Tiểu luận Mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình phát triển kinh tế

pdf 11 trang yenvu 10/10/2024 220
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình phát triển kinh tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình phát triển kinh tế

Tiểu luận Mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong quá trình phát triển kinh tế
Tiểu luận triết học 
Nguyễn Hồng Dương - Lớp : K38 1 
A. Lời nói đầu 
Trong quá trình phát triển kinh tế ở nước ta nói riêng và ở các nước khác 
nói chung, sự phát triển kinh tế ở mỗi nước tuy khác nhau nhưng đều có một 
số điểm chung, dựa trên một số quy tắc cơ bản để xây dựng và phát triển kinh 
tế. một trong những nguyên tắc cơ bản trong phát triển kinh tế ở mỗi nước là 
quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, 
mỗi đất nước đều có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và sự phân bố dân cư 
không giống nhau dẫn đến quan hệ sản xuất và trình độ của lực lượng sản xuất 
ở mỗi vùng cũng khác nhau. Do tính đặc thù trên nền khi quan hệ sản xuất ở 
một vùng, một trình độ phát triển nào đó phù hợp với tình độ phát triển của lực 
lượng sản xuất thì nó sẽ kéo theo sự phát triển về kinh tế nhanh chóng, nhưng 
nếu quan hệ sản xuất không phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản 
xuất thì nó sẽ có tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế, vì vậy quan hệ sản 
xuất và trình đọ phát triển của lực lượng sản xuất có tác động lẫn nhau là hai 
mặt của quá trình phát triển kinh tế. 
Nghiên cứu về đề tài này sẽ phần nào giúp chúng ta hiểu rõ được mối 
quan hệ giữa quan hệ sản xuất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất 
trong quá trình phát triển kinh tế. 
Tiểu luận triết học 
Nguyễn Hồng Dương - Lớp : K38 2 
B. Nội dung 
Triết học là bộ mông khoa học của mọi khoa học, triết học có nhiệm vụ 
nghiên cứu về các nguyên lý (quy luật) chung nhất, ở đây ta nghiên cứu về 
mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực 
lượng sản xuất xét trong lý luận hình thái kinh tế - xã hội. 
I. Nhận thức lý luận hình thái kinh tế - xã hội 
1. Vai trò của sản xuất vật chất trong đời sống xã hội. 
 sản xuất vật chất là quá trình con người cải tạo cải biến giới tự nhiên 
làm biến đổi nó cho phù hợp với nhu cầu của con người của xã hội loài người. 
2. Vai trò của phương thức sản xuất đối với nền sản xuất của xã hội 
Để tiến hành sản xuất cần có 3 nhân tố cơ bản 
a. Điều kiện tự nhiên 
* Điều kiện tự nhiên toàn bộ nguồn lực của giới tự nhiên, được khai 
thác sử dụng vào các quá trình sản xuất nhất định gồm các yếu tố như đất đai, 
khí hậu, sông ngòi 
b. Điều kiện dân cư 
* Điều kiện dân cư toàn bộ những con người sinh sống hoạt động trên 
một khu vực địa lý nhất định, đây là điều kiện thiết yếu và quan trọng của các 
quá trình sản xuất, vì sản xuất không thể thiếu lực lượng lao động và còn là cơ 
sở phân bố và phát triển sản xuất, là nhân tố quyết định cho trình độ lao động 
sản xuất và phát triển. 
c. phương thức sản xuất 
Phương thức sản xuất là cách thức mà 1 xã hội sử dụng để tiến hành 
sáng tạo của cải vật chất bao gồm hai mặt thống nhất với nhau về cách thức, 
về mặt kỹ thuật công nghệ. 
3. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tình độ phát triển của 
các lực lượng sản xuất 
a. Vị trí 
Là quy luật cơ bản nhất của toàn bộ đời sống xã hội, bởi vì nó là quy 
luật của sự vận động phát triển của phương thức sản xuất xã hội, sự tác động 
Tiểu luận triết học 
Nguyễn Hồng Dương - Lớp : K38 3 
của quy luật này dẫn đến sự biến đổi của phương thức sản xuất. và đây cũng 
chính là đề tài mà chúng ta nghiên cứu để làm rõ sự ảnh hưởng của nó đến đời 
sống sản xuất của con người. 
