Tiểu luận Hướng đi mới cho ngân hàng chính sách xã hội tín dụng phải dựa vào lòng tin

pdf 18 trang yenvu 26/03/2024 1820
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Hướng đi mới cho ngân hàng chính sách xã hội tín dụng phải dựa vào lòng tin", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Hướng đi mới cho ngân hàng chính sách xã hội tín dụng phải dựa vào lòng tin

Tiểu luận Hướng đi mới cho ngân hàng chính sách xã hội tín dụng phải dựa vào lòng tin
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
KHOÁ 22, KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN, LỚP 22.9 
   
TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ 
HƯỚNG ĐI MỚI CHO 
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 
TÍN DỤNG PHẢI DỰA VÀO LÒNG TIN 
 Hướng dẫn khoa học: Nguyễn Văn Nghiện 
 Tác giả: Nguyễn Việt Thắng 
TP.Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2008 
MỤC LỤC 
 Trang 
Mục lục 2 
1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 3 
1.1. Khái niệm về ngân hàng chính sách xã hội 3 
1.2. Ngân hàng Grameen – ngân hàng phục vụ người nghèo 4 
1.2.1. Lịch sử thành lập 4 
1.2.2. Nguyên tắc hoạt động 6 
1.2.3. Thành quả đạt được 7 
1.3. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam – NHCSXH VN 8 
1.3.1. Giới thiệu về Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam 8 
1.3.2. Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam 9 
2. THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO 
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHCSXH VN 12 
2.1. Tình hình xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam 12 
2.2. Những bất cập trong hoạt động của NHCSXH VN 15 
2.3. Nguyên nhân của những bất cập 16 
3. HƯỚNG ĐI MỚI CHO NHCSXH VN 
– TÍN DỤNG PHẢI DỰA TRÊN LÒNG TIN 16 
4. KẾT LUẬN 18 
 1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 
1.1. Khái niệm về ngân hàng chính sách xã hội 
Ngân hàng thương mại (NHTM) ra đời, tồn tại và phát triển với mục đích huy 
động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để cho vay trên nguyên tắc bù đắp chi phí 
hoạt động và có lãi. Bởi vì là một hoạt động kiếm lời, nên NHTM có những quy 
định để bảo vệ lợi ích kinh tế cho mình, dẫn đến không phải ai cần vốn cũng đều 
được NHTM cho vay, đặc biệt là những người nghèo, những người không đủ điều 
kiện tín dụng đảm bảo. Vì thế người nghèo luôn phải sống trong vòng lẩn quẩn 
“thu nhập thấp, tiết kiệm thấp, đầu tư thấp, thu nhập thấp hơn”. 
Theo thống kê của Liên hiệp quốc (LHQ), một nữa dân số thế giới sống với 
mức thu nhập dưới 2USD/ngày, trong đó có khoảng 1,2 tỉ người đang phải sống 
trong cảnh nghèo đói. Điều đó cho thấy nghèo đói luôn là vấn nạn lớn của toàn 
cầu, và mục tiêu xoá đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội luôn là mục tiêu 
hàng đầu mà các quốc gia muốn thực hiện. 
Từ những nhu cầu khách quan đó, vào những năm 70, các nước trên thế giới đã 
bắt đầu nảy ra một ý tư ởng về một mô hình tín dụng cung cấp vốn cho người 
nghèo. Tuỳ vào lịch sử hình thành và mục đích hoạt động, mà ở mỗi quốc gia có 
những cách gọi khác nhau cho loại hình tín dụng này. Nhưng ta có thể hiểu theo 
nghĩa chung và rộng nhất, đó là các ngân hàng chính sách xã h ội (NHCSXH). 
Ngân hàng chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng với hoạt động chủ yếu là 
phục vụ người nghèo và các chính sách kinh tế, chính trị và xã hội đặc biệt của mỗi 
quốc gia. Mục tiêu chính của các NHCSXH không phải là lợi nhuận trong kinh 
doanh mà là hỗ trợ tối đa về vốn cho các đối tượng trên. Chính vì thế, NHCSXH 
không phải là một NHTM và không đáp ứng các tiêu chí về kinh doanh thương 
mại. 
Dựa vào tính chất của đối tượng vay, hoạt động cho vay của NHCSXH có thể 
phân thành 3 loại: 
- Cho vay xoá đói giảm nghèo. 
- Cho vay hỗ trợ các chính sách xã hội, giáo dục, y tế. 
- Cho vay các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ hoặc không đủ điều kiện vay 
thông thường hoặc với các điều kiện ưu đãi. 
