Tiểu luận Nghiên cứu phát triển nông thôn

pdf 33 trang yenvu 13/10/2024 420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Nghiên cứu phát triển nông thôn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Nghiên cứu phát triển nông thôn

Tiểu luận Nghiên cứu phát triển nông thôn
1 
Tiểu luận 
Nghiên cứu phát triển nông thôn 
2 
Chương V 
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 
I. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 
1. Vai trò của nghiên cứu phát triển nông thôn 
Nghiên cứu ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nói 
chung, phát triển nông thôn nói riêng. Trong những năm gần đây sự quan tâm đến 
nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu nông thôn như là một công cụ phục vụ phát 
triển cũng tăng lên. Hoạt động nghiên cứu không chỉ tập trung vào các công 
nghệ mới, những can thiệp mới, mà còn tập trung vào sự hiểu biết quá trình đổi 
mới, đặt sự phát triển trên cơ sở thực tế thay vì những kế hoạch như trước đây. 
Sự khác nhau giữa các loại nghiên cứu này còn chưa rõ ràng, bởi vì mọi sản 
phẩm nghiên cứu còn phải được đem sử dụng và kiểm nghiệm, phải có trao đổi, 
thảo luận giữa các nhà nghiên cứu với người sử dụng, với các cộng đồng ở nông 
thôn. Sự ủng hộ, chấp nhận của chủ thể (người dân) nông thôn để sử dụng kết 
quả nghiên cứu nhằm phát triển nông thôn càng mạnh mẽ thì vai trò của nghiên cứu 
sẽ càng ngày càng có ý nghĩa trong phát triển nông thôn. 
Hiện nay, Việt Nam đang rất chú trọng đến khoa học công nghệ, trong đó 
hoạt động nghiên cứu khoa học đóng vai trò hết sức quan trọng. Trong lĩnh vực 
nông nghiệp và phát triển nông thôn, chủ trương của Chính phủ là “phấn đấu để 
đưa đóng góp của khoa học công nghệ vào giá trị gia tăng của nông-lâm-ngư 
nghiệp là 30 - 40%”. Đây là một con số rất có ý nghĩa nói lên tầm quan trọng của 
khoa học công nghệ nói chung và của nghiên cứu phát triển nông thôn nói riêng. 
2. Tổng quan về nghiên cứu phát triển nông thôn 
Từ khái niệm phát triển nông thôn được thảo luận ở phần đầu, có thể hiểu rằng 
phát triển nông thôn là một quá trình giải quyết các vấn đề thực tiễn về các khía 
cạnh kinh tế, văn hóa-xã hội và môi trường nhằm cải thiện cuộc sống cộng đồng 
nông thôn. 
Có rất nhiều cách tiếp cận và phương pháp để giải quyết các vấn đề thực tiễn này. 
Malinowski đã mô tả phép thuật, tôn giáo và khoa học là ba phương pháp đặc 
3 
trưng, trong đó, khoa học được xem là phương pháp dân chủ nhất, bởi vì nó 
không cần một đức tin sẵn có trong mô hình giải thích, hoặc một sự khởi đầu và 
một tiếp cận nào đó tới các lực lượng siêu tự nhiên. Khoa học chỉ đơn thuần là 
một quá trình, bao gồm: kiểm nghiệm các giả thuyết (nghiên cứu), thiết kế các 
kiểm nghiệm hoặc thử nghiệm này, mô tả quá trình tiến hành để người khác có thể 
lặp lại thử nghiệm và cuối cùng là thảo luận các kết quả nghiên cứu với các nhà 
khoa học khác và với xã hội, nơi mà các kết quả nghiên cứu sẽ được ứng dụng. 
Từng bước ở quá trình nêu trên đều phải có khả năng kiểm soát và lập lại 
được. Nghiên cứu phát triển nông thôn là một bộ phận của nghiên cứu phát triển, 
vì vậy cũng bao gồm các nguyên tắc cơ bản nêu trên và tuân thủ các bước cơ sở 
trong nghiên cứu phát triển đó là: 
- Xác định vấn đề nghiên cứu; 
- Thiết kế phương pháp nghiên cứu; 
- Thu thập các dữ liệu và thông tin nghiên cứu; 
- Tổng hợp và phân tích các dữ liệu và thông tin nghiên cứu; 
- Trình bày/báo cáo các kết quả nghiên cứu. 
Đối tượng của nghiên cứu phát triển nông thôn là các hiện tượng kinh tế, xã 
hội và môi trường nông thôn gắn liền với đời sống của chủ thể (người dân) nông 
thôn, cụ thể: 
(i) Nghiên cứu về phát triển kinh tế nông thôn như phát triển nông nghiệp - 
lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn; 
(ii) Nghiên cứu về phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn; 
(iii) Nghiên cứu về các dịch vụ xã hội nông thôn; 
(iv) Nghiên cứu về phát triển môi trường nông thôn; 
(v) Nghiên cứu về phát triển thể chế và các tổ chức trong phát triển nông thôn. 
Đối tượng nghiên cứu này liên quan đến rất nhiều môn khoa học kinh tế, xã 
hội. Các môn khoa học về triết học, xã hội học nghiên cứu về bản chất và các quy 
luật phát triển của các hiện tượng xã hội, trong đó có xã hội nông thôn. Các 
môn khoa học về kinh tế, môi trường nghiên cứu bản chất và quy luật pháp triển 
của các hiện tượng kinh tế, môi trường bao gồm cả kinh tế, môi trường nông 
thôn. Một số môn khoa học khác như thống kê học trang bị phương pháp luận về 
4 
nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội số lớn, trong đó có sự phát triển kinh tế, 
xã hội và môi trường nông thôn. 
Tuy nhiên, như là một phần của môn học phát triển nông thôn, nghiên cứu 
phát triển nông thôn nhằm vào các đối tượng nói trên nhưng chỉ tập trung chủ yếu 
vào khía cạnh quản lý (trong phạm vi của môn học). Thí dụ, khi nghiên cứu về 
phát triển nông nghiệp, phát triển lâm nghiệp, thì không nghiên cứu về các 
khía cạnh kỹ thuật như nhân giống, chọn tạo giống, hoặc kỹ thuật gieo trồng như 
thế nào, mà việc nghiên cứu chỉ tập trung hoặc nhấn mạnh về khía cạnh quản lý 
phát triển các lĩnh vực này. Vì vậy, nghiên cứu phát triển nông thôn dựa trên cơ sở 
lý luận của các môn khoa học xã hội và kinh tế như đã nói trên và dựa vào 
phương pháp luận của khoa học quản lý phát triển, đặc biệt là khoa học quản lý 
phát triển nông thôn. Mục đích cuối cùng của nghiên cứu phát triển nông thôn là 
phát hiện và đề xuất các giải pháp quản lý nhằm thúc đẩy sự phát triển nông thôn 
có hiệu quả nhất. 
Khoa học quản lý phát triển nông thôn là lĩnh vực rộng được đề cập một 
cách hệ thống trong các môn học thuộc khoa học quản lý. Một số chức năng chủ 
yếu của quản lý thường được lưu ý trong nghiên cứu trong phát triển nông thôn, đó 
là: 
(i) Kế hoạch và những vấn đề liên quan đến xây dựng, hoạch định chiến 
lược và kế hoạch phát triển; 
(ii) Tổ chức và các vấn đề liên quan đến tổ chức, huy động nguồn lực trong 
quản lý phát triển; 
(iii) Chỉ đạo, giám sát, đánh giá và những vấn đề liên quan đến giám sát đánh 
giá quá trình phát triển nông thôn. 
