Tiểu luận Cán cân thanh toán quốc tế

pdf 26 trang yenvu 25/09/2024 400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Cán cân thanh toán quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Cán cân thanh toán quốc tế

Tiểu luận Cán cân thanh toán quốc tế
Tiểu luận 
Cán cân thanh toán quốc tế 
 I.Khái n iệm và giải thích thuật ngữ 
Khái niệm: Cán cân thanh toán quốc tế, viết tắt là BOP hay BP ( The Balance of 
Payments) là một bản báo cáo thống kê tổng hợp có hệ thống, ghi chép lại giá trị 
tất cả các giao dịch kinh tế giữa người cư trú với người không cư trú trong một thời 
kỳ nhất định, thường là một năm. 
1.Các thuật ngữ 
a. Kỳ lập BP 
Theo yêu cầu của IMF cũng như luật các nước quy định: Bản báo cáo năm luôn 
là bảng báo cáo chính thức đối với mỗi quốc gia. Tùy theo yêu cầu mà BP có thể 
được lập và báo cáo thường xuyên hơn theo tháng, quý. 
b. Người cư trú và người không cư trú: 
Người cư trú và người không cư trú bao gồm các cá nhân, các hộ gia đình, các 
công ty, các nhà chức trách và các tổ chức quốc tế. 
- Người cư trú của một quốc gia là người hội đủ hai t iêu chí: 
 + Thời hạn cư trú từ 12 tháng trở lên. 
 + Có nguồn thu nhập từ quốc gia nơi cư trú. 
- Những người không hội đủ hai tiêu chí trên đều trở thành người không cư 
trú. 
Một số tổ chức đặc biệt như: 
- quỹ tiền tệ quốc tế, ngân hàng thế giới, liên hợp quốc là người không cư trú 
với mọi quốc gia. 
- Các đại sứ quán, căn cứ quân sự nước ngoài , các lưu học sinh, khách du lịch 
là người không cư trú với nước đến và là người cư trú với nước đi. 
- Các công ty đa quốc gia là người cư trú đông thời tại nhiều quốc gia. Chi 
nhánh của công ty đặt tại nước nào là người cư trú của nước đó. 
c. Tiêu chí để đưa một giao dịch kinh tế vào BP. 
Với một quốc gia, tiêu chí để đưa một giao dịch kinh tế vào BP là giao dịch đó 
phải được thực hiện bởi người cư trú và người không cư trú. 
d. Đồng tiền sử dụng ghi chép trong 
BP 
Về nguyên tắc, bất kỳ đồng tiền nào cũng có thể được ghi chép, hạch toán trong 
BP. Tuy nhiên trên thực tế, đồng tiền sử dụng trong BP bao gồm: 
- với những nước có đồng tiền tự do chuyển đổi thì đồng tiền sử dụng hạch 
toán trong BP thường bằng nội tệ. 
- Với những nước có đồng tiền ko được tự do chuyển đổi hoặc thường xuyên 
biến động, thường sử dụng một ngoại tệ tự do chuyển đổi sử dụng nhiều nhất trong 
thanh toán quốc tế của quốc gia này. 
- Để thống nhất và tạo cơ sở so sánh giữa các nước, đồng tiền ghi chép trong 
BP của các nước được ghi thống nhất bằng SDR. 
- Ngoài ra, tùy theo mục đích sử dụng và phân tích, người ta có thể lập BP 
theo các đồng tiền khác nhau bằng cách quy đổi các hạng mục của BP ra đồng tiền 
hạch toán ra tỉ giá chéo. 
2.Kết cấu và các cán cân bộ phận của 
Kết cấu và các bộ phận của BP 
1. Kết cấu 
Ký 
hiệu 
Nội Dung Doanh số 
thu 
(+) 
Doanh số 
chi 
(-) 
Cán 
cân 
(Ròng) 
C
A 
TB 
SE 
IC 
Tr 
Cán cân vãng lai 
CA = (TB + SE + IC + Tr) 
Cán cân thương mại 
- X uất khẩu hàng hóa (FOB) 
- Nhập khẩu hàng hóa (FOB) 
Cán cân dịch vụ 
- Thu từ xuất khẩu dịch vụ 
- Chi từ nhập khẩu dịch vụ 
Cán cân thu nhập. 
- Thu 
- Chi 
Chuyển giao vãng lai 1 chiều. 
- Thu 
- Chi 
+150 
+120 
+20 
-200 
-160 
-10 
-70 
-50 
-40 
+10 
K 
KL 
KS 
KT
r 
Cán cân vốn và tài chính 
K = (KL + KS + KTr) 
Vốn dài hạn. 
- Chảy vào. 
- Chảy ra. 
Vốn ngắn hạn. 
- Chảy vào. 
- Chảy ra. 
Chuyển giao vốn 1 chiều. 
+140 
+20 
+5 
-50 
-55 
+60 
+90 
-35 
+5 
O
M 
Lỗi và sai sót -10 -10 
O
B 
Cán cân tổng thể OM = CA + K + OM -20 
OF
B 

 R 
L 
# 
Cán cân bù đắp chính thức 
OFB = - OB 
Thay đổi dự trữ 
Vay IMF và các NHTW khác 
Nguồn tài trợ khác. 
+15 
+5 
+0 
+15 
+5 
+0 
Tổng doanh số +505 -505 0 
1.1 Kết cấu theo chiều dọc. 
Bảng BP theo chiều dọc gồm 4 cột chính: “ Nội dung giao dịch”, “ Doanh số thu” 
hay cột “ Thu”, “Doanh số chi” Hay cột “Chi” và cột “ Cán cân ròng”. 
Bất kỳ một khoản thu nào, bằng đồng tiền bất kỳ nào, không kể nguyên ngân phát 
sinh đều được ghi vào cột “Thu” và mang dấu “+” 
Bất kỳ một khoản chi nào, bằng đồng tiền bất kỳ nào, không kể nguyên ngân phát 
sinh đều được ghi vào cột “chi” và mang dấu “+” 
Do BP được hoạch toán theo nguyên tắc bút toán kép, nên tổng doanh số thu luôn 
bằng tổng doanh số chi nhưng ngược dấu, nghĩa là BP luôn cân bằng. 
Chênh lệch giữa doanh số thu và doanh số chi của từng cán cân tạo ra cán cân 
ròng của cán cân này. 
1.2 Kết cấu theo chiều ngang. 
Tất cả các giao dịch của nên kinh tế ( Không kể NHTW) được phản ánh tại cán 
cân tổng thể ( Overall Balance – OB) Tất cả những hoạt động can thiệt của NHTW 
được phản ánh tại cán cân bù đắp chính thức ( Officer Financing Balance – OFB). 
Tiêu chí phân chia OB thành CA và K (Cán cân vãng lai và cán cân vốn và tài 
chính) 
+ Đặc trưng của cấn cân vãng lai (CA) là phản ánh các khoản thu chi mang tính 
thu nhập, nghĩa là các khoản thu chi này phản ánh việc chuyển gia quyền sở hữu 
tài sản giữa người cư trú và người không cư trú. 
+ Đặc trưng của cán cân vốn (K) là phản ánh các khoản thu chi liên quan đến tài 
sản có và tài sản nợ, nghĩa là các tài khoản chu chi phản ánh sự chuyển giao quyền 
sử dụng về tài sản giữa người cư trú và người không cư trú. 
+ Do công tác thống kê thường có nhầm lẫn và sai sót, nên theo nguyên tắc bút 
toán kép, để BP cân bằng người ta bổ xung một hạng mục là “ Lỗi và sai sót – 
OM”. 
1.3 BP Bản ghi chép phản ánh cung cầu ngoại tệ. 
Các giao dịch làm phát sinh cung cầu ngoại tệ: 
Các giao dịch làm phát sinh 
cung ngoại tệ (+) 
Các giao dịch làm phát sinh 
cầu ngoại tệ (-) 
Xuất khẩu hàng hoá Nhập khẩu hàng hoá 
Xuất khẩu dịch vụ Nhập khẩu dịch vụ 
Thu thu nhập Chi thu nhập 
Thu chuyển giao một chiều Chi chuyển giao một chiều 
Nhập khẩu vốn. Xuất khẩu vốn. 
Giảm dự trữ ngoại hối Tăng dự trữ ngoại hối 
- Các bút toán có ghi (+) Phản ánh cung về ngoại tệ. 