Còn dựa vào nguồn gốc thành lập, NHCSXH được chia làm 2 loại: sở hữu tư 
nhân do tư nhân thành lập, kiểm sát và hoạt động; sở hữu nhà nước do nhà nước 
thành lập, kiểm sát và hoạt động. Từ chỗ nguồn gốc thành lập, mà các hoạt động 
cho vay của các NHCSXH cũng bị ảnh hưởng nhiều. 
Vai trò của ngân hàng chính sách xã hội: 
- Tạo nguồn vốn thoát nghèo cho người nghèo, góp phần thực hiện xoá đói 
giảm nghèo, công bằng xã hội. 
- Thúc đẩy phát triển kinh tế ở các khu vực sản xuất, các doanh nghiệp cần sự 
hỗ trợ phát triển. 
- Thực hiện các chính sách kinh tế xã hội của chính phủ trong giáo dục, y tế, 
khoa học. 
1.2. Ngân hàng Grameen – ngân hàng phục vụ người nghèo 
1.2.1. Lịch sử thành lập 
Ngân hàng Grameen là ngân hàng phục vụ người nghèo ở Bangladesh. Nguồn 
gốc của Grameen có thể được được tính từ năm 1976 khi Giáo sư Muhammad 
Yunus – Giám đốc chương trình kinh t ế nông thôn ở Đại học Chittagong, 
Bangladesh – thực hiện dự án nghiên cứu khảo sát tính khả thi của việc cung cấp 
dịch vụ ngân hàng cho vùng nông thôn nghèo. Dự án Ngân hàng Grameen 
(Grameen có nghĩa là nông thôn hoặc thôn làng trong tiếng Bangla) bắt đầu đi vào 
hoạt động với các mục tiêu sau: 
- Mở rộng dịch vụ ngân hàng đến với người nghèo. 
- Loại bỏ hình thức cho vay nặng lãi. 
- Tạo cơ hội tự tạo việc làm cho những người thất nghiệp ở nông thôn 
Bangladesh. 
- Kết hợp những phụ nữ nghèo vào những mô hình tổ chức phụ thuộc lẫn 
nhau, nơi mà họ có thể hiểu và quản lí chính họ. 
- Chuyển đổi từ chu kì lẩn quẩn “thu nhập thấp, tiết kiệm thấp, đầu tư thấp” 
thành chu kì tiến bộ hơn “thu nhập thấp, bơm tín dụng, đầu tư, thu nhập cao 
hơn, tiết kiệm nhiều hơn, đầu tư nhiều hơn, thu nhập nhiều hơn”. 
Những cuộc nghiên cứu đã ch ứng minh sức mạnh của nó ở Jobra (một ngôi 
làng gần đại học Chittagong) và một vài ngôi làng gần đó trong suốt những năm 
1976-1979. Với sự đỡ đầu của ngân hàng trung ương quốc gia và sự hỗ trợ của các 
ngân hàng thương mại trong nước, dự án đã được mở rộng đến quận Tangail (một 
quận ở bắc Dhaka, thủ đô của Bangladesh) vào năm 1979. Với sự thành công ở 
Tangail, dự án đã được mở rộng tiếp đến vài quận khác trong nước. Tháng 10 năm 
1983, Dự án ngân hàng Grameen được chuyển đổi thành một ngân hàng độc lập 
bởi sự cho phép của chính phủ. Ngày nay, ngân hàng Grameen được sở hữu bởi 
những làng quê nghèo mà nó phục vụ. Những người đi vay sở hữu 94,34% cổ 
phiếu của ngân hàng, trong khi 5,66% còn lại được sở hữu bởi chính phủ. (số liệu 
năm 2006). 
30 năm đã trôi qua, giờ đây ngân hàng Grameen vẫn tiếp tục theo đuổi thông lệ 
truyền thống của mình, từ bỏ các thủ tục phức tạp, thành công trong việc tạo ra một 
hệ thống ngân hàng dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, tinh thần trách nhiệm, khuyến 
khích sự tham gia của mọi thành phần và sáng tạo. Ngân hàng đã tr ở thành điểm 
sáng trên thế giới trong lĩnh v ực phát triển doanh nghiệp nhỏ, cung cấp tín dụng 
cho người nghèo và đặc biệt Grameen Bank được coi là cỗ máy thúc đẩy tiến trình 
phát triển kinh tế xã hội. 
1.2.2. Nguyên tắc hoạt động 
Ngân hàng Grameen được thành lập như một tổ chức đoàn thể dựa theo quy 
định của Ngân hàng Grameen năm 1983. Hội đồng quản trị gồm 13 thành viên: 1 
giám đốc điều hành, 3 thành viên được chỉ định bởi chính phủ trong đó có 1 là chủ 
tịch hội đồng quản trị, 9 thành viên được bầu chọn từ những cổ đông đi vay. 
