Tiểu luận Xuất nhập khẩu Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay

pdf 11 trang yenvu 09/03/2024 1370
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Xuất nhập khẩu Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Xuất nhập khẩu Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay

Tiểu luận Xuất nhập khẩu Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay
1 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 
TIỂU LUẬN 
XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP ΚIΝΗ TẾ QUỐC TẾ HIỆN ΝΑΥ 
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: LẠI QUANG NGỌC 
MÃ LỚP HỌC PHẦN: 422001380209 
NHÓM: 7 
Trần Trọng Huy - 21105741 
Hồ Thị Thu Trầm - 21087711 
Đỗ Anh Hào - 21112461 
Nguyễn Công Hoàng Phúc - 21114861 
Thành Phố Hồ Chí Minh, Tháng 8 năm 2022 
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (N)
lOMoARcPSD|16911414
2 
MỤC LỤC 
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 3 
NỘI DUNG ........................................................................................................... 3 
1. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 3 
1.1. Khái niệm và nội dung hội nhập kinh tế quốc tế. 3 
1.2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam 4 
2. XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆN NAY 7 
2.1. Thực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây 7 
2.2. Chủ trương và kiến nghị phát triển xuất nhập khẩu ở Việt Nam 9 
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 10 
BẢNG PHÂN CÔNG: ........................................................................................... 11 
TÀI LIỆU THAM KHẢO: ...................................................................................... 11 
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (N)
lOMoARcPSD|16911414
3 
MỞ ĐẦU 
Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan đối với các quốc gia muốn mở mang 
quan hệ với các nước khác, với khu vực và thế giới. Hội nhập đã và đang tạo động lực cho phát 
triển lực lượng sản xuất, huy động các nguồn lực, thúc đẩy quá trình chuyên môn hoá, hiện đại 
hoá, tạo ra sự năng động và tăng trưởng cho nền kinh tế, nâng cao vị thế của mỗi khu vực, mỗi 
quốc gia trên cơ sở sử dụng hợp lý có hiệu quả các nguồn lực thông qua các quan hệ hợp tác cùng 
có lợi. Hội nhập kinh tế quốc tế mang đặc trưng kinh tế trong phạm vi quốc tế, nhằm xây dựng 
các mô hình hợp tác kinh tế khu vực ở các cấp độ khác nhau như song phương, đa phương trên 
phạm vi toàn cầu, hướng tới nhất thể hoá quan hệ kinh tế quốc tế trong khu vực, trong đó việc 
xây dựng rộng rãi khu mậu dịch tự do là một biểu hiện quan trọng. Hội nhập kinh tế quốc tế tác 
động toàn diện đến mọi mặt kinh tế - xã hội của đất nước. Trên lĩnh vực thương mại quốc tế, hội 
nhập kinh tế quốc tế không chỉ mang đến cơ hội về mở mang các quan hệ kinh tế, phát triển mở 
rộng thị trường mà còn đem lại những thách thức trong quá trình phát triển, trong đó đặc biệt 
là vấn đề nhập siêu. Việc mở rộng quan hệ ngoại thương với các đối tác vừa mang lại lợi ích thương 
mại, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước, vừa có thể phục vụ chiến lược ngoại 
giao và bảo vệ an ninh quốc phòng, chuyển từ gắn kết, phụ thuộc lẫn nhau trong quan hệ kinh tế 
tiến tới phát triển hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực giữa Việt Nam với các quốc gia và khu 
vực, đảm bảo đạt được đồng thời các mục tiêu phát triển quốc gia, ổn định chính trị - xã hội và an 
ninh quốc phòng, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường thế giới. Chính vì vậy, quốc gia nào có 
sự chuẩn bị kỹ càng để chủ động hội nhập quốc tế thì sẽ giúp phát huy được các tác động tích cực, 
đồng thời giảm thiểu được tác động tiêu cực của hội nhập quốc tế đến sự phát triển của đất nước. 
NỘI DUNG 
1. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 
1.1. Khái niệm và nội dung hội nhập kinh tế quốc tế. 
Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế: 
 Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nền 
kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẽ lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn 
mực quốc tế chung. 
Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế: 
 Thứ nhất, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập hiệu thành công 
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (N)
lOMoARcPSD|16911414
4 
Hội nhập là tất yếu, tuy nhiên, đối với Việt Nam, hội nhập không phải bằng mọi giá. Quá 
trình hội nhập phải được cân nhắc với lộ trình và cách thức tối ưu. Quá trình này đòi hỏi phải có 
sự chuẩn bị các điều kiện trong nội bộ nền kinh tế cũng như các mối quan hệ quốc tế thích hợp. 
Thứ hai, thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế. 
Hội nhập kinh tế quốc tế có thể diễn ra theo nhiều mức độ. Theo đó hội nhập kinh tế quốc 
tế có thể được coi là nông, sâu tùy vào mức độ tham gia của một nước vào các quan hệ kinh tế 
đối ngoại, các tổ chức kinh tế quốc tế hoặc khu vực. Theo đó, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 
được chia thành các mức độ cơ bản từ thấp đến cao là: Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA), Khu 
vực mậu dịch tự do (FTA), Liên minh thuế quan (CU), Thị trường chung (hay thị trường duy nhất), 
Liên minh kinh tế - tiền tệ 
Xét về hình thức, hội nhập kinh tế quốc tế là toàn bộ các hoạt động kinh tế đối ngoại của 
một nước gồm nhiều hình thức đa dạng như: ngoại thương, đầu tư quốc tế, hợp tác quốc tế, dịch 
vụ thu ngoại tệ... 
1.2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam 
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gia tăng sự liên hệ giữa nền kinh tế Việt Nam với nền 
kinh tế thế giới. Do đó, một mặt, quá trình hội nhập sẽ tạo ra nhiều tác động tích cực đối với quá 
trình phát triển của Việt Nam, mặt khác cũng đồng thời đưa đến nhiều thách thức đòi hỏi phải 
vượt qua mới có thể thu được những lợi ích to lớn từ quá trình hội nhập kinh tế thế giới đem lại. 
Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế: 
Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ là tất yếu mà còn đem lại những lợi ích to lớn trong 
phát triển của các nước và những lợi ích kinh tế khác nhau cho cả người sản xuất và người tiêu 
dùng. Cụ thể là: 
Hội nhập kinh tế quốc tế thực chất là mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại phát 
triển, tạo điều kiện cho sản xuất trong nước, tận dụng các lợi thế kinh tế của nước ta trong phân 
công lao động quốc tế, phục vụ cho các mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và chuyển 
đổi mô hình tăng trưởng sang chiều sâu với hiệu quả cao. 
Theo số liệu mới nhất, kim ngạch xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng 
và tăng mạnh hơn so với 11 tháng năm 2020. Xuất khẩu kể cả dầu thô đạt 202,4 tỷ USD, tăng 9,2% 
so với cùng kỳ, chiếm 72,3% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 200,8 tỷ USD, 
tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 71,7% kim ngạch xuất khẩu cả nước trong năm 
2020.Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài đạt 167,8 tỷ USD, tăng 12,3% so cùng kỳ và chiếm 
64,3% kim ngạch nhập khẩu cả nước.Tính chung trong năm 2020, khu vực đầu tư nước ngoài xuất 
siêu 34,6 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 33 tỷ USD không kể dầu thô, bù đắp phần nhập siêu 
15,6 tỷ USD của khu vực trong nước, giúp xuất siêu gần 19 tỷ USD. 
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng 
hợp lý, hiện đại và hiệu quả hơn, qua đó hình thành các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn để nâng cao 
hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các sản phẩm và doanh nghiệp trong nước, 
góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, làm tăng khả năng thu hút công nghệ hiện đại 
và đầu tư bên ngoài vào nền kinh tế. 
