Tiểu luận Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư cổ phiếu của các nhà đầu tư cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư cổ phiếu của các nhà đầu tư cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư cổ phiếu của các nhà đầu tư cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh
ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC BỘ MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đề cương nghiên cứu : NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GVHD : TS. Hoàng Thị Phương Thảo Nhóm 3 : Đinh Quang Thuần Nguyễn Thị Phương Ý Đinh Lệ Mỹ Trang Trần Lê Xuân Quỳnh Phan Lê Thảo Trang Nguyễn Thị Trà My Trần Quốc Trung Bùi Nguyễn Thanh Trúc Nguyễn Hữu Thắng Lớp : Cao học Đêm 9 – K19 Tp.Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2010 Bản đề cương nghiên cứu GVHD: TS. Hoàng Thị Phương Thảo Nhóm 3 – Lớp cao học đêm 9 2 MỤC LỤC PHẦN I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................................. 3 1. Đặt vấn đề: ...................................................................................................................... 3 2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................... 3 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 3 PHẦN II: GIẢ THUYẾT VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................ 5 1. Cở sở lý thuyết: ............................................................................................................... 5 1.1. Thông tin về những yếu tố nội tại gắn liền với tổ chức phát hành: .......................... 5 1.2. Thông tin chính thức từ nền kinh tế: ......................................................................... 5 1.3. Thông tin từ các tổ chức tư vấn, đầu tư chuyên nghiệp: ........................................... 5 1.4. Thông tin không chính thức (chat, diễn đàn, bạn bè, tin đồn..) ................................ 5 1.5. Yếu tố tâm lý của nhà đầu tư ..................................................................................... 5 1.6. Quyết định đầu tư: ..................................................................................................... 5 2. Phát triển giả thuyết nghiên cứu và mô hình đề nghị: ................................................ 5 2.1. Những yếu tố nội tại gắn liền với tổ chức phát hành ................................................ 5 2.2. Thông tin chính thức từ nền kinh tế ........................................................................... 6 2.3. Thông tin từ các công ty chứng khoán, tổ chức tư vấn, đầu tư chuyên nghiệp ......... 6 2.4. Thông tin phi chính thức ........................................................................................... 7 2.5. Yếu tố tâm lý của nhà đầu tư ..................................................................................... 7 3. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................................ 9 3.1. Xác định mẫu nghiên cứu và Phương pháp chọn mẫu: ............................................. 9 3.2. Xây dựng thang đo .................................................................................................... 9 4. Phương pháp xử lý dữ liệu ........................................................................................... 10 PHẦN III: BIỆN PHÁP THỰC HIỆN .............................................................................. 12 1. Thời gian biểu ............................................................................................................... 12 2. Ngân sách nghiên cứu ................................................................................................... 