- Các bút toán có ghi (-) phản ánh cầu về ngoại tệ. 
2 Các cán cân bộ phận của BP. 
2.1 Cán cân vãng lai ( Current account – CA). 
Cán cân vãng lai: Phản ánh các luồng thu nhập và chi tiêu người ta chia CA ra 
thành 4 cán cân tiểu bộ phận là: 
- Cán cân thương mại – Trade balance 
- Cán cân dịch vụ - Service (SE) 
- Cán cân thu nhập - Income (IC) 
- Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều – Current Transfers (Tr). 
1. Cán cân thương mại: 
Cán cân thương mại còn được gọi là cán cân hữu hình vì nó phản ảnh chênh lệch 
khoản thu chi xuất nhập khẩu hàng hóa có thể quan sát được bằng mắt thường khi 
di chuyển qua biên giới. 
Xuất khẩu làm phát sinh khoản thu nên ghi có (+) 
Nhập khẩu làm phát sinh khoản chi ghi nợ (-) 
Xuất siêu khi các khoản thu lớn hơn khoản chi. 
Nhập siêu khi các khoản chi lớn hơn các khoản thu. 
Các nhân tố ảnh hưởng lên giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa: 
- Nhân tố tỷ giá. 
- Nhân tố lạm phát. 
- Giá cả thế giới của hàng hóa xuất khẩu tăng. 
- Thu nhập của người không cư trú 
- Thuế quan và hạn ngạch ở nước ngoài. 
Các nhân tố ảnh hưởng lên giá trị nhập khẩu hàng hóa cũng giống như các nhân 
tố tác động đến giá trị xuất khẩu nhưng có tác động ngược lại. 
2. Cán cân dịch vụ ( Services- SE) 
Bao gồm các khoản thu, chi từ các hoạt động dịch vụ giữa người cư trú với người 
không cư trú ví dụ như: Du lịch, bảo hiểm, du học,viễn thông, thông tin vv 
Xuất khẩu dịch vụ phát sinh cung ngoại tệ (cầu nội tệ) ghi có (+) 
Nhập khẩu dịch vụ phát sinh cầu ngoại tệ (cung nội tệ) ghi nợ (-) 
Các nhân tố ảnh hưởng lên giá trị xuất nhập khẩu dịch vụ cũng giống như các 
nhân tố xuất nhập khẩu hàng hoá. 
3.Cán cân thu nhập ( Incomes Balance -IC) 
I.Thu nhập của người lao động: Là các khoản tiền lương, tiền thưởng, và các 
khoản thu nhập khác bằng tiền, hiện vật do người không cư trú trả cho người cư trú 
và ngược lại. 
Các nhân tố ảnh hưởng lên thu nhập của người lao động bao gồm: Số lượng và 
chất lượng của những người lao động ở nước ngoài. 
II.Thu nhập về đầu tư: là các khoản thu từ lời nhuận đầu tư trực tiếp, lãi từ đầu tư 
vào giấy tờ có giá và các khoản lãi đến hạn phải trả của các khoản vay giữa người 
cư trú và người không cư trú. 
Nhân tố chính ảnh hưởng lên giá trị thu nhập về đầu tư là số lượng đầu tư và tỷ lệ 
sinh lời ( hay mức lãi suất) của dự án đã đầu tư trước đây. Yếu tố tỷ giá chỉ đóng 
vai trò thứ yếu. 
Các khoản thu nhập của người cư trú từ người không cư trú phát sinh cung ngoại 
tệ ( cầu nội tệ) ghi có (+) 
Các khoản thu nhập phải trả cho người không cư trú phát sinh cầu ngoại tệ ( cung 
nội tệ) ghi nợ (-) 
4.Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều (curent transfer - Tr) 
Bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, quà tặng, quà biếu và các khoản 
chuyển giao khác bằng tiền, hiện vật cho mục đích tiêu dùng do người không cư 
trú chuyển cho người cư trú và ngược lại. 
Các khoản thu phát sinh cung ngoại tệ ( cầu nội tệ) ghi có (+) 
Các khoản chi phát sinh cầu ngoại tệ ( cung nội tệ) ghi nợ (-) 
Nhân tố chính ảnh hưởng lên chuyển giao một chiều phụ thuộc chính vào mối 
quan hệ của người không cư trú và người cư trú. 
Ta thấy rằng, cán cân dịch vụ, cán cân thu nhập, cán cân chuyển giao vãng lai 
một chiều không thể quan sát bằng mắt thường nên gọi là cán cân vô hình 
(invisible). Như vậy cán cân vãng lai được biểu diễn: 
Cán cân vãng lai = Cán cân hữu hình + Cán cân vô hình. 
2.2 Cán cân vốn và tài chính (K). 
Cán cân vốn và tài chính – capital account balance: Phản ánh sự thay đổi về tài 
sản và nguồn vốn. 
Cán cân vốn: bao gồm các giao dịch chuyển giao vốn (Chuyển giao vốn một 
chiều )và các tài sản phi tài chính, phi sản xuất. 
Cán cân tài chính: bao gồm các hoạt động đầu tư trực tiếp, đầu tư vào các giấy tờ 
có giá và đầu tư khác. 
1. Cán cân vốn dài hạn(KL). 
Ghi chép các luồng vốn dài hạn kỳ hạn từ một năm trở lên chảy vào và chảy ra 
khỏi một quốc gia, đồng thời được phân chia theo tiêu chí “chủ thể” và “khách 
thể”. 
Luồng vốn đi vào ghi có (+) 
Luồng vốn đi ra ghi nợ (-) 
2. Cán cân vốn ngắn hạn (KS). 
Ghi chép các luồng vốn ngắn hạn ( kỳ hạn đến một năm) chảy vào và chảy ra 
khỏi một quốc gia. 
 Cán cân vốn ngắn hạn bao gồm nhiều hạng mục phong phú: tín dụng thương mại 
ngắn hạn, hoạt động tiền gửi, mua bán các giấy tờ có giá ngắn hạn, các khoản tín 
dụng ngân hàng ngắn hạn... 
Các luồng vốn đầu cơ tăng lên nhanh chóng ( hot money) → sự ảnh hưởng của 
cán cân vốn ngắn hạn lên cán cân thanh toán quốc tế. 
3. Chuyển giao vốn một chiều (KTr): 
Gồm các khoản cho, tặng, viện trợ không hoàn lại và các khoản nợ được xóa. 
Khi được nhận các viện trợ không hoàn lại và được xoá nợ thu (+) 
Khi viện trợ hoặc xóa nợ chi (-) 
Quy mô và tình trạng cán cân chuyển giao vốn một chiều phụ thuộc chủ yếu vào 
các mối quan hệ ngoại giao, hợp tác kinh tế - chính trị - xã hội giữa các nước có 
chung lợi ích và tình hữu nghị đặc biệt. 
2.3 Cán cân cơ bản BB ( Basic balance) 
BB = CA + KL. 
Khi CA thâm hụt nên kinh tế con nợ, CA thặng dư nên kinh tế chủ nơ. Tuy nhiên 
để tránh rủi ro về thanh khoản thì người ta dựa vào chỉ số BB cụ thể: 
BB > 0 nền kinh tế không chịu rủi ro về thanh khoản. 
BB< 0 Nền kinh tế chịu rủi ro về thanh khoản. 
2.4 Cán cân tổng thể (Overall balance – OB). 
Tất cả các giao dịch của nên kinh tế (không kể NHTW) thì cán cân tổng thể được 
tính: 
OB = CA + K + OM 
Hạng mục sai sót nhầm lẫn thống kê bao gồm các giao dịch kinh tế thực tế đã 
xảy ra nhưng không được ghi chép lại hoặc là được ghi chép nhầm lẫn. 
2.5 Cán cân bù đắp chính thức ( Officer financing balance – OFB) 
Bao gồm các hạng mục: 
+ Thay đổi dự trữ ngoại hối quốc gia ( R). 
+ Tín dụng với IMF và các NHTW khác ( L-loans). 
+ Thay đổi dự trữ của các NHTW khác bằng đồng tiền của quốc gia lập cán cân 
thanh toán (≠) 
OFB= R + L + ≠ 
Dữ trữ ngoại hối tăng ghi nợ (-), và giảm ghi có (+). 
2.6 Nhầm lẫn sai sót (OM) 
Tổng của cán cân tổng thể và cán cân bù đắp chính thức phải luôn luôn bằng 0. 