Nguyên tắc hoạt động cơ bản của Grameen là cung cấp tín dụng mà không cần 
thế chấp tài sản cho người nghèo trong tất cả các hoạt động kinh tế. Ngân hàng 
cũng chấp nhận tiền gửi tiết kiệm ngoại trừ các giao dịch ngoại tệ, tiến hành quan 
sát, nghiên cứu và xuất bản số liệu thống kê về cải cách kinh tế đối với người 
nghèo. Ngân hàng đảm bảo thu nhập từ các dự án sản xuất cho người nghèo, đầu tư 
vào trái phiếu chính phủ, hướng dẫn người nghèo cách thức đầu tư vào các dự án 
kinh doanh nhỏ và tiểu thu công nghiệp. Có 4 loại hình cho vay do ngân hàng đ ề 
ra: vay cơ bản, vay phát triển nhà, vay phát triển giáo dục và cho vay hỗ trợ khó 
khăn. Những người đi vay được kết hợp vào các nhóm tự giúp, mỗi nhóm gồm 
năm cá thể được cho vay lần lượt mà khả năng tín dụng của mỗi người trong nhóm 
bị ràng buộc lẫn nhau, nếu một người không trả nợ thì những người kia cũng b ị 
ngưng cấp tín dụng. Việc này tạo động lực kinh tế cho nhóm hoạt động có trách 
nhiệm, và làm tăng tính khả thi kinh tế cũng như sự gắn bó của cộng đồng. Ngoài 
ra, những người đi vay còn ph ải cam kết với ngân hàng về các vấn đề đảm bảo an 
sinh xã hội như là chăm lo xây dựng và phát triển văn hoá, giáo dục, y tế của gia 
đình và cộng đồng. 
Những điều trên được đảm bảo thực hiện tốt là nhờ một hệ thống được kết hợp 
chặt chẽ bởi tập hợp các giá trị ngân hàng và xã hội. Đó là 4 hệ thống nền tảng của 
ngân hàng Grameen bao gồm: 16 cam kết của người đi vay, 10 tiêu chí đánh giá 
nghèo đói, 6 nguyên tắc của hệ thống cấp phát tín dụng và 10 nguyên tắc hoạt động 
của ngân hàng. Chính nhờ vào những giá trị cốt lỗi tự đề ra của mình, mà ngân 
hàng Grameen đã th ực hiện những chính sách tín dụng hiệu quả, phù hợp với nhu 
cầu của người dân nghèo, tạo một hiệu ứng kinh tế xã hội đặc biệt. 
Sự thành công của ngân hàng Grameen có thể được tóm gọn vào 5 nguyên nhân 
cơ bản sau: 
- Hệ thống tín dụng được xây dựng dựa vào nền tảng xã hội. 
- Hoạt động nhắm vào thực tiễn và thực hiện bằng tâm huyết của người làm 
ngân hàng. 
- Tín dụng dựa vào sự tin tưởng lẫn nhau. 
- Tinh thần trách nhiệm tập thể. 
- Khuyến khích sự tham gia của mọi thành phần và sáng tạo. 
1.2.3. Thành quả đạt được 
Number of Members : 
(Số thành viên) 
6.908,704 
Percent of women members : 
(Tỉ lệ nữ) 
97% 
Number of centres : 
(Số trung tâm tín dụng) 
121.755 
Number of villages covered : 
(Số ngôi làng tiếp cận) 
74.462 
Number of branches : 
(Số chi nhánh) 
2.319 
Number of areas : 
(Số vùng) 
238 
Number of zones : 
(Số khu vực) 
36 
Cumulative amount disbursed since inception : 
(Số cho vay cộng dồn) 
306.368,63 (Million Taka) 
4.464,38 (triệu USD) 
Amount disbursed during 2006 : 
(Số cho vay trong năm 2006) 
49.871,23 (Million Taka) 
726,72 (triệu USD) 
Amount of loans outstanding : 
(Số nợ chưa thu hồi) 
33.235,46 (Million Taka) 
484,31 (triệu USD) 
Balance of deposits (Số dư tiền gửi) 
Members : 
(Thành viên) 
Non-Members : 
(Không phải thành viên) 
27.298,19 (Million Taka) 
397,79 (triệu USD) 
16.976.28 (Million Taka) 
 247,37 (triệu USD) 
Portfolio growth rate : 
(Tỉ lệ tăng trưởng vốn đầu tư) 
18.82% 
 (Nguồn: báo cáo tài chính 2006 của Ngân hàng Grameen) 
 (Tỉ giá chuyển đổi: 68.625 Taka/USD) 
Qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, ngân hàng Grameen từ số tiền 856 
Taka (tương đương 27USD theo thời giá 1976) ban đầu cho 43 hộ gia đình vay vào 
năm 1976, hiện nay Grameen có chi nhánh rộng khắp hầu hết các ngôi làng ở 
Banladesh, với tổng số tiền cho vay tính đến tháng 5-2008 là 7.041,85 triệu USD. 