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 13 PHỤ LỤC .............................................................................................................................. 14 Phụ lục A: Bản câu hỏi định tính ....................................................................................... 14 Phụ lục B: Bản câu hỏi định lượng ..................................................................................... 16 Bản đề cương nghiên cứu GVHD: TS. Hoàng Thị Phương Thảo Nhóm 3 – Lớp cao học đêm 9 3 PHẦN I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1. Đặt vấn đề: Có thể nói từ ra đời đến nay, Thị Trường Chứng Khoán ở Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng, không chỉ đóng vai trò là một kênh huy động động vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp mà nó còn trở thành một kênh đầu tư thu hút sự chú ý của rất nhiều người. Thị trường chứng khoán ngày càng khẳng định là một kênh đầu tư chủ đạo với sự tham gia của số lượng lớn nhà đầu tư cá nhân. Từ con số 400 tài khoản vào ngày đầu tiên thị trường hoạt động ngày 28/7/2000, đến thì con số này đã đạt đến 766.725 tài khoản vào tháng 10 năm 2009, trong đó nhà đầu tư có tổ chức là 3.147 tài khoản và nhà đầu tư cá nhân là 763.578 tài khoản. Qua con số thị trường mang lại, cho ta thấy được thị trường chứng khoán đã là một kênh đầu tư thu hút được số lượng nhà đầu tư cá nhân rất rất lớn, và ngày càng nhiều, chính vì vậy, nghiên cứu về thị trường này có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Ngày 28 tháng 7 năm 2000 là ngày đầu tiên hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam, gần 10 năm là khoảng thời gian không phải là ngắn, nhưng cũng không thể gọi là dài đủ cho một thị trường mới nổi hoàn thiện. Trong hoàn cảnh chung là rất nhiều thị trường chứng khoán các nước trên thế giới đã hình thành từ rất lâu, thì thị trường chứng khoán của nước ta vẫn là một thị trường còn non trẻ, trên con đường phát triển và hoàn thiện. Trong quá trình hoàn thiện thị trường, tất cả các chủ thể không ngừng chung tay để thị trường chứng khoán Việt Nam dần tiến tới một thị trường hoàn thiện. Trong quá trình đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân là điều hết sức cần thiết. Ta thấy rằng sự tác động qua lại trong nền kinh tế đã cho thấy bao hàm trong một quyết định đầu tư là sự phản ánh về nền kinh tế. Nhưng trong thực tế hiện nay tại nước ta, các quyết định của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán chưa thực sự phản ánh được các thông tin đầy đủ từ nền kinh tế. Chủ thể đầu tư nào đã tham gia trên thị trường chứng khoán giai đoạn 2007, 2008, 2009 thì sẽ thấy rõ nhất sự biến động thất thường của giá cổ phiếu, giá lên mạnh mẽ, rồi giảm liên tục mà không ai có thể dự đoán đúng được, cũng chẳng thể tìm được cầu trả lời từ những gợi ý xuất phát từ những nguyên nhân chính tham khảo từ thị trường thế giới. Vậy các yếu tố nào ảnh hưởng, ảnh hưởng như thế nào đến quyết định của các nhà đầu tư là một câu hỏi chung cho thị trường. Do đó, việc tìm hiểu về các nhân tố tác động, cơ sở các nguồn thông tin giúp các nhà đầu tư cá nhân trong nước ra quyết định đầu tư vào một cổ phiếu là một nhu cầu nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Khám phá các yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định đầu tư cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân tại thành phố Hồ Chí Minh - Kiểm định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến quyết định đầu tư cổ phiếu của các nhà đầu tư cá nhân tại thành phố Hồ Chí Minh - Khám phá những sự khác biệt có thể có của nhà đầu tư đối với quyết định đầu tư mua cổ phiếu dựa vào một số chỉ tiêu như: giới tính, thâm niên tham gia thị trường, khả năng tài chính... 