Tức là: 
 OB+ OFB= 0 
 OB= - OFB 
 CA+K+OM= - OFB 
 OM= - ( CA+ K+ OFB) 
2.7 Mối quan hệ đẳng thức giữa các hạng mục trong BP. 
 OB+ OFB= 0 ↔ OB= - OFB 
 OFB= R + L+ ≠ 
 OB= CA+ K+ OM 
 CA= TB+ SE+ IC+ Tr 
 CA= Cán cân hữu hình + Cán cân vô hình 
( Cán cân hữu hình= TB; Cán cân vô hình= SE+ IC+ Tr) 
 K= KL+ KS 
 OM= - (CA+ K+ OFB) 
3. NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN KÉP CỦA BP 
Xét từ góc độ hạch toán, điểm quan trọng cần lưu ý là BP của mối quốc gia luôn 
được cân bằng. Điều đó xảy ra là vì BP được hạch toán theo nguyên tắc bút toán 
kép (double entry), nghĩa là mỗi giao dịch giữa người cư trú với người không cư 
trú đều được ghi bằng hai bút toán có giá trị tuyệt đối bằng nhau nhưng ngược dấu. 
Hạch toán kép là một nguyên tắc căn bản trong hạch toán kế toán nói chung. 
Chẳng hạn, nếu một NHTM huy động trên 100 triệu VND tiền tiết kiệm bằng tiền 
mặt, thì giao dịch này được thể hiện trên bảng cân đối tài sản của ngân hàng theo 
nguyên tắc bút toán kép như sau: 
TSN (NV) TSC (SDV) 
Tiết kiệm: 
100Tr. 
Tiền mặt: 100 
Tr. 
Bản chất: Từ đâu mà có? 
 + 
Bản chất: Nó đi đâu? 
(Tài sản ở dạng gì?) 
 - 
Luồng tiền vào Luồng tiền ra 
Do BP ghi chép các luồng tiền, thu ghi (+), chi ghi (-) và việc ghi chép này phải 
tuân thủ nguyên tắc bút toán kép, nghĩa là bất kỳ khoản thu nào ghi (+) pahir có bút 
toán đối ứng ghi (-) có giá trị tuyệt đối bằng nhau (tương tự như bên TSN và TSC 
ở trên). Một cách tổng quát có luồng tiền đi vào (+) thì phải có luồng t iền đi ra (-); 
có luồng tiền đi ra (-) thì phải có luồng tiền đi vào (+) theo sơ đồ sau: 
Giao dịch cơ sở 
(Giao dịch tự định) 
Giao dịch phát sinh 
(Giao dịch bù đắp) 
Bất kỳ 
khoản 
thu nào 
Đều 
ghi 
(+) 
Đều 
ghi 
(-) 
(-) NKHH 
(-) NKDV 
(-) Chi TN 
(-) Chi(CGVL) 
(-) TSC tăng 
Làm phát sinh 
Luồng t iền ra 
Bất kỳ 
khoản 
chi nào 
Đều 
ghi 
(-) 
Đều 
ghi 
(+) 
(+) NKHH 
(+) NKDV 
(+) Thu TN 
(+) Thu (CGVL) 
(+) TSC giảm 
Phải có 
Luồng t iền vào 
Để hiểu được căn bản nguyên tắc hoạch toán kép của BP, chúng ta có thể đưa ra 
một số quy tắc vân dụng sau: 
Quy tắc 1: 
- Mọi khoản thu phản ánh luồng tiền vào, có dấu (+), đều phải được sử dụng, 
phản ánh luồng tiền ra, có dấu (-). Tương tự như chúng ta nhận lương, phản ánh 
luồng tiền vào, có dấu (+), và mọi khoản thu của chúng ta đều phải được sử dụng 
(tức chi), có dấu (-); hay tương tự như bên nợ bên có của bảng cân đối tài sản. 
- Mọi khoản chi (tức sử dụng) phải có thu. 
Tức theo quy tắc: “Muốn chi phải có thu, có thu thì phải sử dụng”. 
Quy tắc 2: 
- Do mọi khoản thu (+) đều phải chi, nên mọi khoản thu có thể làm phát sinh: 
Hoặc dùng để chi cho nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, tức phản ánh luồng tiền ra, 
nên có dấu (-). 
Hoặc dùng để chi cho chuyển giao một chiều và chi thu nhập, tức phản ánh luồng 
tiền ra, nên có dấu (-). 
Hoặc làm tăng TSC (ví dụ: tăng số dư tiền gửi tại ngân hàng nước ngoài), phản 
ánh luồng tiền ra, nên có dấu (-). 
Hoặc làm giảm TSN (ví dụ: trử nợ vay nước ngoài), phản ánh luồng tiền ra, nên 
có dấu (-). 
Hoặc dùng để tăng dự trữ ngoại hối quốc gia, nên có dấu (-). 
- Mọi khoản chi (-) đều phải trên cơ sở đã có thu (+), nên mỗi khoản chi làm 
phát sinh: 
Hoặc trên cơ sở khoản thu xuất khẩu hàng hó và dịch vụ, tức phản ánh luồng tiền 
vào, nên có dấu (+). 
Hoặc trên cơ sở giảm TSC (ví dụ: giảm số tiền gửi ở nước ngoài), phản ánh luồng 
tiền vào, nên có dấu (+). 
Hoặc làm tăng TSN (ví dụ: đi vay nước ngoài), phản ánh luồng tiền vào, nên có 
dấu (+). 
Hoặc trên cơ sở giảm dự trữ ngoại hối quốc gia, nên có dấu (+). 
Tóm lại: do mỗi khoản thu(+) đều phải được chi (-) và mỗi khoản chi (-) đều phải 
trên cơ sở có thu (+), do đó mỗi bút toán ghi có (+), đồng thời, phải có một (hoặc 
một số) bút toán ghi nợ (-) tương ứng có giá trị bằng nhau; và ngược lại, mỗi bút 
toán ghi nợ (-) đồng thời phải có một (hoặc một số) bút toán ghi có (+) tương ứng 
có giá trị bằng nhau. Đây chính là bản chất của nguyên tắc hạch toán kép. 
Quy tắc 3: 
Có 5 giao dịch đặc trưng giữa người cư trú với người không cư trú là: 
1. Trao đổi hàng hóa, dịch vụ này để lấy hàng hóa dịch vụ khác: 
Ví dụ: 
- Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ (làm phát sinh khoản thu, tức là phản ánh luồng 
tiền vào, nên có dấu (+). 
- Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ (làm phát sinh khoản chi, tức là phản ánh luồng 
tiền ra, nên có dấu (-). 
2. Trao đổi hàng hóa và dịch vụ đẻ lấy tài sản chính: 
Ví dụ 1: 
- Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ (tạo ta khoản thu (+)). 
- Dùng khoản thu từ xuất khẩu hàng hóa để nhập tài sản chính, tức làm tăng TSC 
(tạo ra khoản chi (-) bằng cách: 
Hoặc tăng tiền gửi tại ngân hàng nước ngời để hưởng lãi suất (phản ánh luồng 
tiền ra, có dấu (-). 
Hoặc mua (nhập khẩu) trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu nước ngoài (phản ánh luồng 
tiền ra, có dấu (-). 
Hay nói cách khác: 
- Xuất khẩu hàng hóa tạo ra khoản thu (+). 
- Nhập khẩu hàng hóa tạo ra khoản chi (-). 
Ví dụ 2: 
- Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, phản ánh luồng tiền ra (-). 
- Phát hành (xuất khẩu) trái phiếu để nhập khẩu hàng hóa, phản ánh luồng 
tiền vào (+). 
Hay nói cách khác: 
Nhập khẩu hàng hóa (-). 
Xuất khẩu hàng hóa (+). 
3. Trao đổi tài sản chính này lấy tài sản chính khác. 
Ví dụ 1: 
- Mua (nhập khẩu) trái phiếu nước ngoài, phản ánh luồng tiền ra (-). 
- Giảm số dư tiền gửi ở nước ngoài, phản ánh luồng tiền vào (+). 
Ví dụ 2: 
- Đi vay bằng phát hành (XK) IOU phản ánh luồng tiền vào (+). 
- Mua trá phiếu nhập khẩu nước ngoài phản ánh luồng tiền ra (-). 