Grameen thực sự là cuộc cách mạng cho người nghèo ở Bangladesh vì ngoài 
dịch vụ ngân hàng, Grameen còn thực hiện nhiều chương trình chính sách xã h ội 
khác, nhằm mục tiêu phát triển cộng động như: chương trình h ọc bổng, điện thoại 
thôn bản, phát triển nông nghiệp, năng lượng 
Năm 2006, Giáo sư Muhammad Yunus và ngân hàng của mình đã cùng đ ồng 
nhận giải Nobel hoà bình “vì những nổ lực sáng tạo nên sự phát triển kinh tế và xã 
hội”. Ngân hàng Grameen không những giúp người dân nghèo Banladesh thoát 
nghèo mà còn góp phần tạo sự bình đẳng giới tại một quốc gia có đến 86% dân số 
theo Hồi giáo và 84% phụ nữ mù chữ. (Ước tính năm 1976) 
Hiện tại, trên thế giới có khoảng 168 bản sao của Grameen Bank tại 44 quốc 
gia. Mỗi tuần, một bản sao mới của Grameen Bank lại được ra đời ở một nơi nào 
đó. Tham vọng của Grameen là cho vay tín dụng cho khoảng 1,3 tỷ người nghèo 
nhất thế giới cho đến năm 2025. 
1.3. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam – NHCSXH VN 
1.3.1. Giới thiệu về Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam 
Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH VN) được thành lập theo 
Quyết định 131/2002/QĐ-TTg ngày 4 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính 
phủ trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo Việt Nam. 
NHCSXH VN hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước cấp vốn 
điều lệ ban đầu 5.000 tỉ đồng và được cấp bổ sung phù hợp yêu cầu hoạt động từng 
thời kì. Được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, không phải dự trữ bắt buộc 
và không phải nộp thuế cho ngân sách nhà nước. Thời hạn hoạt động của 
NHCSXH VN là 99 năm. 
Bộ máy quản trị của NHCSXH VN bao gồm 3 cấp: Hội đồng quản trị tại Trung 
ương, 64 Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp tỉnh, thành phố và 601 Ban đại diện 
Hội đồng quản trị cấp quận, huyện. 
Hội đồng quản trị của NHCSXH VN gồm 11 thành viên, trong đó có 10 thành 
viên kiêm nhiệm, là đại diện của Văn phòng Chính ph ủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế 
hoạch & đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Lao động & thương binh xã h ội, Bộ 
Nông nghiệp & phát triển nông thôn, Uỷ ban Dân tộc, Hội Nông dân Việt Nam và 
Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. 1 thành viên còn lại không kiêm nhiệm là Tổng 
giám đốc của ngân hàng. 
Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quận, huyện, thị xã, thành phố 
trực thuộc tỉnh được thành lập Ban đại diện Hội đồng quản trị do Chủ tịch hoặc 
Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp là Trưởng ban và các thành viên là đại 
diện có thẩm quyền của các ngành, tổ chức như Hội đồng quản trị nêu trên do Chủ 
tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp quyết định. 
Nhiệm vụ của NHCSXH VN là sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước 
huy động để phục vụ các đối tượng là hộ nghèo, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh 
khó khăn, các đối tượng chính sách cần vay vốn để giải quyết việc làm, đi lao động 
có thời hạn ở nước ngoài và các tổ chức kinh tế, cá nhân hộ sản xuất, kinh doanh 
thuộc các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Nhằm góp phần thực 
hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội. 
1.3.2. Hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam 
Thứ nhất, huy động vốn theo kế hoạch hàng năm được chính phủ phê duyệt để 
tạo lập nguồn vốn cho vay. 
Thứ hai, thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ. 
Thứ ba, nhận vốn uỷ thác của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, các 
tổ chức tài chính tín dụng, các tổ chức chính trị xã hội, các hiệp hội, các tổ chức 
phi chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước để cho vay vốn đối với hộ nghèo 
và các đối tượng chính sách khác. 
