Tiểu luận Nguyên tắc tối huệ quốc (Most-favoured nation - MFN)

pdf 25 trang yenvu 04/11/2024 30
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Nguyên tắc tối huệ quốc (Most-favoured nation - MFN)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Nguyên tắc tối huệ quốc (Most-favoured nation - MFN)

Tiểu luận Nguyên tắc tối huệ quốc (Most-favoured nation - MFN)
Nguyên tắc tối huệ quốc - MFN Bài tập môn Luật Đầu tư 
1 
Tiểu luận 
Nguyên tắc tối huệ quốc (Most-favoured nation - MFN) 
Nguyên tắc tối huệ quốc - MFN Bài tập môn Luật Đầu tư 
2 
1. Giới thiệu chung – Lịch sử hình thành quy tắc MFN 
Các hiệp định đầu tư song phương và khu vực rất phổ biến trong thập kỷ trước 
với nhiều hiệp định mới vẫn đang được đàm phán. Các hiệp định đầu tư này liên kết 
với nhau bởi các điều khoản MFN bằng cách đảm bảo rằng các bên tham gia một hiệp 
ước qui định sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà họ qui định trong 
những hiệp ước khác trong các lĩnh vực bị điều khoản MFN bao gồm. Bởi thế, các 
điều khoản MFN đã trở thành một công cụ quan trọng để đa phương hóa nên kinh tế 
trong lĩnh vực đầu tư. Đồng thời, MFN còn tránh được sự bóp méo nền kinh tế có thể 
xảy ra trong quá trình đa phương hóa có lựa chọn giữa các quốc gia. Sự đối xử như 
vậy xuất phát từ sự thực hiện các hiệp ước, hoạt động lập pháp hay hành chính của 
quốc gia và cũng chỉ qua thực tiễn. 
Đối xử tối huệ quốc đã trở thành trụ cột của các chính sách thương mại trong hàng 
thế kỷ. Cụm từ này được cho là có thể ra đời từ thế kỷ XII, nhưng đến thế kỷ XVII nó 
mới xuất hiện lần đầu. Các điều khoản hiệp ước MFN phát triển cùng với sự mở rộng 
thương mại trong hai thế kỷ XV, XVI. Hoa kỳ đã đưa một điều khoản MFN vào hiệp 
định đầu tiên của nó (hiệp ước 1778 ký với Pháp). Trong những năm 1800 và 1900, 
rất nhiều điều ước, đặc biệt là các hiệp định hữu nghị, thương mại, hàng hải thường 
xuyên chứa điều khoản MFN. Đối xử tối huệ quốc là một trong những nghĩa vụ trung 
tâm được qui định theo Hiến chương Havana: các quốc gia phải thực hiện nghĩa vụ 
này để tránh sự phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư nước ngoài. Hiến chương này đã 
không có hiệu lực vào năm 1950, nhưng sau đó, việc bao gồm các điều khoản MFN 
đã trở thành thực tiễn chung trong nhiều điều ước đa phương, khu vực, và song 
phương mà được ký kết sau. 
Tầm quan trọng của các điều khoản này đối với quan hệ kinh tế quốc tế được 
nhấn mạnh bởi thực tiễn là các điều khoản về đối xử tối huệ quốc trong GATT 1994 
(Điều I: Đối xử tối huệ quốc chung) và trong GATS 1995 (Điều II: Đối xử tối huệ 
quốc) qui định rằng nghĩa vụ này phải được chấp nhận ngay lập tức và vô điều kiện. 
Nguyên tắc tối huệ quốc - MFN Bài tập môn Luật Đầu tư 
3 
Nguyên tắc tối huệ quốc - MFN Bài tập môn Luật Đầu tư 
4 
2. Định nghĩa về điều khoản tối huệ quốc – MFN clause 
a. Định nghĩa 
Đối xử tối huệ quốc trong đầu tư thường được quy định ở điều khoản Đối xử tối 
huệ quốc (MFN clause) trong các hiệp định đầu tư, trong đó, nhà đầu tư của một bên 
quốc gia, hoặc chính quốc gia đó khi đầu tư sẽ được “đối xử không kém thuận lợi 
hơn” (“no less favourable than”) so với nhà đầu tư của nước thứ ba, hoặc chính quốc 
gia thứ ba trong cùng một lĩnh vực/ vấn đề (subject-matter) đầu tư. 
Định nghĩa về đối xử tối huệ quốc còn được quy định ở Điều 5 – Draft Articles 
on MFN Clauses (ILC Draft): 
“Most-favoured-nation treatment is a treatment accorded by the granting State to 
the beneficiary State, or to persons or things in a determined relationship with that 
State, not less favourable than treatment extended by the granting State or to a third 
State or to persons or things in the same relationship with that third State”. 
MFN là một chuẩn chung cho nguyên tắc đối xử công bằng giữa các quốc gia, tuy 
nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng nghĩa vụ MFN chỉ tồn tại và được hình thành dưới 
dạng điều khoản của một hiệp định. Nếu trong một hiệp định mà không có điều khoản 
quy định về MFN thì một quốc gia có thể đối xử phân biệt giữa quốc gia này với quốc 
gia khác. 
b. Một số ví dụ về các điều khoản MFN 
Các điều khoản MFN thường mang tính ràng buộc qua lại giữa các thành viên 
(reciprocal), tuyệt đối (unconditional), và được áp dụng đối với các vấn đề liên quan 
đến đầu tư. Tuy nhiên, sự giống nhau này không có nghĩa là các điều khoản MFN đều 
giống nhau về từ ngữ, ngữ cảnh cũng như đối tượng và mục đích. Có những điều 
khoản quy định khá hẹp và chỉ giới hạn trong một số vấn đề của đầu tư, trong khi một 
số khác lại chỉ quy định chung chung. 
Ví dụ, Điều 3(1) và (2) của Hiệp định mẫu 1998 của Đức (German 1998 Model 
Treaty) chỉ quy định chung chung rằng: 
“(1) Neither Contracting State shall subject investments in its territory owned or 
controlled by investors of the other Contracting State to treatment less favourable 
Nguyên tắc tối huệ quốc - MFN Bài tập môn Luật Đầu tư 
5 
than it accords to investments of its own investors or to investments of investors of any 
third State. 
(2) Neither Contracting State shall subject investors of the other Contracting 
State, as regards their activity in connection with investments in its territory, to 
treatment less favourable than it accords to its own investors or to investors of any 
third State.” 
Ta có thể thấy, điều khoản MFN trên không quy định về phạm vi điều chỉnh của 
hiệp định mà chỉ nhắc đến đầu tư và các nhà đầu tư nói chung. Hơn nữa, hai điều 
khoản này không chỉ đưa ra quy định nghĩa vụ Đối xử tối huệ quốc mà còn bao gồm 
cả nghĩa vụ Đãi ngộ quốc gia (national treatment). 
Một ví dụ khác cụ thể hơn, Điều 3 Hiệp định song phương Albania – Anh không 
chỉ dành MFN cho các hoạt động đầu tư mới mà còn dành cho sự đầu tư trở lại của 
các quốc gia. Đồng thời, điều khoản này còn đưa ra phạm vi áp dụng cụ thể hơn: 
“(1) Neither Contracting Party shall in its territory subject investments or returns 
of nationals or companies of the other Contracting Party to treatment less favourable 
than that which it accords to investments or returns of its own nationals or companies 
or to investments or returns of nationals or companies of any third State. 