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (N)
lOMoARcPSD|16911414
5 
Hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế như viễn thông; khai thác, 
chế biến dầu khí; điện tử,công nghệ thông tin. Các dự án đầu tư quan trọng của một số công ty 
đa quốc gia hàng đầu bao gồm Tập đoàn Samsung, Tập đoàn Intel, LG đã chọn Việt Nam là nơi sản 
xuất các sản phẩm điện tử như điện thoại di động và máy tính bảng để xuất khẩu trên toàn thế 
giới. Điều này đã giúp đưa ngành điện tử Việt Nam vào những năm trước 2010 lên thành ngành 
xuất khẩu lớn nhất của đất nước trong giai đoạn hiện nay. 
Hội nhập kinh tế quốc tế giúp nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và tiềm lực khoa công 
nghệ quốc gia. Nhờ đẩy mạnh hợp tác giáo dục – đào tạo và nghiên cứu khoa học với các nước 
mà nâng cao khả năng hấp thụ khoa học công nghệ hiện đại và tiếp thu công nghệ mới thông qua 
đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao chất lương nền kinh tế. 
Năm 2002, Bộ Khoa học và công nghệ tổ chức thực hiện hơn 200 dự án hợp tác quốc tế 
với sự tham gia của 20 bộ, ngành và địa phương. Dành 15 tỷ đồng hỗ trợ kinh phí đối ứng cho các 
tổ chức khoa học và công nghệ Việt Nam. Triển khai gần 80 dự án hợp tác nghiên cứu với các đối 
tác nước ngoài.Một số dự án hợp tác đã kết thúc và đạt được kết quả tốt như: Qui trình công 
nghệ bảo quản một số loại hoa quả(Hàn Quốc); Công nghệ lai tạo một số giống gia cầm(Hungari); 
công nghệ amilaza công nghiệp dùng trong chế biến thực phẩm và nông sản của Cộng hòa liên 
bang Đức,... 
Hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị 
trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế để thay đổi công nghệ sản xuất, tiếp cận 
với phương thức quản trị phát triển để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế. 
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội để cải thiện tiêu dùng trong nước, người dân được 
thụ hưởng các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng với giá 
cạnh tranh; được tiếp cận và giao lưu với thế giới bên ngoài, từ đó có cơ hội kiếm việc làm cả ở 
trong nước lẫn ngoài nước. 
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơn 
tình hình và xu thế phát triển của thế giới, từ đó xây dựng và điều chỉnh chiến lược phát triển hợp 
lý, đề ra chính sách phát triền phù hợp cho đất nước. 
Hội nhập kinh tế quốc tế là tiền đề cho hội nhập về văn hóa, tạo điều kiện để tiếp thu 
những giá trị tinh hoa của thế giới, bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh của thế 
giới để làm giàu thêm văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội. 
Hội nhập kinh tế quốc tế còn tác động mạnh mẽ tới hội nhập kinh tế chính trị, tạo điều 
kiện cho cải cách toàn diện hướng tới xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây 
dựng một xã hội mở, dân chủ, văn minh. 
 Hội nhập tạo điều kiện để mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật tự quốc 
tế, nâng cao vai trò, uy tín và vị thế quốc tế của nước ta trong các tổ chức chính trị, kinh tế toàn 
cầu. 
Hội nhập kinh tế quốc tế giúp đảm bảo an ninh quốc gia, duy trì hòa bình, ổn định ở khu 
vực và quốc tế để tập trung cho phát triển kinh tế xã hội; đồng thời mở ra khả năng phối hợp các 
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (N)
lOMoARcPSD|16911414
6 
nỗ lực và nguồn lực của các nước để giải quyết những vấn đề quan tâm chung như môi trường, 
biến đổi khí hậu, phòng chống tội phạm và buôn lậu quốc tế. 
Liên hệ đến thực tiễn Việt Nam: 
Trong suốt 30 năm kể từ 1986, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Giai 
đoạn đầu đổi mới từ năm 1986-1990 mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm đạt 4,4%/năm. 
Giai đoạn từ năm 1991-1995, GDP bình quân tăng 8,2%/năm. Giai đoạn năm 1996-2000, GDP bình 
quân tăng 7,6%/năm. Giai đoạn năm 2001-2005,GDP bình quân đạt 7,34%/năm. Giai đoạn năm 
2006-2010, do suy giảm của nền kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình 
quân 6,32%/năm. Giai đoạn từ năm 2011-2015, GDP của Việt Nam tăng chậm lại nhưng vẫn đạt 
5,9%/năm. 
Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế: 
Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đưa lại những lợi ích, trái lại, nó cũng đặt ra nhiều rủi ro, bất 
lợi, thách thức, đó là: 
 Hội nhập kinh tế quốc tế làm gia tăng sự cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp và 
ngành kinh tế nước ta gặp khó khăn trong phát triển, thậm chí là phá sản, gây nhiều hậu quả bất 
lợi về mặt kinh tế - xã hội. 
Kết quả khảo sát về hàng Việt Nam chất lượng cao 2017 cho thấy sản phẩm trong nước 
dù còn chiếm ưu thế trên thị trường với tỷ lệ người tiêu dùng yêu thích chiếm 51% và thường 
xuyên mua dùng chiếm đến 60%. Tuy nhiên, khảo sát 2018 cho thấy tỷ lệ này đã giảm mạnh, lần 
lượt chỉ có 27% người tiêu dùng yêu thích và 32% chọn mua. Ưu thế phát triển mạnh mẽ của kênh 
phân phối hiện đại ngoại xuất hiện ồ ạt trên thị trường Việt, trong đó phải kể đến các “ông lớn” 
Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, thông qua chuỗi phân phối Mega Market (trước đó là Metro), 
Lotte, B'smart, Robinson, Nguyễn Kim, Aeon Mall, Family Mart, 7-Eleven, Circle KThực tế cho 
thấy, hệ thống bán lẻ của doanh nghiệp ngoại và hàng ngoại đang dần lấn sân trên thị trường Việt 
Nam khiến hàng Việt ngày càng “rơi rụng” ở các quầy kệ của siêu thị 
Hội nhập kinh tế quốc tế có thể làm gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào 
thị trường bên ngoài, khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động khôn lường về 
chính trị, kinh tế và thị trường quốc tế. 
Tháng 3/2022, giá xăng dầu tăng cao.Chiến sự Nga - Ukraine chỉ là một tác nhân làm cho 
giá dầu thế giới tăng nhanh và cao hơn. Lý do vì giá xăng dầu của Việt Nam được điều hành theo 
diễn biến của giá xăng dầu thế giới. Chỉ hai tuần trở lại đây, giá thế giới tăng quá mạnh. Việc xăng 
dầu tăng giá khiến giá các mặt hàng như thép, phân bón... cũng tăng đột biến. Chiều 9-3, cửa hàng 
xăng dầu 77 (Công ty TNHH Xăng dầu 77) tại đường Nguyễn Oanh (quận Gò Vấp, TP.HCM) chỉ bán 
xăng RON92, 3 trụ bơm xăng RON95 đều tắt đèn. Nhân viên tại đây cho biết hiện hết xăng RON95 
khiến nhiều xe máy, xe hơi đến đổ xăng đều phải quay đầu tìm cây xăng khác.Trong khi đó, một 
cây xăng tư nhân tại quận Bình Thạnh phải treo biển "hết xăng còn dầu", nhiều người dắt bộ đến 
rồi lại phải dắt bộ về. Tương tự, một cây xăng khác trên đường Phan Văn Trị (quận Gò Vấp) cũng 
treo biển "hết xăng còn dầu" trong chiều 9-3. 
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (N)
lOMoARcPSD|16911414
7 
Hội nhập kinh tế quốc tế có thể dẫn đến phân phối không công bằng lợi ích và rủi ro cho 
các nước và các nhóm khác nhau trong xã hội, do vậy có nguy cơ làm tăng khoảng cách giàu – 
nghèo và bất bình đẳng xã hội. 
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các nước đang phát triển như nước ta phải đối 
mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi, do thiên hướng tập trung vào các 
ngành sử dụng nhiều tài nguyên, nhiều sức lao động, nhưng có giá trị gia tăng thấp. Có vị trí bất 
lợi và thua thiệt trong chuỗi giá trị toàn cầu. Do vậy, để trở thành bãi thải công nghiệp và công 
nghệ thấp, bị cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và hủy hoại môi trường ở mức độ cao. 