Thứ tư, cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo 
quy định của Chính phủ. Các đối tượng này có thể thay đổi theo quy định được 
công bố từng thời kì của Chính phủ. 
Tổng dư nợ của NHCSXH VN năm 2006 đạt 24.140 tỉ đồng, tăng 31,01% so với 
năm 2005. Kết cấu dư nợ từng chương trình cho vay như sau: 
- Dư nợ cho vay hộ nghèo: 19.196 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 79,52%; 
- Dư nợ cho vay học sinh, sinh viên: 217 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 0,9%; 
- Dư nợ cho vay giải quyết việc làm: 2.848 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 11,8%; 
6.194 7.022
10.349
14.302
18.428
24.140
0
5.000
10.000
15.000
20.000
25.000
2001 2002 2003 2004 2005 2006
Biểu đồ dư nợ cho vay giai đoạn 2001-2006
(Đơn vị: Tỉ đồng)
(Nguồn: báo cáo tài chính 2006 của NHCSXH VN)
Kết cấu dư nợ năm 2006
(Nguồn: báo cáo tài chính 2006 của NHCSXH VN)
79,52%
0,83%
1,42%
3,27%
11,80%
2,26%
0,90%
Hộ nghèo
Giải quyết việc làm
Học sinh, sinh viên
Xuất khẩu lao động
Nướ c sạch và vệ sinh môi
trườ ng
Nhà trả chậm
Khác (Lâm nghiệp + doanh
nghiệp vừa và nhỏ + khác))
- Dư nợ cho vay đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài: 
545 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 2,26%; 
- Dư nợ cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: 789 tỉ đồng, 
chiếm tỉ trọng 3,27%; 
- Dư nợ cho vay nhà trả chậm: 342 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 1,42%; 
- Dư nợ cho vay phát triển lâm nghiệp: 32 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 0,13%; 
- Dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ: 67 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 0,27%; 
- Dư nợ cho vay khác: 104 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 0,43%. 
Cơ cấu nguồn vốn năm 2006 của NHCSXH VN như sau: 
- Vốn ngân sách Nhà nước là 7.953 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 31,3% trên tổng 
nguồn vốn, trong đó: 
+ Vốn điều lệ: 4.788 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 18,84% trên tổng nguồn 
vốn; 
+ Vốn nhận từ các chương trình: cho vay gi ải quyết việc làm, cho vay 
học sinh, sinh viên, và cho vay chương trình nhà tr ả chậm vùng đồng 
bằng sông Cửu Long là 3.165 tỉ đồng. 
6.266 7.083
10.625
15.529
20.219
25.406
0
5.000
10.000
15.000
20.000
25.000
30.000
2001 2002 2003 2004 2005 2006
Sơ đồ tăng trưởng nguồn vốn (Đơn vị: tỉ đồng)
(Nguồn: báo cáo tài chính 2006 của NHCSXH VN)
- Vốn đi vay: 1.709 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 6,73% trên tổng nguồn vốn, trong 
đó: 
+ Vay Ngân hàng Nhà nước: 1.492 tỉ đồng; 
+ Vay nước ngoài: 217 tỉ đồng; 
- Vồn huy động: 14.137 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 55,63% trên tổng nguồn vốn, 
trong đó: 
+ Huy động thị trường: 8.197 tỉ đồng; 
+ Nhận tiền gửi 2% của các tổ chức tín dụng Nhà nước: 5.940 tỉ đồng. 
- Vốn nhận tài trợ uỷ thác đầu tư từ chính quyền địa phương: 1.095 tỉ đồng, 
chiếm tỉ trọng 4,31% trên tổng nguồn vốn. 
- Vốn khác: 511 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 2,03% trên tổng nguồn vốn. 
2. THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHCSXH VN 
2.1. Tình hình xoá đói gi ảm nghèo ở Việt Nam 
Hơn 10 năm hoạt động phục vụ cho vay chính sách ở Việt Nam (tính từ năm 
199, tiền thân là Ngân hàng phục vụ người nghèo Việt Nam với vốn điều lệ 500 tỉ 
đồng), NHCSXH VN đã đóng góp m ột phần không nhỏ vào công cuộc đổi mới, 
phát triển kinh tế xã hội, thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo. 
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam về Khảo sát mức sống hộ gia 
đình (KSMS) năm 2006, cho thấy tình hình xoá đói gi ảm nghèo ở Việt Nam đang 
có những chuyển biến tích cực. 
Trong năm 2006, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng chung cả nước theo giá 
hiện hành đạt 636 nghìn đồng, tăng 31,3% so với năm 2004. 