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 
1. Tiếp cận nghiên cứu phát triển nông thôn 
Có nhiều cách tiếp cận được biểu hiện qua nhiều phương pháp cụ thể để 
nghiên cứu sự phát triển nông thôn. Có thể phân ra hai nhóm: 
(i) Tiếp cận truyền thống, hay cách nghiên cứu thông thường; 
(ii) Tiếp cận tham dự (có tính tham gia) trong nghiên cứu phát triển, hay 
nghiên cứu tham dự (có tính tham gia). 
a) Tiếp cận truyền thống trong nghiên cứu phát triển nông thôn 
5 
Theo cách tiếp cận truyền thống, hay cách nghiên cứu thông thường thì hoạt 
động nghiên cứu chủ yếu là công việc của các nhà nghiên cứu, các viện nghiên 
cứu và cơ quan nghiên cứu của nhà nước. Theo Marc P.Lammerink, quan 
điểm phổ biến về nghiên cứu vẫn còn là: nhà khoa học có nhiệm vụ khám phá 
ra những bản chất khoa học và những quan hệ giữa chúng, còn những người 
khác, bằng cách nào đó, có nhiệm vụ triển khai, sử dụng những khám phá này. 
Trong các nỗ lực để đạt kết quả nghiên cứu khoa học xuất sắc, các nhà nghiên cứu 
thường phải giới hạn các mục đích của họ và cố gắng kiểm soát được những 
nhân tố không tin cậy càng nhiều càng tốt. Có thể nhìn nhận rằng, một khoa 
học tốt cuối cùng phải dẫn đến một thực tiễn phát triển được cải thiện tốt hơn. 
Cũng theo Marc P. Lammerink, trong một đánh giá phê phán gần đây về cách tiếp 
cận truyền thống trong các nghiên cứu phát triển, Edwards chỉ ra rằng, trong hầu hết 
các trường hợp, nghiên cứu phát triển “đã trở thành một bộ phận của vấn đề chưa 
phát triển hơn là bộ phận giải pháp cho các vấn đề này”. Khi xem xét công cuộc 
phát triển trong những điều kiện thực tế, khi giải quyết các vấn đề liên quan tới 
cộng đồng, nền văn hóa, lịch sử, hoàn cảnh kinh tế - xã hội và chính trị cũng như 
những quan tâm khác của họ, có rất nhiều yếu tố không xác định. Người ta không 
thể bỏ qua các yếu tố này cũng như không thể cho rằng thế giới bên ngoài phòng 
thí nghiệm cũng tương tự như thế giới nội tại của nó. Ở đây yếu tố quan trọng cần 
được quan tâm và nhấn mạnh là tri thức mang tính địa phương, có ý nghĩa trong 
khuôn khổ của một nền văn hóa. Việc bỏ qua tầm quan trọng của môi trường văn 
hóa có lẽ là một nguyên nhân chủ yếu về sự không thành công của các nhà nghiên 
cứu. Tri thức địa phương không chỉ là lĩnh vực của những người bản xứ mà nó 
còn là một yếu tố quan trọng nhưng thường chưa được quan tâm đến trong các 
chính phủ, trong các tổ chức phi chính phủ và thậm chí ngay cả trong giới nghiên 
cứu. Quá trình tạo ra các hoàn cảnh và các phương pháp luận có khả năng phản 
ánh những ý tưởng của chính mình và mở ra năng lực trí tuệ cho những ý tưởng 
mới, những viễn cảnh mới, là một thách thức quan trọng trong nghiên cứu có liên 
quan đến phát triển. 
a) Tiếp cận tham dự (có tính tham gia) trong nghiên cứu phát triển nông thôn 
Theo cách tiếp cận này, nghiên cứu phát triển nông thôn khuyến khích sự tham 
gia của tất cả những ai liên quan đến quá trình này, trong đó nhấn mạnh sự đóng 
góp tích cực và chủ động của chủ thể (cộng đồng người dân) nông thôn. 
Về lịch sử của nghiên cứu tham dự, theo Marc P. Lammerink thì Rajesh 
Tandon đã chỉ ra sáu khuynh hướng đóng góp cho sự phát triển về lý luận và thực 
tiễn của nghiên cứu tham dự, có thể tóm tắt như sau: 
Trước hết và nổi bật nhất là sự tranh luận về mặt xã hội học của trí thức và 
những liên quan về sự hình thành môn khoa học luận trong quá trình văn minh 
6 
hóa của nhân loại. Cuộc tranh luận này vẫn tiếp tục đưa ra vấn đề là tri thức của 
văn minh nhân loại được quy định bởi hoàn cảnh lịch sử (Habermas, 1968), do 
vậy, nó lại do chính lịch sử nhân loại quy định. Những quan điểm lịch sử khác 
nhau của quá trình biến đổi xã hội và sự đấu tranh bùng nổ ra là nằm trong khuôn 
khổ này. Nổi tiếng nhất trong số các tư liệu này là các nghiên cứu của Subaltern. 
Những nghiên cứu của Subaltern đã thể hiện cách nhìn nhận xã hội, nhân loại và 
lịch sử theo quan điểm của tầng lớp ngoài lề xã hội - việc làm, người nghèo đói và 
bị bóc lột - đối lập với quan điểm của giai cấp thống trị, vua chúa và các đẳng 
cấp Bà La Môn. 
Khuynh hướng lịch sử thứ hai xuất phát từ thực tiễn của các nhà giáo dục người lớn 
(adult educator) ở các nước phía Nam, đã kích thích quá trình liên kết rất cơ bản 
nhóm từ “Nghiên cứu tham dự”. Tin tưởng vào tác dụng thực sự trong giáo dục 
người lớn và trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho đối thoại bình đẳng giữa giáo 
viên và học viên, các nhà giáo dục người lớn đã hình thành một phương pháp 
luận của quá trình học tập và giáo dục, giúp học viên tự kiểm soát quá trình học 
tập của chính họ. Cùng một nhà giáo dục người lớn, nếu được đào tạo như các 
nhà chuyên môn và được bố trí vào nghiên cứu có hệ thống, đặc biệt liên quan 
đến các kết quả và sự can thiệp của chính họ, họ bắt đầu phải đối phó với mâu 
thuẫn đã bén rễ trong quá trình đào tạo của họ giống như là các nhà nghiên cứu. 
Mâu thuẫn này đã dẫn đến việc tái hình thành, cả về lý thuyết lẫn thực hành, 
các quan điểm nghiên cứu làm sao để hòa hợp và thích ứng với những tiền đề 
thực tiễn của quá trình giáo dục người lớn. Vào những năm 1974-1975, cụm từ 
“nghiên cứu tham dự” (một tiếp cận có sự tham gia trong nghiên cứu) lần đầu 
tiên được đưa ra và phổ biến thông qua nhóm các nhà giáo dục người lớn này và 
tiếp theo đó được xúc tiến thông qua Hội đồng quốc tế về Giáo dục người lớn và 
các tổ chức thành viên khu vực và quốc gia của nó trên toàn thế giới (Tandon, 
1988). 
Khuynh hướng tồn tại song song thứ ba và sự hỗ trợ lẫn nhau cho các ý 
tưởng và thực tiễn của nghiên cứu tham dự, bắt nguồn từ nghiên cứu của Paulo 
Freice và Ivan Illich. Sự phê phán nền giáo dục trong các xã hội hiện đại của Illich 
và những cống hiến của Freice cho một phương pháp sư phạm đã trở thành cơ sở 
cho việc liên kết nghiên cứu tham dự như một quá trình giáo dục trong khuôn 
khổ giáo dục phổ thông. Một số đóng góp có liên quan đến chủ đề này vào cuối 
những năm 1960 và đầu những năm 1970 đã mở đường cho việc tăng cường các 
luận cứ của nghiên cứu tham dự. 
Một khuynh hướng khác tồn tại trong một vài thập kỷ, đó là những đóng góp 
của nghiên cứu hành động (action research). Đặc biệt, nghiên cứu hành động đã 
không thừa nhận tính hoang đường của khái niệm tĩnh về nghiên cứu và điều tra. 
Nó biện hộ cho “hành động” như là cơ sở của quá trình học tập và nhận thức. 
7 
Khuynh hướng tiếp theo có sự đóng góp đáng kể của khoa học luận cho nghiên 
cứu tham dự, được xuất phát từ nghiên cứu của các nhà hiện tượng học 
(Solomon, 1987). Những đóng góp này biện minh kinh nghiệm như là cơ sở của 
quá trình nhận thức. Điều này đã nâng cảm xúc và cảm giác của con người thành 
những mô thức của quá trình hiểu biết cùng với những hành động và nhận thức. 