Hội nhập kinh tế quốc tế có thể tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà nước, chủ 
quyền quốc gia và phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đối với việc duy trì an ninh và ổn định trật tự, 
an toàn xã hội. 
Hội nhập có thể làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống Việt Nam 
bị xói mòn trước sự “xâm lăng” của văn hóa các nước ngoài. 
Hội nhập có thể làm tăng nguy cơ gia tăng của tình trạng khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội 
phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, di cư bất hợp pháp, 
Tóm lại, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay vừa có khả năng tạo ra những cơ hội thuận lợi 
cho sự phát triển kinh tế, vừa có thể dẫn đến những nguy cơ to lớn mà hậu quả khó lường. Vì vậy, 
tranh thủ thời cơ, vượt qua những thách thức trong hội nhập kinh tế là vấn đề phải đặc biệt coi 
trọng 
2. XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 
HIỆN NAY 
2.1. Thực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây 
a. Những thành tựu trong xuất - nhập khẩu: 
 Xuất khẩu: 
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chính thức vượt mốc 500 tỷ USD trong tháng 12 
năm 2019. Xuất khẩu ghi nhận sự tăng trưởng mạnh về quy mô, từ 162 tỷ USD năm 2016 lên 281,5 
tỷ USD năm 2020. Tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn 2016-2020 đạt trung bình 12,5%/năm. 
Bên cạnh đó, quá trình hội nhập được khai thác hiệu quả, gắn tăng trưởng xuất khẩu với 
kiểm soát có hiệu quả hoạt động nhập khẩu giúp cán cân thương mại chuyển từ nhập siêu sang 
xuất siêu. Từ năm 2016 đến nay cán cân thương mại luôn đạt thặng dư với mức xuất siêu tăng 
dần qua các năm.Cụ thể, năm 2016 xuất siêu từ 1,77 tỷ USD lên 2,1 tỷ USD năm 2017; 6,8 tỷ USD 
năm 2018 lên 10,9 tỷ USD năm 2019 và năm 2020 tiếp tục ghi nhận mức 19,1 tỷ USD. 
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (N)
lOMoARcPSD|16911414
8 
Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng 
xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp. 
Quy mô các mặt hàng xuất khẩu tiếp tục được mở rộng. Năm 2011 có 21 mặt hàng có kim 
ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 81% tổng kim ngạch xuất khẩu; năm 2016 tăng lên thành 
25 mặt hàng với tỷ trọng chiếm khoảng 88,7%. Đến năm 2020 là 31 mặt hàng (trong đó có 9 mặt 
hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD và 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD), chiếm tỷ trọng 92% tổng 
kim ngạch xuất khẩu. 
Thị trường xuất khẩu, nhập khẩu được mở rộng, không chỉ tăng cường ở các thị trường 
truyền thống mà còn khai thác được các thị trường mới, tiềm năng và tận dụng hiệu quả các FTA. 
Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã vươn tới hầu hết các thị trường trên thế giới, nhiều sản 
phẩm đã dần có chỗ đứng vững chắc và nâng cao được khả năng cạnh tranh trên nhiều thị trường 
có yêu cầu cao về chất lượng như EU, Nhật Bản, Mỹ, Úc 
Nhập khẩu: 
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tăng từ 174,8 tỷ USD năm 2016 lên 253,4 tỷ USD năm 
2019 và đạt khoảng 262,4 tỷ USD vào năm 2020 tăng 3,6% so với năm 2019. Tăng trưởng nhập 
khẩu giai đoạn 2016-2020 đạt trung bình 9,6%/năm. 