Thu nhập ở khu vực thành thị và nông thôn đều tăng. Thu nhập bình quân 1 
người 1 tháng ở khu vực thành thị đạt 1.058 nghìn đồng, tăng 29,8%; khu vực 
nông thôn đạt 506 nghìn đồng, tăng 33,8% so với năm 2004 và tăng nhanh hơn 
khu vực thành thị. Tuy nhiên thu nhập của hộ gia đình thành thị vẫn cao hơn nông 
thôn. Chênh lệch thu nhập bình quân 1 người 1 tháng năm 2002; 2004, 2006 của 
khu vực thành thị so với khu vực nông thôn tương ứng các năm là: 2,26; 2,15 và 
2,09 lần và có xu hướng thu hẹp dần. 
Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng của nhóm hộ nghèo nhất (nhóm 1) đạt 184 
nghìn đồng, tăng 29,9%, của nhóm hộ giàu nhất (nhóm 5) đạt 1542 nghìn đồng, 
tăng 30,4% so 2004. Mức chênh lệch thu nhập bình quân 1 người 1 tháng giữa 
nhóm 5 và nhóm 1 là 8,37 lần, tăng nhẹ so năm 2004. 
Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng nă m 2006 theo giá hiện hành của các 
vùng đều tăng khá cao so năm 2004. Ba vùng có tốc độ tăng nhanh nhất là Đông 
Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên là do giá cà phê và một số hàng nông sản tăng khá so 
năm 2004 và do tác động của các chính sách của Nhà nước đối với vùn g Tây 
Nguyên, đặc biệt việc giải quyết đất sản xuất cho đồng bào dân tộc tại chỗ, Nhà 
nước cấp nhà ở, cấp vật liệu làm nhà, bao cấp về y tế, giáo dục và do tác động của 
chính sách phát triển kinh tế- xã hội ở 6 tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi phía Bắc. 
Tuy nhiên, thu nhập giữa các vùng còn có sự chênh lệch. Vùng có thu nhập bình 
quân đầu người cao nhất là Đông Nam Bộ, cao gấp 2,8 lần vùng có thu nhập bình 
quân đầu người thấp nhất là vùng Tây Bắc (năm 2004 con số này là 3,1 lần). 
Do thu nhập bình quân đầu người tiếp tục tăng khá, đời sống các tầng lớp dân 
cư ở các vùng, đặc biệt tầng lớp nghèo tiếp tục được cải thiện nên số hộ nghèo tiếp 
tục giảm. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước năm 2006 tính theo chuẩn nghèo mới của Chính 
phủ (200 ngàn đồng cho khu vực nông thôn và 260 ngàn đồng cho khu vực thành 
thị) là 15,49%; con số này của năm 2004 là 18,1%. Tỷ lệ hộ nghèo của thành thị, 
nông thôn và các vùng năm 2006 đều giảm so năm 2004. 
Tỷ lệ hộ nghèo năm 2004 và năm 2006 
theo chuẩn mới của Chính Phủ giai đoạn 2006-2010 (%) 
 Năm 2004 
(Tính theo chuẩn mới của 
Chính ph ủ giai đoạn 2006-
2010 quy về giá tháng 1/2004) 
Năm 2006 
Cả nước 18,1 15,5 
Chia theo khu vực 
 Thành th ị 8,6 7,7 
 Nông thôn 21,2 17 
Chia theo vùng 
 Đồng bằng sông Hồng 12,9 10,1 
 Đông Bắc 23,2 22,2 
 Tây Bắc 46,1 39,4 
 Bắc Trung Bộ 29,4 26,6 
 Duyên hải Nam Trung Bộ 21,3 17,2 
 Tây Nguyên 29,2 24,0 
 Đông Nam Bộ 6,1 4,6 
 Đồng bằng sông Cửu Long 15,3 13,0 
Nguồn: KẾT QUẢ TÓM TẮT KHẢO SÁT MỨC SỐNG HỘ GIA ĐÌNH 2006 – Tổng cục Thống kê VN 
Tuy có nhiều khả quan, nhưng những thành quả trong công cuộc xoá đói giảm 
nghèo mà chúng ta đạt được là quá ít, chưa thực sự xứng tầm với những gì chúng 
ta đầu tư. Nếu so sánh với những thành quả mà ngân hàng Grameen đạt được. Kết 
quả KSMS 2006 cho thấy chênh lệch về thu nhập bình quân 1 người 1 tháng giữa 
nhóm hộ giàu nhất và nhóm hộ nghèo nhất trong năm 2006 tăng nhẹ so với năm 
2004. So sánh 20% số hộ có mức thu nhập cao nhất với 20% số hộ có thu nhập 
thấp nhất thì hệ số chênh lệch năm 2004 là 8,4 lần (hệ số này năm 1999 là 7,6 lần, 
năm 2002 là 8,1 lần, năm 2004 là 8,3 lần). 