(2) Neither Contracting Party shall in its territory subject nationals or companies 
of the other Contracting Party, as regards the management, maintenance, use, 
enjoyment or disposal of their investments, to treatment less favourable than that 
which it accords to its own nationals or companies or to nationals or companies of 
any third State. 
(3) For the avoidance of doubt it is confirmed that the treatment provided for in 
paragraphs (1) and (2) above shall apply to the provisions of Articles 1 to 11 of this 
Agreement.” 
Trong khi đó, điều khoản MFN của Hiệp định song phương Mỹ - Canada (US 
and Canadian BITs), Hiệp định Thương mại tự do Mỹ - Chile (US – Chile FTA), 
Hiệp định TMTD Mỹ - Singapore (US – Singapore FTA), HDTMTD Canada – 
Chile (Canada – Chile FTA) lại bao hàm cả giai đoạn thiết lập (establishment) và sau 
khi thiết lập (post establishment) đầu tư. Chúng liệt kê các hoạt động trong quá trình 
Nguyên tắc tối huệ quốc - MFN Bài tập môn Luật Đầu tư 
6 
đầu tư và quy định rằng chỉ áp dụng “trong các trường hợp tương tự” (“in like 
circumstances”), tương tự như điều khoản MFN của NAFTA. 
Điều 1103 NAFTA (North American Free Trade Agreement): 
“1. Each Party shall accord to investors of another Party treatment no less 
favorable than that it accords, in like circumstances, to investors of any other Party or 
of a non-Party with respect to the establishment, acquisition, expansion, management, 
conduct, operation, and sale or other disposition of investments. 
2. Each Party shall accord to investments of investors of another Party treatment 
no less favorable than that it accords, in like circumstances, to investments of 
investors of any other Party or of a non-Party with respect to the establishment, 
acquisition, expansion, management, conduct, operation, and sale or other disposition 
of investments.” 
Điều 10(3) US – Chile FTA 
“(1) Each Party shall accord to investors of the other Party treatment no less 
favourable than that it accords, in like circumstances, to investors of any non-Party 
with respect to the establishment, acquisition, expansion, management, conduct, 
operation, and sale or other disposition of investment in its territory. 
(2) Each Party shall accord to covered investments treatment no less favourable 
than that it accords, in like circumstances, to investments in its territory of investors 
of any non-Party with respect to the establishment, acquisition, expansion, 
management, conduct, operation and sale or other disposition of investments.” 
Những điều khoản trong các thỏa thuận trên đều giống nhau về “những trường 
hợp tương tự” mà Đối xử tối huệ quốc được trao cho các quốc gia. Tuy nhiên, chúng 
không thể đưa ra một nền tảng so sánh về mặt pháp lý của điều khoản MFN hay phân 
loại các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng bởi Đối xử tối huệ quốc, hoặc phân loại các 
loại hiệp ước có yêu cầu Đối xử tối huệ quốc. 
c. Các hạn chế và ngoại lệ trong điều khoản MFN 
Nhiều điều khoản MFN trong các hiệp định đầu tư bị hạn chế và loại trừ khỏi 
phạm vi áp dụng đối với các vấn đề liên quan đến liên hiệp kinh tế khu vực, thuế, trợ 
Nguyên tắc tối huệ quốc - MFN Bài tập môn Luật Đầu tư 
7 
cấp, thu mua chính phủ và ngoại lệ quốc gia (governmental procurement and country 
exception). 
Điều 3 khoản (3) và (4) German 1998 Model BIT quy định những hạn chế đối với 
các ưu tiên dành cho thành viên của khu vực mậu dịch tự do, thị trường chung, liên 
hiệp kinh tế, hoặc các lợi ích của những thỏa thuận về thuế: 
“(3) Such treatment shall not relate to privileges which either Contracting State 
accords to investors of third States on account of its membership of, or association 
with, a customs or economic union, a common market or a free trade area. 
(4) The treatment granted under this Article shall not relate to advantages which 
either Contracting State accords to investors of third States by virtue of a double 
taxation agreement or other agreements regarding matters of taxation.” 
Trong một số hiệp định, các quốc gia còn đưa thêm các phụ lục về ngoại trừ quốc 
gia (country exception) hoặc bảo lưu đối với điều khoản MFN (và một số tiêu chuẩn 
khác) với tiêu đề là “Non-conforming measures”. Ví dụ như Điều 15.12 của US – 
Singapore FTA: 
1. Articles 15.4 (National Treatment and Most-Favoured-Nation Treatment)do 
not apply to: 
(a) any existing non-conforming measure that is maintained by a Party at: 
(i) the central level of government, as set out by that Party in its Scheduled to 
Annex 8A, 
(ii) a regional level of government, as set out by that Party in its Schedule to 
Annex 8A, or 
(iii) a local level of government; 
(b) the continuation or prompt renewal of any non-conforming measure referred 
to in sub-paragraph (a); or 
(c) an amendment to any non-conforming measure referred to in subparagraph 
(a) to the extent that the amendment does not decrease the conformity of the measure, 
as it existed immediately before the amendment, with Article 15.4, 15.8, and 15.9. 
Nguyên tắc tối huệ quốc - MFN Bài tập môn Luật Đầu tư 
8 
2. Articles 15.4, do not apply to any measure that a Party adopts or maintains 
with respect to sectors, sub-sectors, or activities, as set out in its Schedule to Annex 
8B. [] 
5. Articles 15.4 and 15.9 do not apply to: 
(a) government procurement; or 
(b) subsidies or grants provided by a Party, including government-supported 
loans, guarantees, and insurance.” 
Ngoài ra còn có các ngoại lệ cho Đối xử tối huệ quốc đối với những đối xử quy 
định trong các hiệp định trước đó cũng như các hiệp định trong tương lai trong một số 
lĩnh vực nhất định (phụ lục IV NAFTA). Phạm vi của NAFTA và phạm vi qui định 
trong chương đầu tư giới hạn nghĩa vụ đối xử tối huệ quốc của nó trong trường hợp 
này, bao gồm, chẳng hạn, việc đánh thuế và các dịch vụ hành chính. Những giới hạn 
tương tự đối với phạm vi của sự bảo vệ tối huệ quốc xuất hiện trong Hiệp định tự do 
thương mại giữa Mỹ và Australia. 
Các Hiệp định song phương Canada – Mỹ còn có những giới hạn về điều khoản 
MFN bao hàm những lợi ích được trao cho theo các thỏa thuận đa phương mà một bên 
quốc gia được nhận trong khi bên kia không được nhận ưu đãi tương tự. 
3. Nguyên tắc áp dụng MFN clause 
1. Khái quát chung 
Như đã trình bày ở trên, điều khoản tối huệ quốc có thể được thể hiện ra dưới 
nhiều dạng thức, và chính vì sự đa dạng này mà trong thực tế xem xét, áp dụng, có rất 
nhiều mâu thuẫn trong việc giải thích điều khoản này. 