Trong tác phẩm góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị năm 1959 Các 
Mác viết "trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người ta có 
những quan hệ nhất định tất yếu không phụ thuộc ý muốn của họ từ những 
quan hệ sản xuất. Những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển nhát 
định của lực lượng sản xuất vật chất của họ. 
b. Khái niệm lực lượng sản xuất 
Là tổng thể các nhân tố vật chất kỹ thuật công nghệ của một quá trình 
sản xuất nhất định nào đó, nó phản ánh trình độ chinh phục tự nhiên của con 
người, bao gồm 2 nhóm cơ bản 
- Tư liệu sản xuất 
Công cụ lao động là yếu tố phản ánh rõ nhất trình độ con người chinh 
phục tự nhiên như thế nào 
- Người lao động 
Trong lao động sản xuất hiện đại tri thức kỹ năng của người lao động 
ngày càng quan trọng. Như Lênin đã viết "lực lượng sản xuất hàng đầu của 
toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động" (Lênin toàn tập). 
Trong hai nhóm trên nhân tố người lao động là quan trọng nhất bởi vì 
các tư liệu sản xuất đều là sản phẩm của lao động, những tư liệu đó chỉ có tác 
dụng, có giá trị trong sản xuất một khi được người lao động sử dụng, cũng 
chính vì vậy trong xã hội cong nghiệp hiện đại thì lực lượng sản xuất số một 
là người công nhân công nghiệp, nhu cầu của 1 nền sản xuất hiện đại cùng sự 
phát triển của khoa học công nghệ, các tri thức khoa học ngày càng trở thành 
lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội, nó không phải là nhân tố thứ 3 kết tinh 
trong tư liệu sản xuất, vá người lao động thông qua các quá trình sáng chế kỹ 
thuật, sáng chế kỹ thuật phải thông qua nhân tố người lao động. 
Tiểu luận triết học 
Nguyễn Hồng Dương - Lớp : K38 4 
c. Khái niệm quan hệ sản xuất 
Quan hệ sản xuất là mối quan hệ sản xuất giữa con người với nhau trong 
quá trình sản xuất quan hệ sản xuất này được phân tích trên 3 phương diện 
- Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất quan hệ quyết định các mối quan 
hệ khác. 
- Quan hệ tổ chức quản lý, vi mô, vĩ mô, tuỳ thuộc vào quan hệ sản xuất, 
thực chất là lớp quan hệ tổ chức kết hựop giữa tư liệu sản xuất với sức lao 
động trong các quá trình sản xuất cụ thể 
- Phân phối sản phẩm tuỳ thuộc vào mối quan hệ sở hữu người công 
nhân sở hữu sức lao động, người chủ sở hữu tư liệu sản xuất. 
- Vai trò của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất 
Lực lượng sản xuất giữ vai trò quyết định với quan hệ sản xuất bởi vì lực 
lượng sản xuất là nhân tố thuộc nhân tố nội dung vật chất, đảm bảo cho sự duy 
trì kết hợp các quá trình sản xuất. Tính quyết định đó thể hiện với một trình độ 
phát triển của lực lượng sản xuất hiện có nó đòi hỏi các quan hệ sở hữu cách 
thức giải quyết và mộ chế độ tương ứng với nó những biến đổi trong lực lượng 
sản xuất đặt ra nhu cầu phải thay đổi quan hệ sản xuất cho phù hợp với nó. 
Vì vậy, yêu cầu cơ bản của quy luật này trong việc quy định hoàn thiện 
hệ thống quan hệ sản xuất thì phải căn cứ vào thực trạng của nhu cầu phát 
triển lực lượng sản xuất, mỗi người cần liên hệ thực tiễn quan hệ sản xuất 
Việc chuyển từ quan hệ sản xuất lỗi thời lên cao hơn như Các mác nhận 
xét "không bao giờ xuất hiện trước khi những điều kiện tồn tại vật chất của 
những quan hệ đó chưa chín muồi" 
d. Vai trò của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất 
Quan hệ sản xuất giữ vai trò là các hình thức kinh tế của các quá trình 
sản xuất, nó có vai trò tác động đến việc sử dụng khai thác, sử dụng phát triển 
các lực lượng sản xuất như thế nào, có thể là tích cực khi phù hợp với nhu cầu 
của lực lượng sản xuất, có thể tác động tiêu cực trong trường hợp không phù 
hợp. 