Bằng cách đó, đóng góp của các nhà hiện tượng học (phenomenologists) đã mở 
rộng cơ sở của quá trình hiểu biết vượt ra ngoài cả nhận thức, các công việc được 
triển khai có ý nghĩa quan trọng như là một thực thể của tri thức và kinh nghiệm 
trong khuôn khổ của học tập bằng kinh nghiệm (Kolb, 1984). 
Cuối cùng vào giữa và cuối năm 1970, cuộc tranh luận về mẫu hình phát triển đã 
đặt vấn đề tham dự như là sự thay đổi có tính phê phán trong quá trình phát triển 
nhân loại - tham dự của nhân dân, tham dự của phụ nữ, tham dự cộng đồng và 
tham dự của những ai đang nỗ lực cho sự phát triển của chính họ. Điều này là cần 
thiết để tránh sự thất bại của các đề tài và các chương trình phát triển do các 
chuyên gia thiết kế theo cách tiếp cận từ trên xuống. Trong quá trình xúc tiến 
tham dự, một nguyên lý cơ bản giống như một khái niệm trung tâm trong phát 
triển, đó là yêu cầu sử dụng tri thức và các kỹ năng của những thành viên tham 
dự có phê phán và của các nhân vật trung tâm trong quá trình phát triển 
(Chambers, 1983; Oakley, 1991). 
Việc phổ biến các phương pháp tiếp cận tham dự trong nghiên cứu phát 
triển đã nhanh chóng lan rộng, đặc biệt từ những năm 1980. Một loạt các phương 
pháp tiếp cận được đưa ra với những nét tương đồng về phương pháp luận và các 
khái niệm như là: nghiên cứu tham dự, đánh giá tham dự, nghiên cứu các hệ thống 
canh tác, các quy trình đánh giá nhanh, nghiên cứu hành động có tính tham dự. 
Đặc điểm của nghiên cứu tham dự 
Cũng theo Marc P. Lammerink, có nhiều hình thức và mức độ nghiên cứu 
tham dự khác nhau. Khi viết về sự tham dự của nông dân, Ashby chia chúng ra 
bốn hình thức như sau: 
- Hình thức hợp đồng (contract): Nhà khoa học hợp đồng với nông dân để 
cung cấp dịch vụ; 
- Hình thức tư vấn (consultative): Các nhà khoa học hỏi ý kiến của nông 
dân về các vấn đề trở ngại của họ và sau đó đưa ra các giải pháp; 
- Hình thức hợp tác (collaborative): Các nhà khoa học và nông dân hợp tác 
với nhau như là các thành viên cùng tham gia vào quá trình nghiên cứu; 
8 
- Hình thức hiệp hội (collegiate): Các nhà khoa học tăng cường nghiên cứu 
không 
độc lập phi hình thức và phát triển hệ thống hiện có ở các vùng nông thôn. 
Hình thức tiếp cận hợp tác hoặc hiệp hội trong nghiên cứu tham dự tương 
phản rõ ràng với cách tiếp cận kiểu hợp đồng nghiên cứu thông thường. Ở hình 
thức hợp đồng nghiên cứu, các thành viên của cộng đồng được đối xử như những 
đối tượng thụ động, chỉ có một số ít tham dự vào phạm vi làm chủ đề án và thu 
nhận kết quả. Trong khi đó, nghiên cứu tham dự hợp tác và nghiên cứu tham dự 
hiệp hội thì cộng đồng tham gia tích cực với nhà nghiên cứu suốt trong quá trình 
nghiên cứu, từ phác thảo đề cương ban đầu đến việc trình bày kết quả cuối cùng 
và phác thảo các vấn đề có liên quan đến hành động của họ. 
Cũng theo Marc P. Lammerink, nghiên cứu tham dự là cùng nhân dân, vì nhân 
dân và không phải đứng trên nhân dân. Điều này có nghĩa là các đại diện của dân 
và các cán bộ phải có đủ năng lực để tham gia như là các nhóm hướng dẫn trong 
nghiên cứu tham dự, ngay từ khi bắt đầu, tại thời điểm quyết định về đối tượng 
của nghiên cứu. Họ phải tham gia ở mọi thời điểm của quá trình cho đến khi các 
kết quả được công bố và thông tin được đưa trở lại tới quần chúng theo nhiều 
đường khác nhau. Điều này khác với kiểu nghiên cứu thông thường mà ở đó người 
quan sát (bị tách biệt) đề xướng và đảm đương trách nhiệm đối với công việc, đôi 
khi kèm theo các mục đích cá nhân khác (như sự thăng tiến hay uy tín cá 
nhân). Trong bước đầu, sự thừa nhận của xã hội về tri thức không chỉ bằng 
cách đương đầu với các ý tưởng và giả thuyết trước đó, mà còn thông qua các cơ 
chế thừa nhận của chính quần chúng (cộng đồng). 
Cả hai cách tiếp cận nghiên cứu- tiếp cận truyền thống và tiếp cận tham dự- 
được vận dụng linh hoạt trong nghiên cứu phát triển nông thôn. Ở Việt Nam, 
theo cách tiếp cận truyền thống (thông thường), các phương pháp nghiên cứu 
thường được sử dụng phổ biến đó là các phương pháp nghiên cứu của thống kê 
học. Hiện nay, khi tiếp cận tham dự ngày càng tỏ ra có tính thuyết phục và hữu 
ích thì việc nắm vững cơ sở lý luận và có kỹ năng sử dụng một số phương pháp 
nghiên cứu tham dự cụ thể như RRA, PRA, PLA, v.v là điều hết sức cần thiết 
cho các nhà nghiên cứu phát triển nông thôn. 
2. Một số phương pháp nghiên cứu phát triển nông thôn 
a) Nghiên cứu thống kê về phát triển nông thôn 
Ở trên, chúng ta đã đề cập đến hai nhóm tiếp cận trong nghiên cứu phát triển 
nông thôn, tiếp cận truyền thống (thông thường) và tiếp cận tham dự (có tính 
tham gia). Các phương pháp nghiên cứu thống kê như một đặc trưng của nghiên 
cứu truyền thống đã được mô tả trong các môn học “Nguyên lý thống kê”, 
“Thống kê nông nghiệp” và một số môn học thống kê chuyên ngành khác liên 
quan đến các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường nông thôn. 
9 
“Nguyên lý thống kê” trình bày những cơ sở lý luận, những nguyên lý và 
các phương pháp luận cơ bản của thống kê học nhằm “nghiên cứu mặt lượng 
trong mối quan hệ chặt chẽ với mặt chất của hiện tượng kinh tế xã hội số lớn, 
nghiên cứu sự biểu hiện bằng số lượng của quy luật phát triển kinh tế xã hội 
trong điều kiện, thời gian và địa điểm cụ thể”. 
“Nguyên lý thống kê” trình bày và phân tích rõ các giai đoạn trong quá 
trình nghiên cứu thống kê, các phương pháp cụ thể trong điều tra, tổng hợp và 
phân tích thống kê. Đây là những nền tảng cơ bản để các môn học thống kê 
chuyên ngành vận dụng trong điều kiện cụ thể của từng ngành. 
Các môn học thống kê chuyên ngành (còn gọi là thống kê nghiệp vụ) như 
“Thống kê nông nghiệp”, “Thống kê công nghiệp”, “Thống kê thương mại”, 
“Thống kê lao động”, “Thống kê dân số”, v.v là việc vận dụng cụ thể lý 
luận, nguyên lý và các phương pháp cơ bản của thống kê vào nghiên cứu phát 
triển các ngành cụ thể. 
Nghiên cứu thống kê phát triển nông thôn dựa trên một số quan điểm cơ bản 
của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đó là: 
- Xem xét sự vật trong quá trình vận động biến đổi và phát triển; 
- Xem xét sự vật trong mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau; 
- Xem xét sự phát triển của sự vật và hiện tượng như là một sự biến đổi dần 
dần từ sự thay đổi về số lượng sang sự thay đổi về chất lượng; 
- Xem xét sự phát triển như là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập; 
- Coi thực tiễn là cơ sở, là động lực của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm 
tra nhận thức. 