Tuy vậy, theo nguyên tắc được nêu ra ở điều 31(1) Công ước Viên 1969 về Luật 
điều ước, khái niệm “đối xử” trong điều khoản này cần được giải thích “với thiện chí 
theo ngữ nghĩa thông thường của các khái niệm trong bối cảnh của chúng cũng như 
phù hợp với đối tượng và mục đích của điều ước đó”. “Đối xử” ở đây có thể là những 
quyền và nghĩa vụ nhà đầu tư được hưởng trong quá trình đăng ký đầu tư 
(establishment) hay trong quá trình nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư của mình (post 
establishment), tùy theo quy định của từng hiệp định. Khi có một “đối xử” nào đó 
Nguyên tắc tối huệ quốc - MFN Bài tập môn Luật Đầu tư 
9 
được xem là thuận lợi hơn cho một quốc gia thứ 3, được quy định trong một điều ước, 
hiệp định hay thậm chí chỉ đơn giản là những hành vi đơn phương hay một thực tiễn 
nào đó, thì điều khoản MFN có thể được áp dụng. 
Có thể đưa ra nhận định rằng, điều khoản tối huệ quốc thường được ghi nhận như 
một điều khoản không thể thiếu trong các hiệp định song phương và đa phương về 
hợp tác đầu tư, do vậy, điều khoản này cần được áp dụng dựa trên nguyên tắc có đi có 
lại với thiện chí của các quốc gia liên quan. 
Bên cạnh đó, điều khoản tối huệ quốc là một điều khoản phổ biến, được ghi nhận 
trong hầu hết các hiệp định về thương mại và đầu tư và có phạm vi áp dụng tương đối 
rộng lớn. Tuy vậy, không phải trong mọi trường hợp điều khoản này đều được áp 
dụng hay được một quốc gia viện dẫn để đòi một quyền lợi nào đó cho mình, mà 
MFN chỉ được áp dụng khi đáp ứng một số điều kiện nhất định, trong đó quan trọng 
nhất là điều kiện về hoàn cảnh tương tự - “in like circumstances”. 
Riêng trong lĩnh vực đầu tư, nguyên tắc “hoàn cảnh tương tự” này được biểu hiện 
cụ thể thông qua hai nguyên tắc: res inter alios acta và ejusdem generis. 
2. Nguyên tắc res inter alios acta 
Đây là nguyên tắc cơ bản trong quá trình áp dụng điều khoản MFN. Nguyên tắc 
này trả lời cho câu hỏi liệu việc một sự đối xử thuận lợi hơn trong một hiệp định với 
bên thứ 3 (third-party treaty) có ảnh hưởng tới quyền của nhà đầu tư của quốc gia 
không phải là thành viên của hiệp định đó theo điều khoản MFN hay không. 
Ví dụ minh họa cụ thể như sau: 
Quốc gia A kí với quốc gia B một hiệp định song phương, trong đó có một điều 
khoản với nội dung và bản chất là một điều khoản MFN, trong đó quy định nhà đầu tư 
của quốc gia B sẽ được quốc gia A cho hưởng những đối xử không kém thuận lợi hơn 
so với đối xử mà A dành cho các quốc gia khác. 
Quốc gia A cũng kí với C một hiệp định, trong đó có điều khoản quy định một số 
quyền mà nhà đầu tư của C sẽ được hưởng, và những đối xử này được xem là thuận 
lợi hơn so với nhà đầu tư đến từ B. 
Nguyên tắc tối huệ quốc - MFN Bài tập môn Luật Đầu tư 
10 
Câu hỏi đặt ra là: Liệu nhà đầu tư của B có được viện dẫn MFN để đòi A phải 
cho mình được hưởng những đối xử tương tự nhà đầu tư của C hay không? 
Để trả lời câu hỏi trên, cần xem xét xem liệu có một mối quan hệ pháp lý 
(juridical link) giữa hiệp định gốc (hiệp định chứa MFN giữa A và B) với hiệp định 
với bên thứ 3 (hiệp định giữa A với C) hay không? 
Thực tế là, ở trường hợp trên, nếu như hiệp định giữa A và C hoàn toàn khác biệt 
và độc lập với hiệp định giữa A và B vể mặt pháp lý thì nó rơi vào phạm vi của 
nguyên tắc res inter alios acta – hay là “a thing done between others”, tức là “cái làm 
ra giữa các nước khác”, không liên quan – và B không thể viện dẫn MFN clause để 
đòi quyền lợi cho mình. Ngược lại, nếu như có mối quan hệ pháp lý chặt chẽ tương 
đối giữa hai hiệp định này – cụ thể ở đây là trong hiệp định giữa A và C có quy định 
về một quyền nào đó thuộc phạm vi điều chỉnh của điều khoản tối huệ quốc ghi trong 
hiệp định giữa A và B (VD: về nghĩa vụ thuế của nhà đầu tư), thì nhà đầu tư của B 
được phép viện dẫn MFN clause để có được một sự “đối xử thuận lợi hơn” tương tự 
với những quyền mà nhà đầu tư nước C được hưởng. 
Trong quá trình áp dụng, nguyên tắc này có mối liên hệ chặt chẽ với nguyên tắc 
ejusdem generis sẽ được trình bày ở phần tiếp theo. 
3. Nguyên tắc ejusdem generis 
a. Nội dung nguyên tắc 
Điều khoản tối huệ quốc chỉ điều chỉnh những vấn đề thuộc cùng một loại vấn đề 
hoặc cùng một loại đối tượng (in like circumstances) so với vấn đề mà điều khoản này 
quy định. Trong ILC Draft Article có 2 điều khoản đề cập đến vấn đề này: 
Article 9 
Scope of rights under a most-favoured-nation clause 
1. Under a most-favoured-nation clause the beneficiary State acquires, for itself 
or for the benefit of persons or things in a determined relationship with it, only those 
rights which fall within the limits of the subject matter of the clause. 
2. The beneficiary State acquires the rights under paragraph 1 only in respect of 
persons or things which are specified in the clause or implied from its subject matter. 
Nguyên tắc tối huệ quốc - MFN Bài tập môn Luật Đầu tư 
11 
Article 10 
Acquisition of rights under a most-favoured-nation clause 
1. Under a most-favoured-nation clause the beneficiary State acquires the right to 
most favoured-nation treatment only if the granting State extends to a third State 
treatment within the limits of the subject matter of the clause. 
2. The beneficiary State acquires rights under paragraph 1 in respect of persons 
or things in a determined relationship with it only if they: 
(a) belong to the same category of persons or things as those in a determined 
relationship with a third State which benefit from the treatment extended to them by 
the granting State and co 
(b) have the same relationship with the beneficiary State as the persons and 
things referred to in subparagraph (a) have with that third State. 
Điều 9 quy định rằng quốc gia mà được hưởng lợi ích từ điều khoản MFN chỉ có 
thể đòi hỏi những quyền nằm trong phạm vi vấn đề mà điều khoản MFN đó điều 
chỉnh, và chỉ đối với những người và hoạt động đầu tư được ghi rõ trong điều khoản 
hoặc quy định gián tiếp trong những vấn đề mà điều khoản đó điều chỉnh. 
Theo Điều 10, một quốc gia chỉ được đòi hỏi những quyền mà quốc gia khác dành 
cho một quốc gia thứ ba trong phạm vi vấn đề mà điều khoản MFN điều chỉnh và chỉ 
với điều kiện là những người và hoạt động đầu tư đang đòi hỏi quyền lợi phải thuộc 
cùng một loại đối tượng với người và hoạt động đầu tư đang được hưởng lợi ích do 
quốc gia khác đó dành cho quốc gia thứ ba này. 
b. Vấn đề điều chỉnh (subject matter) 
Điều 9 và 10 ở trên đưa ra nguyên tắc: quyền được hưởng lợi ích bị hạn chế theo 
vấn đề điều chỉnh, mà cụ thể những vấn đề này được xác định trên cơ sở: (1) trong 
chính điều khoản và (2) những quyền lợi mà một quốc gia đã dành cho quốc gia thứ 3 
Có một điều đáng chú ý là không phải là các hiệp định hay hiệp ước phải thuộc 
cùng một loại mà chỉ có những vấn đề điều chỉnh trong điều khoản của hiệp định hay 
hiệp ước đó mới phải thuộc cùng một loại thôi. 
