Tiểu luận Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Giấy Bãi Bằng trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường và hội nhập
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Giấy Bãi Bằng trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường và hội nhập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Giấy Bãi Bằng trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường và hội nhập
TIỂU LUẬN: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Giấy Bãi Bằng trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường và hội nhập Mở đầu -------- * Tính cấp thiết của đề tài Khác với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp trước đây, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, cạnh tranh vừa là một trong những đặc trưng cơ bản, vừa luôn là vấn đề thời sự nóng bỏng của các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh. Do vậy, nâng cao khả năng cạnh tranh luôn là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp. Công ty Giấy Bãi Bằng, trong quá trình hình thành và phát triển của mình, đã dần dần thích ứng với môi trường cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, Với những cố gắng của Lãnh đạo Công ty cũng như của tập thể cán bộ công nhân viên, Công ty đã duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh, hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra hàng năm, doanh thu và lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, đảm bảo nộp ngân sách và nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên, trong một tương lai không xa, nền kinh tế thị trường nước ta tất yếu sẽ phải phát triển ngày càng hoàn thiện hơn, hội nhập ngày càng nhiều hơn, sâu sắc hơn với kinh tế khu vực và thế giới ... Liệu Công ty Giấy Bãi Bằng còn có thể duy trì hoạt động như hiện nay, liệu công ty có thể đứng vững trước sự canh tranh ngày càng khốc liệt hơn của các doanh nghiệp khác, cả trong nước lẫn ngoài nước. Để tồn tại và phát triển vững mạnh trong môi trường mới đó, Công ty Giấy Bãi Bằng phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Vì vậy, nghiên cứu để nắm rõ thực trạng, nhận diện chính xác những mặt mạnh, mặt yếu về năng lực cạnh tranh hiện nay của Công ty, tìm ra những giải pháp đúng đắn nhằm nâng cao nhanh chóng năng lực cạnh tranh là một vấn đề vừa cơ bản, vừa cấp bách của Công ty. Đề tài luận văn: "Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Giấy Bãi Bằng trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường và hội nhập" được thực hiện nhằm mục đích góp phần nhỏ vào việc nghiên cứu ấy. Đối tượng, phạm vi đề tài: Đề tài tập trung nghiên cớu chủ yếu về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh. Đề tài được nghiên cứu ở phạm vi ngành giấy và chủ yếu tại Công ty giấy Bãi Bằng. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài: Góp phần tìm kiếm giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty giấy Bãi Bằng. Nhiệm vụ đề tài cần giải quyết gồm: - Hệ thống hoá vấn đề cơ bản về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. - Phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh của Công ty giấy Bãi Bằng. - Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty giấy Bãi Bằng. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, điều tra xã hội học, so sánh và mô hình hoá. Kết cấu luận văn: Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn chia thành 3 chương. Yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển doanh nghiệp trong cơ chế thị trường và hội nhập. 1.1 Những nội dung cơ bản về cạnh tranh trong cơ chế thị trường. 1.1.1 Nhận thức chung về thị trường - Cơ chế thị trường: + Khái niệm thị trường: Thị trường xuất hiện đồng thời với sự ra đời và phát triển của sản xuất hàng hoá và được hình thành trong lĩnh vực lưu thông. Người có hàng hoá, dịch vụ đem ra trao đổi gọi là người bán, người có nhu cầu và khả năng thanh toán gọi là người mua. Trong quá trình trao đổi, giữa người mua và ngưới bán hình thành những mối quan hệ. Vì vậy, xét theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi người mua và người bán gặp nhau, hình thành giá cả. Đứng trên phạm vi toàn xã hội, thị trường là một mạng lưới những người mua, người bán gặp nhau, nơi cung - cầu gặp gỡ và cân bằng, hoặc nói cách khác, thị trường xét theo nghĩa rộng là tổng hoà các quan hệ mua bán, cung cầu trên bình diện xã hội. Như vậy, để hình thành thị trường, đòi hỏi phải có các yếu tố cơ bản sau: Đối tượng trao đổi là hàng hoá, dịch vụ: đối tượng tham gia trao đổi là người mua, người bán: điều kiện thực hiện trao đổi là khả năng thanh toán, địa điểm trao đổi: Các thể chế hoặc tập tục (luật chơi) để đảm bảo hoạt động mua bán an toàn, nhanh chóng. Trong lịch sử nhân loại, thị trường đã phát triển qua những nấc thang khác nhau: - Thị trường cổ điển: Là thị trường có đầy đủ các yếu tố hàng hoá, dịch vụ, người mua, người bán, gắn với tính chất hoặc đặc điểm nào đó. - Thị trường phát triển: Là thị trường mà người mua, người bán có thể cam kết, thực hiện mua bán nhưng không cần phải trực tiếp trao đổi hàng hoá. Đây là thị trường văn minh, khi người mua, người bán đã đạt tới độ tín nhiệm, quy mô mua bán lớn. - Thị trường hiện đại: Là thị trường có người mua, người bán hàng hoá, dịch vụ (hữu hình, vô hình) người môi giới và các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Vì đối tượng mua bán khá phức tạp, do đó rất cần người môi giới, tư vấn, nhất là môi giới tư vấn tài chính. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, người ta mua bán hết sức thuận lợi. Mặc dù ở cách xa nhau về mặt địa lý, người ta vẫn có thể giao dịch, mua bán một cách mau lẹ thông qua các phương tiện thông tin hiện đại. Thị trường có vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ thị trường mà giá cả được hình thành như thước đo chung, là căn cứ khách quan để điều chỉnh hành vi của người tiêu dùng và nhà sản xuất. Sở dĩ thị trường có vai trò to lớn vì nó có những chức năng cơ bản sau đây: - Chức năng thừa nhận: Thông qua quá trình trao đổi giữa người mua và người bán, tính hàng hoá của sản phẩm có thể được thừa nhận hoặc không được thừa nhận. Nếu được thừa nhận thì quá trình mua bán được giải quyết, sản phẩm trở thành hàng hoá. Nếu không được thừa nhận thì quá trình mua bán không được giải quyết, sản phẩm không trở thành hàng hoá. - Chức năng thực hiện: Sự thực hiện giá trị chỉ xảy ra khi quá trình trao đổi hàng hoá được thực hiện. Thông qua chức năng thực hiện các hàng hoá, dịch vụ mà hình thành nên giá cả hàng hoá, dịch vụ. - Chức năng điều tiết: Thông qua việc hình thành giá cả dưới tác động của quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh, nguồn lực xã hội được điều tiết một cách tự động từ nơi thừa sang nơi thiếu, từ nơi hiệu quả thấp sang nơi hiệu quả cao. Ngoài ra, thị trường còn kiểm tra, đánh giá trình độ, năng lực tổ chức, quản lý của các nhà sản xuất kinh doanh và cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà quản lý. + Cơ chế thị trường: Là cơ chế vận hành khách quan của nền kinh tế thị trường. ở đó, các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường phát huy tác dụng. Ban đầu, cơ chế thị trường được Adam Smith khái quát và mô tả trong học thuyết của ông. Ông cho rằng, nếu bảo đảm quyền tự do kinh doanh, tự do tiêu dùng, nhà nước không can thiệp vào kinh tế mà chỉ cần bảo đảm dịch vụ an ninh xã hội thì sẽ có một cơ chế tự nhiên, như một "Bàn tay vô hình", điều tiết cung - cầu, điều tiết sản xuất tiêu dùng và cuối cùng giúp cho việc phân phối các tài nguyên khan hiếm của xã hội một cách hiệu quả nhất. Đó là thị trường thuần tuý thị trường tự do cạnh tranh không có sự can thiệp của Nhà nước. Ngày nay, cơ chế thị trường tự do thuần tuý, hầu như không còn tồn tại. ở hầu khắp các Quốc gia áp dụng cơ chế thị trường, người ta đều sử dụng mô hình kinh tế hỗn hợp, tức là kết hợp cơ chế "Bàn tay vô hình" của thị trường với "Bàn tay hữu hình" - sự can thiệp, điều tiết của Nhà nước vào nền kinh tế. Mức độ can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế có nhiều mức độ khác nhau, tuỳ theo từng Quốc gia. Như vậy, cơ chế thị trường hiện nay gồm 3 thành tố: 1. Thị trường hoạt động theo quy luật vốn có của nó, ai nhận thức được, làm đúng sẽ có lợi, ngược lại không nhận thức được, không tôn trọng quy luật thị trường sẽ bị thua thiệt hoặc bị thị trường trừng phạt. Bằng cách này các yếu tố sản xuất, tài nguyên và kết quả sản xuất sẽ được phân phối theo quy luật thị trường. 2. Nhà nước can thiệp, điều tiết thị trường nhằm hạn chế những khuyết tật của thị trường, cân bằng những vấn đề về kinh tế, xã hội, môi trường cơ chế thị trường hiện đại thể hiện rõ trong mô hình kinh tế hỗn hợp. Đó là cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. 3. Người tiêu dùng, nhà doanh nghiệp - những tác nhân năng động của cơ chế thị trường - được hoạt động tự chủ nhưng phải tuân thủ quy luật của thị trường và chịu sự điều tiết của Nhà nước. Cơ chế thị trường hoạt động theo các quy luật khách quan của thị trường, bao gồm: - Quy luật giá trị: Việc sản xuất hàng hoá phải trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết, trao đổi phải bình đẳng, ngang giá. Mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh phải tuân thủ quy luật này mới có thể tồn tại và phát triển. - Quy luật cung - cầu: Biểu hiện quan hệ giữa cung và cầu hàng hoá thông qua giá cả hàng hoá. Quy luật này tác động trực tiếp đến giá cả hàng hoá và phương hướng sản xuất, tiêu dùng của xã hội. - Quy luật canh tranh: Yêu cầu hàng hoá sản xuất ra phải có chất lượng tốt hơn, chi phí thấp hơn, thái độ phục vụ văn minh hơn để nâng cao khả năng cạnh tranh với các hàng hoá khác cùng loại. Như vậy có thể hiểu: Giá cả thị trường, cung - cầu hàng hoá và cạnh tranh là các bộ phận hợp thành chủ yếu của cơ chế thị trường. Các bộ phận này có quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó, giá cả là cá nhân của thị trường , cung cầu là trung tâm và cạnh tranh là linh hồn, là sức sống của thị trường. 1.1.2 Khái niệm cơ bản cạnh tranh: Cạnh tranh (tiếng Anh là Competion) về mặt thuật ngữ được hiểu như là sự cố gắng giành thắng lợi, phần thắng về mình giữa những người những tổ chức hoạt động có những mục tiêu và lợi ích giống nhau trong kinh doanh, cạnh tranh được định nghĩa như là sự đua tranh giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm dành ưu thế trên cùng một tài nguyên, sản phẩm hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình. Cạnh tranh: Là một trong những đặc trưng cơ bản của cơ chế thị trường, không có cạnh tranh thì không có nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường khi vận hành phải tuân theo những quy luật khách quan riêng của nó, trong đó có quy luật cạnh tranh. Theo quy luật này các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến máy móc, thiết bị, công nghệ, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm để dành ưu thế so với đối thủ của mình. Kết quả là kẻ mạnh về khả năng vật chất và trình độ kinh doanh sẽ là người chiến thắng. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển. Nếu lợi nhuận thúc đẩy các cá nhân tiến hành sản xuất - kinh doanh thì cạnh tranh lại bắt buộc và thôi thúc họ phải điều hành các hoạt động sản xuất - kinh doanh một cách có hiệu quả nhất: + Tác động tích cực của cạnh tranh là: - Sử dụng các nguồn tài nguyên một cách tối ưu. - Khuyến khích áp dụng các tiến bộ kỹ thuật. - Thoả mãn các nhu cầu của người tiêu dùng. - Thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả sản xuất. + Tuy nhiên cạnh tranh cũng có tác động tiêu cực đó là: Trong sản xuất việc giữ bí mật không muốn chuyển giao công nghệ tiên tiến, là tình trạng ganh đua quyết liệt, "Cá lớn nuốt cá bé". Trong đời sống xã hội là sự tàn phá môi trường và sự tha hoá về đạo đức dễ xảy ra. 1.1.3 Các loại hình canh tranh: Cạnh tranh được xem xét dưới nhiều khía cạnh, nhiều hình thức khác nhau như: Cạnh tranh tự do, cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh không lành mạnh ... Các hình thức cạnh tranh phụ thuộc vào tính chất của thị trường và bản chất của nền kinh tế. - Cạnh tranh tự do: Được hiểu như là một nền kinh tế phát triển một cách tự do, không có sự can thiệp của Nhà nước, trong đó giá cả lên xuống theo sự chi phối của các quy luật thị trường, cùng với các quy luật kinh tế thị trường, đặc biệt là quy luật giá trị. Cạnh tranh tự do dẫn đến sự phân hoá 2 cực: Giàu nghèo rõ rệt. - Cạnh tranh hoàn hảo ( Perfect Competition) hay còn gọi là cạnh tranh thuần tuý (Pure Competition) là hình thức cạnh tranh