Trong điều kiện của Việt Nam, những quan điểm này được biểu hiện cụ thể 
trong đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, nghiên 
cứu thống kê phát triển nông thôn phải dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn của hệ 
thống quan điểm này. 
b) Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) 
Khái niệm 
PRA là viết tắt của 3 từ tiếng Anh: Partipatory Rural Appraisal. Đây là một 
trong những phương pháp nghiên cứu tham dự (có tính tham gia) được sử dụng 
rộng rãi và có vai trò đáng kể đối với nghiên cứu và phát triển nông thôn ở các 
10 
nước đang phát triển cũng như ở Việt Nam hiện nay. Có nhiều cách dịch nghĩa ra 
tiếng Việt khác nhau như: Đánh giá nông thôn cùng tham gia, đánh giá nông thôn 
có tính tham dự, đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng, đánh giá nông 
thôn có sự tham gia của người dân, v.v Ðánh giá nông thôn có sự tham gia của 
người dân là cách dịch nghĩa phản ánh sát nhất với bản chất của phương pháp này. 
PRA là phương pháp tiếp cận phát triển nông thôn, bao gồm một loạt cách tiếp 
cận và phương pháp khuyến khích, lôi cuốn người dân nông thôn cùng tham gia 
chia sẻ, thảo luận và phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện nông thôn 
để họ tìm ra những phương sách, giải pháp từ đó lập kế hoạch và thực hiện kế 
hoạch nhằm cải thiện đời sống của cộng đồng nông thôn. 
PRA là phương pháp nghiên cứu phát triển nông thôn, tập hợp một hệ thống 
các công cụ nghiên cứu. Thông qua các công cụ này, cán bộ nghiên cứu và người 
dân cùng phát hiện các vấn đề, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp giải quyết, phối 
hợp thực hiện và cùng rút ra những bài học kinh nghiệm phổ cập. Qua PRA cán 
bộ nghiên cứu, phổ cập có thể học hỏi từ người dân, đồng cảm với người dân, là 
người cộng tác nòng cốt giúp cộng đồng nông thôn phát triển. 
Ðặc điểm chủ yếu của PRA: 
PRA là phương pháp tiếp cận và nghiên cứu phát triển nông thôn với những 
đặc điểm chủ yếu sau: 
Phương pháp luận PRA được xây dựng dựa trên kiến thức bản địa, kinh 
nghiệp truyền thống và năng lực vốn có của nông dân về xác định vấn đề, ra 
quyết định, huy động nguồn lực, tổ chức thực hiện để cùng phát triển cộng đồng. 
- PRA sử dụng các kỹ thuật thu hút sự tham gia của người dân, kỹ năng thúc 
đẩy và tạo điều kiện của cán bộ PRA. 
- PRA tạo điều kiện cho người dân địa phương tham gia tự nguyện, sáng tạo vào 
mọi quá trình xác định vấn đề, xác định mục tiêu, ra quyết định, thực hiện, 
giám sát và đánh giá. 
- Các hoạt động của PRA chủ yếu tập trung và phát triển cộng đồng một cách 
bền vững thông qua sự nỗ lực của chính cộng đồng. 
- PRA có những ưu điểm cơ bản như: (i) PRA làm thay đổi thái độ và phương 
pháp luận về đánh giá và phát triển nông thôn trước đây; (ii) PRA tạo ra quá 
trình cùng học hỏi của cả hai phía: cán bộ và người dân; (iii) PRA cho phép 
từng nhóm cộng đồng tự đề ra các giải pháp phù hợp với chính họ để có thể 
thực hiện và đạt được lợi ích mong muốn; (iv) Thông qua PRA cả người dân 
và cán bộ phát triển nông thôn đều được thử thách, nâng cao năng lực để 
11 
cùng phát triển cộng đồng (thôn, xã); và (v) Những người nghèo, ít được học 
hành hoặc những nhóm người thiệt thòi trong cộng đồng được thu hút một 
cách tích cực tham gia vào xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch, giám sát 
và đánh giá kế hoạch, tạo ra sự công bằng xã hội trong việc tham gia phát triển 
nông thôn. 
Khảo sát Đánh giá Nông thôn có sự tham gia (Participatory Rural Appraisal-
PRA) 
 Trong khuôn khổ hoạt động chuẩn bị triển khai thực hiện Dự án“ Nâng cao 
năng lực cho phụ nữ và trẻ em trong sử dụng và quản lý Tài nguyên thiên nhiên 
tại xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Trung tâm Nghiên 
cứu Xã hội và Phát triển Cộng đồng đã phối hợp với đối tác dự án địa phương 
thực hiện hoạt động Đánh giá Nông thôn có sự tham gia trong thời gian từ 
tháng 5-6/2012. 
 Khảo sát nhằm thu thập thêm thông tin kinh tế xã hội, nhà ở, tìm hiểu các hoạt 
động truyền thông về quản lý, bảo vệ và sử dụng Tài nguyên thiên nhiên ởđịa 
phương về cả hình thức và nội dung truyền thông. Đánh giá mức độ tham gia của 
phụ nữ và trẻ em vào các hoạt động của cộng đồng và phân tích các vấn đề giới trong 
các hoạt động liên quan đến quản lý và sử dụng tài nguyên môi trường.Ngoài ra, 
khảo sát còn tập trung tìm hiểu các mô hình sinh kếđã và đang được thực hiện tại địa 
bàn dự án và một số yếu tốảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân như 
nước sạch và vệ sinh môi trường.Nhóm khảo sát đặc biệt hướng đến các đối tượng dễ 
bị tổn thương, thuộc diện hộ nghèo, hộ có phụ nữ làm chủ hộ. 
 Bằng phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn: Chọn mẫu Cụm theođịa lý hành 
chánh, phân tầng theo diện gia đình và giới tính của chủ hộ, và sau đó là chọn ngẫu 
nhiên có hệ thống. Dựa trên độđồng nhất của dân cư và đặc điểm sinh sống của hai 
bản Hạ Long và Khe Trăn (là 2 địa bàn chính thụ hưởng Dự án), Nhóm khảo sát đã 
tiến hành phỏng vấn bảng hỏi 40 hộ gia đình, phỏng vấn sâu 10 đối tượng, và thực 
hiện 2 cuộc thảo luận nhóm sử dụng 6 công cụđánh giá nhanh có sự tham gia như: 
Lịch thời vụ, Lược sử thôn bản, Bản đồ tài nguyên, Sơđồ Venn, Bản phân tích giới. 
 Dữ liệu định lượng thu thập được xử lý bằng Chương trình Thống kê chuyên dụng 
cho Nghiên cứu Xã hội SPSS, phiên bản 16.0 (Statistical Package for Social Studies, 
Version 16.0). Các thông tin định tính được mã hóa, phân tích và sử dụng để giải 
thích cho các thông tin định lượng. 
 Các kết quả khảo sát đã được trình bày với chính quyền đoàn thể các cấp và người 
dân trong Hội thảo khởi động dự án. Các thông tin và dữ liệu khảo sát đã được sử 
12 
dụng làm cơ sởđếđiều chỉnh thiết kế dự án và lập kế hoạch giám sát và đánh giá cụ 
thể và phù hợp với thực tếđịa phương. 
Triết lý và nguyên tắc cơ bản của PRA 
- Triết lý của PRA 
Nền tảng và triết lý cơ bản của PRA là lấy dân làm gốc trong các hoạt động 
phát triển nông thôn. Lý luận và thực tiễn của khoa học quản lý đã chỉ ra rằng: 
không ai hiểu được người dân bằng chính họ, vì vậy hãy để họ tự quyết định và 
giải quyết các công việc của mình. Ðể đạt được sự bền vững trong phát triển 
cộng đồng nông thôn, người dân sẽ đóng vai trò chủ yếu trong việc tự phát hiện ra 
điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường của cộng đồng, xác định ra các vấn 
đề tồn tại, đặt ra các mục tiêu phát triển, quyết định các giải pháp khắc phục và tự 
thực hiện các giải pháp đó để đạt mục tiêu phát triển của cộng đồng họ. 