Nguyên tắc tối huệ quốc - MFN Bài tập môn Luật Đầu tư 
12 
c. Người và hoạt động đầu tư cùng loại (categories of persons or things) 
Về bản chất, một quốc gia chỉ được viện dẫn điều khoản MFN để đòi hỏi quyền 
lợi cho người hoặc hoạt động đầu tư thuộc cùng một loại (category) với người hay 
hoạt động đầu tư của quốc gia thứ 3. Nói cách khác, trong trường hợp nhà đầu tư của 
nước B được nước A cho hưởng một quyền lợi nào đó về thuế, thì nhà đầu tư của 
nước C có điều kiện, hoàn cảnh tương tự sẽ được quyền viện dẫn nguyên tắc tối huệ 
quốc để đòi hỏi nước A trao cho mình những quyền lợi tương tư. 
Có những trường hợp mà điều khoản MFN không nói đến người và những hoạt 
động đầu tư được hưởng quyền lợi từ đó. Trong những trường hợp như vậy, vấn đề 
điều chỉnh của điều khoản, ví dụ như là thuế hải quan, thương mại, hàng hải, vẫn hoàn 
toàn có thể xác định loại người và hoạt động đầu tư mà được hưởng quyền lợi từ đó, 
như nhà nhập khẩu, thương gia, thuyền tàu. 
I. Phân tích vụ việc Maffezini v. Spain – Minh họa lý thuyết 
Maffezini v. TBN là trường hợp đầu tiên giải quyết vấn đề liệu điều khoản MFN 
có áp dụng được đối với các cơ chế giải quyết tranh chấp và vấn đề thẩm quyền của 
Tòa. 
1. TÓM TẮT VỤ VIỆC 
Tranh chấp trong vụ việc này liên quan đến các sản phẩm hóa học trong dự án 
kinh doanh mạo hiểm giữa ông Maffezini và một thực thể sở hữu công cộng của TBN, 
và sự đối xử ông Maffezini nhận được từ chính quyền TBN từ lúc ông ta quyết định 
rút vốn đầu tư khỏi dự án và hủy bỏ việc đầu tư ở TBN. 
18/07/97: Emilio Agustin Maffezini, một công dân người Argetina đệ đơn lên 
Trung tâm quốc tế về giải quyết tranh chấp trong đầu tư kiện Tây Ban Nha (TBN). Vụ 
kiện liên quan đến việc ông ta đầu tư vào một xí nghiệp sản xuất và phân phối các sản 
phẩm hóa học ở Galicia, một vùng của TBN. 
08/08/97: Trung tâm xác nhận việc chấp nhận đơn đề nghị trên và cùng ngày đã 
chuyển một bản copy đến TBN. Đồng thời, Trung tâm yêu cầu ông Maffezini cung 
cấp thêm các thông tin cần thiết. (10-29/09/97, ông này đã gửi đến 2 lá thư ghi đầy đủ 
thông tin được yêu cầu). 
Nguyên tắc tối huệ quốc - MFN Bài tập môn Luật Đầu tư 
13 
30/10/97: Ban thư ký của ICSID đã đăng ký đề nghị trên vào sổ, thông báo và 
mời các bên nhanh chóng tiến hành thành lập tòa trọng tài. 
18/03/98: TBN phản đối thẩm quyền của Tòa với một bản tóm tắt đưa ra các lý lẽ 
cho những phản đối đó. Bên nguyên cũng được thông báo về những văn bản này kèm 
theo bản copy của chúng. 
24/06/98: Tòa trọng tài được thành lập. 
14/05/99: Tòa đề nghị các bên đưa ra bất kỳ nhận xét nào khác về thẩm quyền của 
tòa. 
26/08/99: Tòa giải quyết vấn đề thẩm quyền của tòa. 
2. LẬP LUẬN CỦA CÁC BÊN 
Các bên tranh cãi về thẩm quyền của Toà trên 5 cơ sở sau đây: 
1. Việc sử dụng hết hoàn toàn giải pháp trong nước 
Vấn đề tranh cãi giữa các bên ở đây xoay quanh điều X trong Hiệp định đầu tư 
song phương giữa Argentina và Tây Ban Nha. 
Article X 
Settlement of Disputes Between a Contracting Party and an Investor of the other 
Contracting Party 
(1) Disputes which arise within the terms of this Agreement concerning an 
investment between an investor of one Contracting Party and the other Contracting 
Party shall, if possible, be settled amicably by the parties to the dispute. 
(2) If the dispute cannot thus be settled within six months following the date on 
which the dispute has been raised by either party, it shall be submitted to the 
competent 
tribunal of the Contracting Party in whose territory the investment was made. 
(3) The dispute may be submitted to international arbitration in any of the 
following circumstances: 
(a) at the request of one of the parties to the dispute, if no decision has been 
rendered on the merits of the claim after the expiration of a period of eighteen months 
Nguyên tắc tối huệ quốc - MFN Bài tập môn Luật Đầu tư 
14 
from the date on which the proceedings referred to in paragraph 2 of this Article have 
been initiated, or if such decision has been rendered, but the dispute between the 
parties continues; 
(b) if both parties to the dispute agree thereto. 
Tạm dịch: 
Điều 10 
Giải quyết các tranh chấp giữa bên ký kết này với nhà đầu tư của bên ký kết kia 
(1) Những tranh chấp nảy sinh trong phạm vi những điều khoản của Hiệp định 
này liên quan đến việc đầu tư giữa nhà đầu tư của bên ký kết này với bên ký kết kia thi 
sẽ được hai bên thoả thuận với nhau để giải quyết nếu có thể. 
(2) Nếu như tranh chấp không được giải quyết trong vòng 6 tháng kể từ ngày mà 
tranh chấp nảy sinh thì tranh chấp sẽ được đưa lên toà có thẩm quyền xét xử của bên 
ký kết mà việc đầu tư được thực hiện tại đó. 
(3) Tranh chấp sẽ được đưa lên toà trọng tài quốc tế trong các trường hợp sau: 
(a) một trong các bên tranh chấp đưa ra đề nghị này, nếu không có một quyết 
định nào được đưa ra về nội dung của tranh chấp sau khi thời hạn 18 tháng kết thúc 
kể từ ngày vụ kiện nói đến ở đoạn 2 bắt đầu, hoặc là một quyết định được đưa ra 
nhưng tranh chấp vẫn tiếp tục. 
(b) cả hai bên tranh chấp cùng đồng ý. 
Lập luận của Bị đơn (Vương quốc Tây Ban Nha) 
Bị đơn đưa ra lập luận dựa trên điều X khoản 2 và khoản 3(a): 
Điều X(3)(a) yêu cầu việc sử dụng hết hoàn toàn những giải pháp trong nước và 
Nguyên đơn đã không thực hiện theo yêu cầu này. Cụ thể là, bên Nguyên đơn đã 
không đưa vụ việc lên Toà Tây Ban Nha trước khi đưa ra toà trọng tài quốc tế như 
Điều X(2) đã quy định. 