trong đó giá cả của một loại hàng hoá là không đổi trong toàn bộ một địa danh của thị trường; Các yếu tố sản xuất được tự do luân chuyển từ ngành này sang ngành khác; Chi phí vận tải không đáng kể và không đề cập tới. Cạnh tranh hoàn hảo xẩy ra khi không một người sản xuất nào có thể tác động đến giá cả trên thị trường. Mỗi người sản xuất đều phải bán sản phẩm của mình theo giá thịnh hành mà thị trường đã chấp nhận thông qua quan hệ cung - cầu. Cạnh tranh hoàn hảo xảy ra khi có một số lớn doanh nghiệp nhỏ sản xuất một mặt hàng y hệt nhau và sản lượng từng doanh nghiệp quá nhỏ không thể tác động đến giá cả thị trường. Cạnh tranh hoàn hảo muốn tồn tại phải có các điều kiện. - Tất cả các hàng kinh doanh trong ngành đó có quy mô tương đối nhỏ. - Số lượng các hàng kinh doanh trong các ngành đó phải rất nhiều trong điều kiện như vậy không có Công ty nào đủ sức mạnh để có thể cos ảnh hưởng đến giá cả của các sản phẩm của mình trên thị trường. Sản phẩm của các hẵng đưa ra trên thị trường giống nhau tới mức cả người sản xuất và người tiêu dùng rất khó phân biệt. + Cạnh tranh không hoàn hảo: (Imperfect Competition) là hình thức cạnh tranh mà ở đó các cá nhân, người bán hàng hoặc các nhà sản xuất có đủ sức mạnh và thể lực có thể chi phối giá cả các sản phẩm của mình trên thị trường. Cạnh tranh không hoàn hảo có 2 loại: Độc quyền nhóm và cạnh tranh mang tính độc quyền. + Độc quyền nhóm (Oligopoly): tồn tại trong những ngành sản xuất mà ở đó chỉ cơ một số ít người sản xuất hoặc một số ít người bán sản phẩm. Sự thay đổi về giá của một doanh nghiệp, gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu đối với sản phẩm của doanh nghiệp khác và ngược lại. ở các nước phát triển các ngành công nghiệp có độc quyền nhóm là những ngành như sản xuất ô tô, cao su, chế biến thép v.v. + Cạnh tranh mang tính độc quyền (Mono Polistics Competition): Là hình thức cạnh tranh mà ở đó những người bán có thể ảnh hưởng đến những người mua bằng sự khác nhau của các sản phẩm mà mình sản xuất ra về hình dáng, kích thước, chất lượng và nhãn hiệu. Trong nhiều trường hợp người bán có thể bắt người mua chấp nhận giá sản phẩm do họ định ra. Trong hình thức cạnh tranh này có nhiều người bán và có nhiều người mua. Các sản phẩm của người bán về cơ bản là giống nhau song khác nhau về mẫu mã, chất lượng, màu sắc v.v. Các hãng kinh doanh thường có cố gắng tạo ra các sản phẩm của họ phong phú, có nhiều điểm khác biệt so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Trong ngành công nghiệp cạnh tranh kiểu này, quy mô của các doanh nghiệp có thể là lớn, vừa, nhỏ vì vậy nhập và bỏ ngành hàng dễ dàng hơn. + Cạnh tranh lành mạnh (Healthy Competition): Là hình thức cạnh tranh lý tưởng, trong sáng, thúc đẩy sản xuất phát triển, không có những thủ đoạn hoặc âm mưu đen tối trong sản xuất kinh doanh của các nhà doanh nghiệp, thể hiện phẩm chất đạo đức trong kinh doanh không trái với các quy định của văn bản pháp luật và không đi ngược lại lợi ích xã hội, việc tính toán thu lợi nhuận trên cơ sở cải tiến, sáng tạo để sản xuất và cung cấp cho xã hội nhiều sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ với chất lượng tốt hơn, giá rẻ hơn, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. + Cạnh tranh không lành mạnh (Unfair Competition): Là hình thức cạnh tranh mà trong quá trình sản xuất và kinh doanh các nhà doanh nghiệp luôn có thái độ không trung thực, gian dối như: biếu xén, hối lộ để dành ưu thế trong kinh doanh, vu khống về chất lượng sản phẩm, hàng hoá của đối tác cạnh tranh; tung ra thị trường sản phẩm mang nhãn hiệu của đối thủ cạnh tranh, ngăn cản việc phân phối sản phẩm của đối thủ cạnh tranh bằng các hành vi trái pháp luật, sử dụng "Chiến tranh giá cả" để loại bỏ đối thủ cạnh tranh. - Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh xảy ra trong mọi lĩnh vực và được biểu hiện đa dạng. Ngoài các hành vi cạnh tranh không lành mạnh thuần tuý còn xuất hiện các hành vi lạm dụng thế mạnh về kinh tế, tài chính để cạnh tranh thể hiện tính chất "Cá lớn nuốt cá bé" (như bán phá giá chẳng hạn). + Cạnh tranh bất hợp pháp (Fraudulent Competition): Là những hành vi của các nhà kinh doanh thực hiện cạnh tranh trái với quy định của pháp luật đi ngược lại các nguyên tắc xã hội, tập quán truyền thống của kinh doanh lành mạnh, xâm phạm lợi ích của xã hội, của Nhà nước, của người tiêu dùng và của các nhà kinh doanh khác. + Có 2 loại cạnh tranh kinh tế: Là cạnh tranh trong sản xuất và cạnh tranh trong lưu thông. - Cạnh tranh trong sản xuất: Là cạnh tranh diễn ra trong lĩnh vực sản xuất - nó bao gồm cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các xí nghiệp cùng sản xuất một loại hàng hoá nhằm thu được lợi nhuận siêu ngạch. Để có siêu lợi nhuận các doanh nghiệp ra sức cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, làm cho chi phí sản xuất nhỏ hơn so với doanh nghiệp khác - Như vậy cạnh tranh trong nội bộ ngành chính là động lực cho sự phát triển tiến bộ kỹ thuật. Khác với cạnh tranh trong nội bộ ngành, cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất ở những ngành khác nhau nhằm mục tiêu tìm nơi đầu tư có lợi, là những nơi có tỷ suất lợi nhuận cao - Điều này đảm bảo cho việc đầu tư vốn bình đẳng giữa các ngành tạo nhân tố cho sự phát triển. - Cạnh tranh trong lưu thông Là cạnh tranh trên lĩnh vực trao đổi, mua bán hàng hoá, cạnh tranh trong lưu thông gồm có cạnh tranh giữa người bán và người mua, người bán với người bán, người mua với người mua. Cạnh tranh giữa người bán với người mua chính là sự tác động qua lại giữa sức cung và sức cầu trên thị trường. Sự cạnh tranh này dẫn đến hình thành giá cả cân bằng trên thị trường. Cạnh tranh giữa người bán với người bán là cạnh tranh để làm cho giá cả hàng hoá có xu hướng giảm, còn cạnh tranh giữa người mua với người mua lại có tác động ngược lại thường làm cho giá cả tăng lên. + Cạnh tranh được coi như là một cuộc cạnh tranh kinh tế: Trong điều kiện đó doanh nghiệp muốn chiến thắng phải tìm ra các kỹ thuật tiến công phù hợp - Với một cách khác là phải có các biện pháp cạnh tranh. Ngày nay, người ta thừa nhận trong điều kiện kinh tế thị trường phải dựa vào cạnh tranh giá cả, chất lượng và điều kiện giao nhận. - Có thể hiểu cạnh tranh giá cả dưới hai giác độ: Giác