4. Chuyển giao hàng hóa và dịch vụ một chiều (tài trợ vũ khí, làm tài trợ, quà 
tặng): 
Ví dụ: 
Thu chuyển giao vãng lai một chiều, phản ánh luồng tiền vào (+). 
Có thể xem đây là khoản thu export goodwills chẳng hạn như chuyển lời cảm ơn, 
lòng thiện cảm, lòng tốt đối với người gửi. 
- Dùng tiền thu để nhập khẩu hàng hóa (-). 
5. Chuyển giao tài sản chính một chiều: 
- Nếu nhận từ người không cư trú thì phản ánh khoản thu, tức ghi có (+). Tài 
khoản đối ứng phụ thuộc vào mục đích sử dụng của khoản thu này (ví dụ: để NK 
hàng hóa, để mua trái phiếu nước ngoài). 
- Nếu chi cho người không cư trú thì phản ánh khoản chi, tức ghi (-). 
Tài khoản đối ứng phụ thuộc vào nguồn chi lấy từ đâu (ví dụ: từ khoản thu XK 
hàng hóa, giảm tài khoản tiền gửi nước ngoài). 
THẶNG DƯ VÀ THÂM HỤT 
CÁN CÂN THANH TOÁN QUÔC TẾ 
1. Khái niệm 
- Đặc điểm 
+ Bp được lập theo nguyên tắc hoạch toán kép, tổng bút toán ghi có bẳng tổng 
bút toán ghi nợ. 
+ BP luôn cân bằng, tuy nhiên từng bộ phận trong BP không nhất thiết lúc nào 
cũng cân bằng. 
- Khái niệm về trạng thái Thặng dư hay thâm hụt BP 
+ “Khi nói đến cán cân thanh toán là thặng dư hay thâm hụt, các nhà kinh tế 
muốn nói đến thặng dư hay thậm hụt của 1 hay một nhóm các cán cân bộ phận nhất 
định trong BP. 
- Phương pháp xác định 
+ PP1: Xác định thặng dư hay thâm hụt của từng cán cân bộ phận thuộc BP. 
Thặng dư hay thâm hụt của từng cán cân bộ phận là chênh lệch giữa bút toán ghi 
có và bút toán ghi nợ của riêng cán cân bộ phận đó. 
Ví dụ như trong Slide: Ta thấy cán cân dịch vụ thâm hụt 40 triệu USD 
+ PP2: Xác định thặng dư hay thâm hụt BP theo phương pháp tích lũy. Nguyên 
tắc xác định dựa vào các đường danh giới phân chia các hạng mục bộ phận trong 
BP. Đường danh giới có thể đặt dưới bất kì hạng mục nào thuộc BP ngoại trừ hạng 
mục cuối cùng. 
- Theo chỉ dẫn của IMP, BP bao gồm 100 hạng mục, có thể tạo ra 99 loại cán 
cân tích lũy nhưng thực tế chỉ có một số loại cán cân tích lũy có ý nghĩa kinh tế 
quan trọng là: 
+ Cán cân thương mại 
+ Cán cân vãng lai 
+ Cán cân cơ bản 
+ Cán cân tổng thể 
2. Ý nghĩa kinh tế của một số loại cán cân chính 
Bằng công thức toán học ta có BOP ở trạng thái cân bằng như sau: 
(X-M+Se+Ic+Tr)+(Kl+Ks)+( Δ R + L + ≠)=0 
Trong đó: 
X: Giá trị xuất khẩu 
M: Giá trị nhập khẩu 
Se: Giá trị dịch vụ ròng 
Ic: Giá trị thu nhập ròng 
Tr: Giá trị chuyển giao vãng lai 
Kl: Luồng vốn ròng dài hạn 
Ks: Luồng vốn ròng ngắn hạn 
ΔR: Thay đổi dự trữ ( “-” : dự trữ giảm; “+”: dự trữ tăng) 
2.1 Thặng dư và thâm hụt các cân thương mại: 
TB=(X-M)= -(Se+Ic+Tr+Kl+Ks+ΔR) 
Thặng dư hay thâm hụt cán cân thương mại là chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu 
và giá trị nhập khẩu về hạng hóa. 
- Cán cân thương mại thặng dư (xuất siêu) khi giá trị xuất khẩu nhiều hơn giá 
trị nhập khẩu, hay còn gọi là hiện tượng xuất siêu. 
- Cán cân thương mại thâm hụt (nhập siêu) khi giá trị xuất khẩu ít hơn giá trị 
nhập khẩu hay còn gọi là hiện tượng nhập siêu. 
Ý nghĩa thực tiễn 
- Cán cân thương mại là bộ phận chính cấu thành lên cán cân vãng lai. 
- Số liệu của cán cân thương mại được cập nhật thường xuyên. Vì thế khi 
phân tích tác động BP lên các biến số vĩ mô thì trạng thái cán cân thương mại luôn 
được xem là một thong tin có tính thời sự nóng. 
Ví dụ: KHi phân tích nguyên nhân cho tỷ giá tăng/giảm bất thường thì nhân tố 
đầu tiên đề cập là trạng thái của cán cân thương mại 
o Cán cân thâm hụt: Sẽ tác động làm tỷ giá tăng 
o Cán cân thặng dư: Sẽ tác động làm tỷ giá giảm. 
2.2 Thặng dư và thâm hụt cán cân vãng lai 
Cán cân vãng lai bao gồm cán cân thương mại (hay còn gọi là cán cân hữu hình), 
cán cân dịch vụ, thu nhập và các chuyển giao vãng lai (hay còn gọi là cán cân vô 
hình) 
CA=(X-M+Se+Ic+Tr)= - (Kl+Ks+ΔR) 
Cán cân vãng lai thặng dư khi: CA>0 
Cán cân vãng lai thâm hụt khi: CA<0 
Ý nghĩa thực tiễn: 
- Cán cân vãng lai thặng dư nghĩa là thu nhập của người cư trú từ người 
không cư trú là lớn hơn so với chi cho người không cư trú. Nghĩa là giá trị ròng 
cửa các giấy tờ có giá do người không cư trú phát hành năm trong tay ng cư trú 
tăng lên. 
- Cán cân vãng lai thâm hụt nghĩa là thu nhập cửa người cư trú từ người 
không cư trú là thấp hơn so với chi cho người không cư trú. Nghĩa là giá trị ròng 
cửa các giấy tờ có giá do người không cư trú phát hành nằm trong tay ng cư trú 
giảm xuống. 
- Ngoài ra tình trạng thặng dư hay thâm hụt cán cân vãng lai có mối lien hệ 
với trạng tháu tổng nợ nước ngoại cửa một quốc giá 
o Khi ở trạng thái cân bằng: Tổng nợ nước ngoài của một quốc gia là không 
đổi 
o Khi ở trạng thái thâm hụt: Phản ánh tài sản nợ ròng cửa một quốc gia đối với 
nước ngoài tăng lên(Quốc gia là con nợ) 
o Khi ở trạng thái thặng dư: phản ánh ài sản có ròng của quốc gia đối với phần 
thế giới còn lại được tăng lên(Quốc gia là chủ nợ) 
- Tình trạng cửa cán cân vãng lai luôn là một bộ phận không thể thiếu được 
trong phân tích kinh tế vĩ mô với nền kinh tế mở. Nó ảnh hưởng trự tiếp và nhanh 
chóng đến các chỉ tiêu quan trọng của nền kinh tế như tỷ giá, tăng trưởng kinh tế 
và lạm phát. Ngay cả khi ở trạng thái cân bằng quốc gia không là chủ nợ cũng 
không là con nợ tuy nhiên trong ngắn hạn và dài hạn mức độ bù đắp chênh lệch 
của các dòng vốn ngắn hạn và dài hạn không cân xứng cũng là những yếu tố quan 
trọng khi phân tích vĩ mô với nền kinh tế mở. 
o Trong dài hạn: hiệu ứng can thiệp của chính phủ mang tính trung lập, mọi 
khoản mua vào cuối cũng cũng phải bán ra và ngược lại. Ví thế có thể coi dự trữ 
ngoại hối cửa NHTW=0, ΔR=0, Kl= - Ks. Có 2 TH xảy ra 
 Kl0: Nếu luồng vốn ngắn hạn chảy vào càng lớn và được cân đối với 
luồn vốn dài hạn chảy ra=> ảnh hướng mức độ thanh toán của quốc gia, tăng áp 
lực tăng lãi suất và giảm giá nội tệ để thu hút nguồn vốn. Nghiêm trọng hơn là vốn 
dài hạn của quốc gia lớn và khó chuyển nhượng, thanh khoản thấp => KHi phân 
tích ảnh hưởng BP lên các biến cố vĩ mô dựa vào cán cân vãng lai cần lưu ý sự 
biến động cửa 2 luồng vốn này. 