Bị đơn đã giải thích điều khoản này như sau: Nếu như toà trong nước đã đưa ra 
một quyết định về nội dung vấn đề tranh chấp trong thời hạn 18 tháng thì vụ việc sẽ 
không thể đưa lên toà trọng tài quốc tế được nữa bởi vì một khi mà quyết định đã 
được đưa ra thì không thể nói là tranh chấp vẫn tiếp tục được. Cho nên nếu như 
Nguyên tắc tối huệ quốc - MFN Bài tập môn Luật Đầu tư 
15 
Nguyên đơn đưa vụ việc này ra Toà Tây Ban Nha và Toà đã xem xét nội dung vụ kiện 
trong thời hạn 18 tháng rồi thì có khả năng tranh chấp sẽ được giải quyết triệt để ngay 
tại Tòa này mà không cần đưa lên toà trọng tài theo Điều X nữa. 
Lập luận của Nguyên đơn (ông Maffezini) 
Theo Nguyên đơn, những quy định ở Điều X(2) và Điều X(3)(a) chỉ ra rằng tranh 
chấp không phải đưa ra toà trong nước trước khi đưa ra Toà trọng tài quốc tế mà chỉ 
miễn là tranh chấp vẫn đang tiếp tục diễn ra khi thời hạn 18 tháng đã kết thúc, bất 
chấp việc toà trong nước đã đưa ra quyết định hay chưa và kết quả của vụ kiện đó như 
thế nào, một bên vẫn có quyền đưa vụ việc ra Tòa trọng tài quốc tế. 
Phán quyết của Toà 
- Trước hết Toà sẽ xem xét những bất đồng về việc sử dụng hết hoàn toàn những 
giải pháp trong nước ở Điều X(3)(a). 
Áp dụng nguyên tắc giải thích điều ước quốc tế theo Điều 31(1) Công ước Viên 
1969, trong đó quy định về giải thích điều ước theo nghĩa thông thường “ordinary 
meaning”, Tòa nhận thấy rằng, Điều X(3)(a) không hề khẳng định vụ kiện sẽ không 
thể được đưa lên Toà trọng tài quốc tế nếu như Toà trong nước đã đưa ra một quyết 
định về nội dung tranh chấp trong thời hạn 18 tháng. Điều khoản này chỉ nói rằng nếu 
như một quyết định của Tòa trong nước đã được đưa ra mà tranh chấp vẫn tiếp tục thì 
vụ kiện sẽ được đưa lên Toà trọng tài quốc tế. 
Hơn thế nữa, Điều X(3)(a) cũng không yêu cầu phải sử dụng hết hoàn toàn giải 
pháp trong nước mà chỉ đơn thuần đề cập đến một quyết định được đưa ra bởi Toà 
trong nước mà thôi. Thậm chí kể cả điều khoản này có hàm ý yêu cầu như vậy đi 
chăng nữa thì yêu cầu này cũng không ngăn cản việc một bên tranh chấp đưa vụ việc 
này ra Tòa trọng tài quốc tế sau khi đã sử dụng hết các biện pháp có thể. Thực tế là, 
các bên vẫn tiếp tục có quyền đưa vụ việc lên Toà trọng tài, bất chấp kết quả của vụ 
kiện thực hiện bởi Toà trong nước. Và họ có quyền đó vì Toà trọng tài quốc tế mới là 
Toà được đưa ra quyết định cuối cùng về ý nghĩa và phạm vi của những nghĩa vụ quốc 
tế, mà trong trường hợp này chính là hiệp định song phương ký giữa hai nước. 
- Tòa cũng lập luận rằng, một bên chỉ được phép đưa vụ việc lên Tòa trọng tài 
quốc tế khi trong thời hạn 18 tháng, các biện pháp trong nước đã được sử dụng mà 
Nguyên tắc tối huệ quốc - MFN Bài tập môn Luật Đầu tư 
16 
không có hiệu quả, không giải quyết được vụ việc một cách triệt để và không làm các 
bên thỏa mãn. Tuy nhiên, nếu việc tiếp diễn của tranh chấp là do một trong các bên cố 
ý không thực hiện theo quyết định cuối cùng của Tòa trong nước – hay nói cách khác 
nó là nguyên nhân chủ quan từ các bên chứ không phải do tính thiếu hiệu quả của 
quyết định này – thì các bên không thể viện dẫn sự tiếp diễn của tranh chấp để đưa vụ 
việc lên Tòa trọng tài quốc tế. Theo đó, nếu như lập luận của bên Nguyên đơn chỉ dựa 
vào điều X này thôi thì Toà đi đến kết luận rằng Toà không có thẩm quyền trong vụ 
việc này vì khi giải thích Điều X này, bên Nguyên đơn đã cố ý tước đi khả năng có thể 
giải quyết được vụ việc của Tòa trong nước, và như vậy là không phù hợp với thiện 
chí giải thích điều ước quốc tế quy định trong Điều 31 Công ước Viên 1969. 
2. Quy chế tối huệ quốc (Most-favoured Nation - MFN) 
Lập luận của hai phía chủ yếu dựa trên quy chế tối huệ quốc được đưa ra trong 
khoản 2, điều 4 (Article IV) của Hiệp định đầu tư song phương giữa Argentina và Tây 
Ban Nha: 
“In all matters subject to this Agreement, this treatment shall not be less 
favorable than that extended by each Party to the investments made in its territory by 
investors of a third country.” 
“Đối với mọi vấn đề thuộc Hiệp định này, việc đối xử theo đó sẽ không kém thuận 
lợi hơn (không kém ưu đãi hơn) sự đối xử mà mỗi Bên dành cho các khoản đầu tư 
thực hiện trên lãnh thổ của mình bởi các nhà đầu tư của quốc gia thứ ba.” 
Thực tế, Hiệp định đầu tư song phương giữa Argentina và Tây Ban Nha đã trao 
quyền giải quyết các tranh chấp cho Tòa án trong nước trong thời gian 18 tháng, sau 
thời hạn đó các bên mới được phép đưa vụ việc ra tòa trọng tài. Tuy nhiên, điều X 
khoản 2 của Hiệp định đầu tư song phương giữa Chile và Tây Ban Nha lại không đưa 
ra điều kiện này, mà chỉ quy định rằng nhà đầu tư có thể chọn cách thức trọng tài sau 
khi thời hạn đàm phán cho phép là 6 tháng đã chấm dứt (mà không nhất thiết phải đưa 
vụ việc ra tòa trong nước trước đó). 
Nguyên tắc tối huệ quốc - MFN Bài tập môn Luật Đầu tư 
17 
Lập luận của nguyên đơn: 
Nguyên đơn cho rằng, với các điều kiện kể trên, ở Tây Ban Nha, các nhà đầu tư 
của Chile được đối xử ưu đãi hơn so với các nhà đầu tư Argentina. Chiểu theo điều 
khoản tối huệ quốc trong Hiệp định đầu tư song phương giữa Argentina và Tây Ban 
Nha, nguyên đơn có quyền đòi hỏi sự đối xử như đối với các nhà đầu tư Chile – tức là 
được đưa vụ việc ra tòa trọng tài mà không cần chuyển đến tòa án trong nước trước 
đó. Nói cách khác, Tòa có thẩm quyền trong vụ việc này. 
