao thông đô thị đã trở thành một chủ đề nóng bỏng của cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng. Việc công ty vận tải Hà Nội đưa các tuyến xe buýt vào hoạt động đã trở thành một tất yếu khách quan, đáp ứng được nhu cầu của đông đảo người dân, góp phần cải thiện ách tắc và tai nạn giao thông. Với kiến thức triết học nhỏ bé của mình, em mạnh dạn chọn đề tài: “Xây dựng văn hoá xe buýt Hà Nội - Khả năng và hiện thực”. Vì thời gian và tầm hiểu biết còn hạn hẹp, chắc chắn bài viết còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn! PHẦN NỘI DUNG I- Hiện trạng của vấn đề văn hoá xe buýt ở Hà Nội hiện nay và một số nguyên nhân. 1. Về phía nhà xe Dù ở bất cứ nơi đâu chúng ta cũng cần phải cư xử có văn hoá, nhất là trên xe buýt nơi tập trung nhiều tầng lớp và độ tuổi khác nhau. Điều này đòi hỏi mỗi chúng ta cả hành khách lẫn về phía nhà xe cần phải nỗ lực hơn nữa để xây dựng một nền văn hoá xe buýt ngày càng tiên tiến và lành mạnh. Trước hết về phía nhà xe,Tổng công ty xe buýt Hà Nội với đội ngũ nhân viên hơn 3000 người: nhân viên lái xe, nhân viên bán vé đang từng ngày, từng giờ phục vụ hành khách tận tình và chu đáo. Phần lớn các lái xe đều tuân thủ đúng luật lệ giao thông, đón và trả khách đúng bến, đúng lịch trình quy định, lái xe điềm đạm bình tĩnh tạo tâm lý an tâm cho hành khách. Nhân viên bán vé hoàn thành tốt trách nhiệm của mình là bán vé và kiểm soát vé. Không chỉ có vậy, họ còn nhiệt tình với khách đi xe, như phục vụ tận tình niềm nở, giúp đỡ người già và phụ nữ có thai. Trước khi xuống bến họ thường nhắc trước địa danh điểm đến, ai vi pham nội quy họ cũng nhăc nhở một cách lịch sự và điềm đạm, thậm chí đôi khi họ còn xách hộ đồ lên và xuống xe cho khách. Ngoài ra với hệ thống máy lạnh trên xe tạo cho hành khách cảm giác mát mẻ trong những ngày hè nóng bức và hệ thống đài phát thanh mang lại cho hành khách nhiều thông tin bổ ích và tâm lí thoải mái khi đi xe. Nhưng bên cạnh những mặt tích cực đó còn nhiều phần tử là “con sâu làm rầu nồi canh” trong khi khẩu hiệu “Hãy cùng chúng tôi tạo nên một nét văn hoá trên xe buýt” dán ngay cửa xuống. Trước tiên ta nói tới lái xe, hiện nay xảy ra rất nhiều hiện tượng xe buýt chạy ẩu trên đường phố gây ra không ít nỗi “kinh hoàng”cho người đi đường. Họ lái xe rất liều lĩnh nhiều khi chèn ép xe máy, xe đạp cùng chiều, lấn đường, lấn làn, bất thình lình tấp vào lề đường. Không chỉ có vậy, trên xe khi khách chưa lên hoặc xuống hết họ đã đóng cửa làm khách có thể bị ngã, kẹp tay. Trên một số tuyến -xe, có hiện tượng lái xe khi điều khiển xe còn mở băng đĩa nhạc không lành mạnh với âm lượng lớn, nội dungcác bài hát thì xuyên tạc một cách thô tục dù trên xe có nhiều sinh viên và người già. Cụ thể là“Tuyến xe số 29, Biển kiểm soát 29T- 3160” (1). Đây là một hành vi thiếu văn hoá nơi công cộng, thiếu tôn trọng hành khách, truyền bá văn hoá phẩm có nội dung độc hại không phù hợp thuần phong mĩ tục Việt Nam. Lái xe đã làm cho hành khách đi xe “sợ hãi” đến vậy thì các nhân viên bán vé còn làm cho “dân đi xe buýt” nhà ta “kinh hoàng” hơn. Một số nhân viên có thái độ ngông nghênh, cục cằn, vô lễ thiếu tôn trọng hành khách, phát ngôn một cách bừa bãi và thô tục. Ví như