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tiến hành khảo sát tại TP. Hồ Chí Minh. • Phạm vi không gian: Số liệu điều tra thực tiễn thu thập tại TP. Hồ Chí Minh. Bản đề cương nghiên cứu GVHD: TS. Hoàng Thị Phương Thảo Nhóm 3 – Lớp cao học đêm 9 4 • Phạm vi thời gian: theo yêu cầu đặt ra. • Các nhà đầu tư đến sàn thì phỏng vấn qua trực tiếp (qua bảng câu hỏi), ngoài ra, gửi email đến các nhà đầu tư. - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhà đầu tư cổ phiếu cá nhân tại TP.HCM. Bản đề cương nghiên cứu GVHD: TS. Hoàng Thị Phương Thảo Nhóm 3 – Lớp cao học đêm 9 5 PHẦN II: GIẢ THUYẾT VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 1. Cở sở lý thuyết: 1.1. Thông tin về những yếu tố nội tại gắn liền với tổ chức phát hành: Được hiểu là các thông tin mà các doanh nghiệp chính thức công bố qua các phương tiện công bố thông tin chính thức như: website, ấn phẩm của công ty, báo chí, phương tiện công bố thông tin của Sở GDCK, UBCK... và được chính doanh nghiệp xác nhận, chẳng hạn: - Yếu tố về kỹ thuật sản xuất: trang thiết bị máy móc, công nghệ, tiềm năng nghiên cứu phát triển...; - Yếu tố về thị trường tiêu thụ: khả năng về cạnh tranh và mở rộng thị trường...; - Yếu tố về con người: chất lượng ban lãnh đạo, trình độ nghề nghiệp của công nhân; - Yếu tố về hoạt động sản xuất kinh doanh: tình trạng tài chính của DN (doanh thu, lợi nhuận...), thông tin các dự án, kế hoạch kinh doanh.... 1.2. Thông tin chính thức từ nền kinh tế: là các thông tin liên quan đến sự tiến triển của nền kinh tế quốc dân, tình hình kinh tế khu vực và thế giới, tình hình biến động của lãi suất, lạm phát... hay các chính sách vĩ mô do nhà nước hoặc các cơ quan có thẩm quyền công bố. 1.3. Thông tin từ các tổ chức tư vấn, đầu tư chuyên nghiệp: Tổ chức tư vấn đầu tư chuyên nghiệp là các tổ chức có uy tín và năng lực hành nghề dịch vụ tư vấn đầu tư. Các tổ chức này có thể là các Công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư chuyên nghiệp, các tổ chức tư vấn ... chuyên cung cấp cho nhà đầu tư kết quả phân tích, công bố báo cáo phân tích và khuyến nghị liên quan đến chứng khoán... 1.4. Thông tin không chính thức (chat, diễn đàn, bạn bè, tin đồn..) Là những thông tin liên quan đến doanh nghiệp hay các chính sách kinh tế vĩ mô xuất phát từ các nhóm và các mối quan hệ không chính thức. Các thông tin này có thể truyền tải thông qua các diễn đàn, mối quan hệ bạn bè, thông qua tin đồn...mà chưa được chính các doanh nghiệp hay các cơ quan có thẩm quyền xác nhận. 1.5. Yếu tố tâm lý của nhà đầu tư Là sự tăng hay giảm lòng tin của nhà đầu tư đối với tương lai của giá cổ phiếu, của lợi nhuận doanh nghiệp và của lợi tức cổ phần. 1.6. Quyết định đầu tư: là quyết định mua/bán cổ phiếu của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong phạm vi của đề tài, chúng ta chỉ nghiên cứu đến các quyết định mua bán cổ phiếu của các nhà đầu tư cá nhân. 2. Phát triển giả thuyết nghiên cứu và mô hình đề nghị: 2.1. Những yếu tố nội tại gắn liền với tổ chức phát hành Báo cáo Môi trường kinh doanh (2009-2010) của Ngân hàng thế giới (WB) đã có đánh giá và cho rằng, một trong những vấn đề trọng yếu hiện nay tại khu vực doanh nghiệp là quyền lợi của các nhà cổ đông trong các công ty, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp đang niêm yết trên Thị trường chứng khoán. Điều đó gợi lên vấn đề về bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư thông qua việc thực hiện tốt công tác quản trị quan hệ nhà đầu tư ( Investors Relations – IR), cụ thể là làm tốt công tác công bố thông tin của doanh nghiệp trên thị Bản đề cương nghiên cứu GVHD: TS. Hoàng Thị Phương