Tiểu luận triết học 
Nguyễn Hồng Dương - Lớp : K38 5 
Biện chứng của mối quan hệ trên được thể hiện theo logic sau đây lực 
lượng sản xuất là yếu tố động cách mạng, lao động sản xuất là yếu tố tính 
chậm phát triển, chính điều đó tạo khả năng mâu thuẫn giữa hai mặt của 
những phương thức sản xuất, mâu thuẫn này bộc lộ rõ khi lực lượng sản xuất 
đã phát triển đến 1 giới hạn nhất định nó đặt ra nhu cầu phải thay đổi quan hệ 
sản xuất, sự thay đổi này chỉ thực hiện được thông qua các cuộc cách mạng do 
đó tạo sự biến đổi của phương thức sản xuất xã hội. 
II. Việp áp dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ 
phát triển của lực lượng sản xuất trong phát triển kinh tế ở 
Việt Nam. 
1. Quan hệ sản xuất hàng hoá ở Việt Nam 
Như chúng ta đã biết các quan hệ sản xuất ở nước ta rất phong phú đa 
dạng, do điều kiện địa lý đất nước ta kéo dài từ Bắc xuống Nam dẫn đến điều 
kiện khí hậu, sông ngòi, sự phân bố dân cư giữa các vùng trong cả nước rất 
khác nhau dẫn tới mối quan hệ sản xuất rất đa dạng mang yếu tố đặc thù. 
Miền Nam do có lượng nước dồi dào rất phát triển về trồng trọt có tổng sản 
lượng cao nhất, miền Bắc do là vùng tập trung đông dân cư và có truyền thống 
canh tác lâu đời nên sản xuất có sản lượng lớn, miền Trung có khí hậu khắc 
nghiệt thường xuyên có bão lũ nền không phát triển được như hai miền Bắc và 
Nam, chỉ nói về mặt nông nghiệp phần nào cho ta thấy sự khác biệt rõ rệt về 
mối quan hệ sản xuất ở 3 miền với những đặc thù riêng. 
a. Những quan hệ sản xuất ở Việt Nam 
nền kinh tế hàng hoá ở ta là một nền kinh tế nhiều thành phần được 
Nhà nước khuyến khích phát triển nhằm đa dạng hoá các quan hệ sản xuất của 
Nhà nước trong các lĩnh vực quan trọng phục vụ các nhu cầu thiết yếu của đời 
sống. 
Như điện, nước, các công trình công cộngĐối với cách thành phần 
kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế cá thể thực hiện chính sách khuyến khích 
phát triển, nhưng với thành phần kinh tế này phải có những biện pháp từ 
chính sách của Nhà nước để quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất trình độ 
Tiểu luận triết học 
Nguyễn Hồng Dương - Lớp : K38 6 
phát triển của lực lượng sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Thực 
hiện quan điểm từ Đại hội VI khi khẳng định không những khôi phục thành 
phần kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế cá thể mà phải phát triển chúng rộng 
rãi theo chính sách của Đảng và Nhà nước. 