 Kl>0, Ks<0: Luồng vốn dài hạn chảy vào càng lớn được bù đắp bởi vốn 
ngắn hạn chảy ra => tạo môi trường kinh tế ổn định duy trì tỷ giá và lãi suất, tạo 
điều kiện phát triển. 
o Trong ngắn hạn: Các khoản đầu tư dài hạn coi như không đổi, Kl=0, tại 
điểm cân bằng: Ks=ΔR 
 ΔR >0, Ks<0: Vốn ngắn hạn chảy ra được bù đắp bởi sự giảm sút của dự trữ 
ngoại hối quốc gia. Xảy ra trong TH NHTW cân đối các luồng vốn ngắn hạn có 
tính đầu cơ chảy ra nước ngoài bằng các can thiệp bán dự trữ trên thị trường ngoại 
hối để bảo vệ tỷ giá, ngăn ngừa nội tệ giảm giá. Như vậy dù ở trạng thái cân bằng, 
vẫn tồn tại áp lựa giảm giá đồng nội tệ hoặc tăng lãi suất nội tệ nếu ko có sự can 
thiệp của NHTW 
 ΔR0; Vốn ngắn hạn chảy vào làm tăng dự trữ ngoại hối quốc giá. 
Xảy ra khi NHTW tăng lãi suất của nội tệ để ngăn ngừa các luồng vốn ngắn hạn 
chạy ra và thu hút nguồn chảy vào để ổn định tỷ giá, giữ tỷ giá không tăng nữa. 
Sau khi phân tích những điều trên, để tác động đến tình trạng của cán cân vãng 
lai, cần phải có them các giải pháp tổng thể về tài khóa và tiền tệ hơn là chỉ các 
giải háp về chính sách thương mại quốc tế hay tác động vào tâm lý người tiêu 
dùng 
2.3.Thặng dư và thâm hụt cán cân cơ bản 
 Khi phân tích trạng thái nợ nước ngoài ngoài việc phân tích trạng thái của 
cán cân vãng lai, các nhà kinh tế còn phân tích trạng thái của cán cân cơ bản.=> 
Cán cân cơ bản phản ánh tổng quát hơn trạng thái nợ của một quốc gia so với cán 
cân vãng lai. 
BB=CA+Kl= - (Ks+ΔR) 
Khi cán cân vãng lai thâm hụt nhưng được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn thì quốc 
gia không chịu rủi ro thanh khoản. Tại sao lại như vậy? Vốn dài hạn có đặc trưng 
của sự phân phối lại thu nhập tương đối ổn định trong 1 thời gian dài giữa một 
quốc gia và phần thế giới bên ngoài, thêm nữa sự bù trừ cho nhau giữa thặng dư 
của cán cân vãng lai và thâm hụt cán cân vốn dài hạn có thể được duy trì lâu dài. 
Điều này đã được chứng minh qua thực tiễn tại các nước Tây Đức hay Nhật Bản, 
Hàn Quốc Cuối thập kỷ 70 cán cân vãng lai của Tây Đức và Nhật Bản luôn ở 
trạng thái thặng dư lâu dài trên cơ sở xuất khẩu vốn dài hạn; Ở hàn quốc lại duy trì 
trạng thái thâm hụt CA lâu dài trên cơ sở nhập khẩu vốn dài hạn) 
 Tình trạng cán cân cơ bản có tác động một cách không rõ ràng đến nền kinh 
tế mà tùy theo cách tiếp cận. 
 Thông thường người ta cho rằng một sự xấu đi của cán cân cơ bản là tín hiệu 
xấu về tình trạng của nền kinh tế. Tuy nhiên dù cán cân cơ bản thâm hụt nhưng 
chưa hẳn là điều xấu. 
Ví dụ như: Một quốc gia có thể đang bị thâm hụt cán cân vãng lai và đồng thời 
các luồng vốn dài hạn chảy ra khiến cho cán cân cơ bản trở nên thâm hụt nặng 
nhưng các luồng vốn chảy ra hứa hẹn những thu nhập mang lại như lãi suất, cổ tức 
hay lợi nhuận trong tương lai => thu nhập sẽ góp phần cải thiện thâm hụt hay thặng 
dư cán cân vãng lai trong tương lai. 
 Ngược lại: Thặng dư cán cân cơ bản không nhất thiết là điều tốt. Khi mà 
luồng vốn ròng dài hạn chảy vào lớn hơn mức thâm hụt cán cân vãng lai thì cán 
cân cơ bản trở nên thặng dư. Khi nhập khẩu được nhiều vốn dài hạn, quốc gia đó 
sẽ phải thanh toán các khoản về lãi suất, cổ tức hay lợi nhuận trong tương lai. Điều 
này có thể ảnh hướng đến cán cân vãng lai trở nên xấu đi trong tương lai. 
 Đối với các nước đang phát triển, vốn là yếu tố cần thiết để thực hiện công 
nghiệp và hiện đại hóa, thặng dư cán cân cở bản nhìn chung được coi là dấu hiệu 
tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế. 
2.4 Thặng dư và thâm hụt cán cân tổng thể 
- Cán cân tổng thể phản ánh hoạt động của NHTW trong việc tài trợ cho sự 
mất cân đối cuối cùng của nền kinh tế. 
OB=(X-M+Se+Ic+Tr+Kl+Ks)= -(ΔR+L+≠) 
Ý nghĩa: 
- Cán cân tổng thể cho biết só tiền sẵn có của một quốc gia có thể sử dụng để 
mua vào hay bán ra dự trữ ngoại hối của mình khi ở tình trạng thặng dư hay thâm 
hụt. 
- Khi thặng dư: Quốc gia đó phải tăng dự trữ ngoại hối bằng cách mua vào. 
- Khi thâm hụt: Quốc gia đó phải hoàn trả bằng cách giảm dự trữ ngoại hối 
hay bán ra lượng dự trữ ngoại hối đó như thế nào 
- Thông thường, NHTW nắm giữ giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ trong dự trữ 
ngoại hối của mình, chủ yếu là đô la Mỹ. Dữ trự ngoại hối thường được sử dụng 
vào can thiệp để mua nội tệ trong những trường hợp cần bảo vệ nội tệ khỏi bị giảm 
giá khi cán cân tổng thể ở tình trạng thặng dư. 
- Cán cân tổng thể thâm hụt được tài trợ bằng cách: Giảm dự trữ ngoại hối; 
Vay hoặc hợp đồng hoán đổi IMF và các NHTW khác; Tăng tài sản nợ tại các 
NHTW nước ngoài. 
- Khái niệm về thặng dư và thâm hụt của cán cân tổng thể chỉ thích hợp với 
các nước áp dụng chế độ tỷ giá cố định mà không thích hợp với các nước áp dụng 
chế độ tỷ giá thả nổi. Vì nếu tỷ giá được hoàn toàn tự do biến động thì cán cân 
tổng thể luôn có xu hướng vận động về trạng tháu cân bằng vì NHTW không can 
thiệp mua vào hay bán ra đồng tiền của mình do đó dự trữ không thay đổi. 
 Khi nói đến thâm hụt hay thặng dư cán can thanh toán mà không nói rõ 
đó là cán cân nào thì người ta hiểu đó là thặng dư hay thâm hụt cán cân tổng 
thể, chính vì vậy cán cân tổng thể còn được gọi là cán cân thanh toán chính 
thức của Quốc gia. 
 HIỆU ỨNG TUYẾN J 
 
1. Định nghĩa hiệu ứng tuyến J 
 Hiệu ứng tuyến J mô tả hiện tượng tài khoản văng lai của một quốc gia sụt 
giảm ngay sau khi quốc gia này phá giá tiền tệ và phải sau một khoảng thời gian 
tài khoản văng lai mới bắt đầu được cải thiện. Quá tŕnh này nếu biểu hiện bằng đồ 
thị sẽ cho một h́nh ảnh giống chữ cái J. 
 Khi tỷ giá hối đoái tăng lên, nó sẽ không làm lượng xuất khẩu tăng lên ngay 
lập tức với những thay đổi này cần có một khoảng thời gian mới có thể xảy ra. 