- Những nguyên tắc cơ bản của PRA 
Cán bộ phát triển nông thôn sử dụng PRA để cùng người dân học hỏi, chia sẻ 
kiến thức và kinh nghiệm. Vai trò của cán bộ khi sử dụng công cụ PRA là thực 
hiện chức năng thúc đẩy và tạo điều kiện năng lực của người dân địa phương trong 
thu thập thông tin, phân tích, lập kế hoạch và thực hiện. Vì vậy, khi sử dụng PRA 
cần hiểu rõ và tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau đây: 
(i) Học hỏi trực tiếp từ người dân địa phương về kiến thức, kinh nghiệm điều 
kiện sống và sản xuất của chính họ; 
(ii) Học hỏi nhanh và tích cực bằng sự khám phá, sử dụng mềm dẻo các 
phương pháp, tạo cơ hội và tạo lập mối quan hệ tốt với cộng đồng tham gia; 
(iii) Loại bỏ nhanh các thành kiến bằng sự lắng nghe chứ không giảng dạy, 
bằng sự thăm dò thay thế cho sự bỏ qua, quan tâm đến người nghèo, phụ nữ và 
học hỏi từ họ những quan tâm và ưu tiên; 
(iv) Sử dụng tối ưu các phương pháp và công cụ, tức là phải cân nhắc giữa 
số lượng, sự hợp lý, sự chính xác và thời gian; 
(v) Sử dụng phương pháp kiểm tra chéo thông tin; 
(vi) Luôn tìm kiếm mọi mặt từ phía người dân, nghĩa là tìm tòi và học hỏi từ 
những điểm không hợp lý, những người không ủng hộ, những người đứng ngoài 
cuộc ở mọi tình huống; 
(vii) Hãy để cho dân tự làm, nghĩa là tạo điều kiện cho người dân địa 
13 
phương tự điều tra, phân tích, trình bày và học hỏi, từ đó họ đưa ra kết quả và họ là 
chủ sở hữu của các kết quả đó; 
(viii) Luôn kiểm tra mình về thái độ, phong cách và ứng xử khi cùng làm việc 
với người dân; 
(ix) Nâng cao trách nhiệm với chính công việc của mình làm, không đổ lỗi 
cho người khác; 
(x) Cùng chia sẻ, tạo cơ hội cùng làm việc, cùng chung sống, trao đổi chia sẻ 
suy nghĩ, tình cảm, tâm tư giữa người dân với nhau, giữa người dân với cán bộ; 
(xi) Sử dụng các công cụ PRA một cách mềm dẻo, linh hoạt và sáng tạo, 
nghĩa là không lựa chọn và sử dụng các công cụ một cách máy móc cho mọi nơi 
mọi lúc, bởi vì các phương pháp và công cụ PRA không phải là công thức bất di 
bất dịch. 
Sự phát triển của PRA và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam 
- Sự phát triển của PRA 
Vào giữa thập kỷ 80, phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) được sử 
dụng rộng rãi vào các chương trình phát triển nông thôn nông nghiệp. Nhưng 
phương pháp này đã bộc lộ một số hạn chế cơ bản là: (i) Cán bộ phát triển nông 
thôn thu nhập thông tin từ người dân thông qua một loạt các bài tập và phỏng vấn. 
Các số liệu thu được họ tự xử lý, lưu giữ, không chia sẻ cùng với người dân; (ii) 
Cán bộ phát triển nông thôn dùng kết quả RRA cho mục đích lập kế hoạch thôn, 
xóm theo kiểu can thiệp từ bên ngoài bằng các dự án hay chương trình nghiên 
cứu. Người ta nhận thấy cần phải thay đổi thái độ và cách ứng xử trong cách tiếp 
cận hướng tới người dân trong RRA sang quá trình học hỏi từ người dân để thu 
thập thông tin và cùng người dân phân tích và lập kế hoạch. Từ nhận thức trên, vào 
cuối thập kỷ 80, Gordon Con way, Robert Chambers và một số nhà nghiên cứu và 
quản lý khác đã xây dựng phương pháp PRA từ các phương pháp RRA như: RRA 
thăm dò, RRA chủ đề, RRA giám sát, RRA cùng tham gia. RRA cùng tham gia là 
nhịp cầu nối giữa RRA sang PRA và lần đầu tiên áp dụng ở Kenya và Ấn Ðộ 
năm 1988. 
Vào đầu những năm 90 là cuộc bùng nổ sử dụng PRA ở Ấn Ðộ và các nước 
khác ở châu Á, châu Phi vào các dự án phát triển nông thôn. Tiếp sau đó sự tiếp 
nhận PRA của các tổ chức quốc tế và phi chính phủ vào các chương trình và dự 
án tại các nước đang phát triển trên phạm vi toàn thế giới. 
Ðến nay, lý luận và thực tiễn của PRA ngày càng được bổ sung hoàn thiện. 
Ðã có nhiều cuộc hội thảo quốc tế và quốc gia thảo luận, truyền thông về 
phương pháp này. Ðã có hơn 30 quốc gia sử dụng tiếp cận PRA vào nghiên cứu 
14 
và phát triển nông thôn trong mọi lĩnh vực như quản lý tài nguyên thiên nhiên, 
phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, y tế - sức khỏe, các 
chương trình, dự án xã hội và xoá đói nghèo, v.v 
- Thực tế áp dụng PRA ở Việt Nam 
PRA được coi là công cụ lập kế hoạch phát triển có sự tham gia của người dân 
đầu tiên áp dụng trong Chương trình hợp tác lâm nghiệp Việt Nam - Thụy Ðiển do 
SIDA tài trợ vào cuối năm 1991. Ðây là chương trình sử dụng PRA một cách hệ 
thống trên một địa bàn rộng trong thời gian dài. Trong giai đoạn 1991- 1994, 
Chương trình Việt Nam- Thụy điển đã sử dụng PRA cho việc lập kế hoạch phát 
triển ở 70 thôn, xóm của 5 tỉnh: Vĩnh Phú, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai và Hà 
Giang. Phương pháp PRA ngày càng được hoàn thiện để phù hợp với điều kiện 
nông thôn thuộc các vùng khác nhau. 
Những năm gần đây, PRA được các chương trình của Chính phủ, các tổ chức 
quốc tế, các tổ chức áp dụng trong các chương trình, dự án liên quan đến phát triển 
nông thôn ở Việt Nam và đã mang lại những thành công nhất định trong việc khai 
thác và phát huy các nguồn lực của cộng đồng vào phát triển kinh tế văn hoá xã hội 
nông thôn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như Dự án Lập kế hoạch sử dụng dất và 
giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của người dân tại Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế 
(FAO/020/Italy), Dự án Quản lý vùng đầu nguồn có sự tham gia của người dân tại 
Hoành Bồ - Quảng Ninh (FAO/Belgium), Chương trình PAM 5322 tại 5 tỉnh miền 
núi phía Bắc, Dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn quy mô nhỏ tại tỉnh 
Quảng Nam và thành phố Ðà Nẵng (UNCDF Liên Hợp Quốc), Dự án phát triển 
lâm nghiệp xã hội Sông Ðà (GTZ-CHLB Ðức), Dự án Bảo tồn tài nguyên nông 
nghiệp Quảng Bình (IAFD), Dự án An toàn lương thực Quảng bình (GTZ), Dự án 
Phát triển nông thôn Hà tĩnh (IFAD), v.v Hiện nay, hầu hết các dự án phát triển 
nông thôn có hỗ trợ vốn nước ngoài ở Việt Nam, đều sử dụng PRA như là một 
tiếp cận tham dự trong nghiên cứu và phát triển dự án. 
Bộ công cụ của PRA và kỹ thuật sử dụng 
Công cụ PRA là cách làm hoặc kỹ năng sử dụng các phương pháp khác nhau 
nhằm thu hút người dân vào quá trình đánh giá, phân tích và lập kế hoạch phát 
triển cộng đồng. Tập hợp có hệ thống nhiều công cụ khác nhau thường được sử 
dụng khi thực hiện PRA gọi là bộ công cụ PRA. Bộ công cụ của PRA được bổ 
sung và phát triển trong quá trình vận dụng thực tiễn. Mỗi công cụ PRA thường 
bao gồm một hay nhiều phương pháp khác nhau, ví dụ: công cụ điều tra tuyến 
hay đi lát cắt là sự kết hợp nhiều phương pháp trong cùng thời gian và địa điểm 
như khảo sát hiện trường, phỏng vấn, thảo luận nhóm. Ðây chính là đặc điểm 
của công cụ PRA đòi hỏi người sử dụng phải có kinh nghiệm, kỹ năng sử dụng 
công cụ PRA. 
15 
Có thể phân loại các công cụ PRA như sau: 
(i) Các công cụ phân tích về không gian, như: Xây dựng sa bàn, Vẽ sơ đồ 
thôn, Ðiều tra tuyến; 
(ii) Các công cụ phân tích theo thời gian, như: Lập biểu đồ hướng thời gian (biểu đồ 
tròn, biểu đồ cột, biểu đồ dạng đồ thị), Lập bản lược sử thôn, xóm; 
(iii) Các công cụ phân tích cơ cấu, như: Lập các bảng biểu, biểu đồ cơ cấu; 
(iv) Các công cụ phân tích ảnh hưởng và quan hệ, như: Lập biểu đồ hình cây, Biểu đồ 
quan hệ, Xây dựng lịch mùa vụ, Sơ đồ VENN, Sơ đồ SWOT; 
(v) Các công cụ phân tích quyết định, như: Thảo luận nhóm, Họp dân; 
Một số kỹ thuật cơ bản khi sử dụng công cụ PRA 
(i) Thu thập tài liệu có sẵn: 
Tài liệu có sẵn bao gồm hệ thống thông tin, dữ liệu cơ bản của địa phương, 
các kết quả nghiên cứu, hoạt động của dự án tại địa phương. Tài liệu có sẵn là cơ 
sở dữ liệu ban đầu cho các hoạt động PRA và là nguồn thông tin định hướng và 
kiểm tra chéo. 
Các nguồn cung cấp tài liệu có thể gồm các nguồn khác nhau, như: (i) Cơ 
quan chính quyền địa phương (xã, huyện); (ii) Các cơ quan chuyên môn liên quan 
cấp huyện; 
(ii) Các tổ chức, dự án, chương trình đã có các hoạt động thông tin tại địa phương; 
(iii)Các tài liệu xuất bản liên quan đến địa phương; v.v... 
Phương pháp thu thập tài liệu có thể theo trình tự sau: (i) Liệt kê các số liệu 
thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội dung hay địa điểm thu 
thập và dự kiến cơ quan cung cấp thông tin; (ii) Liên hệ với các cơ quan cung 
cấp thông tin; (iii) Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp; (iv) Kiểm tra tính 
thực tiễn của thông tin thông qua khảo sát trực tiếp và kiểm tra chéo. 
(ii) Tạo lập mối quan hệ: 
Các hoạt động PRA đều thông qua quá trình giao tiếp. Vì vậy việc tạo lập mối quan 
hệ với người dân là cần thiết và được xem là sự trao đổi tương quan bình đẳng giữa 
cán bộ với người dân địa phương và có sự hiểu nhau. Ðể tạo lập mối quan hệ cần 
có các kỹ năng giao tiếp như: chú ý, quan sát, lắng nghe, phản ảnh, trao đổi và thu 
thập thông tin. 
Một số kỹ thuật, kỹ năng tạo lập mối quan hệ có thể kể đến là: 
16 
- Gặp lãnh đạo thôn và các nhà chức trách địa phương để giải toả mọi nghi ngờ 
khi bắt đầu công việc. 
- Hãy bắt đầu công việc với những người dân có khả năng tiếp cận nhanh và ít 
mặc cảm với người lạ. 
- Giải thích thật rõ cho mọi người dân lý do đoàn PRA đến thôn, xóm và công 
việc mà đoàn sẽ cùng đoàn làm với dân. 
- Hãy bày tỏ sự chân thành của mình đối với dân làng thôn, xóm. 
- Lựa chọn thời gian và địa điểm làm việc thuân lợi cho người dân. 
(iii) Làm việc với nhóm sở thích: 
Nhóm cùng sở thích bao gồm một số nông dân có cùng nguyện vọng được làm 
việc hay hợp tác về một hoạt động hay lĩnh vực nào đó như: làm vườn, trồng 
cây ăn quả, chăn nuôi, trồng cây. Nhóm sở thích còn có thể được xây dưng trên 
sự tự nguyện dựa trên tuổi tác, giới tính, nhóm dân tộc, sự giàu nghèo, tôn giáo. 
Mục đích của làm việc với các nhóm sở thích là để thu thập thông tin và có 
được sự thấu hiểu cần thiết về nhu cầu sở thích và những vấn đề của họ. Khi làm 
việc với các nhóm sở thích cần: 
- Chuẩn bị danh sách về các nhóm sở thích có thể thành lập. 
- Ghi rõ các tên nhóm sở thích, tên và địa chỉ của các cá nhân để tiện liên hệ. 
- Tập trung vào quá trình tạo mối quan hệ với các nhóm sở thích. 
- Sắp đặt các thành viên của các nhóm sở thích vào việc thực hiện các công cu PRA. 
- Thu hút họ vào việc kiểm tra tính thực tiễn của thông tin qua quan sát trực 
tiếp và kiểm tra chéo. 
(iv) Sử dụng phương pháp phỏng vấn linh hoạt: 
Phỏng vấn linh hoạt là một phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện 
các công cụ PRA. Phương pháp này được sử dụng với cá nhân nông dân, với các 
thông tin viên chính từ thôn, xóm, với các nhóm sở thích hay với các nhóm nông 
dân khác. Kỹ năng của phỏng vấn linh hoạt là đặt người dân vào quá trình đàm 
thoại thông qua một loạt câu hỏi mở và thích hợp giữa cán bộ với người dân. Trong 
phỏng vấn linh hoạt cán bộ phải sử dụng thành thạo 7 dạng câu hỏi: ai?, cái gì?, ở 
đâu?, khi nào?, tại sao?, như thế nào? và bao nhiêu?. Ðể thực hiện phỏng vấn linh 
hoạt cần: 
17 
- Chuẩn bị danh mục chủ đề để phỏng vấn và ghi rõ từng chủ đề vào sổ theo 
dõi công việc hiện trường. 
- Lựa chọn cá nhân, thông tin viên chính, nhóm sở thích hay nhóm nông 
dân để phỏng vấn. Phải đảm bảo rằng những người này có khả năng cung cấp 
thông tin sâu rộng và có quan điểm rõ ràng. 
- Lựa chọn thời gian và địa điểm để cuộc phỏng vấn ít bị ảnh hưởng vì những 
lý do ngoại cảnh. 
- Sử dụng danh mục chủ đề và danh sách kiểm tra, nhưng cho phép mềm dẻo 
trong 
đàm thoại từ đó có thể khám phá ra những vấn đề mới hay những ý tưởng mới xuất 
hiện. 
- Hỏi những câu hỏi thích hợp với từng cá nhân hay nhóm đang được phỏng vấn. 
- Sử dụng câu hỏi mở để đạt được giải thích và quan điểm của nông dân hơn là 
câu hỏi: có hoặc không?. 
- Ghi chép chi tiết các cuộc phỏng vấn lên sổ theo dõi công việc hiện trường. 
- Hãy điều chỉnh danh mục và câu hỏi để nổi lên những vấn đề mới. 
- Kiểm tra tính thực tiễn của thông tin qua quan sát trực tiếp và kiểm tra chéo. 
Phân tích, tổng hợp và viết báo cáo kết quả PRA: 
Kết quả PRA bao gồm 2 phần chủ yếu, đó là: (i) Kết quả thực hiện các công cụ 
PRA. Mỗi công cụ PRA được thực hiện đều được đưa ra kết quả cụ thể. Các kết 
quả này được thể hiện bằng các bản đồ phác hoạ, sơ đồ, hình vẽ những kết quả 
thảo luận của nhóm nông dân và biên bản do cán bộ PRA ghi trong quá trình thực 
hiện PRA. (ii) Kết quả phân tích tổng hợp. Phân tích, tổng hợp kết quả PRA được 
tổ chức sau khi thực hiện xong các công cụ PRA. Ðây là bước tiến hành quan trọng 
để dự báo kết quả PRA sau đó được trình bày và thông qua kết quả PRA cuối cùng 
trong cuộc họp dân toàn thôn. 