b. Sự hình thành quan hệ sản xuất trong nền kinh tế ở nước ta 
Như ta đã biết trước đây nước ta là một nước phong kiến kinh tế chủ yếu 
là sản xuất nông nghiệp, tự cung tự cấp. Sau nước ta trở thành thuộc địa của 
Pháp, hàng hoá tuy có phong phú hơn trước đây nhưng vẫn không có các 
ngành sản xuất ở trình độ khoa học, hàng hoá chủ yếu phục vụ cho các nhu 
cầu cơ bản của đời sống. Sau một thời gian ngắn hoà bình, đất nước ta bước 
vào cuộc đấu tranh khốc liệt với đế quốc Mỹ với mục tiêu thống nhâtý đất 
nước. Bước ra từ hai cuộc chiến tranh ác liệt nền kinh tế sản xuất của ta gần 
như không có gì, nền sản xuất nhỏ trình độ khoa học kém phát triển, sau khi 
giành độc lập nước ta chủ trương quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa nhưng không 
qua tư bản chủ nghĩa, nhưng do trong thời gian đó chúng ta đã có những quan 
niệm không đúng cho rằng đưa quan hệ sản xuất đi trước để mở đường cho sự 
phát triển lực lượng sản xuất, thiết lập công hữu sở hữu toàn dân trong khi 
trình độ sản xuất và quản lý yếu kém dẫn đến mâu thuẫn sâu sắc nảy sinh 
không lường trước được. Đất nước rơi vào tình trạng trị trệ không phát triển 
cán bộ tham ô, người công nhân với nông dân không hăng hái tham gia sản 
xuất, cuộc sống khó khăn, kinh tế giảm sút đất nước rơi vào khủng hoảng trầm 
trọng. Nhận thức được sai lầm đó Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những chính 
sách mới, cho phép phục hồi và phát triển chủ nghĩa tư bản, buôn bán tự do 
rộng rãi có lợi cho sự phát triển sản xuất, đưa ra phương hướng phát triển nền 
kinh tế nhiều thành phần có định hướng xã hội chủ nghĩa, dần dần đưa nước ta 
ra khỏi khủng hoảng và phát triển kinh tế, giảm dần sự tụt hậu so với các nền 
kinh tế phát triển. 
c. Sự đa dạng của quan hệ sản xuất trong thời kỳ đổi mới 
Công cuộc đổi mới ở nước ta bắt đầu từ năm 1986 cho đến nay tuy 
không phải là một thời gian dài, nhưng đã tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ về kinh 
Tiểu luận triết học 
Nguyễn Hồng Dương - Lớp : K38 7 
tế dẫn đến sự biến đổi về các quan hệ sản xuất. Ngày nay, quan hệ sản xuất ở 
nước ta rất phong phú đa dạng nhằm phục vụ cho một nền kinh tế hàng hoá 
phát triển với nhiều thành phần thm gia, các quan hệ sản xuất biến đổi mạnh 
mẽ và nhanh chóng nhằm phục vụ cho các trình độ các lĩnh vực sản xuất hàng 
hoá khác nhau. Với số lượng các công ty tăng lên nhanh chóng với cấp số 
nhân đã tạo động lực mạnh mẽ cho quá trình sản xuất hàng hoá, tạo ra nguồn 
vốn, tạo việc làm, tăng cả chất và lượng của lực lượng lao động, đưa đất nước 
phát triển với tốc độ cao, tăng thu nhập cải thiện đời sống, giảm đói nghèo thu 
hẹp khoảng cách với các nước đi trước nâng cao vị thế của đất nước 
2. Công nghiệp hoá hiện đại hoá là vận dụng tuyệt vời quy luật 
quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực 
lượng sản xuất trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay 
Để làm một việc gì đó trước hết chúng ta phải có nguồn lực có sự hiểu 
biết phần nào về lĩnh vực công việc đó, trước khi đi vào công nghiệp hoá - 
hiện đại hoá đất nước thì chúng ta phải có tiềm lực về kinh tế về con người. 
Trong đó lực lượng lao động là một yếu tố quan trọng, ngoài ra có sự phù hợp 
giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển lực lượng sản xuất 
đấy là nhân tố cơ bản nhất. 
Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá với 
tiềm năng lao động lớn cần cù, thông minh và khả năng sáng tạo, nhưng máy 
móc của ta còn lạc hậu và tư liệu sản xuất của chúng ta rất nghèo nàn đã có 
tác động rất lớn đến sản xuất hàng hoá phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế 
ở nước ta. Đảng ta đang triển khai mạnh mẽ một số vấn đề của đất nước về 
công nghiệp hoá - hiện đại hoá trước hết trên cơ sở tạo ra một cơ cấu phù hợp, 
để phát huy được hiệu quả của quan hệ sản xuất trong bối cảnh nền kinh tế với 
nhiều thành phần đa dạng ở nước ta. Quy luật sản xuất phù hợp với trình độ 
phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật quan trọng cần được nhận thức 
và thực hiện đúng đắn theo đường lỗi chỉ huy của Đảng và Nhà nước. Thời cơ 
lớn đang tới cùng những thử thách mới cũng đã tới buộc chúng ta phải có 
những giải pháp mang tính chiến lược phù hợp với công cuộc công nghiệp hoá 
Tiểu luận triết học 
Nguyễn Hồng Dương - Lớp : K38 8 
đất nước đưa đất nước đi lên xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội 
công bằng văn minh là mục tiêu mà Đảng ta toàn dân ta hướng tới và quyết 
tâm thực hiện cho được. 
3. Học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội cơ sở lý luận của sự 
nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá 
Từ trước tới nay công nghiệp hoá - hiện đại hoá là khuynh hướng phát 
triển tất yếu của các nước. Đối với nước ta đi lên từ một nền kinh tế tiểu nông 
muốn thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, nhanh chóng đạt tới trình độ của một 
nước có nền kinh tế phát triển thì tất yếu chúng ta phải đẩy mạnh sự công 
nghiệp hoá, coi phát triển đất nước trong lĩnh vực kinh tế là một cuộc cách 
mạng toàn diện và sâu sắc. Đại hội đại biểu lần thứ VIII của đảng ta đã khẳng 
định "xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật 
hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ 
phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc 
phòng an ninh đảm bảo vững chắc, dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng văn 
minh". Theo quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác lịch sữ của con 
người đã hình thành một cách rất phổ biến trong đời sống, con người luôn có 
mối quan tâm gắn bó với tự nhiên để phục vụ cho đời sống của mình và cũng 
cải tạo, tác động vào giới tự nhiên. 
Các Mác đã đưa ra kết luận rằng xã hội loài người phát triển qua nhiều 
giai đoạn khác nhau với nhiều hình thức khác nhau ứng với mỗi một giai đoạn 
đó. Mỗi một mối quan hệ sản xuất lại chịu những tác động khách quan khác 
nhau. Mác và Ănghen đã đưa ra những lý luận, tư tưởng khác nhau về các 
hình thái kinh tế xã hội chính, là cơ sở cho chúng ta khẳng định sự công 
nghiệp hoá - hiện đại hoá theo định hướng XHCN ở nước ta hiện nay là phù 
hợp với quy luật khách quan và trình độ lao động sản xuất ở nước ta. Do xuất 
phát điểm của chúng ta ở trình độ thấp nên để tiến kịp với các nước phát triển 
hơn chúng ta phải thực hiện cùng lúc hai mục tiêu quan trọng đó là công 
nghiệp hoá phải đi đôi với hiện đại hoá, thực hiện một cách tuần tự của các 
bước phát triển công nghiệp nhưng cũng phải có những bước đột phá đi tắt, 
Tiểu luận triết học 
Nguyễn Hồng Dương - Lớp : K38 9 
đón đầu, hình thành và tập trung phát triển những ngành mũi nhọn với trình độ 
khoa học tiên tiến tăng cường sức cạnh tranh. Nhưng chúng ta cũng phải chú 
trọng đến việc xây dựng nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhiều thành phần theo 
định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước. Hai vấn đề trên phải 
được thực hiện đồng thời giúp chúng hỗ trợ nhau trong quá trình phát triển 
kinh tế, thúc đẩy nhau phát triển nhằm đưa nước ta phát triển mạnh về kinh tế, 
với một nền kinh tế nhiều thành phần như vậy các quan hệ sản xuất rất cần 
thiết và phải gắn bó một cách chặt chẽ mật thiết đưa nước ta đến gần với mục 
tiêu của Đảng và Nhà nước ta có một nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá đủ 
sức cạnh tranh trên trường quốc tế, giúp con tàu Việt Nam đi đến được mục 
tiêu mà Đảng và Nhà nước ta mong muốn và đang dùng mọi công sức, của cải 
nhằm đạt được, thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đầy khó 
khăn này. 