Kiểm soát nhập khẩu được thực hiện tốt. Theo đó, nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu đã 
tăng trưởng chậm lại. Nhập khẩu tập trung chủ yếu ở nhóm hàng cần thiết phục vụ sản xuất, xuất 
khẩu và phục vụ các dự án đầu tư trong nước. Nhập khẩu của nhóm hàng hóa phục vụ sản xuất 
để xuất khẩu và hàng hóa thiết yếu luôn chiếm gần 89%; nhập khẩu của nhóm hàng không khuyến 
khích nhập khẩu chỉ chiếm dưới 6,27% 
b. Những hạn chế và khó khăn: 
Giai đoạn 2016 - 2020, kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, thách thức, ảnh hưởng đến 
tăng trưởng xuất khẩu. Xung đột thương mại Mỹ - Trung bắt đầu từ năm 2018 và diễn biến leo 
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (N)
lOMoARcPSD|16911414
9 
thang căng thẳng đã tác động mạnh đến thương mại toàn cầu. Và từ đầu năm 2020, dịch Covid-
19 bùng phát và hiện vẫn chưa được kiểm soát, đã tác động nặng nề đến kinh tế, thương mại toàn 
cầu trong đó có Việt Nam. 
Kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản sụt giảm do gặp khó khăn về thị trường và 
giá bán. Mức độ đa dạng hóa thị trường của một số mặt hàng thuộc nhóm nông sản, thuỷ sản 
chưa cao. 
Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đang phải đối diện với nhiều khó khăn do nhiều nước 
chuyển sang áp dụng nhiều hình thức mới thay vì áp dụng các hàng rào kỹ thuật như áp thuế 
chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mại... đòi hỏi cần có sự khẩn trương nghiên 
cứu, thay đổi trong cách tiếp cận để kịp thời điều chỉnh, ứng phó. 
Xuất khẩu vẫn còn phụ thuộc nhiều vào khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). 
2.2. Chủ trương và kiến nghị phát triển xuất nhập khẩu ở Việt Nam 
a. Chủ trương và kiến nghị xuất khẩu ở Việt Nam. 
Chiến lược phát triển xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn từ năm 2015 đến 2020 đề ra mục 
tiêu là: “Nỗ lực gia tăng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện 
đại hóa, tạo công ăn việc làm, thu ngoại tệ; chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao 
giá trị gia tăng, gia tăng sản phẩm chế biến và chế tạo, các loại sản phẩm có hàm lượng công nghệ 
và chất xám cao, thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ; mở rộng và đa dạng hóa thị trường và phương thức 
kinh doanh; hội nhập thắng lợi vào kinh tế khu vực và thế giới”. 
Trên cơ sở mục tiêu định hướng chung trên,một số định hướng và phát triển xuất khẩu 
trong giai đoạn 2015 đến 2020 là: 
Xác định phát triển xuất khẩu các mặt hàng mới phù hợp với xu hướng biến đổi của thị 
trường thế giới và lợi thế của Việt Nam là khâu đột phá trong phát triển xuất khẩu của Việt Nam 
giai đoạn 2015-2020. Các mặt hàng mới là các mặt hàng chế tạo công nghệ trung bình và công 
nghệ cao. 
Tập trung phát triển các mặt hàng công nghiệp mới có giá trị gia tăng cao, hàm lượng công 
nghệ và chất xám cao, trên cơ sở thu hút mạnh đầu tư trong nước và nước ngoài vào các ngành 
sản xuất định hướng xuất khẩu, những ngành chế tạo công nghệ trung bình và công nghệ cao. 
Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng giảm xuất khẩu hàng thô, nông sản, thuỷ 
sản, tăng tỷ trọng hàng công nghiệp, đặc biệt là hàng công nghiệp chế tạo như điện tử, viễn thông, 
vật liệu xây dựng, đồ gỗ 
Không khuyến khích phát triển sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng thu hút nhiều lao động 
rẻ, ô nhiễm môi trường, giá trị gia tăng thấp. Chú trọng phát triển các mặt hàng xuất khẩu thân 
thiện môi trường, hạn chế sử dụng năng lượng và tài nguyên. 
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (N)
lOMoARcPSD|16911414
10 
Tập trung phát triển thị trường cho các sản phẩm có sức cạnh tranh lớn, có giá trị gia tăng 
cao hoặc các nhóm sản phẩm có tỷ trọng kim ngạch lớn. Trước hết là khai thác cơ hội mở cửa thị 
trường từ các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế để đẩy mạnh xuất khẩu và các thị trường lớn như 
Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN Khai thác các thị trường tiềm năng như 
Nga, Đông Âu, châu Phi và châu Mỹ La tinh 
b. Chủ trương và kiến nghị nhập khẩu ở Việt Nam. 