tuyến xe số 19, biển kiểm soát 29T – 4722 đã có hành vi chửi khách và khi khách chưa kịp vào chỗ ngồi thì nhân viên bán vé đã đẩy khách khiến họ rất bất bình. Không những thế, họ còn có kiểu đối xử rất buồn cười: phân biệt dân ngoại tỉnh, phải chăng những người dân đó chậm xuất trình vé hay đưa tiền, cũng có thể họ đứng trên xe chưa gọn gàng, đành là thế nhưng là người làm công ăn lương của nhà nước (hay của nhân dân hoặc cụ thể hơn là của những người bỏ tiền ra để đi xe buýt) họ không thể cư xử một cách thiếu văn hoá như vậy được, đạo đức lương tâm họ để đâu? Như vậy đã thật quá quắt, nhưng hành hung khách thì không thể chấp nhận được. “ Ngày 16/10/2004, hai nhân viên xe buýt mặc sắc phục, Biển kiểm soát 29T – 3383 (tuyến 26) của xí nghiệp xe buýt Thăng Long (thuộc tổng công ty vận tải Hà Nội) trong đó có một người cầm ống tuýp nước hung hăng đuổi đánh hai hành khách nằm vật ra lòng đường không thể đứng lên được. Hai hành khách đen đủi ấy đã bị chấn thương nặng”(2). Cách đó không lâu, “ngày 25/10/2004 để thoát nút tắc ở Ngã tư sở, một xe máy len lên phía trước tạt qua đầu xe buýt. Lập tức lái xe vác một thanh tuýp dài hùng hổ nhảy xuống và phang vào lưng người đi xe máy”(3). Các vụ việc này đã được lên tiếng và phản ánh rất nhiều, mặc dù bên phía Tổng công ty vận tải Hà Nội đã xử phạt với những nhân viên này nhưng việc đó có lẽ không đủ mạnh để lấy lại niềm tin của hành khách. Thiết nghĩ cần phải có nhiều biện pháp cụ thể hơn nữa để giải quyết triệt để vấn đề này, để xe buýt trở thành một nét văn minh thực sự của thủ đô Hà Nội như các khẩu hiệu đã từng giương cao. 2. Về phía hành khách Phần lớn hành khách đi xe buýt là học sinh, sinh viên và một số cán bộ công nhân viên chức, đều là những người có tri thức và được giáo dục tử tế. Họ đi xe buýt bởi giá cả phải chăng, lại giảm được nguy cơ tai nạn và ách tắc giao thông. Nhiều hành khách chấp hành rất nghiêm túc các nội quy trên xe như không ăn và vứt kẹo cao su bừa bãi, không hút thuốc trên xe, không chỉ có vậy họ còn nhắc nhở những người đi cùng xe với mình. Họ cũng thường nhường ghế cho người già và phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều điều cần bàn tới ở đây. Những hành khách đi xe đa số là sinh viên nhưng một số lại có những biểu hiện rất vô văn hoá như ung dung gác chân lên ghế, ngồi lên thành ghế, ăn kẹo cao su mặc không biết xung quanh mình có những ai. Khi xe đang bật điều hoà họ còn mở cửa kính, khi thấy các cụ già, em nhỏ và phụ nữ mang thai họ còn “giả vở ngủ” để khỏi phải nhường ghế. Tiếp đó là nạn trốn vé, lậu vé và vé giả. Họ có thể làm tem giả, vé giả thậm chí ảnh giả mà hầu như không để lại dấu vết. Việc này nhiều khi nằm ngoài tầm kiểm soát của các nhân viên soát vé bởi lượng hành khách quá đông nhất là vào giờ cao điểm. Nếu phát hiện được, nhân viên soát vé cũng không thể làm gì khác được ngoài việc đuổi khách xuống xe. Thiết nghĩ cần có một chế tài xử lý những thành phần sử dụng vé giả, đó là mong muốn của nhiều nhân viên và lái xe buýt. II. Một số điều kiện thúc đẩy việc xây dựng thành công văn hoá xe buýt ở Hà Nội. 1. Về phía Tổng công ty vận tải Hà Nội (Transerco) Tổng công ty vận tải Hà Nội vừa phát động chương trình thi đua