độ tích cực là nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật nên tăng năng suất lao động, giảm chi phí và giảm giá cả xuống, do vậy hàng hoá được chấp nhận trên thị trường và doanh nghiệp chiến thắng trong cạnh trạnh đó là cạnh tranh lành mạnh; Giác độ thứ hai của cạnh tranh giả cả là tìm cách bán phá giá thậm chí còn thấp hơn cả chi phí để đối thủ phải bỏ thị trường sau đó chiếm lại toàn thị phần và tự do lên giá đó là cạnh tranh không lành mạnh. - Trong nền kinh tế hiện đại, cạnh tranh bằng chất lượng trở thành then chốt, chất lượng là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh mức độ thoả mãn nhu cầu của hàng hoá về quy cách phẩm chất, kiểu giáng v.v. làm cho người tiêu dùng thoả mãn. - Một vấn đề khác trong cạnh tranh là vấn đề điều kiện giao nhận như đảm bảo thời gian giao hàng, phục vụ sau bán hàng. - Ngoài ra quảng cáo là biện pháp cạnh tranh thông dụng ngày nay. Qua quảng cáo, hàng hoá đi vào tâm lý người tiêu dùng và từ đó chiếm lĩnh được thị trường. Tóm lại cạnh tranh là môi trường tồn tại và phát triển của kinh tế thị trường, không có cạnh tranh sẽ không có tính năng động và sáng tạo trong hoạt động sản xuát - kinh doanh. Song xã hội dần dần sẽ chấp nhận hành vi cạnh tranh lành mạnh bằng các phương thức sản xuất và vận chuyển hàng hoá một cách khoa học hiệu quả chứ không thừa nhận hành vi cạnh tranh bằng cách dựa vào các thủ đoạn lừa đảo, không trong sáng. 1.1.4 Tiêu chí xác định sức mạnh cạnh tranh: Sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá của một doanh nghiệp có thể biểu thị dưới dạng quan hệ theo tương quan tỷ lệ thuận nghịch sau đây: L K = ---- + M + F P Trong đó: K: Là năng lực cạnh tranh L: Là chất lượng sản phẩm P: Giá cả hàng hoá, sản phẩm M: Các tác nhân trong thị trường F: Các chính sách tác động vào thị trường và tiếp thị. Chúng ta lần lượt xét các yếu tố sau: 1.1.5 Các yếu tố tác động cạnh tranh: Thứ 1: Chất lượng hàng hoá (L) quyết định và tỷ lệ thuận với sức cạnh tranh. Thứ 2: Giá cả (P) : Theo quy luật cung - cầu thị trường được hình thành từ các hệ thống cung và cầu. Sự tương tác cung - cầu sẽ dẫn đến sự hình thành giá cả và quyết định số lượng hàng hoá được trao đổi (gọi là giá cả cân bằng). Thứ 3: Các tác nhân trong thị trường (M) bao gồm: + Người mua: Là tác nhân chủ yếu trên thị trường và họ là khách hàng tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp. Họ có thể là cá nhân hay là các tổ chức tập thể. Thoả mãn tốt nhất mọi nhu cầu của họ luôn là mục tiêu hoạt động của các tác nhân khác (nhà cung cấp, nhà phân phối) trên thị trường. + Người cung cấp: Đây là khởi nguồn của dòng vận động hàng hoá đưa ra thị trường để thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Họ là nguồn cung sản phẩm và là những người sản xuất (hàng nội) hay là các nhà nhập khẩu (hàng ngoại). + Người phân phối: Đây là khâu trung gian giữa người cung cấp và người mua. Họ có vai trò chủ yếu trong thị trường vì nhờ có họ mà cung gặp được cầu. Hoạt động chủ yếu của họ là kinh doanh thương mại và bao gồm: Nhà bán buôn, nhà bán lẻ, đại lý. + Các tác nhân khác: Đây là những tác nhân quan trọng có ảnh hưởng tới môi trường hoạt động của doanh nghiệp bao gồm: - Nhà nước có ảnh hưởng cực kỳ quan trọng thông qua việc ban hành hệ thống văn bản pháp quy chính sách nhằm tạo ra môi trường chính trị, pháp luật và kinh tế vĩ mô cho hoạt động của các doanh nghiệp. Đặc biệt chính sách tài khoá của Chính phủ ảnh hưởng tới cung - cầu hàng hoá hoặc là chính sách đầu tư cũng vậy. - Các cơ quan tài chính như ngân hàng, bảo hiểm thông qua các quy định về tín dụng, lãi suất, tỷ lệ bồi thường thiệt hại v.v. Các cơ quan này có thể ảnh hưởng đến sự phân bổ ngân sách cho tiêu dùng hay tiết kiệm đến giá cả hàng hoá. Từ đó đến sức mua, đến quan hệ cung - cầu trên thị trường. - Các cơ quan Quốc tế có ảnh hưởng rất lớn tới điều kiện hoạt động của các doanh nghiệp. Các cơ quan này gồm các cơ quan Liên hiệp quốc (UMCERP, UNFPA, UNDP, FAO ...) và các cơ quan tài chính Quốc tế (IMF, WB, ADB ...). Các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực. Ví dụ: Các dự án của ADB cho Việt nam vay tiền làm đường sẽ tăng cầu về vật liệu xây dựng và về ôtô, xe máy v.v. - Các tổ chức tư nhân như nghiệp đoàn, các hội. Thứ 4: (F): Các chính sách thị trường và tiếp thị bao gồm: + Xác định thị trường mà doanh nghiệp hướng tới: Có những hoàn cảnh khó khăn xảy ra cho doanh nghiệp thị trường co hẹp lại, cạnh tranh gay gắt, cần biến đổi, trong tình hình đó mục tiêu của doanh nghiệp chỉ là tồn tại được trên thị trường hay là duy trì cho doanh số hay thị phần không giảm đi. Ngoài những trường hợp này đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện một chính sách phòng ngự để bảo về thị trường đã có, và nếu muốn phát triển, doanh nghiệp phải xác định thị trường mà doanh nghiệp muốn xâm nhập. - Xâm nhập vào thị trường của các giới cạnh tranh: Với các mục tiêu này doanh nghiệp thu hút các khách hàng hiện đang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh, chính sách này hợp với các doanh nghiệp có ưu thế mạnh đối với các đối thủ cạnh tranh: Như chất lượng, giá cả, thị hiếu tiêu dùng v.v. - Phát triển thị trường với các khách hàng tiêu dùng mới. Trong trường hợp này doanh nghiệp tìm trong thị trường những vị trí chưa có các đối thủ cạnh tranh chiếm lĩnh hoặc vì một lý do nào đó mà họ bỏ qua. Để đạt được mục đích này, doanh nghiệp phải áp dụng một số phương pháp tiếp thị thích hợp, như chính sách xúc tiến bán hàng hạ giá, đổi mới. + Phân đoạn thị trường để nhằm xác định đoạn thị trường mà doanh nghiệp hướng tới. Người ta thường căn cứ vào một số tiêu chuẩn để phân doạn thị trường: Như về địa lý, về dân số - xã hội, tâm lý, hành vi tiêu dùng. + Định vị sản phẩm: Vừa thiết kế một sản phẩm vừa tạo ra cho nó một hình ảnh đối với khách hàng để cho trong tâm lý người này có một vị trí nhất định (rõ và cá biệt) so với các sản phẩm cạnh tranh vì trong đoạn thị trường mà doanh nghiệp chọn có rất nhiều sản phẩm cùng loại hoặc có khả năng thay thế so với sản phẩm của doanh nghiệp. + Chính sách tiếp thị: Chính sách này bao gồm 4 chính sách, bộ phận, được gọi là "4 P" tức là viết tắt của (tiếng Anh) Product: Sản phẩm, Price: Giá, Promotion: Xúc tiến bán hàng, Place: Điểm phân phối. - Chính