Tây Ban Nha bác bỏ lập luận của nguyên đơn với các nguyên nhân sau đây: 
Thứ nhất, bị đơn cho rằng mọi hiệp định mà TBN kí với một quốc gia thứ ba 
(không phải Argentina) thì đều rơi vào phạm vi nguyên tắc res inter alios acta đối với 
Argentina, tức là không hề liên quan đến và không ảnh hưởng tới Argentina, do đó, 
Maffezini không thể viện dẫn điều khoản trong hiệp định TBN kí với Chile để cho 
rằng tòa có thẩm quyền. 
Nguyên tắc res inter alios acta này được khẳng định trong phán quyết của Tòa 
ICJ trong vụ việc Anglo-Iranian Oil Company Case. Vụ việc này, tương tự, nguyên 
đơn là UK cũng lập luận rằng, với hai hiệp định có chứa điều khoản tối huệ quốc mà 
nước này kí với Iran (năm 1857 và năm 1903), công ty của nước này phải được đối xử 
không kém thuận lợi hơn so với sự đối xử mà Iran dành cho các nước thứ ba. Theo đó, 
UK dẫn ra hai hiệp định mà Iran đã kí với Đan Mạch và Thụy Sỹ (1934) và với Thổ 
Nhĩ Kỳ (1937), và lập luận mình cũng cần được đối xử với các điều kiện tương tự, hay 
cụ thể hơn ở đây là phía UK có thể kiện lên tòa ICJ và ICJ sẽ có thẩm quyền trong xét 
xử vụ việc. Tuy nhiên, Tòa lập luận rằng: 
“It is this treaty which establishes the juridical link between the United Kingdom 
and a third-party treaty and confers upon that State the rights enjoyed by the third 
party. A third party treaty, independent of and isolated from the basic treaty, cannot 
produce any legal effect as between the United Kingdom and Iran: it is res inter alios 
acta”. 
Tạm dịch rằng, một hiệp định với một quốc gia thứ ba (hiệp định giữa Iran với 
Đan Mạch, Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ), hoàn toàn độc lập và riêng biệt so với hiệp định 
gốc (tức là hiệp định giữa UK-Iran), sẽ không thể tạo ra hậu quả pháp lý giữa UK và 
Nguyên tắc tối huệ quốc - MFN Bài tập môn Luật Đầu tư 
18 
Iran – nói cách khác nó là res inter alios acta - “a thing done between others” - cái 
giữa các quốc gia khác, và UK không thể viện dẫn những hiệp định này trước Tòa. 
Lập luận của Tòa trong tình huống này là: Tòa trước tiên sẽ xem xét câu hỏi 
liệu vấn đề trong hiệp định với bên thứ ba (mà cụ thể ở đây là liệu có được đưa vụ 
việc lên Tòa trọng tài mà không qua Tòa trong nước) được bên nguyên dẫn ra có 
thuộc phạm vi những vấn đề điều chỉnh (subject matters) bởi điều khoản tối huệ quốc 
trong hiệp định gốc (là Hiệp định đầu tư song phương giữa Argentina và Tây Ban 
Nha) hay không, qua đó quyết định: (1) nếu thuộc phạm vi những vấn đề đó thì sự 
viện dẫn này là chấp nhận được; và (2) nếu không thì các hiệp định này là res inter 
alios acta đối với Argentina. Câu hỏi này Tòa sẽ tiếp tục xem xét và trả lời trong phần 
sau – tức là lập luận thứ hai của bên bị đơn. 
Thứ hai, phía TBN cho rằng, theo nguyên tắc ejusdem generis, điều khoản tối huệ 
quốc chỉ được áp dụng đối với cùng một vấn đề và không được mở rộng ra đối với 
những vấn đề khác với những quy định trong hiệp định gốc (basic treaty). Ở đây, theo 
quan điểm của TBN, quy chế tối huệ quốc là nhằm ngăn chặn sự phân biệt đối xử chủ 
yếu liên quan tới khía cạnh kinh tế, và cụ thể ở đây, điều khoản tối huệ quốc trong 
Hiệp định đầu tư song phương giữa Argentina và Tây Ban Nha chỉ liên quan tới 
những vấn đề thực chất (substantive matters or material aspects) của quy chế đối xử 
đối với nhà đầu tư chứ không bao gồm vấn đề thủ tục hay vấn đề thẩm quyền của Tòa, 
hay cụ thể hơn nguyên tắc này không được áp dụng/ hay không điều chỉnh những điều 
khoản liên quan đến giải quyết tranh chấp. Do đó, phía nguyên đơn không thể viện 
dẫn nguyên tắc tối huệ quốc cho việc đưa đơn lên thẳng Tòa trọng tài mà không qua 
tòa án trong nước, nói cách khác, Tòa không có thẩm quyền trong vụ việc này. 
Nguyên tắc ejusdem generis này được khẳng định cụ thể qua vụ việc Ambatielos 
Case, trong đó, Hội đồng Trọng tài đã khẳng định rằng: 
“The most-favored-nation clause can only attract matters belonging to the same 
category of subject as that to which the clause itself relates.” 
“Điều khoản tối huệ quốc chỉ điều chỉnh những vấn đề thuộc cùng một loại đối 
tượng so với vấn đề mà điều khoản này quy định” 
Nguyên tắc tối huệ quốc - MFN Bài tập môn Luật Đầu tư 
19 
Tuy vậy, trong vụ việc này, Tòa cũng khẳng định cách thức giải quyết tranh chấp 
là một vấn đề vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo quyền lợi của các doanh nhân. Nói 
cách khác, khi không có quy định hạn chế khác, điều khoản MFN có thể được mở 
rộng ra tới vấn đề giải quyết tranh chấp, và vấn đề này khi được dẫn ra sẽ đáp ứng 
được nguyên tắc ejusdem generis. 
Lập luận của Tòa: Theo những phân tích ở trên, Tòa xem xét điều khoản MFN 
trong hiệp định gốc và đặc biệt lưu tâm đến cụm từ “In all matters subject to this 
Agreement...” hay “Đối với mọi vấn đề thuộc Hiệp định này...”. 
Thực tế là, câu chữ của điều khoản MFN trong hiệp định gốc không quy định rõ 
ràng những vấn đề nào sẽ được áp dụng, và liệu vấn đề giải quyết tranh chấp có thuộc 
phạm vi “mọi vấn đề” mà điều khoản đề cập đến hay không. Tuy vậy, xem xét việc áp 
dụng thực tế nguyên tắc ejusdem generis, đặc biệt trong vụ Ambatielos Case, Tòa cho 
rằng có đủ lý do để kết luận rằng những quy định về giải quyết tranh chấp trong vụ 
việc này là liên quan mật thiết đến việc bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài, 
do đó, không thể chỉ đơn thuần coi nó là một công cụ thủ tục mà nó thực sự là một 
quy định mang tính căn bản và thuộc phạm vi những vấn đề điều chỉnh bởi quy tắc 
MFN. Ngay cả khi trong hiệp định gốc không hề có quy định về giải quyết tranh chấp, 
thì với tính hữu hiệu và ý nghĩa to lớn của nó, quy định này vẫn được xem là một 
“subject matter”. 