chung sức đồng lòng xây dựng văn hoá xe buýt. Đây là một chiến dịch rất có ý nghĩa và hiệu quả để nâng cao chất lượng phục vụ, chất lượng đoàn phương tiện. Nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông, ý thức giữ gìn phương tiện trong đội ngũ lái xe và nhân viên bán vé cũng như phong cách giao tiếp, thái độ phục vụ văn minh đối với hành khách. Không những thế, qua đây Tổng công ty còn tập trung kiểm tra giám sát các hoạt động trên các tuyến xe và chỉ đạo công tác chống thất thoát doanh thu và các trường hợp gian lận trong sử dụng vé tháng. Đây cũng là lần đầu tiên đội ngũ nhân viên hỗ trợ Marketing điều hành - kiểm tra, giám sát tuyến đường, điều hành tuyến và lực lượng kiểm tra của các xí nghiệp, không chỉ đơn thuần đóng vai trò kiểm tra giám sát mà cũng sẽ tham gia thi đua để tìm ra các cá nhân ưu tú. Hiện nay Tổng công ty đang nghiên cứu phương án thành lập tổ kiểm tra giám sát những lái xe vi phạm, đề xuất hình thức xử lý, kỷ luật xứng đáng. Ngoài ra, công ty cũng chú trọng tuyển chọn kỹ, loại bỏ những lái xe và nhân viên bán vé hành xử côn đồ và thiếu văn hoá. Đó là về phía Tổng công ty, tuy nhiên đội ngũ nhân viên cũng cần phải tuân thủ đúng nội quy đưa ra, đồng thời phải thực sự đổi mới tác phong phục vụ khách hàng, thực sự coi khách hàng là thượng đế. 2. Về phía hành khách Các khách hàng nên hưởng ứng tham gia phong trào “Xây dựng văn hoá xe buýt” bằng cách tham gia viết bài cho cuộc thi do Tổng công ty phát động, đồng thời bằng những hành động thiết thực như chấp hành tốt nội quy, quy định của nhà xe. Khi lên, xuống xe phải đúng cửa, phải mua vé và phải xuất trình vé tháng nếu có, trên xe phải giữ trật tự, nhường ghế cho người già, trẻ em và phụ nữ mang thai, không hút thuốc lá, ăn kẹo cao su Nếu tham gia mua vé tháng thì nên mua đều đặn hàng tháng không trốn vé, sử dụng vé giả. Bằng những hiểu biết của mình, tuyên truyền cho mọi người để văn hoá xe buýt ngày một tiên tiến và lành mạnh. Vì một thủ đô văn minh và hiện đại. KẾT LUẬN Xe buýt mới được đưa vào hoạt động trong một vài năm gần đây. Tuy nhiên nó đã thể hiện được ưu thế của mình trong việc giảm ách tắc và tai nạn giao thông, tạo sự thuận lợi cho khách hàng và đã trở thành một phương tiện khá phổ biến với người dân trên địa bàn thành phố. Bên cạnh những ưu điểm trên cũng còn khá nhiều bất cập, nổi bật trong đó là văn hoá trên xe buýt, trên xe còn có nhiều biểu hiện không lịch sự làm mất đi thuần phong mỹ tục của con người Việt Nam. Muốn phát triển hệ thống xe buýt trong thủ đô ngày một tốt hơn, chúng ta phải quan tâm tới nhiều vấn đề. Đặc biệt quan tâm tới “ Văn hoá trên xe buýt”, đây chính là một trong những điều kiện cần thiết và quan trọng để cho mọi người sử dụng xe buýt nhiều hơn nữa. Từ những mặt tích cực và tiêu cực trên, chúng ta phải tiếp tục phát huy và rút kinh nghiệm để đem lại cho hành khách đi xe buýt có được cảm giác thoải mái va dễ chịu trên những chuyến đi . TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo nhân dân ra ngày 27/01/2005 Trang web www.home.vnn.vn truy cập ngày 18/11/2004 Trang web www.home.vnn.vn truy cập ngày 18/11/2004
File đính kèm:
- tieu_luan_xay_dung_van_hoa_xe_buyt_ha_noi_kha_nang_va_hien_t.doc