sách giá cả: Vùng giá, điều kiện thanh toán, chế độ tín dụng. - Xúc tiến bán hàng: Đây là việc lựa chọn các phương tiện chủ yếu để thông tin và gây ảnh hưởng đến khách hàng của doanh nghiệp: Quảng cáo, xúc tiến bán, giao tiếp, lựa chọn bán hàng. - Chính sách phân phối: Cách giao hàng, kỹ thuật bày bán hàng, kho hàng, tổ chức kho tàng, chu trình phân phối v.v. 1.1.6 Các công cụ cạnh tranh chủ yếu được sử dụng trong nền kinh tế thị trường: Để nâng cao hệ số biểu thị sức cạnh tranh (K) hiện nay trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp thường sử dụng những công cụ sau đây: Một là + Chất lượng hàng hoá: Đây là công cụ đầu tiên và quan trọng mà các doanh nghiệp sử dụng để thắng các đối thủ cạnh tranh. Hai là + Giá cả hàng hoá: Giá cả hàng hoá được quyết định bởi giá trị hàng hoá song sự vận động của giá cả còn phụ thuộc vào khả năng thanh toán của người tiêu dùng. Mức sống còn thấp, người tiêu dùng tìm mua những hàng hoá có giá rẻ, ngược lại khi mức sống cao hơn người tiêu dùng sẽ quan tâm nhiều đến hàng hoá có chất lượng tốt, chấp nhận mức giá cao. Ba là + áp dụng khoa học kỹ thuật và quản lý hiện đại: Thực tiễn đã chứng minh các doanh nghiệp tồn tại và phát triển được cần có dây chuyền công nghệ mới, hiện đại, có phương pháp quản lý khoa học. Bốn là + Thông tin: Thông tin về thị trường mua bán, thông tin về tâm lý thị hiếu khách hàng, về giá cả, đối thủ cạnh tranh có ý nghĩa quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Năm là: Phương thức phục vụ và thanh toán trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Đây là công cụ rất quan trọng để chiến thắng trong cạnh tranh. Đây chính là khâu phục vụ trước, trong và sau khi bán hàng : Bao gồm tiếp thị, quảng cáo, mời khách, thanh toán linh hoạt v.v. Sáu là: Tính độc đoán sản phẩm: Sự thay đổi thường xuyên về mẫu mã, nhãn hiệu hàng hoá cũng như việc không ngừng nâng cao chất lượng tính năng hàng hoá sẽ tạo điều kiện cho sự tồn tại và phát triển hiện nay. Bảy là: Chữ tín là công cụ cạnh tranh của các doanh nghiệp: Trong quá trình kinh doanh các doanh nghiệp sử dụng nhiều biện pháp nhằm dành dật khách hàng về phía mình, đặc biệt thực hiện linh hoạt trong khâu hợp đồng, thanh toán như quy ước về giá cả, số lượng, kích cỡ, mẫu mã bằng văn bản hoặc bằng miệng, hoặc thanh toán bằng phương thức bán trả góp, bán chịu, bán gối đầu v.v.v Những hành vi này sẽ được thực hiện tốt hơn khi giữa doanh nghiệp và khách hàng có lòng tin với nhau. Do vậy chữ tín trở thành công cụ sắc bén trong cạnh tranh. Tám là: Sự mạo hiểm chấp nhận rủi ro: Trong kinh doanh lợi nhuận doanh nghiệp thường tỷ lệ thuận với sự mạo hiểm, rủi ro. Trong kinh doanh sử dụng có hiệu quả công cụ này đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải có tài năng và bản lĩnh. + Các tiêu chí để đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp trên thị trường bằng các tiêu chí sau: Chất lượng, giá cả hàng hoá bán trên thị trường cao hơn hay thấp hơn các doanh nghiệp khác, dịch vụ và các điều kiện phục vụ việc mua, bán hàng hoá thuận lợi hay không thuận lợi, chi phí thấp hay cao hơn các doanh nghiệp khác. Khi đánh giá khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp người ta thường xem 3 tiêu chuẩn hàng đầu là chất lượng sản phẩm, giá cả và những điều kiện giao hàng đối với sản phẩm đó. + Doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao xác nhận các chỉ tiêu như: Tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng hàng hoá, hạ giá thành sản phẩm hàng hoá dịch vụ, hiệu quả kinh doanh dịch vụ và điều kiện phục vụ việc mua (bán) hàng hoá, dịch vụ, chi phí dịch vụ và điều kiện phục vụ. + Doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao có nghĩa là hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp phải có chất lượng cao hơn các doanh nghiệp khác, dịch vụ và điều kiện mua (bán) hàng hoá thuận tiện hơn, chi phí thấp hơn các doanh nghiệp khác. 1.2 Quan điểm của Nhà nước ta về cạnh tranh chuẩn bị cho hội nhập Quốc tế: Đánh giá về tình hình nền kinh tế nước ta, bên cạnh những thành tựu đạt được, nghị quyết đại hội IX nêu rõ những yếu kém như sau: "Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp, chất lượng sản phẩm chưa tốt, giá thành cao. Nhiều sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp thiếu thị trường tiêu thụ cả trong nước và nước ngoài, một phần do thiếu sức cạnh tranh". Trên cơ sở đánh giá tình hình, Nghị quyết đại hội Đảng IX cũng đã nêu rõ định hướng phát triển của nền kinh tế trong đó nhấn mạnh việc nâng cao sức cạnh tranh như sau: "Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005 là bước rất quan trọng trong việc thực hiện chiến lược 10 năm 2001 - 2010 nhằm: Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế". Để chuẩn bị cho hội nhập quốc tế, đặc biệt là hội nhập AFTA, trong các giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch 5 năm 2001 - 2005, Nghị quyết đại hội Đảng IX nhấn mạnh "Tiếp tục chính sách mở cửa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển ... từng ngành, từng doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch, giải pháp để thực hiện các cam kết quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, mở rộng thị phần trên những thị trường truyền thống, khai thông và mở rộng thị trường mới". Tóm lại: Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng ta rất quan tâm và đã có những định hướng cho cả nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng về nâng cao năng lực cạnh tranh để hội nhập thành công nền kinh tế thế giới mà trước mắt là AFTA. Trọng tâm của AFTA là giảm thuế nhập khẩu xuống còn 0 5 % và triệt tiêu từng bước hàng rào phi thuế quan cản trở thương mại trong vòng 15 năm kể từ 1-1-1993 cho 2 loại mặt hàng chính là hàng công nghệ và nông sản chế biến với 15 nhóm mặt hàng cụ thể là: Dầu thực vật, xi măng, dược phẩm, phân bón, chất dẻo, sản phẩm cao su, đồ da, bột giấy v.v. Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới là một tất yếu khách quan trong điều kiện khu vực hoá và toàn cầu hoá phát triển nhanh chóng tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, các nền kinh tế ngày một gia tăng. Trên cơ sở đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ Quốc tế. Đảng ta đã sớm nhận thức được xu thế tất yếu của quá trình hội nhập Quốc tế và có chủ trương hội nhập với các nền kinh tế thế giới, cũng như hình thành một số quan điểm và luận điểm cơ bản về mặt lý luận và thực tiễn. Đại hội Đảng VIII của Đảng đã khẳng định: "Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác Quốc tế, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại. Dựa vào nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập vớ khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả" (Văn kiện đại hội 8 - nhà xuất bản chính trị quốc gia 1996 trang 84 - 85). Chương 2 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của Công ty Giấy Bãi Bằng trong qúa trình đổi mới cơ chế quản lý và quá trình hội nhập. 2.1 Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật, công nghệ và thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Giấy Bãi Bằng. 2.1.1 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật công nghệ - Sản phẩm của ngành công nghiệp giấy: Tổng năng lực sản xuất theo thiết kế của các đơn vị thành viên Tổng Công ty Giấy Việt nam như sau: - Bột giấy: 120.000 tấn/năm - Giấy: 183.000 tấn/năm Sản phẩm bao gồm một số chủng loại chủ yếu: - Giấy viết, vở học sinh - Giấy in, giấy in báo - Giấy vệ sinh, khăn ăn - Giấy xi măng, bao gói và các tông các loại. Sự tăng trưởng về sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Giấy Việt nam trong 5 năm gần đây như sau: chỉ tiêu đơn vị tính 1997 1998 1999 2000 2001 Tổng sản phẩm Tấn 127.400 162.300 169.200 173.300 187.500 Doanh thu Tr. đ 1.646.700 2.269.400 2.247.300 2.246.400 2.322.600 Ta thấy những năm gần đây Tổng Công ty Giấy đã đạt được những thành tưu đáng kể trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm của Tổng Công ty đã góp phần quan trọng nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước, hạn chế một phần lượng bột giấy và giấy nhập khẩu. Tuy nhiên sản lượng quá thấp so với các Công ty bột và giấy trong khu vực và trên thế giới. Công nghệ, kỹ thuật lạc hậu, thiết bị cũ, năng suất sản xuất trên đầu người quá thấp, trình độ quản lý yếu kém dẫn đến. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp đang là những thách thức gay gắt đối với Tổng Công ty Giấy trên đường hội nhập vào khu vực và thế giới. Trước tình hình đó Tổng Công ty Giấy đề ra chiến lược phát triển ngành giấy từ nay đến 2010, trong đó chú trọng đến các mục tiêu là tập trung đầu tư phát triển công nghiệp sản xuất bột giâý và giấy gắn liền với việc đầu tư phát triển các vùng nguyên liệu. Đầu tư nâng cấp các nhà máy hiện có để đến 2010 đạt sản lượng 600.000 tấn - Trong đó Bãi Bằng đạt 200.000 tấn giấy và 300.000 tấn bột (kế cả đầu tư mới). 2.1.2 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Giấy Bãi Bằng: - Công trình nhà máy Giấy Bãi Bằng là món quà hữu nghị của Chính phủ và nhân dân Thuỵ Điển giành cho Việt nam trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ trên cơ sở hiệp định ký kết giữa hai Chính phủ Việt nam - Thuỵ Điển năm 1972. - Dây chuyền được thiết kế và lắp đặt khá hoàn chỉnh với công nghệ khép kín được xếp vào hàng công nghệ tiên tiến ở thập niên 70. Năng lực sản xuất là 48.000 tấn bột và 55.000 tấn giấy mỗi năm. - Từ sau khi khánht hành vào năm 1982 cho tới đầu những năm 90, mặc dù được các chuyên gia Thuỵ Điển giúp đỡ điều hành nhưng do cơ chế kìm hãm nên công suất của nhà máy không nâng được lên trên 70% công suất thiết kế (là điểm hoà vốn). Chỉ từ sau khi Nhà nước đổi mới cơ chế, đặc biệt từ sau năm 1995 Công ty mạnh dạn đổi mới về quản lý, tổ chức ... sản xuất kinh doanh phát triển, sản xuất vượt công suất thiết kế, nộp ngân sách Nhà nước ngày càng nhiều, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao. Công ty đầu tư xây dựng nhiều công trình phúc lợi để phát triển dân trí và giúp đỡ kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Đến năm 1997 theo quyết định của Tổng Công ty Giấy Việt nam nhà máy Gỗ Cầu đuống một đơn vị đang có nguy cơ phá sản, trở thành đơn vị thành viên của Công ty. Hiện nay nhà máy Gỗ Cầu Đuống được Công ty đầu tư một dây chuyền sản xuất giấy Tissue với công suất 10.000 tấn/năm đang đi vào hoạt động, bên cạnh đó vẫn duy trì các sản phẩm cũ là gỗ dán, đồ mộc. Để nâng cao công suất và chất lượng sản phẩm. Công ty đang đầu tư nâng cấp dây chuyền hiện có để đạt được 3 mục tiêu cơ bản. - Năng suất bột tăng lên 61.000 tấn/năm và 100.000 tấn giấy/năm chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế và môi trường đạt tiêu chuẩn môi trường quốc gia - và hiện tại Công ty đang trình Chính phủ dự án tiền khả thi giai đoạn 2 để đầu tư dây chuyền sản xuất bột giấy hiện đại với công suất thiết kế là 250.000 tấn bột/năm. Khi đó cả nước và Bãi Bằng sẽ không phải nhập bột ngoại và sẽ có bột xuất khẩu. Kết quả sản xuất kinh doanh của Bãi Bằng 5 năm qua: năm sản lượng (tấn) Doanh thu (triệu đồng) Nộp ngân sách (triệu đồng) thu nhập bình quân (triệu đ) 1997 53.000 585.013 53.179 1.032 1998 60.000 672.270 59.620 1.381 1999 63.100 641.800 62.460 1.500 2000 65.524 722.600 69.480 1.830 2001 72.000 763.640 70.340 1.800 Hệ thống bộ máy tổ chức Công ty: Tổ chức Công ty theo sơ đồ khái quát dưới đây: Trong đó: Tổng công ty giấy việt nam công ty giấy bãi bằng các phòng ban chức năng: TCHC, KTCN, thị trường, vật tư, TCKT ... Các chi nhán h - Hà Nội - Đà Nẵng - HCM nhà máy giấy nhà máy điện nhà máy hoá chất xí nghiệ p bảo dưỡn g nhà máy gỗ cầu đuốn g khác h sạn nhà văn hoá trườn g mầm non - Tổng công ty Giấy Việt nam là Tổng công ty Nhà nước thành lập theo quyết định số 91/TTg ngày 7/3/1994. - Công ty Giấy Bãi Bằng trực thuộc Tổng công ty Giấy Việt nam là doanh nghiệp Nhà nước thành lập theo quyết định số 90/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ. - Các đơn vị thành viên hoạt động theo chức năng nhiệm vụ do công ty quy định và tổ chức hạch toán báo sổ không có tư cách pháp nhân. Riêng nhà máy Gỗ Cầu Đuống và 3 chi nhánh thì có tư cách pháp nhân không đầy đủ. - Các phòng ban chức năng hoạt động theo chức năng nhiệm vụ do công ty quy định. 2.2 Thực trạng về năng lực cạnh tranh của công ty Giấy Bãi Bằng trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý và hội nhập quốc tế: 2.2.1 Đặc điểm sản phẩm giấy nói chung và sản phẩm giấy Bãi Bằng nói riêng: Giấy do người Trung quốc phát minh ra cách