Trong khi đó, lượng cầu trong nước cho hàng nhập khẩu ít co giăn với giá sẽ khiến 
giá trị hàng nhập khẩu tăng lên ngay lập tức. Do vậy, trong ngắn hạn tài khoản 
văng lai sẽ bị xấu đi và chỉ được cải thiện khi lợi thế cạnh tranh của hàng xuất khẩu 
phát huy tác dụng sau thời điểm phá giá một thời gian. 
 Nếu sử dụng đồ thị trong không gian hai chiều với trục tung là số dư tài 
khoản văng lai (thặng dư hoặc thâm hụt) và trục hoành là thời gian, chúng ta có 
diễn biến của tài khoản văng lai sau khi phá giá được biểu diễn như sau: 
 
 2. Nguyên nhân xuất hiện hiệu ứng tuyến J 
 Hiệu ứng tuyến J có thể được mô tả dựa vào tài khoản văng lai và phản ứng 
của nó đối với v iệc phá giá. Giả sử ta giữ giá nước ngoài cố định nếu nền kinh tế 
của quốc gia phá giá là một nền kinh tế nhỏ. Với tập hợp giả thiết tổng quát hơn 
này, chúng ta lấy đạo hàm theo tỷ giá và có: 
 Phản ứng tức thì: 
 Ngay sau khi phá giá, các nhà nhập khẩu và xuất khẩu vẫn c̣òn vướng vào 
những hợp đồng đă ký kết trước khi phá giá. Giá và lượng đă được cố định theo 
những cam kết trước khi phá giá, do vậy Xe = Pe = Me = 0. Chúng ta thấy rằng khi 
tỷ giá hối đoái tăng một đơn vị sẽ khiến tài khoản văng lai giảm P*MQ đơn vị giá trị 
do cần nhiều nội tệ hơn để trả cho lượng hàng nhập khẩu đă cố định về số lượng và 
giá cả tính theo ngoại tệ. Hiệu ứng này không xảy ra nếu các hợp đồng nhập khẩu 
cố định giá theo nội tệ. Tuy nhiên đây là một ngoại lệ chứ không phải một quy tắc. 
 Phản ứng trung hạn. 
 Các hợp đồng mới được cố định sau khi phá giá sẽ phản ánh việc thay đổi 
mức giá tương đối theo hướng có lợi cho sản phẩm trong nước. Kư hiệu chỉ số 
dưới của biến trước khi phá giá bằng số 0 và chỉ số dưới của các biến sau khi phá 
giá bằng số 1 ta có: 
 - Mức giá tương đối trước khi phá giá: R0 = e0P
*/P0 
 - Mức giá tương đối sau khi phá giá: R1 = e1P
*/P0 > R0 
 Sau khi có sự thay đổi giá tương đối như vậy, cầu sẽ chuyển từ hàng nước 
ngoài sang hàng sản xuất trong nước, do vậy Xe > 0 và Me < 0. Phản ứng của lượng 
hàng xuất khẩu và nhập khẩu như trên có thể thấy được khá sớm sau khi thực hiện 
phá giá, tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định nó có thể không phát huy hết 
toàn bộ tác dụng sau nhiều năm. Ngay khi phản ứng này phát huy tác dụng th́ tài 
khoản văng lai sẽ cải thiện hơn so với vị trí đáy của tuyến J và nếu lúc này điều 
kiện Marshall – Lerner được thỏa măn thỡ nó sẽ cải thiện hơn so với trạng thái ban 
đầu. 
 Phản ứng dài hạn. 
 Trong dài hạn, tăng cầu sản phẩm trong nước sẽ không thể không dẫn tới sự 
thay đổi của giá cả, trừ trường hợp chúng ta vẫn tiếp tục ở trạng thái không sử 
dụng hết nguồn lực. Nếu độ co giăn giá của cung hàng hóa trong nước là hữu hạn 
th́ lượng hàng xuất khẩu nhiều hơn chỉ có thể cung ứng với mức giá cao hơn. Tuy 
nhiên, nó cũng triệt tiêu hết một phần lợi thế cạnh tranh từ việc phá giá. Việc tăng 
giá thực tế của đồng nội tệ lại gây ra phản ứng có độ trễ của khối lượng xuất khẩu 
và nhập khẩu; tuy vậy lúc này đi theo chiều ngược lại và làm xấu đi t́nh trạng cán 
cân tài khoản văng lai. 
 Có một loạt lư do được đưa ra để giải thích vì sao số lượng hàng xuất khẩu 
và nhập khẩu phản ứng chậm chạp trong ngắn hạn và tại sao phản ứng này lại 
mạnh hơn rất nhiều trong dài hạn, trong đó ba nguyên nhân chính cần kể đến là độ 
trễ trong phản ứng của nhà sản xuất, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo và độ 
trễ trong phản ứng của người tiêu dùng. 
 Cầu nhập khẩu không giảm, người tiêu dùng trong và ngoài nước cần có một 
khoảng thời gian nhất định để điều chỉnh cơ cấu ưu tiên hàng hóa sử dụng sau khi 
phá giá. 
 Đối với người tiêu dùng trong nước, quá tŕnh chuyển từ sử dụng hàng ngoại 
sang sử dụng hàng nội địa không diễn ra lập tức ngay sau khi phá giá mà thường 
sau một khoảng thời gian. Điều này xảy ra là v́ người trong nước c̣n lo lắng các vấn 
đề như chất lượng hàng hóa, độ tin cậy, danh tiếng cơ sở sản xuất nội địado đú, 
khụng vỡ giá hàng nhập khẩu đắt lên mà khối lượng nhập khẩu giảm ngay lập tức 
trong ngắn hạn. Điều này lại càng đúng với những quốc gia có đầu vào của nền 
kinh tế phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu và tâm lư sính đồ ngoại như Việt Nam. Tuy 
nhiên, trong dài hạn do hàng hóa nội địa rẻ hơn sẽ dần thay thế hàng nhập khẩu đắt 
hơn khiến khối lượng hàng nhập khẩu giảm đi trong dài hạn. 
 Đối với người tiêu dùng nước ngoài, tuy giá hàng xuất khẩu của nước phá 
giá rẻ hơn, song không v ́thế mà người tiêu dùng nước ngoài chuyển ngay sang 
mua hàng hóa của nước đó nhiều hơn. Lư do là họ cần một thời gian nhất định để 
t́m hiểu và an tâm mua những hàng hóa xuất khẩu này. Quá tŕnh này diễn ra từ từ, 
do vậy khối lượng hàng xuất khẩu khi quốc gia phá giá tiền tệ không thể tăng ngay 
mà chỉ có thể tăng từ từ sau một khoảng thời gian. 
 
 Cung xuất khẩu không tăng, mặc dù việc phá giá sẽ giúp cải thiện tính cạnh 
tranh của hàng xuất khẩu nhưng các nhà sản xuất trong nước cần có một khoảng 
thời g ian mới có thể mở rộng sản xuất. Phản ứng tức th́ có thể giải thích là do độ 
trễ phản ứng của nhà sản xuất. Các đơn đặt hàng nhập khẩu thông thường được kư 
kết từ trước và do vậy những hợp đồng này không thể hủy bỏ trong thời gian ngắn. 
Các nhà máy cũng phải từ từ hủy bỏ các đơn đặt hàng đối với các sản phẩm đầu 
vào chủ chốt cũng như nguyên liệu thụ. Cỏc khoản tiền trả cho nhiều hàng nhập 
khẩu cũng vậy, chúng thường được cam kết nhằm chống lại những rủi ro tỷ giá 
trên thị trường mua bán ngoại tệ tương lai, và do vậy cung xuất khẩu không thể 
tăng ngay trong ngắn hạn và việc phá giá sẽ không có tác động ǵ trong thời gian 
đầu. 
 Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo,. Để chiếm lĩnh cho ḿnh một thị 
phần trên thị trường nước ngoài là một công việc đ̣i hỏi rất nhiều thời gian và tiền 
bạc. Nếu điều này đỳng thỡ cỏc nhà xuất khẩu nước ngoài có thể không muốn đánh 
mất thị phần của nước ngoài trước lợi thế cạnh tranh mà nước phá giá có được nên 
họ có thể phản ứng lại bằng cách giảm giá xuất khẩu nhằm duy tŕ sức cạnh tranh 
của ḿnh. Khi làm như vậy, ảnh hưởng của phá giá trong việc làm tăng chi phí nhập 
khẩu phần nào đú đó bị thoái lui. Tương tự, các ngành công nghiệp cạnh tranh với 
hàng nhập khẩu có thể phản ứng lại mối đe dọa từ hàng xuất khẩu từ nước phá giá 
tăng lên bằng cách giảm giá ở thị trường nội địa và điều này sẽ hạn chế sự gia tăng 
khối lượng hàng xuất khẩu từ nước phá giá. Những ảnh hưởng này tùy thuộc vào 
mức độ cạnh tranh không hoàn hảo và yếu tố cạnh tranh không hoàn hảo này đă 
cho phộp cỏc công ty nước ngoài thu được một khoản lợi nhuận bổ sung ngoài 
mức lợi nhuận thông thường. Chính phần lợi nhuận bổ sung này đó giỳp họ có khả 
năng hạ giá hàng xuất khẩu hoặc hạ giá hàng hóa bỏn trờn thị trường trong nước để 
tăng tính cạnh tranh với hàng nhập khẩu rẻ hơn từ nước có đồng tiền phá giá, khiến 
năng lực xuất khẩu của nước có đồng tiền phá giá tăng chậm. 
 
 Những phân tích trên cho thấy sau khi phá giá tiền tệ hiệu ứng giá có tác 
dụng khiến cán cân tài khoản văng lai xấu đi ngay lập tức, trong khi hiệu ứng 
lượng chỉ cải thiện được cán cân này trong dài hạn. Mức độ và thời gian kéo dài 
trạng thái thâm hụt trong ngắn hạn cũng như khả năng được cải thiện vững chắc 
trong dài hạn của cán cân văng lai phụ thuộc vào các yếu tố: 
 · Tỷ trọng hàng hóa có thể trao đổi quốc tế ITG (international tradeable 
goods) có sẵn trong nền kinh tế. ITG bao gồm những hàng hóa xuất nhập khẩu và 
những hàng hóa sản xuất nội địa được sử dụng trong nước nhưng có đủ tiêu chuẩn 
đề xuất khẩu, do đó mức giá của loại hàng hóa này được h́nh thành trên cơ sở cung 
– cầu trên thị trường quốc tế. 
 · Tiềm năng và tính linh hoạt của nền kinh tế chuyển hướng sang xuất khẩu. 
 · Năng lực sản xuất thay thế hàng nhập. 
 · Tâm lư sùng bái hàng ngoại của người tiêu dùng trong nước, sự tin tưởng 
và an tâm của người nước ngoài khi mua hàng hóa từ nước phá giá. 
 · Tỷ trọng hàng nhập cấu thành đầu vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Nếu tỷ 
trọng lớn sẽ làm giảm sức cạnh tranh quốc tế của hàng xuất. 
 · Mức độ linh hoạt của tiền lương. Tiền lương càng linh hoạt thì với mỗi sự 
thay đổi của mức giá hay tỷ lệ lạm phát, tiền lương sẽ được tăng theo do đó khiến 
áp lực tăng giá trong nước cao hơn. Có thể nói tiền lương càng linh hoạt càng 
khiến lợi thế cạnh tranh có được khi phá giá nhanh chóng bị triệt tiêu. 
Một nền kinh tế mở là một nền kinh tế có giao dịch với các nền kinh tế khác. Nền 
kinh tế này trái với một nền kinh tế đóng cửa trong đó không có xuất khẩu, không 
có nhập khẩu, không có các dòng di chuyển vốn. 
Cụ thể, nền kinh tế này mua và bán hàng hóa và dịch vụ trên thị trường sản phẩm 
thế giới; mua và bán các tài sản vốn trên thị trường tài chính thế giới. Trong nền 
kinh tế mở, ngoài các biến số kinh tế vĩ mô giống trong nền kinh tế khép kín như 
sản lượng, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát, còn có biến số kinh tế vĩ mô quan trọng khác 
như xuất khẩu ròng (tài khoản vãng lai), luồng vốn ròng (tài khoản vốn), tỷ giá hối 
đoái. 
A.Xuất khẩu ròng (tài khoản vãng lai) 
Tài khoản vãng lai (còn gọi là cán cân vãng lai) trong cán cân thanh toán của một 
quốc gia ghi chép những giao dịch về hàng hóa và dịch vụ giữa người cư trú trong 
nước với người cư trú ngoài nước. Những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của 
người cư trú trong nước cho người cư trú ngoài nước được ghi vào bên "nợ" (theo 
truyền thống kế toán sẽ được ghi bằng mực đỏ). Còn những giao dịch dẫn tới sự 
thanh toán của người cư trú ngoài nước cho người cư trú trong nước được ghi vào 
bên "có" (ghi bằng mực đen). Thặng dư tài khoản vãng lai xảy ra khi bên có lớn 
hơn bên nợ. 
Theo quy tắc mới về biên soạn báo cáo cán cân thanh toán quốc gia do IMF soạn 
năm 1993, tài khoản vãng lai bao gồm: 
1. Cán cân thương mại hàng hóa 
1. Xuất khẩu 
2. Nhập khẩu 
2. Cán cân thương mại phi hàng hóa 
1. Cán cân dịch vụ 
1. Vận tải 
2. Du lịch 
3. Các dịch vụ khác 
2. Cán cân thu nhập 
1. Kiều hối 
2. Thu nhập từ đầu tư 
3. Các chuyển khoản 
Tất cả các khoản thanh toán của các bộ phận nhà nước hay tư nhân đều được gộp 
chung vào trong tính toán này. 
Đối với phần lớn các quốc gia thì cán cân thương mại là thành phần quan trọng 
nhất trong tài khoản vãng lai. Tuy nhiên, đối với một số quốc gia có phần tài sản 
hay tiêu sản ở nước ngoài lớn thì thu nhập ròng từ các khoản cho vay hay đầu tư có 
thể chiếm tỷ lệ lớn. 
Vì cán cân thương mại là thành phần chính của tài khoản vãng lai, và xuất khẩu 
ròng thì bằng chênh lệch giữa tiết kiệm trong nước và đầu tư trong nước, nên tài 
khoản vãng lai còn được thể hiện bằng chênh lệch này. 
Cùng với tài khoản vốn, và thay đổi trong dự trữ ngoại hối, nó hợp thành cán cân 
thanh toán. 
Tài khoản vãng lai thặng dư khi quốc gia xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu, hay khi 
tiết kiệm nhiều hơn đầu tư. Ngược lại, tài khoản vãng lai thâm hụt khi quốc gia 
nhập nhiều hơn hay đầu tư nhiều hơn. Mức thâm hụt tài khoản vãng lai lớn hàm ý 
quốc gia gặp hạn chế trong tìm nguồn tài chính để thực hiện nhập khẩu và đầu tư 
một cách bền vững. Theo cách đánh giá của IMF, nếu mức thâm hụt tài khoản 
vãng lai tính bằng phần trăm của GDP lớn hơn 5, thì quốc gia bị coi là có mức 
thâm hụt tài khoản vãng lai không lành mạnh. 
B.Luồng vốn ròng (tài khoản vốn) 
Tài khoản vốn (còn gọi là cán cân vốn) là một bộ phận của cán cân thanh toán 
của một quốc gia. Nó ghi lại tất cả những giao dịch về tài sản (gồm tài sản thực 
như bất động sản hay tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ) giữa người 
cư trú trong nước với người cư trú ở quốc gia khác. Khi những tuyên bố về tài sản 
nước ngoài của người sống trong nước lớn hơn tuyên bố về tài sản trong nước của 
người sống ở nước ngoài, thì quốc gia có thặng dư tài khoản vốn (hay dòng vốn 
vào ròng). Theo quy ước, dòng vốn vào ròng phải bằng thâm hụt tài khoản vãng 
lai. 
Tài khoản tài chính (hay tài khoản đầu tư) là một bộ phận của tài khoản vốn ghi 
lại những giao dịch về tài sản tài chính. 
Vì vốn có quan hệ mật thiết với lãi suất. Vì thế, cân đối tài khoản vốn cũng có 
quan hệ mật thiết với lãi suất. 
Khi lãi suất trong nước tăng lên, đầu tư vào trở nên hấp dẫn hơn, vì thế dòng vốn 
vào sẽ gia tăng, trong khi đó dòng vốn ra giảm bớt. Cán cân tài khoản vốn, nhờ đó, 
được cải thiện. Ngược lại, nếu lãi suất trong nước hạ xuống, cán cân vốn sẽ bị xấu 
đi. 