Thảo Nhóm 3 – Lớp cao học đêm 9 6 trường. Qua đó, góp phần tạo ra một kênh đối thoại minh bạch và hiệu quả giữa doanh nghiệp và công chúng nhà đầu tư, là cầu nối cung cấp những tin tức phản ánh giá trị của doanh nghiệp một cách đúng đắn, chính xác và cập nhật giúp nhà đầu tư hiểu sâu hơn về hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó làm cơ sở để ra quyết định đầu tư vào doanh nghiệp, góp phần nâng cao khả năng huy động vốn, tính thanh khoản cho cổ phiếu, cũng như xây dựng hình ảnh tốt đối với các nhà quản lý và các bên tham gia thị trường vốn, duy trì thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp trong cộng đồng nhà đầu tư. Đặc biệt, xét đến đối tượng đang được nghiên cứu trong phạm vi đề tài là các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ có sự giới hạn về nguồn lực và điều kiện trong việc tiếp cận nguồn thông tin, thì nguồn thông tin chính thức được công bố từ doanh nghiệp cũng như sự biến động thay đổi của những thông tin này mang ý nghĩa then chốt cho việc đưa ra các quyết định đầu tư của nhà đầu tư. Đối với các thông tin theo chiều hướng tốt về phía doanh nghiệp như: thị trường hoạt động kinh doanh được mở rộng, sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu thành phần ban quản trị, đặc biệt là các thông tin tài chính khả quan: doanh thu tăng, kết quả kinh doanh lãisẽ thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư dẫn đến việc ra quyết định đầu tư vào chính doanh nghiệp đó. Giả thuyết thứ nhất có thể được đề nghị như sau: H1: Sự thay đổi các thông tin về những yếu tố nội tại gắn liền với nhà phát hành theo hướng tích cực có quan hệ thuận chiều với việc ra quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán. 2.2. Thông tin chính thức từ nền kinh tế Thị trường chứng khoán thường được người ta ví như là " phong vũ biểu" của nền kinh tế bởi vì nó là nơi đón nhận, phản ánh tức thời và trực tiếp nhất tất cả các luồng thông tin khác nhau trong nền kinh tế, nhất là những thông tin về tình hình kinh tế vĩ mô như là tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất, tỷ giá, chính sách thuế Mỗi sự biến động về tình hình kinh tế vĩ mô đều là những tín hiệu dẫn dắt các hoạt động giao dịch trên trên thị trường chứng khoán. Chính vì thế, nhiều người cho rằng thị trường chứng khoán trong bất kỳ thời điểm nào cũng luôn phụ thuộc vào “xương sống” kinh tế vĩ mô để nhà đầu tư có thể xác định cho mình một hướng đầu tư Chẳng hạn như khi có những thông tin tốt về tăng trưởng kinh tế, mở rộng thị trường xuất khẩu, đầu tư nước ngoài gia tăng... sẽ phát đi tín hiệu tốt về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, nguồn lực tài chính trong nền kinh tế tăng lên, nhu cầu cho đầu tư lớn hơn nhiều so với nhu cầu tích lũy và như vậy sẽ khuyến khích nhà các nhà đầu tư mua vào. Còn ngược lại, khi xuất hiện những tin xấu về lạm phát, lãi suất, tỷ giá, các chi phí đầu vào như xăng, dầu, điện, than tăng lên là tín hiệu cho thấy sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ không bền vững, chi phí sản xuất tăng lên, khả năng thu lợi nhuận của doanh nghiệp bị hạ thấp sẽ thúc đẩy nhà đầu tư bán ra, khiến giá cổ phiếu giảm. Từ những lập luận trên, giả thuyết được đưa ra như sau: H2: Thông tin chính thức tích cực từ nền kinh tế ảnh hưởng thuận chiều đến quyết định đầu tư cổ phiếu của các nhà đầu tư cá nhân 2.3. Thông tin từ các công ty chứng khoán, tổ chức tư vấn, đầu tư chuyên nghiệp Mỗi ngày các nhà đầu tư chứng khoán phải tiếp nhận vô số thông tin, nhận định và lời khuyên miễn phí về thị trường chứng khoán từ các Công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư, các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp, chuyên gia phân tích độc lập,... Trong khi đó, các nhà đầu tư tham gia thị trường có nhiều loại khác nhau, có những người được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Họ được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn Bản đề cương nghiên cứu GVHD: TS. Hoàng Thị Phương Thảo Nhóm 3 – Lớp cao học đêm 9 7 về thị trường chứng khoán, có thể tự đưa ra những nhận định riêng dựa vào hiểu biết của bản thân. Các thông tin thu thập được từ các tổ chức tư vấn này chỉ mang tính chất tham khảo để củng cố thêm cho quyết định đầu tư của họ. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều nhà đầu tư nghiệp dư, chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về chứng khoán cho nên họ phải lệ thuộc vào những thông tin thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là những thông tin nhận định thị trường từ các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp để làm cơ sở ra quyết định đầu tư cho mình. Như vậy, thông qua những phân tích như trên có thể thấy thông tin do các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp cung cấp đóng vai trò nhất định trong việc đưa ra quyết định đầu tư của các nhà đầu tư trên thị trường. Căn cứ vào đó, giả thuyết thứ ba có thể được đề nghị: H3: Có mối quan hệ thuận chiều giữa thông tin từ các công ty chứng khoán, tổ chức tư vấn, đầu tư chuyên nghiệp với quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân 2.4. Thông tin phi chính thức Thị trường chứng khoán thường lên hay xuống do những sự kiện hàng ngày, các thông tin cập nhật từ nhiều chiều, kể cả những tin đồn gây nên. Do các nhà đầu tư luôn có những kỳ vọng vào những thông tin đột biến như lợi nhuận, chia thưởng, cổ tức, tăng trưởng kinh tế, chính sách vĩ mô Lợi dụng điều đó, đã xuất hiện nhiều tin đồn thất thiệt gây thiệt hại cho nhà đầu tư. Nhất là trong những giai đoạn thị trường còn đang xập xình, không có nhiều thông tin hỗ trợ, chưa có những tín hiệu rõ ràng thì những tin đồn càng có tác động mạnh đến giá chứng khoán và các hoạt động giao dịch trên thị trường. Thị truờng - index càng tăng, tin đồn càng nhiều, đó là kinh nghiệm của những ai chơi cổ phiếu lâu năm. Và như vòng luẩn quẩn, tin đồn đó lại giúp đẩy giá cổ phiếu đi lên hơn nữa, đẩy index lên hơn nữa. Nói như thế để chúng ta cùng thấy ảnh huởng của tin đồn lên thị truờng là rất lớn. Có người nói rằng:"Thật ra trong nhiều trường hợp tôi không cần xác minh cụ thể thông tin người ta đồn đoán có chính xác hay không, mà cứ dựa theo tin đồn mà 'lướt sóng' ngắn hạn cũng có thể có lời". Đây cũng là cách "ứng xử" với tin đồn của khá nhiều nhà đầu tư, khiến thông tin trên thị trường càng dễ nhiễu loạn. Từ đó, giả thuyết thứ tư có thể được đề nghị: H4: Sự xuất hiện các thông tin tích cực ảnh hưởng hoạt động của tổ chức phát hành hoặc thị trường chứng khoán từ các nguồn không chính thức có tác động thuận chiều với việc ra quyết định đầu tư. 2.5. Yếu tố tâm lý của nhà đầu tư Thị trường chứng khoán Việt Nam được xem là một thị trường non trẻ, phần lớn các nhà đầu tư tham gia vào thị trường thường có rất ít kiến thức cũng như kinh nghiệm. Tuy nhiên trong năm 2006 được xem là năm đầu tư nhiều may mắn. Thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2006 có mức tăng trưởng cao nhất khu vực Châu Á- Thái Bình Dương với 145% , thậm chí đứng trên Thị trường chứng khoán Thượng Hải với mức tăng 130%. Chơi chứng khoán trong thời gian này đã được báo chí nói tới như một thứ “mốt”, một “phong trào” lan truyền nhanh hơn bất cứ dịch bệnh nào, trên khắp cả nước. Người ta mua chứng khoán dù không hiểu cặn kẽ, không hề có kiến thức về chứng khoán, thậm chí không mấy quan tâm đến công ty đó làm ăn thế nào, lợi nhuận ra sao, chủ yếu là giá của nó bao nhiêu, mai nó sẽ tăng không?.... Không ít những người ngày ngày ra sàn giao dịch là bà nội trợ, những ông già về hưu có ít tiền tiết kiệm, người đi buôn, và cả những công chức, Bản đề cương nghiên cứu GVHD: TS. Hoàng Thị Phương Thảo Nhóm 3 – Lớp cao học đêm 9 8 Họ biết phân tích cổ phiếu, biết dự đoán khả năng hoạt động sinh lời của công ty? Bình thường một nhóm các nhà đầu tư cá nhân có thể rất bình tĩnh và sáng suốt nhưng khi bạn bè, người thân , hàng xóm của họ có thể kiếm tiền một cách nhanh chóng, họ sẽ tự hỏi tại sao mình lại không làm được như vậy? Họ sẽ cảm thấy “sợ hãi”, sợ hãi bị “bỏ rơi” hay thất bại. Vì thế đã đưa đến sức mạnh áp đảo của đám đông. Và đó cũng là lúc mà vài ba lớp nhà đầu tư mới nhảy vào cuộc chơi, hăng hái săn mua các cổ phiếu có tiềm năng, cho dù giá những cổ phiếu này thật sự “trên trời”.Chính điều đó khiến thị trường chứng khoán như một ma lực cuốn hút các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, một số người sành sỏi thấy mình đã có lời và không thể “cố” được nữa, liền bán ra những loại cổ phiếu có giá trị nhất. Hầu như ngay lập tức, nó tác động đến nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ khác. Với tâm lý chuyển từ lo âu sang hoang mang, từ hoang mang đến sợ hãi, rồi từ sợ hãi đến sợ bị bỏ rơi, họ cũng vội vàng bán ra các cổ phiếu của mình. H5: Có mối quan hệ thuận chiều giữa yếu tố tâm lý và quyết định đầu tư của nhà đầu tư chứng khoán. Từ năm giả thuyết trên một mô hình nghiên cứu được đề nghị, thể hiện ở Hình 2.1. Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu Những yếu tố nội tại gắn liền với tổ chức phát hành Thông tin chính thức từ nền kinh tế Thông tin từ các tổ chức tư vấn, đầu tư chuyên nghiệp Thông tin phi chính thức Yếu tố tâm lý của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Quyết định đầu tư (mua/ bán cổ phiếu) Bản đề cương nghiên cứu GVHD: TS. Hoàng Thị Phương Thảo Nhóm 3 – Lớp cao học đêm 9 9 3. Thiết kế nghiên cứu 3.1. Xác định mẫu nghiên cứu và Phương pháp chọn mẫu: Đề tài nghiên cứu thực hiện thông qua hai giai đoạn chính: • Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp mặt – đối – mặt. Thời gian tiến hành phỏng vấn diễn ra trong vòng 1 tuần với 10 nhà đầu tư để phát hiện những sai sót trong thiết kế bản câu hỏi. Sau khi khảo sát thử, bản câu hỏi được chỉnh sửa và sẵn sàng cho cuộc khảo sát chính thức. • Giai đoạn 2: Nghiên cứu định lượng thông qua việc khảo sát 300 nhà đầu tư cổ phiếu tại TP.HCM. Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất, thuận tiện.Phỏng vấn viên là các thành viên trong nhóm nghiên cứu. Phương pháp phỏng vấn Phát bảng câu hỏi đến nhà đầu tư, bên cạnh đó, gửi email đến nhà đầu tư. Tỷ lệ bảng câu hỏi thu về dự kiến trên 95%. 3.2. Xây dựng thang đo Dựa trên cơ sở lý thuyết nêu trên, một tập biến gồm 58 biến quan sát. Các tập biến quan sát cụ thể được đo lường theo thang đo likert 5 mức: rất không đồng ý, không đồng ý, trung lập, đồng ý, rất đồng ý. Thang đánh giá chung của các biến tiềm ẩn được đo bằng thang đo khoảng từ 1 đến 5, tương đương: rất thấp, thấp, trung bình, cao, rất cao; hoặc rất không quan trọng, không quan trọng, ít quan trọng, quan trọng, rất quan trọng. • Thang đo thông tin nội tại của doanh nghiệp phát hành: gồm 15 biến quan sát, trong đó có 14 biến đánh giá các khía cạnh khác nhau của giá trị nội tại doanh nghiệp như dự án, chia cổ tức, báo cáo tài chính, thay đổi thành viên hội đồng quản trị, và 1 biến đánh giá chung về ý nghĩa của thông tin nội tại doanh nghiệp. • Thang đo thông tin chính thức từ nền kinh tế: thể hiện sự đánh giá của nhà đầu tư về ảnh hưởng loại hình thông tin này đến quyết định đầu tư. Thang đo này gồm 