Tòa với lập luận như trên, tiếp tục khẳng định rằng, nếu một hiệp định kí với bên 
thứ ba có chứa điều khoản về giải quyết tranh chấp thuận lợi hơn cho nhà đầu tư so 
với quy định trong hiệp định gốc, thì điều khoản này có thể được mở rộng ra theo quy 
chế MFN vì nó đáp ứng được nguyên tắc ejusdem generis, cụ thể trong vụ việc này, 
Maffezini có thể viện dẫn quy định về giải quyết tranh chấp trong điều X Hiệp định 
đầu tư song phương giữa Chile và Tây Ban Nha để khẳng định quyền đưa trực tiếp vụ 
việc lên Tòa trọng tài mà không qua Tòa quốc gia. Theo đó, Tòa kết luận mình có 
thẩm quyền. 
Bên cạnh đó, Tòa còn xem xét tới ý định của những người soạn thảo hiệp định. 
Thực tế xem xét hàng loạt hiệp định đầu tư song phương giữa TBN kí với các quốc 
gia khác, Tòa nhận thấy rằng hầu hết các hiệp định này đều ưu tiên biện pháp giải 
Nguyên tắc tối huệ quốc - MFN Bài tập môn Luật Đầu tư 
20 
quyết tranh chấp bằng trọng tài sau một khoảng thời gian ấn định là 6 tháng đàm phán 
(friendly settlement) như Hiệp định Chile-TBN đã quy định. Điều này chứng tỏ hình 
thức trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp quen thuộc và chủ yếu của quốc gia 
này chứ không phải là Tòa quốc gia. Bên cạnh đó, nhận thấy rằng trong Hiệp định 
Argentina-TBN, điều khoản MFN có nhấn mạnh “all matters subject to this 
agreement...”, Tòa khẳng định hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài như 
trong điều X(2) có thể được nguyên đơn viện dẫn cùng với quy chế MFN để đưa vụ 
việc lên Tòa trọng tài, và Tòa hoàn toàn có thẩm quyền trong vụ việc này. 
3. Vị trí của Nguyên đơn (Claimant’s standing) 
Lập luận của Bị đơn 
Nguyên đơn không có quyền đưa vụ việc ra trọng tài bởi vì Nguyên đơn không 
phải là nhà đầu tư như quy định trong Điều 25(1) Công ước ICSID. Theo điều khoản 
này, ICSID chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh trực tiếp từ đầu tư 
giữa 1 quốc gia ký kết hợp đồng (contracting state) với một công dân của 1 quốc gia 
ký kết hợp đồng khác. 
Article 25(1) 
The jurisdiction of the Centre shall extend to any legal dispute arising directly out 
of an investment, between a Contracting State (or any constituent subdivision or 
agency of a Contracting State designated to the Centre by that State) and a national of 
another Contracting State, which the parties to the dispute consent in writing to 
submit to the Centre. When the parties have given their consent, no party may 
withdraw its consent unilaterally. 
Mặc dù Nguyên đơn là công dân của Argentina nhưng lập luận của Nguyên đơn 
lại viện dẫn những tổn thất mà công ty EAMSA phải chịu. Công ty EAMSA là một 
công ty của TBN (thực thể pháp lý) với phần lớn cổ phần tập trung trong tay Nguyên 
đơn. Tuy nhiên, công ty này vẫn có quyền năng chủ thể độc lập và tách biệt với cổ 
đông. Do đó, với vị trí là một cổ đông của công ty EAMSA thì Nguyên đơn không có 
quyền đòi “lift the corporate veil” và đưa đơn kiện vì những tổn hại mà công ty 
EAMSA phải chịu. 
Nguyên tắc tối huệ quốc - MFN Bài tập môn Luật Đầu tư 
21 
Theo đó, Nguyên đơn có rất ít cơ sở để kiện những hành động phạm pháp 
(eventual wrongdoings) ảnh hưởng đến cá nhân Nguyên đơn, nhưng trong bất cứ 
trường hợp nào thì hành động đó không thuộc trách nhiệm của Nhà nước TBN. 
Lập luận của Nguyên đơn 
Nguyên đơn lập luận rằng ông không đứng dưới danh nghĩa của EAMSA mà ông 
đưa đơn kiện với tư cách cá nhân (personal capacity) một nhà đầu tư nước ngoài tại 
công ty EAMSA của TBN để bảo vệ sự đầu tư của mình tại công ty này. 
Ông viện dẫn Điều I(2) và II(2) của Hiệp định song phương Argentina - TBN để 
biện hộ cho lập luận của mình. Theo những điều khoản này thì “đầu tư” là tất các loại 
tài sản (property) và quyền đối với tài sản (rights to property), bao gồm những khoản 
đầu tư được thực hiện hoặc được yêu cầu tại nước nhận đầu tư. 
Article I(2) 
“The term ‘investment’ means every kind of asset, such as goods and rights of 
whatever nature, acquired or made in accordance with the laws of the Contracting 
Party in whose territory the investment is made, and shall include, in particular 
though not exclusively, the following: shares in stock or any other form of 
participation in a company.” 
Article II(2) 
“The present Agreement shall apply to capital investments in the territory of one 
Contracting Party, made in accordance with its legislation prior to the entry into 
force of the Agreement. However this Agreement shall not apply to disputes or claims 
originating before its entry into force.” 
Lập luận của Tòa 
Tòa ghi nhận rằng Điều 25 CƯ ICSID và 2 điều khoản của Hiệp định song 
phương Argentina - TBN cần phải được xem xét cùng lúc để phân tích những luận 
điểm của 2 bên. 
Các loại vốn đầu tư đều được quy định trong Hiệp định song phương Argentina - 
TBN, do đó, các cá nhân mang quốc tịch của 1 quốc gia ký kết hợp đồng, khi đầu tư 
tại các công ty (corporation) hoặc những thực thể pháp lý tương tự, có quyền được 
bảo vệ bởi hiệp ước song phương giữa 2 nước (are as a general proposition entitled 
Nguyên tắc tối huệ quốc - MFN Bài tập môn Luật Đầu tư 
22 
to claim the protection of that treaty). Vì những điều khoản trên của Hiệp định song 
phương Argentina - TBN bổ sung cho Điều 25 CƯ ICSID và đáp ứng dc những yêu 
cầu của Điều 25 nên Tòa kết luận rằng những lập luận trên của Nguyên đơn về vị trí 
của mình trong vụ kiện là hoàn toàn phù hợp. 
4. Tình trạng của SODIGA ở TBN (SODIGA’s status in the Kingdom of Spain) 
Lập luận của Bị đơn 
Thứ nhất, vụ tranh chấp này không phải là tranh chấp giữa TBN và Nguyên đơn 
(như Nguyên đơn viện dẫn), mà là tranh chấp giữa Nguyên đơn và 1 công ty tư nhân 
(private corporation) SODIA (Sociedad para el Desarrollo Industrial de Galicia). Giữa 
công ty và Nguyên đơn đã từng có nhiều thỏa thuận hợp đồng. 
Lập luận phản lại của Nguyên đơn 
Những hoạt động và những thiếu sót ảnh hưởng đến đầu tư của Nguyên đơn đều 
thuộc trách nhiệm của SODIGA. Công ty SODIGA không chỉ thuộc sở hữu của một 
vài thực thể khác ở TBN mà còn do Nhà nước TBN kiểm soát và điều hành như một 
bộ phận của Nhà nước TBN với mục đích phát triển kinh tế cho vùng Galicia. Vì 
SODIGA là 1 thực thể của Nhà nước TBN nên Nhà nước TBN phải chịu trách nhiệm 
những hành động sai trái và thiếu sót của SODIA. 