Khi lãi suất ở nước ngoài tăng lên, cán cân tài khoản vốn sẽ bị xấu đi. Và, khi lãi 
suất ở nước ngoài hạ xuống, cán cân vốn sẽ được cải thiện. 
Khi đồng tiền trong nước lên giá so với ngoại tệ, cũng có nghĩa là tỷ g iá hối đoái 
danh nghĩa giảm, dòng vốn vào sẽ giảm đi, trong khi dòng vốn ra tăng lên. Hậu 
quả là, tài khoản vốn xấu đi. 
Ngược lại, khi đồng tiền trong nước mất giá (tỷ giá tăng), tài khoản vốn sẽ được 
cải thiện. 
C.Tỷ giá hối đoái 
Tỷ giá hối đoái (thường được gọi tắt là tỷ giá) là sự so sánh về mặt giá cả giữa hai 
đồng tiền của hai nước khác nhau. Cũng có thể gọi tỷ giá hối đoái là giá của một 
đồng tiền này tính bằng giá của một đồng tiền khác. 
Thông thường tỷ giá hối đoái được biểu diễn thông qua tỷ lệ bao nhiêu đơn vị 
đồng tiền nước này (nhiều hơn một đơn vị) bằng một đơn vị đồng tiền của nước 
kia. Ví dụ: tỷ giá hối đoái giữa Đồng Việt Nam và Dollar Mỹ là 20.820 VND/USD 
hay giữa Yen Nhật và Dollar Mỹ là 116,729 JPY/USD hay giữa Dollar Mỹ và Euro 
là 1,28262 USD/Euro. Đồng tiền để ở số lượng một đơn vị trong các tỷ lệ như 
những ví dụ trên gọi là đồng tiền định danh hay đồng tiền cơ sở. Vì thế, khi cần thể 
hiện một cách nghiêm ngặt và chính xác, người ta thường nói: "Tỷ giá hối đoái 
giữa Đồng Việt Nam và Dollar Mỹ trên thị trường ngoại hối định danh bằng Dollar 
Mỹ là 16015 Đồng bằng 1 Dollar" hoặc "Tỷ giá hối đoái giữa Đồng Việt Nam và 
Dollar Mỹ trên thị trường ngoại hối định danh bằng Đồng Việt Nam là 0,0000624 
Dollar bằng 1 Đồng". 
Lên giá và Xuống giá 
Khi đồng tiền X lên giá so với đồng tiền Y (cũng tức là Y mất giá so với X) thì tỷ 
giá hối đoái giữa X và Y trên thị trường ngoại hối định danh bằng Y sẽ giảm đi, 
nhưng tỷ giá hối đoái giữa X và Y trên thị trường ngoại hối định danh bằng X lại 
tăng lên. 
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái: 
 Mức chênh lệch lạm phát giữa hai nước. 
 Mức độ tăng (giảm)thu nhập quốc dân giữa hai nước. 
 Mức chênh lệch lãi suất giữa hai nước. 
 Những kỳ vọng về tỷ giá hối đoái trong tương lai. 
 Sự can thiệp của nhà nước bằng các chính sách tỷ giá của mỗi quốc gia. 
Các chế độ tỷ giá hối đoái 
 Tỷ giá hối đoái cố định. 
 Tỷ giá hối đoái thả nổi,tự do. 
 Tỷ giá hối đoái linh hoạt. 
Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái 
 Mức chênh lệch lạm phát giữa các quốc gia. 
 Mức độ tăng hay giảm thu nhập quốc dân giữa các nước 
 Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước. 
 Những dự đoán về tỷ giá hối đoái. 
 Tình trạng cán cân thanh toán quốc tế. 
 Sự can thiệp của chính phủ. 
o Can thiệp vào thương mại quốc tế. 
o Can thiệp vào đầu tư quốc tế. 
o Can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối. 
 Các nhân tố khác:Khủng hoảng kinh tế, xã hội, đình công,thiên tai... 
II. Thực tiễn tình hình cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam trong 3 năm trở 
lại đây. 
Cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam trong các năm 2009, 2010, 2011 và 
2011 được thể hiện ở biểu đồ sau: 
• Cân đối ngoại tệ năm 2009 khá căng thẳng do xuất khẩu sẽ gặp nhiều 
khó khăn, trong khi nhu cầu nhập khẩu có thể vẫn gia tăng do yếu tố phục hồi 
sản xuất, giải ngân các dự án sử dụng vốn FDI thấp; lượng kiều hối ở nước 
ngoài chuyển về giảm... Với những yếu tố bất lợi này, theo Bộ Kế hoạch và 
Đầu tư, cán cân thanh toán tổng thể năm 2009 có thể sẽ bị thâm hụt lớn. 
• Sau khi bị thâm hụt lớn trong năm 2009, tiếp tục bị thâm hụt trong năm 
2010, cán cân thanh toán của Việt Nam đã đạt thặng dư trong năm 2011, tiếp tục 
thặng dư trong quý I (4,28 tỷ USD), quý II (2,17 tỷ USD), tính chung 6 tháng đạt 
6,45 tỷ USD và ước năm 2012 thặng dư 8 tỷ USD; mục tiêu năm 2013 được xây 
dựng là tiếp tục thặng dư. Như vậy, cán cân thanh toán của Việt Nam đã chuyển vị 
thế từ bị thâm hụt lớn sang thặng dư do nhiều nguyên nhân. Các chuyên gia cho 
rằng, nguyên của chuyển biến này là do trong cơ cấu có một số cán cân thành phần 
đã thâm hụt ít hơn hoặc đã chuyển từ bị thâm hụt sang có thặng dư. 
• Trước đó, dự trữ ngoại hối Việt Nam từng đạt 23,9 tỉ USD vào năm 2008 và 
liên tục giảm cho đến 2011 trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn. 
• Từ mức dự trữ 9 tỉ USD hồi cuối năm 2011, đến nay, dự trữ ngoại tệ của 
Việt Nam đã tăng trên 20 tỉ USD, tương ứng 2,4 tháng nhập khẩu. Dự trữ 
ngoại tệ đã quay trở lại sau đợt sụt giảm mạnh kể từ 2008. 
Các lý do khiến cho cán cân thanh toán của VN thặng dư trong năm 2011 2012: 
• Thứ nhất, giữ và tăng tốc độ kim ngạch xuất khẩu, nhưng phải khắc phục 
tình trạng khu vực kinh tế trong nước của xuất khẩu tăng thấp; kiềm chế tốc độ 
tăng nhập khẩu những mặt hàng cần hạn chế, không khuyến khích nhập khẩu; kiểm 
tra giám sát chặt chẽ và xử phạt nghiêm tình trạng tạm nhập, tái xuất. 
• Thứ hai, quan tâm tới việc giảm thiểu thâm hụt cán cân dịch vụ trên cơ sở 
các DN trong nước phải vươn lên đảm nhận những thị phần mà Việt Nam đang còn 
bị nước ngoài chiếm lĩnh như dịch vụ vận tải, dịch vụ bảo hiểm; giảm thiểu thâm 
hụt cán cân thu nhập đầu tư, thâm hụt cán cân tài sản khác. 
• Thứ ba, tạo điều kiện đẩy mạnh việc thu hút tốt hơn lượng vốn đầu tư trực 
tiếp nước ngoài, đặc biệt là kiều hối, khách quốc tế đến Việt Nam, vì đây là những 
nguồn ngoại tệ lớn và quý. 
• Thứ tư, Giảm tỷ lệ nắm giữ vàng và đô la trong dân, như hạn chế kinh 
doanh đôla và vàng bằng các chính sách thạt chặt trong giao dịch. Bởi nhập khẩu 
chính ngạch sẽ làm gia tăng nhập khẩu, dễ quay lại nhập siêu; mà nhập lậu cũng sẽ 
gây tác động kép, đó là tỷ giá tăng sẽ làm cho các DN, cá nhân găm giữ USD, hạn 
chế bán cho ngân hàng, tác động không tốt đến dự trữ ngoại hối, Nhà nước vừa 
không thu được thuế, trong khi có một lượng vàng, USD rất lớn còn tồn đọng trong 
dân . 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_can_can_thanh_toan_quoc_te.pdf