Tiểu luận triết học 
Nguyễn Hồng Dương - Lớp : K38 10
Kết luận 
Qua những điều đã nói ở trên đã phần nào giúp ta hiểu rõ được tình hình 
quan hệ sản xuất ở nước ta hiện nay về các mặt, quan hệ sản xuất, lực lượng 
lao động, trình độ phát triển xã hội. ở đâu cũng không có được một quan hệ 
sản xuất hoàn toàn phù hợp với trình độ sản xuất mà ta phải chọn được một 
mối quan hệ sản xuất thật phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản 
xuất. Tùy vào tình hình phát triển ở mỗi nước quan hệ sản xuất và trình độpt 
của lao động cũng khác nhau, tìm hiểu được mối liên hệ giữa lực lượng sản 
xuất và quan hệ sản xuất sẽ giúp ta tìm ra được phương hướng cho sự phát 
triển kinh tế, một quan hệ phù hợp với lực lượng sản xuất sẽ giúp kinh tế phát 
triển nhanh, quan hệ sản xuất không phù hợp với lực lượng sản xuất sẽ làm 
cho phát triển kinh tế bị tụt hậu, sản xuất bị ngừng trệ. Trong quá trình công 
nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta hiện nay nhà nước đã và đang thực hiện 
chính sách đa dạng hoá các hình thức sản xuất, với một nền kinh tế phát triển 
nhiều thành phần tham gia có định hướng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu để cơ 
bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 như Nghị quyết của Đảng 
và Nhà nước đã đề ra. 
Để trở thành nước công nghiệp như mong muốn toàn dân ta phải cùng 
nhau cố gắng phấn đấu đạt được mục tiêu đưa đất nước trở nên giàu mạnh, xã 
hội công bằng dân chủ văn minh, đời sống ấm no hạnh phúc. Muốn vậy quan 
hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phải 
coi đây như điều then chốt để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước 
ta. 
Tuy nhiên, do trình độ hiểu biết về mọi mặt còn hạn chế nên không 
tránh khỏi những sai sót. Em mong nhận được sự góp ý của thầy cô để bài tiểu 
luận được hoàn thiện hơn. 
Em xin chân thành cảm ơn! 
Tiểu luận triết học 
Nguyễn Hồng Dương - Lớp : K38 11
Mục lục 
A. Lời nói đầu ......................................................................................... 1 
B. Nội dung ............................................................................................... 2 
I. Nhận thức lý luận hình thái kinh tế - xã hội ............ 2 
1. Vai trò của sản xuất vật chất trong đời sống xã hội. ....................... 2 
2. Vai trò của phương thức sản xuất đối với nền sản xuất của xã hội 2 
a. Điều kiện tự nhiên ......................................................................... 2 
b. Điều kiện dân cư ............................................................................ 2 
c. phương thức sản xuất .................................................................... 2 
3. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tình độ phát triển của các 
lực lượng sản xuất ................................................................................. 2 
a. Vị trí ............................................................................................... 2 
b. Khái niệm lực lượng sản xuất ........................................................ 3 
c. Khái niệm quan hệ sản xuất .......................................................... 4 
d. Vai trò của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất .................... 4 
II. Việp áp dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp 
với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất 
trong phát triển kinh tế ở Việt Nam.................................. 5 
1. Quan hệ sản xuất hàng hoá ở Việt Nam .......................................... 5 
a. Những quan hệ sản xuất ở Việt Nam ............................................ 5 
b. Sự hình thành quan hệ sản xuất trong nền kinh tế ở nước ta ....... 6 
c. Sự đa dạng của quan hệ sản xuất trong thời kỳ đổi mới .............. 6 
2. Công nghiệp hoá hiện đại hoá là vận dụng tuyệt vời quy luật quan 
hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực 
lượng sản xuất trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay ............... 7 
3. Học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội cơ sở lý luận của sự 
nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ................................................ 8 
Kết luận ................................................................................................. 10 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_moi_quan_he_giua_quan_he_san_xuat_va_trinh_do_phat.pdf