đây 3 000 năm, nhưng phải đến thế kỷ thứ 20 loài người mới sản xuất giấy bằng dây chuyền công nghệ công nghiệp hiện đại. Hiện nay giấy là tên gọi chung của rât nhiều sản phẩm, làm từ bột sợi Xenlulô như là: Giấy in, giấy viết, giấy in báo, giấy Tissue ( giấy khăn ăn, vệ sinh), giấy thành phẩm, giấy bao gói, giấy telex vv... Hiện tại các sản phẩm giấy sản xuất tại Bãi Bằng bao gồm: Giấy in, giấy viết, giấy coppy, giấy telex, vở học sinh các loại, và giấy Tissue. Do khuôn khổ của luận văn nên tôi chỉ đề cập đến 2 loại sản phẩm chính của công ty là giấy in và giấy viết dưới dạng lô. Sau khi được đầu tư chiều sâu một số hạng mục và cải tiến công nghệ sản xuất giấy từ môi trường axít sang môi trường kiềm có gia keo bề mặt. Giấy Bãi Bằng đã đạt tương đương các sản phẩm trong khu vực. Giấy Bãi Bằng đã đạt được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế như: Huy chương Vàng sản phẩm, xếp hạng sản phẩm được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, đạt giải Vàng hàng Việt nam chất lượng cao, giải qủa cầu Vàng, giải gold star do tổ chức quốc tế trao tặng. 2.2.2 Đặc điểm thị trường tiêu thụ và thị hiếu của khách hàng: Thị trường tiêu thụ giấy viết, giấy in Bãi Bằng chủ yếu là trong nước. Giấy Bãi Bằng cũng đã từng xuất khẩu đi các nước như Singapore, Malaysia, Hồng Kông, Sirilanca và irắc. Do thị trường trong nước lớn và được Nhà nước bảo hộ bằng hàng rào thuế quan nên giấy Bãi Bằng chủ yếu được tiêu thụ nội địa. Khách hàng tiêu thụ giấy viết, giấy in trong nước chủ yếu là các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh ngành in và sản xuất vở tập học sinh. Do vậy mục tiêu chính của họ tìm kiểm lợi nhuận. Để có lợi nhuận cao khách hàng yêu cầu rất khắt khe về chất lượng sản phẩm độ trắng, độ nhám, độ dai phải đảm bảo nhưng định lượng lại thấp. 2.2.3 Các đối thủ cạnh tranh trong nước và khu vực ASEAN: Hiện nay trong 10 nước ASEAN chỉ có 5 nước là: Indonesia, ThaiLand, Malaysia, Philipin và Việt nam là có sản xuất giấy ở mức thành ngành công nghiệp. Singapore là nước tiêu thụ giấy ở mức cao nhưng hầu hết là nhập khẩu. Lào, Miama mới có vài cơ sở sản xuất nhỏ còn Campuchia và Brunei thì chưa sản xuất giấy. Indônêsia là nước có tiềm lực mạnh và phát triển nhất về sản xuất giấy và bột. Tổng sản lượng giấy năm 2000 của nước này là: 6.849.000 tấn giấy với công nghệ sản xuất hiện đại tiên tiến. Thái Lan là nước có ngành sản xuất giấy mạnh thứ 2 trong khối ASEAN với lượng giấy đạt 2.311.000 tấn . Malaysia năm 2000 sản xuất được 1.078.400 tấn giấy nhưng mức tiêu thụ là 2.267.000 tấn. Số thiếu hụt phải nhập khẩu, Philipin có năng lực sản xuất được tới 1,1 triệu tấn giấy/năm. Thống kê của năm 2000 ngành giấy Việt nam đạt sản lượng 355.000 tấn. Năng lực sản xuất khoảng 450.000 tấn. Như vậy so với 4 nước trên thì ngành giấy nước ta còn rất nhỏ bé. Về công nghệ sản xuất của ta thì lạc hậu so với các nước bạn từ 10-40 năm. Công nghệ sản xuất giấy Bãi Bằng là hiện đại nhất Việt nam nhưng cũng thuộc về công nghệ của thập kỷ 70, còn công nghệ của bạn hầu hết đã được đổi mới, hiện đại hóa thuộc công nghệ của những năm 90, mà đối với ngành giấy thế giới thì cứ khoảng 10 năm lại chuyển sang một thế hệ công nghệ mới, như vậy của ta lạc hậu so với bạn 2 3 thế hệ. Nói về các nhà sản xuất trong nước về giấy in và giấy viết thì Bãi Bằng chiếm khoảng 70% sản lượng sản xuất trong nước. Nếu tính toàn bộ sản lượng ngành giấy, bao gồm cả các loại giấy khác thì giấy Bãi Bằng chiếm khoảng 20% . Như vậy riêng giấy in, giấy viết thị trường nội địa Bãi Bằng chiếm 40% thị phần cả nước. Nói về chất lượng và giá cả giấy in và giấy viết tại thị trường trong nước, đối với nhà sản xuất trong nước Bãi Bằng không có đối thủ cạnh tranh .Do đó đối thủ cạnh tranh của Bãi Bằng là các nhà sản xuất nước ngoài. 2.2.4 Năng lực cạnh tranh về chất lượng và mẫu mã của giấy Bãi Bằng: So sánh với các đối thủ cạnh tranh trong nước thì có thể nói giấy Bãi Bằng chiếm vị trí độc tôn về chất lượng sản phẩm do có sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền hiện đại hơn, được đổi mới và bổ sung các công nghệ tiên tiến ( cho công đoạn làm giấy) và được kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt. Giấy Bãi Bằng đang vận hành bằng hệ thống đảm bảo chất lượng ISO 9002. Do vậy giấy Bãi Bằng bao giờ cũng có sức cạnh tranh cao hơn so với các công ty trong nước như Việt trì, Tân mai, Đồng nai.... So với giấy của các nước có công nghệ sản xuất giấy tiên tiến trong khu vực, như đã phân tích ở trên ta thấy hầu hết công nghệ sản xuất của họ tiên tiến hơn của ta từ 1 2 thế hệ nên chất lượng cao hơn. Tuy nhiên sau đầu tư giai đoạn 1 sẽ hoàn thành vào cuối năm 2003, chất lượng giấy Bãi Bằng sẽ tăng lên ngang bằng và vượt mặt bằng chất lượng trong khu vực. Do vậy giấy Bãi Bằng có khả năng cạnh tranh. Biểu chất lượng được thể hiện: Tên chỉ tiêu ấy viết Hiện tại Sau Hiện tại Sau đầu tư ợng 50 80 2 5080 1 ộ trắng % 80 85 85 90 80 85 85 90 ộ nhám Ml/ph 400 250 350 250 Kg/m3 640 700 640 700 ộ hút nước g/m2 24 2 24 2 28 2 28 2 % 5,5 6,5 6 7 5,5 6.5 6 7 % 10 1 12 1 10 1 12 1 Về mẫu mã, bao gói: Do nhu cầu giấy nội địa lớn, nhãn hiệu giấy Bãi Bằng có ưu thế chiếm lĩnh thị trường. Nên trong thời gian qua Bãi Bằng không chú ý tới thay đổi mẫu mã, bao gói nên dẫn đến mẫu mã kém hơn các đối thủ cạnh tranh. Đây là điểm yếu hiện nay. 2.2.5 Năng lực cạnh tranh về giá: Từ trước tới nay, do chiếm ở vị trí độc quyền về cung cấp giấy viết, giấy in nên giá giấy trên thị trường không phải do thị trường quyết định mà do ngành giấy quy định. Tất nhiên vì là doanh nghiệp Nhà nước cho nên bên cạnh mục tiêu lợi nhuận, Bãi Bằng còn có mục tiêu chính trị là ổn định thị trường giấy, do vậy giá cả tương đối ổn định và có sự điều tiết của cấp trên. Để phân tích về tiến trình hội nhập AFTA của ngành giấy với thuế xuất giấy nhập giảm dần qua biểu dưới đây: ủng loại giấy ức thuế 2003 2004 2005 2006 ấy in báo 40% 20% 15% 10% 5% ấy in và viết 50% 20% 15% 10% 5% Qua biểu trên thì vấn đề cạnh tranh về giá đặt ra trước ngành giấy Việt nam nói chung, giấy Bãi Bằng nói riêng bài toán cơ bản có tính quyết định. Trong một phiên họp gần đây Chính phủ đã phân tích ngành giấy là một trong những ngành có khả năng cạnh tranh kém nhất chính là nói tới khả năng cạnh tranh về giá. Thực sự mà nói sự bảo hộ của Nhà nước cho ngành giấy trong những năm qua đã làm thui chột sự vận động của toàn ngành cả về đầu tư phát triển và quản lý sản xuất. Vì thuế nhập khẩu để bảo vệ ngành công nghiệp trong nước nhưng mặt trái là hàng rào thuế quan đã làm giảm động lực nâng cao chất lượng sản phẩm và cải thiện chi phí sản xuất. Để chứng minh điều đó phải xem lại một vài số liệu dưới đây. - Giá thành toàn bộ giấy Bãi Bằng 2001. 