Khuyến khích nhập khẩu công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn trên cơ sở 
khai thác lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do với các nước có nền công nghiệp phát triển. 
Hạn chế nhập khẩu các loại hàng hóa sản xuất trong nước, nhập khẩu hàng xa xỉ, có chính 
sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu. 
Áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu để bảo vệ sản xuất trong nước, hạn chế ô 
nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe, thông qua việc xây dựng các biện pháp phi thuế 
quan phù hợp với các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, các biện pháp tự vệ khẩn cấp, áp thuế 
chống bán phá giá, các tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp kiểm dịch động thực vật 
Ngăn chặn việc nhập lậu hàng từ các nư­ớc ASEAN và Trung Quốc để bảo vệ hàng sản xuất 
trong n­ước. Tranh thủ mở cửa thị trường trong các FTA mới để đa dạng hóa thị trường nhập 
khẩu và nhập khẩu công nghệ nguồn. 
KẾT LUẬN 
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thời kỳ công nghệ 4.0 đang ngày 
càng phát triển. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế thực sự là điều kiện tiên quyết để Việt Nam có 
thể phát triển kinh tế và hoàn thành sứ mệnh “Sánh vai với các cường quốc năm châu”. Bởi Việt 
Nam không chỉ là đi theo xu hướng chung của thời đại mà còn tìm kiếm những thời cơ cho đất 
nước. Việt Nam hộ nhập với thế giới sẽ tạo ra rất nhiều điều kiện thuận lợi. Đó không chỉ đơn 
thuần là mở rộng giao lưu với các nước mà còn là minh chứng cho sự khẳng định vị trí của mình 
trên trường quốc tế. Từ việc mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư...làm cho 
doanh nghiệp nước ta ngày càng rộng lớn trên thế giới. 
Tuy nhiên lĩnh vực xuất nhập khẩu trong quá trình hội nhập cũng không tránh khỏi những 
khó khăn, thử thách nhưng không vì thế mà chúng ta bỏ đi thời cơ của mình. Trái lại, chúng ta 
“Hoà chứ không tan”. Nói một cách chung nhất, chúng ta hãy tranh thủ thời cơ, khắc phục khó 
khăn, đẩy mạnh quá trình chủ động hội nhập hơn nữa. 
Chúng ta, những chủ nhân tương lai của đất nước phải thấy được tầm quan trọng của vấn 
đề hội nhập đối với sự phát triển của quốc gia. Từ đó thực hiện tốt trách nhiệm của mình để góp 
phần vào sự tiến bộ và phát triển của nước nhà. 
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (N)
lOMoARcPSD|16911414
11 
BẢNG PHÂN CÔNG: 
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 
Giáo trình kinh tế chính trị 
minh-cua-cac-doanh-nghiep-trong-nuoc-78347.htm 
nam-nam-2020-va-5-nam-2026---2020-4286.4050.html 
trien-ben-vung-o-viet-nam-thoi-ky-2011--2020.aspx 
Họ tên MSSV Công việc 
Trần Trọng Huy 
(Nhóm trưởng) 21105741 MỞ ĐẦU, TỔNG HỢP, POWERPOINT 
Hồ Thị Thu Trầm 
(Thư ký) 21087711 
1. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 
1.1. Khái niệm và nội dung hội nhập kinh tế quốc tế 
1.2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam 
Đỗ Anh Hào 21112461 
2. XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP 
KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆN NAY 
2.1. Thực trạng xuất nhập khẩu Việt Nam hiện nay 
KẾT LUẬN 
Nguyễn Công 
Hoàng Phúc 
21114861 
2. XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP 
KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆN NAY 
2.2. Chủ trương và kiến nghị phát triển xuất nhập khẩu ở Việt Nam 
Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (N)
lOMoARcPSD|16911414

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_xuat_nhap_khau_viet_nam_trong_qua_trinh_hoi_nhap_k.pdf