Trình tự tiến hành tổng hợp, phân tích kết quả PRA thường qua các bước sau: 
(a) Giới thiệu, trình bày và liệt kê các lĩnh vực quan tâm: 
(b) Theo trình tự: i) Cán bộ PRA trình bày rõ mục đích và phương pháp phân 
18 
tích, tổng hợp kết quả PRA; (ii) Giải thích rõ từng mẫu phân tích, tổng 
hợp; (iii) Cán bộ PRA hoặc một nông dân trình bày tóm tắt các kết quả 
thực hiện các công cụ của PRA theo các biểu mẫu; (iv) Cán bộ PRA trình 
bày những ý chính trong các biên bản ghi khi sử dụng các công cụ và các 
cuôc họp dân; và (v) Ðề nghị nông dân thảo luận và liệt kê các lĩnh vực hoạt 
động chính mà thôn, xóm đang quan tâm đã được đề cập trong khi thực 
hiện sử dụng các công cụ của PRA. Phân tích, tổng hợp các khó khăn, giải 
pháp theo lĩnh vực nghiên cứu: 
Trình tự tiến hành là: (i) Cán bộ PRA hướng dẫn và tạo điều kiện thảo luận 
từng lĩnh vực nghiên cứu; (ii) Phân tích, tổng hợp các khó khăn và giải pháp chủ 
yếu căn cứ vào kết quả của các công cụ PRA; và (iii) Cán bộ PRA sử dụng kỹ 
năng để thúc đẩy đề xuất ý tưởng của nông dân trong việc đề ra các hoạt động cụ 
thể. 
(c) Dự kiến kế hoạch hành động của thôn 
Kế hoạch hành động của thôn, xóm được xây dựng dựa trên các hoạt động đã 
vạch ra bao gồm: các chương trình hành động, kết quả mong đợi, người thực 
hiện, cam kết đóng góp của nhân dân và thời gian thực hiện. 
Cán bộ PRA hướng dẫn nông dân tổng hợp và liệt kê các chương trình hành 
động căn cứ vào các hoạt động đã đề ra. Ví dụ các chương trình như: Huấn luyện 
và đào tạo; Khuyến nông - khuyến lâm; Trồng trọt; Chăn nuôi, thú y. Cán bộ PRA 
tạo điều kiện cho nông dân thảo luận, đề xuất cho từng chương trình và tổng hợp 
dự thảo kế hoạch hành động của thôn, xóm. 
Báo cáo kết quả PRA là tập tài liệu được gửi lên cơ quan có thẩm quyền, 
các chương trình, dự án quan tâm để làm cơ sở cho việc xây dựng dự án cho thôn, 
xóm (đối với các PRA thăm dò) hoặc gửi lên văn phòng dự án đang thực thi các 
hoạt động tại địa phương (đối với các PRA chủ đề, PRA giám sát hàng năm) để 
làm cơ sở cho việc đánh giá, điều chỉnh và lập kế hoạch hành động của dự án trong 
năm sau. 
Báo cáo kết quả PRA bao gồm 2 phần chính: (i) Báo cáo tổng hợp quá trình 
PRA; và (ii) Phần phụ lục gồm các tài liệu, Kết quả thực hiện các công cụ PRA 
(bản viết tay), Kết quả phân tích tổng hợp PRA, Kết quả phân tích khả thi kế 
hoạch hành động của thôn, xóm. 
c) Học và hành động có sự tham gia (PLA) 
Tổng quan về PLA 
PLA là viết tắt của Participatory Leaning and Action. Có nhiều cách dịch nghĩa 
19 
qua các tài liệu khác nhau, như: học và hành động có sự tham gia, học và hành 
động cùng tham gia, học và hành động có sự tham gia của người dân. Ở đây 
chúng tôi sử dụng tài liệu về PLA được biên soạn bởi Trung tâm thông tin của 
Ngân hàng thế giới, vì vậy cách dịch nghĩa được thống nhất theo tài liệu này là 
“học và hành động có sự tham gia”. 
PLA có nghĩa là cùng nhau học hỏi để cùng hành động. Học và hành động có sự 
tham gia là tổng hợp các cách tiếp cận, các phương pháp, các quan điểm và thái 
độ nhằm tạo điều kiện và thúc đẩy người dân chia sẻ, phân tích và nâng cao hiểu 
biết của họ về thực trạng cuộc sống, cũng như thúc đẩy việc lập kế hoạch, thực 
hiện, theo dõi, 
đánh giá và phản hồi kết quả (Robert Chambers, 2003). 
Những nguyên tắc cơ bản của PLA 
(i) Tôn trọng, tin cậy, lấy sự tham gia của dân làm trọng tâm: họ có thể làm 
được. 
Mọi người dân, nam giới cũng như phụ nữ, người nghèo và cả người không 
biết chữ, đều được khuyến khích và tạo điều kiện để có thể trình bày nguyện vọng 
của họ, để phân tích hoàn cảnh và thực hiện những thay đổi cho chính họ. 
(ii) PLA là một quá trình học hỏi. 
Trọng tâm của PLA là thúc đẩy một quá trình học tập liên tục mà mỗi người 
đều được tham gia: các cá nhân, các hộ gia đình, mọi người dân, các tổ chức cộng 
đồng, các cơ quan nhà nước và các tổ chức tài trợ. 
(iii) Phối hợp các kỹ thuật, các phương pháp tiếp cận trong quá trình PLA 
Vận dụng nhiều phương pháp có sự tham gia để hướng dẫn người dân phân 
tích hoàn cảnh của họ từ nhiều khía cạnh khác nhau và giúp họ nhận thức sâu 
sắc về các tiềm năng phát triển tại địa phương. 
(iv) PLA là một quá trình dẫn tới sự thay đổi nhận thức, nâng cao năng lực cộng 
đồng Thông qua các quá trình thay đổi tại địa phương, người dân có được 
một môi 
trường học mang tính tập thể để xây dựng năng lực của mình. Họ có được kiến thức, 
các 
kỹ năng và thái độ, họ cũng tự tin hơn để đề xuất và quản lý các chương trình 
hành 
động riêng. 
(v) Khía cạnh giới luôn được chú trọng trong PLA 
20 
Giới là nói đến vai trò của phụ nữ và nam giới trong xã hội, được hình thành từ 
các nền văn hoá khác nhau. Việc phân tích các vai trò, các hoạt động và những 
trách nhiệm khác nhau của phụ nữ và nam giới phải luôn luôn được lồng ghép trong 
tất cả các phương pháp tham gia. 
(vi) Chú trọng sử dụng phương tiện trợ giúp trực quan trọng PLA 
Việc sử dụng nhiều các phương tiện trợ giúp trực quan như biểu đồ, bản đồ, 
ma trận giúp cho người dân dễ dàng hiểu và áp dụng các phương pháp tham gia 
phù hợp với nhu cầu của họ, khơi dậy những ý tưởng và hình thành chung một tầm 
nhìn. 
Các phương pháp của PLA 
PLA sử dụng các phương pháp tiếp cận tham dự (có tính tham gia). Trải qua 
nhiều năm, một loạt các phương pháp tham gia đã được xây dựng và phát triển. 
Tất cả các phương pháp này là những trợ giúp tuyệt vời để biến các nguyên tắc 
của sự tham gia thành hành động. Các phương pháp tham gia rất có ưu thế để 
khuyến khích sự đối thoại, để khơi dậy những ý tưởng mới, để thống nhất về các 
hoạt động chung, để suy ngẫm và phản hồi về các kết quả thu được. 
Các phương pháp tham gia chỉ trở nên sống động khi người dân sử dụng 
chúng để bày tỏ những quan điểm, mục tiêu và những mối quan tâm của họ. Các 
phương pháp tham gia chỉ phát huy hết tác dụng khi được người dân áp dụng vào 
hoàn cảnh cụ thể ở địa phương mình. 