9.504.426 đ/tấn 622 USD/tấn. - Giá bán: 10.500.000 đ/tấn 686 USD/tấn. - Giá cùng loại giấy từ các nước ASEAN nhập về Việt nam chưa có thuế: 500 USD/tấn 7 650.000 đ - Sau khi có thuế nhập 50% ( 2002 ) 750 USD/tấn 11.500.000 đ - Sau khi có thuế 20% ( 2003 ) 600 USD /tấn 9.180.000 d. - Sau khi có thuế 10% ( 2004): 550 USD/tấn 8.415.000 đ - Sau khi có thuế % ( 2005): 525 USD/tấn 8.032.500 đ Qua số liệu trên có thể khẳng định một điều là sức cạnh tranh về giá của giấy Bãi Bằng trong những năm tới là vô cùng yếu. Tất nhiên giá giấy ở đây chỉ tính tới thời điểm cụ thể hiện nay, còn trên thực tế giá giấy thế giới liên tục biến động. Ví dụ cuộc khủng khoảng thừa giấy năm 1993-1994 làm giá giấy giảm mạnh xuống tới 400 USD/tấn. Sau 1995 thế giới lại khủng khoảng thiếu giấy làm giá giấy tăng vọt lên tới 800 USD/tấn, ngay sau đó năm 1996 lại tụt xuống khoảng 600 USD/tấn. Hiện nay giá giấy thế giới lại xuống rất thấp, tác giả Lê Phúc báo " Công nghiệp" số 37 ngày 18/9/2002 viết " Nguyên nhân chính dẫn đến lượng giấy nhập khẩu tăng mạnh trong thời gian qua là do chuẩn bị vào năm học mới, nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng, giá giấy nhập lại giảm 11% so với cùng kỳ 2001 và thấp hơn giá giấy sản xuất trong nước 12% giá giấy thị trường thế giới giảm mạnh đã đẩy các doanh nghiệp sản xuất giấy già nua của ta vào thế không thể cạnh tranh" 2.2.6 Năng lực cạnh tranh về thông tin: Hệ thống thông tin hiện tại của công ty có một số nhược điểm lớn mà tin chắc là kém hẳn các đối thủ cạnh tranh. - Cơ sở vật chất nghèo nàn, thiếu và lạc hậu. Đa phần thiết bị đang dùng thuộc thế hệ cũ, tốc độ chậm, không đủ chạy những phần mềm lớn hiện nay. Mạng nội bộ là loại mạng lạc hậu, kết nối trong phạm vi hẹp. Internet chưa được sử dựng rộng rãi trong công ty . Đặc biệt là đối với các nhân viên bán và mua hàng. Thiếu phần mềm cần thiết cho quản lý doanh nghiệp, mới chỉ có phần mềm cho hệ thống tính lương và phần kế toán và tính toán giá thành. - Thông tin cho quản lý chậm, thiếu, thậm chí không chính xác. - Luồng thông tin với bên ngoài đặc biệt là thông tin về các đối thủ cạnh tranh và thông tin từ khách hàng chưa được quan tâm xây dựng. - Chưa có đủ nhân lực giỏi để thành lập phòng thông tin và xử lý thông tin. 2.2.7 Năng lực cạnh tranh Maketing: Như đã nói ở trên do tính chất độc quyền trong cung cấp sản phẩm giấy viết, giấy in nên hoạt động marketing của Bãi Bằng chủ yếu là: Quảng cáo sản phẩm, ( quảng cáo thương hiệu thì đúng hơn), xúc tiến bán hàng và tổ chức các kênh phân phối sản phẩm. Các hoạt động khác nằm trong chức năng quản trị Marketing gồm xây dựng chiến lược sản phẩm, chiến lược giá không được thực thi với tư cách là một hoạt động marketing cụ thể như sau: - Bãi Bằng chưa có chiến lược sản phẩm, chiến lược giá. Các nghiên cứu cụ thể về sản phẩm, về giá, về các đối thủ cạnh tranh chưa được thực thi, các đề cập tới vấn đề sản phẩm và giá mới xuất hiện mang tính chất kế hoạch hoặc mệnh lệnh mà chưa phải là chiến lược. Điều này sẽ làm hệ thống lúng túng khi thị trường có sự tham gia của nhiều đối thủ cạnh tranh và biến động liên tục. - Về quảng cáo, do được độc quyền nhiều năm nên quảng cáo của Bãi Bằng chưa có chiến lược, mới chỉ mang tính chất khuyếch trương thương hiệu, hiệu quả quảng cáo chưa cao. Về xúc tiến bán hàng cũng thế, có qúa ít công cụ xúc tiến bán hàng, có những công cụ rất hiệu lực như quảng cáo và bán hàng trên mạnng chưa được đề cập tới, chưa có nhiều biện pháp khuyến khích bán hàng như hội nghị khách hàng hay khuyến mại. Thủ tục bán hàng còn phức tạp chưa thật tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, cách bán hàng vẫn còn tiềm ẩn của cửa quyền thời bao cấp. - Về phân phối sản phẩm, hiện nay Bãi Bằng có một hệ thống phân phối sản phẩm khá tốt bao gồm văn phòng đại diện 3 miền và một hệ thống đại lý khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước. Đánh giá chung sức cạnh tranh về marketing của giấy Bãi Bằng là kém, từ khâu thu thập thông tin, thị trường tới hoạch định các chiến lược và thực thi các chiến lược đó. Điểm ưu là hệ thống phân phối của giấy Bãi Bằng khá tốt, có hệ thống bạn hàng chung thủy, điều này có ý nghĩa quan trọng làm tiền đề để xây dựng một hệ quản trị marketing tốt hơn. 2.2.8 Năng lực cạnh tranh về sự tín nhịêm của sản phẩm: Sự tín nhiệm của khách hàng đối với sản phẩm chính là yếu tố tổng hợp của việc liên tục duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm, giá cả hợp lý, kịp thời nắm bắt thông tin về các nhu cầu của khách hàng và thỏa mãn các nhu cầu đó, có hệ quản trị marketing tốt. Đối với thị trường nội địa hiện tại, sản phẩm giấy viết, giấy in Bãi Bằng có uy tín cao, được người tiêu dùng ưa chuộng. Sơ đồ dưới đây chỉ tỷ lệ thị phần của các nhà sản xuất cung cấp giấy viết, giấy in trong thị trường nội địa hiện nay. Tổng nhu cầu: 140.000 tấn Trong đó: Bãi Bằng 72.000 tấn chiếm 51%. Các nhà máy khác trong nước chiếm 25%. Còn lại khoảng 24% là nhập khẩu. Đối với thị trường nước ngoài do khả năng cạnh tranh của ta kém nên việc xuất khẩu một số năm gần đây hầu như không thực hiện được, như vậy uy tín của thương hiệu giấy Bãi Bằng ở thị trường nước ngoài có thể nói là không có gì. 26% 24 % Tuy nhiên, như đã phân tích, khách hàng tiêu thụ sản phẩm giấy viết, giấy in của Bãi Bằng chủ yếu là các nhà sản xuất như các nhà in, các cơ sở sản xuất vở, tập... mục tiêu chính của họ là lợi nhuận cho nên trong những năm tới khi thuế nhập khẩu giảm, giá giấy ngoại xuống thấp, do mục tiêu lợi nhuận lôi kéo, lúc này uy tín về mối quan hệ ràng buộc nhiều năm cũng không thể giữ được khách hàng, sự tín nhiệm đối với sản phẩm sẽ giảm xuống. Như vậy trong các năm tới để giữ gìn uy tín của sản phẩm giấy Bãi Bằng. Công
File đính kèm:
- tieu_luan_nang_cao_nang_luc_canh_tranh_cua_cong_ty_giay_bai.pdf