Thứ hai, Tuy SODIGA là 1 công ty thương mại tư nhân hình thành dưới luật 
thương mại của TBN và do đó những hoạt động của công ty đều thuộc tư nhân. Việc 
Nhà nước TBN nắm giữ 1 phần cổ phần của SODIGA không làm biến đổi tính chất 
thương mại tư nhân của công ty và cũng không biến SODIGA thành một cơ quan Nhà 
nước. Do đó, những hành động và thiếu sót của SODIGA không thể quy thành trách 
nhiệm của Nhà nước TBN. 
Lập luận của Tòa 
Nguyên tắc tối huệ quốc - MFN Bài tập môn Luật Đầu tư 
23 
Trong giai đoạn tranh luận về thẩm quyền này, Tòa chỉ trả lời cho câu hỏi: 
SODIGA có phải là một thực thể nhà nước hay không để đi đến xác định thẩm quyền 
của mình. 
Bởi vì cả trong CƯ ICSID và A-S BIT đều không đưa ra những nguyên tắc để có 
thể dễ dàng trả lời câu hỏi trên nên Tòa phải sử dụng những nguyên tắc của luật quốc 
tế. Để xác định liệu SODIGA có phải là thực thể nhà nước hay không, Tòa phải trải 
qua 2 bước kiểm tra: kiểm tra về cấu trúc và kiểm tra về chức năng. 
Tòa ghi nhận rằng SODIGA được thành lập do đề nghị của Bộ Công nghiệp 
(Ministry of Industry) được ủy quyền của Viện Công nghiệp Quốc gia (National 
Institute for Industry). Việc thành lập SODIGA được xem xét và thông qua bởi Bộ 
Tài chính (Ministry of Finance), và cũng được thảo luận và thông qua trong cuộc họp 
Hội đồng Bộ trưởng (Council of Ministers). SODIGA được thành lập dưới hình thức 
một công ty thương mại tư nhân (trong đó vốn chính phủ ban đầu chỉ hơn 51% nhưng 
đến 31/12/1990 con số này đã tăng lên hơn 88%), đồng thời là một thực thể nhà nước 
giữ trách nhiệm hành pháp ở vùng tự trị Galacia (Autonomous Community of 
Galacia). 
Chính phủ TBN có ý định thành lập SODIGA như một công cụ để thực hiện các 
chức năng nhà nước trong việc thúc đẩy phát triển công nghiệp tại khu tự trị Galacia. 
Những chức năng này bao gồm: giới thiệu những ngành công nghiệp mới, tìm kiếm và 
dẫn đường cho các ngành công nghiệp mới, đầu tư vào các doanh nghiệp mới, cung 
cấp hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ cho vay vốn và bảo đảm cho các khoản vay 
Theo đó, Tòa kết luận rằng SODIGA là một thực thể nhà nước, hoạt động dưới 
danh nghĩa của Vương quốc TBN. 
5. Thời gian của vụ tranh chấp (Time of dispute) 
Lập luận của Bị đơn 
Thứ nhất, Bị đơn cho rằng những sự kiện mà Nguyên đơn dẫn ra trong vụ tranh 
chấp rơi vào khoảng đầu năm 1989 cho đến đầu năm 1992, đó là khoảng thời gian 
trước khi Hiệp định song phương Argentina - TBN và Hiệp định song phương Chile - 
TBN có hiệu lực. Hiệp định song phương Argentina - TBN có hiệu lực ngày 
Nguyên tắc tối huệ quốc - MFN Bài tập môn Luật Đầu tư 
24 
28/9/1992, còn Hiệp định song phương Chile - TBN lại có hiệu lực ngày 29/3/1994. 
Bị đơn lập luận rằng Tòa chỉ có thẩm quyền đối với những tranh chấp diễn ra sau ngày 
mà 2 hiệp định có hiệu lực. Do đó, theo Bị đơn thì Hiệp định trên không được áp dụng 
trong vụ tranh chấp này. 
Lập luận phản lại của Nguyên đơn 
Nguyên đơn cho rằng tranh chấp này diễn ra sau khi cả 2 hiệp định trên có hiệu 
lực và trước khi xảy ra tranh chấp này thì giữa 2 bên đã có những bất đồng và khác 
biệt về quan điểm. 
Thứ hai, Bị đơn tranh luận rằng những bất đồng giữa 2 bên bắt đầu từ đầu năm 
1989 về các vấn đề: dự đoán ngân khố, yêu cầu về định thuế ảnh hưởng môi trường, 
việc dừng đầu tư, và những vấn đề khác. Những bất đồng ấy kéo dài trong khoảng 
1989 – 1992. Nhưng những bất đồng này không tạo thành tranh chấp pháp lý theo như 
ICJ định nghĩa: “a disagreement on a point of law or fact, a conflict of legal views or 
interests between parties.” 
Lập luận của Tòa 
Theo ghi nhận của Tòa thì vụ tranh chấp giữa 2 bên xét về mặt thuật ngữ và mặt 
pháp lý bắt đầu hình thành từ năm 1994, trong đó xung đột về quan điểm và lợi ích 
pháp lý giữa 2 bên thật sự hình thành không lâu sau khi những lập luận của 2 bên 
được đưa lên Tòa. Điều đó cho thấy tranh chấp này diễn ra sau khi cả 2 Hiệp định có 
hiệu lực. Do đó, Tòa kết luận rằng Tòa có thẩm quyền xem xét vụ tranh chấp giữa 2 
bên theo Điều II(2) của Hiệp định song phương Argentina - TBN. 
Nguyên tắc tối huệ quốc - MFN Bài tập môn Luật Đầu tư 
25 
III. BÀI HỌC 
Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, cùng với nguyên tắc đối xử quốc gia, đã trở thành 
một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của hệ thống luật thương mại và đầu tư quốc 
tế, nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ bình đẳng của các thương nhân và nhà đầu tư khi 
hoạt động trên lãnh thổ nước ngoài. 
Tuy vậy, bất chấp việc nó được ghi nhận ở đa số các hiệp định đầu tư song phương 
và đa phương, vẫn chưa có một định nghĩa có tính phổ biến rộng rãi nào cho điều 
khoản tối huệ quốc này. Thực tế là, chính sự đa dạng về hình thức thể hiện của nguyên 
tắc này tại các hiệp định đầu tư mà trong quá trình giải thích và áp dụng, các quốc gia 
cần xem xét, cân nhắc kĩ lưỡng câu chữ trong từng tình huống cụ thể, đồng thời áp 
dụng nguyên tắc giải thích điều ước quy định tại Công ước Viên 1969 về luật Điều 
ước. 
Nguyên tắc res inter alios acta và ejusdem generis là hai nguyên tắc cơ bản trong 
quá trình xem xét áp dụng điều khoản MFN, đặc biệt là trong việc xác định thẩm 
quyền pháp lý của các Tòa quốc tế và tòa trong nước. Mặc dù trong quá trình áp dụng 
còn có nhiều vấn đề nảy sinh (mà chủ yếu là do có sự mâu thuẫn trong việc giải thích 
điều khoản), những nguyên tắc này vẫn có vai trò to lớn trong việc đưa ra những chỉ 
dẫn cho việc áp dụng điều khoản tối huệ quốc trong môi trường đầu tư quốc tế. 
- So sánh MFN và NT 
- VD về một MFN clause 
- Các principles – bao gồm các nguyên tắc chủ yếu là: 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_nguyen_tac_toi_hue_quoc_most_favoured_nation_mfn.pdf