Sự tăng lên về mức thu nhập của người dân một phần lớn là nhờ vào sự tăng 
trưởng về kinh tế nói chung của Việt Nam, mà nguyên nhân chủ yếu là sự gia tăng 
của vốn đầu tư nước ngoài. Sự tác động thực sự của chính sách xoá đói giảm 
nghèo, cụ thể ở đây là các hoạt động của NHCSXH VN không thể hiện rõ rệt, có 
thể nói các số liệu mà NHCSXH VN công bố không nói lên được tính hiệu quả của 
nó. Trong số liệu về dư nợ, tuy có nói về tổng số dư nợ, nhưng rõ ràng báo cáo tài 
chính của NHCSXH VN không có nhắc về tỉ lệ thu hồi nợ, cũng như về số nợ quá 
hạn. Những chỉ số này rất quan trọng, nó đánh giá mức độ hiệu quả của một ngân 
hàng và sự thành công của dự án. Đây là đ iều thường thấy trong các báo cáo tài 
chính ở Việt Nam, thiếu sự minh bạch. 
2.2. Những bất cập trong hoạt động của NHCSXH VN 
Thứ nhất, Ban quản trị ngân hàng đa phần là làm việc kiêm nhiệm. Hội đồng 
quản trị gồm 11 người, nhưng có đến 10 thành viên là kiêm nhiệm, không có đại 
diện của người đi vay – nhóm đối tượng chủ yếu và ảnh hưởng lớn đến mọi hoạt 
động của ngân hàng. Những thành viên kiêm nhiệm là những người giữ những 
cương vị quan trọng ở tổ chức khác, điều này ảnh hưởng nhiều đến năng lực 
chuyên môn và khả năng đóng góp cho sự phát triển của ngân hàng. 
Thứ hai, hệ thống các chi nhánh dàn trải, phần lớn được thành lập một cách chủ 
quan, không dựa trên nhu cầu thực tiễn của người nghèo. Nhân viên tín dụng cấp 
chi nhánh không có trình độ, chuyên môn và tâm hu yết với ngành. Không hiểu rõ 
người nghèo. 
Thứ ba, hệ thống đánh giá hộ nghèo và diện chính sách có bất cập, chồng chéo 
bởi nhiều cơ quan chức năng khác nhau. Làm cho việc xác định hộ nghèo không 
chính xác và công bằng, gây lãng phí và thất thoát nguồn vốn vào tay những người 
có chức quyền muốn trục lợi. Dự án cho sinh viên vay 8.000 tỉ đồng đã bị hoãn lại 
do không dự trù trước đối tượng cho vay và cách thức thu hồi nợ, dẫn đến liên tiếp 
những bất cập và biện pháp mang tính thời vụ được đề ra. Làm cho chính sách đã 
rối càng thêm rối. 
Thứ tư, phương thức tín dụng rườm rà, hồ sơ, thủ tục cho vay phức tạp, trong 
khi người đi vay phần lớn là có trình độ thấp. 
Thứ năm, lãi suất cho vay không phù hợp. Với chức năng là một NHCSXH, lãi 
suất hỗ trợ tối đa cho người nghèo. Thông thường lãi suất cho vay của NHCSXH 
phải cao hơn lãi suất huy động và thấp hơn lãi suất cho vay của các NHTM với các 
hợp đồng tín dụng trung và dài hạn. Nhưng các khoản tín dụng trung và dài hạn 
của NHCSXH VN lại có lãi suất thấp hơn lãi suất huy động. NHCSXH VN mới 
thành lập, chưa thực sự vững mạnh, nhưng lại thực hiện nhiều chính sách quá 
mạnh và quá rộng. Có những lĩnh vực cho vay phù hợp với các NHTM nhưng 
NHCSXH lại bao ôm hết, làm giảm năng lực và sự năng động của các NHTM. 
Thất thoát một nguồn lực xã hội. 
2.3. Nguyên nhân của những bất cập 
Hệ thống tín dụng tồn tại không dựa trên nền tảng xã hội. Không am hiểu người 
nghèo. 
Các nhà quản lí và điều hành không phải là những người kỉ trị (nhà quản trị 
chuyên nghiệp). 
Nền hành chính quản lí kém và chồng chéo với nhau. 