Phương pháp chúng ta lựa chọn thể hiện mức độ tin tưởng của chúng ta đối 
với người khác. Nếu chúng ta cảm thấy rằng: 
(i) Những người từ bên ngoài hiểu rõ nhất - người dân không được hỏi ý 
kiến: chúng ta sẽ sử dụng những phương pháp như thuyết trình hay phân 
phát tờ rơi; 
(ii) Người dân biết một chút - nhưng những người từ bên ngoài biết nhiều 
hơn: chúng ta sẽ áp dụng những phương pháp như bộ câu hỏi dành cho thu 
thập thông tin hoặc dùng cho các nghiên cứu hàn lâm; 
(iii) Người dân là những chuyên gia về đời sống nông thôn - những người từ 
bên ngoài là đối tác trong quá trình phát triển của họ: chúng ta sẽ đưa 
ra những phương pháp để thúc đẩy sự trao đổi các ý tưởng và để lập kế 
hoạch chung; 
(iv) Người dân có thể tự làm - những người từ bên ngoài đôi khi có thể trợ giúp 
họ: chúng ta sẽ đẩy mạnh những phương pháp để họ tự điều hành, tự quản 
21 
lý và tự đánh giá. 
Việc sử dụng các phương pháp tham gia cần lưu ý một số điểm sau: 
- Nên bắt đầu từ những cái nhỏ và đơn giản. Ðể xây dựng một nền văn hoá 
có sự tham gia tốn rất nhiều thời gian. Hãy bắt đầu từ việc sử dụng những 
phương pháp đơn giản và dần dần tiến tới sử dụng các phương pháp phức tạp 
hơn, khi người dân đã có thêm kinh nghiệm và sự tự tin. 
- Tính linh hoạt: Sẵn sàng thay đổi việc lựa chọn và ứng dụng các phương 
pháp cho phù hợp với hoàn cảnh. 
- Thể hiện bằng trực quan: Mọi người có thể tham gia một cách hiệu quả hơn 
nếu thông tin được thể hiện bằng hình ảnh chứ không chỉ bằng lời nói. Có thể sử 
dụng các tờ giấy khổ lớn để vẽ, làm các mô hình trên sàn nhà bằng những hòn 
đá, những cái que, chuẩn bị trước các tranh vẽ hay ảnh chụp để trình bày. 
- Phối hợp các phương pháp: Sử dụng nhiều phương pháp khác nhau vì mỗi 
người muốn tham gia theo một cách khác nhau. Có người cảm thấy vui khi nói, 
nhưng có người lại thích vẽ, thích giới thiệu về quê hương mình hay thích được 
đóng vai. 
- Tăng cường làm việc tại thực địa: Ði tới các thôn bản, hộ gia đình, thăm các 
cánh đồng, vườn, ao cá, chợ, những nơi công cộng. Ðiều này làm cho mọi người dễ 
dàng cảm nhận những vấn đề đang nói tới và không còn có sự khác biệt giữa ý 
tưởng và thực tế. 
- Ghi chép và dẫn chứng bằng tài liệu: Ðảm bảo rằng tất cả sự đóng góp của 
mọi người đều được ghi chép một cách chính xác và được dẫn chứng bằng tài 
liệu. Những ghi chép đó rất quý giá đối với việc giám sát quá trình hoạt động tại 
địa phương ở giai đoạn sau. 
Những ưu điểm và hạn chế của PLA 
- Ưu điểm 
(i) Sử dụng kỹ thuật trực quan: Người dân trong cộng đồng có thể tham gia 
một cách dễ dàng hơn khi họ sử dụng các kỹ thuật trực quan như bản đồ, 
biểu đồ, ma trận để thu thập, phân tích và trình bày các thông tin. 
(ii) Sự hoà nhập những nhóm người có cùng mối quan tâm: PLA khuyến 
khích việc tham gia của nhóm người khác nhau, đặc biệt là phụ nữ, trẻ 
em và người già. Tất cả các quan điểm, các giá trị văn hoá, những truyền 
thống và các mục tiêu của mọi đối tượng đều được chú trọng. 
22 
(iii) Trao quyền cho cộng đồng: Quá trình đề xướng, tiến hành và đánh giá 
PLA cung cấp cho các cá nhân và nhóm người trong cộng đồng những 
kinh nghiệm mới mẻ để họ có thể tự giải quyết các vấn đề, tự tìm kiếm 
các giải pháp, tự quản lý việc thực hiện kế hoạch hành động, tự giám 
sát và đánh giá các tác động. 
(iv) Tính bền vững: Những dự án được xây dựng bằng phương pháp PLA dựa 
trên những ưu tiên và giải pháp do người dân cộng đồng tự xác định và 
tự phân tích. Nhờ đó, các dự án này thường bền vững hơn các dự án 
chỉ do những người ở bên ngoài cộng đồng xây dựng. 
Hạn chế của PLA 
(i) Sự lầm tưởng: Sự lầm tưởng có thể nảy sinh từ cộng đồng, đặc biệt liên 
quan đến sự hỗ trợ tài chính. Các thành viên của cộng đồng thường nghĩ 
rằng sau PLA sẽ có tiền. Học và hành động có sự tham gia không thể đưa 
ra những giải pháp diệu kỳ từ một tổ chức bên ngoài hoặc từ một nhà tài trợ 
quốc tế. 
(ii) Tính tin cậy của thông tin: Tính nhanh chóng tương đối của quá trình 
PLA có thể hạn chế chất lượng và độ tin cậy được thiết lập giữa cộng 
đồng và cán bộ phát triển. Ðặc biệt, các chủ đề nhạy cảm như những mối 
quan hệ về giới, về quyền lực, về các thế lực chính trị thống trị tại địa 
phương có thể vẫn bị che đậy vì PLA không đủ thời gian để nghiên cứu sâu. 
(iii) Thiếu kinh nghiệm: Thiếu kinh nghiệm và thiếu sự tận tâm với những công 
việc đòi hỏi sự tham gia có thể ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng của 
PLA. Việc áp dụng một cách máy móc các công cụ kỹ thuật sẽ không thu 
được các kết quả như mong đợi. 
III. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 
1. Phương hướng nghiên cứu phát triển nông thôn 
Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, nghiên cứu phát triển nói chung và nghiên 
cứu phát triển nông thôn nói riêng đang càng ngày được coi trọng. Tuy nhiên, quá 
trình tổ chức nghiên cứu và định hướng nghiên cứu phát triển ở một quốc gia 
luôn được đặt trong một thể chế kinh tế-xã hội của quốc gia đó và liên quan đến 
bối cảnh chung của phát triển vùng cũng như sự hội nhập quốc tế. Nghiên cứu 
phát triển nông thôn là một bộ phận của nghiên cứu phát triển nên nguyên tắc này 
luôn được tôn trọng. 
23 
Trong điều kiện của Việt Nam, Chính phủ rất quan tâm và hỗ trợ quá trình 
nghiên cứu phát triển và đã ban hành chính sách phát triển khoa học công nghệ, 
nêu rõ phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ cũng như xác định danh mục các 
chương trình khoa học và công nghệ phù hợp với từng thời phát triển của đất nước. 
 Quyết định 418/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chiến lược phát triển 
khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban 
hành 
a) Về tổ chức khoa học và công nghệ 
Tái cấu trúc và quy hoạch lại hệ thống tổ chức khoa học và công nghệ quốc 
gia theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, trùng lặp và phù hợp với 
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các ngành, lĩnh vực và vùng kinh 
tế. 
Tập trung đầu tư phát triển Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện 
Khoa học xã hội Việt Nam trở thành hai tổ chức khoa học và công nghệ hàng đầu 
quốc gia và ASEAN. Nâng cao năng lực của các trường đại học về nghiên cứu cơ 
bản. 
Khuyến khích, hỗ trợ hình thành, phát triển các tổ chức nghiên cứu khoa học 
và phát triển công nghệ trong doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế. Phát 
triển các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_nghien_cuu_phat_trien_nong_thon.pdf