Thiếu sự minh bạch trong các hoạt động. 
Không có sự phân định rành mạch giữa NHTM và NHCSXH. 
3. HƯỚNG ĐI MỚI CHO NHCSXH VN – TÍN DỤNG PHẢI DỰA TRÊN 
LÒNG TIN 
NHCSXH VN là một bản sao của ngân hàng Grameen. Không thể phủ nhận 
công lao của những người đã cất công lặn lội đến Bangladesh để học hỏi và đem 
mô hình về áp dụng cho Việt Nam nhưng một sự thật phủ phàng là chúng ta chỉ 
mới áp dụng được hình thức nhưng chưa am hiểu và áp dụng tốt bản chất của 
Grameen – Đó là tín dụng phải dựa trên lòng tin. 
Việt Nam và Bangladesh có đời sống xã hội, tinh thần khác nhau nên việc so 
sánh sự thành công của hai ngân hàng là một điều khá bấp bênh. Nhưng đứng ở 
khía cạnh khách quan, rõ ràng chúng ta có nhiều lợi thế hơn Bangladesh. Chính trị 
ổn định hơn, chỉ số HDI cao hơn, dân số ít hơn... Nên việc hoạt động kém hiệu quả 
hơn là không thể chấp nhận được. 
Qua quá trình nghiên cứu hai mô hình, ngân hàng Grameen và NHCSXH VN, 
tôi xin đề ra những giải pháp giúp nâng cao năng lực hoạt động và sự hiệu quả của 
NHCSXH VN: 
- Hệ thống tín dụng phải tồn tại dựa trên nền tảng xã hội. Giá trị nòng cốt của 
tín dụng cho người nghèo đó là dựa vào lòng tin lẫn nhau. Vì ngư ời nghèo thì 
không có tài sản để thế chấp, nên tất cả những gì họ có chỉ là lòng tin. 
- Nâng cao năng lực quản lí của hệ thống ngân hàng, những người điều hành 
quản lí phải được lựa chọn dựa vào năng lực chuyên môn và đại diện cho ý chí và 
nguyện vọng của người nghèo. Số thành viên kiêm nhiệm chỉ nên chiếm tối đa là 
30% trong hội đồng quản trị. Những cán bộ tín dụng ở các chí nhánh phải là người 
được lựa chọn bởi người nghèo, phải am hiểu và gần gũi với người nghèo. 
- Xây dựng một hệ thống mới về đánh giá mức độ nghèo đói và nhu cầu cấp 
phát tín dụng. Hệ thống đó phải khách quan, chặt chẽ, không bị ảnh hưởng bởi các 
cơ quan chức năng khác. 
- Thực hiện các chính sách cho vay với quy mô phù hợp, dựa vào thực tiễn địa 
phương, đi sâu và đi sát vào tình hình đ ời sống người nghèo. 
- Tách biệt chức năng và nhiệm vụ giữa NHTM và NHCSXH. Mục tiêu xoá đói 
giảm nghèo là mục tiêu của toàn xã hội, không phải của riêng ai, nên các NHTM 
cũng phải có trách nhiệm san sẻ với Chính phủ trong việc xoá đói giảm nghèo. Cần 
thu hẹp lĩnh vực hoạt động của các NHCSXH, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động 
và tận dụng các nguồn lực từ các NHTM. 
- Thực hiện song song các chính sách về văn hoá, y tế, giáo dục cho người 
nghèo, giúp họ không chỉ thoát nghèo về kinh tế mà còn thoát nghèo về nhận thức. 
Áp dụng các quan điểm tiến bộ và sáng tạo. 
4. KẾT LUẬN 
Vấn đề xây dựng chính sách cho người nghèo là một quá trình dài, đòi hỏi có sự 
phối hợp tốt từ nhiều nguồn lực trong xã hội. Không phải là ý chí chủ quan của 
một cá nhân hay một tổ chức. Do còn hạn chế về điều kiện nghiên cứu và trình đ ộ 
lí luận, nên mặt giải pháp của đề tài chưa thực sự cụ thể và rõ ràng, còn mang tính 
tính nhận thức chung. Mục tiêu của đề tài không phải là đề ra những giải pháp cụ 
thể và có thể áp dụng tức thì cho chính sách xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam, mà 
chủ yếu là đưa ra nhưng lí luận nền tảng, mà từ đó trong tương lai không xa sẽ xây 
dựng một mô hình xoá đói gi ảm nghèo mới, mang tính hiệu quả cao cho người 
nghèo. 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_huong_di_moi_cho_ngan_hang_chinh_sach_xa_hoi_tin_d.pdf