8 biến quan sát, trong đó 7 biến đánh giá các thông tin chính thức khác nhau và 1 biến đánh giá chung của các thông tin chính thức từ nền kinh tế đến quyết định đầu tư cổ phiếu • Thang đo thông tin từ các tổ chức tư vấn, đầu tư chuyên nghiệp: đo lường ảnh hưởng các thông tin từ các tổ chức tư vấn, đầu tư đến quyết định đầu tư cổ phiếu. Gồm 9 biến quan sát, trong đó 8 biến quan sát từng thông tin, và một biến quan sát chung. • Thang đo thông tin không chính thức: thể hiện mức độ quan trọng của nguồn thông tin không chính thức trong quyết định đầu tư cổ phiếu. Thang đo này gồm 11 biến quan sát, trong 11 biến này có 1 biến quan sát chung cho các yếu tố thuộc nguồn thông tin này, và 10 biến quan sát cụ thể. • Thang đo tâm lý: thể hiện sự ảnh hưởng của tâm lý đến quyết định đầu tư. Thang đo này gồm 13 biến quan sát, trong đó có 1 biến thể hiện ảnh hưởng chung của tâm lý đến quyết định đầu tư, và 12 biến quan sát. • Thang đo quyết định đầu tư: gồm 2 biến quan sát. Bản đề cương nghiên cứu GVHD: TS. Hoàng Thị Phương Thảo Nhóm 3 – Lớp cao học đêm 9 10 4. Phương pháp xử lý dữ liệu Dữ liệu nghiên cứu của nhóm được tiến hành xử lý theo các bước sau: Hình 4.1: Quy trình xử lí dữ liệu Kiểm định chung về mẫu nghiên cứu: tổng hợp các thông tin • Xác định tỷ lệ phản hồi dựa trên số lượng bảng câu hỏi phát đi và thu về. • Thu thập đặc điểm chung của mẫu bao gồm: tần số, tỷ lệ % theo các mục giới tính, tuổi, thời gian tham gia thị trường, khả năng tài chính, kế hoạch đầu tư, và mức hiện thực hóa lợi nhuận. Kiểm định thang đo: Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu thu thập được. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy alpha từ 0.6 trở lên, tiếp theo các biến quan sát có trọng số (factor loading) nhỏ hơn 0.5 sẽ tiếp tục bị loại. Thực hiện đối với từng thang đo, giữ những biến đạt yêu cầu và loại những biến không đạt yêu cầu của kiểm định trên. Phân tích nhân tố EFA: nhằm tạo bằng chứng rằng thang đo chứa giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Từ đó rút trích ra được các nhân tố khám phá, là những nhân tố thuộc mỗi thang đo. Đặt tên cho từng nhân tố ở mỗi thang đo. Dựa vào kết quả phân tích nhân tố EFA, các nhân tố rút trích của 6 khái niệm nghiên cứu được xử lý bằng SPSS để tìm mối quan hệ giữa chúng. Phân tích hồi quy: đưa ra phương trình hồi quy, mức độ tác động từng nhân tố lên khái niệm nghiên cứu. - Xây dựng mô hình có dạng: Y = β0 + β1.X1+β2.X2+β3.X3+β4.X4+β5.X5 Trong đó: Y biến phụ thuộc thể hiện quyết định đầu tư X1 biến độc lập thể hiện yếu tố nội tại gắn liền với tổ chức phát hành Phân tích nhân tố EFA Kiểm định thang đo Phân tích hồi quy Kiểm định chung về mẫu nghiên cứu Thu thập dữ liệu Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm Bản đề cương nghiên cứu GVHD: TS. Hoàng Thị Phương Thảo Nhóm 3 – Lớp cao học đêm 9 11 X2 biến độc lập thể hiện thông tin chính thức từ nền kinh tế X3 biến độc lập thể hiện thông tin từ các tổ chức tư vấn đầu tư chuyên nghiệp X4 biến độc lập thể hiện thông tin phi chính thức X5 biến độc lập thể hiện yếu tố tâm lý trên thị trường chứng khoán - Xem xét ma trận hệ số tương quan: dựa trên bảng ma trận hệ số tương quan để xem xét tổng quát mối quan hệ giữa từng biến độc lập với biến phụ thuộc và chính giữa các biến độc lập với nhau. Nếu hệ số tương quan R giữa biến phụ thuộc Y và các biến độc lập Xj đều cao thì có thể kết luận là có thể đưa các biến này vào mô hình để giải thích cho biến Y. - Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy: sử dụng hệ số xác định R2 để đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy. Nếu R2 càng cao (càng gần 1) thì mô hình càng phù hợp - Kiểm định độ phù hợp của mô hình bằng kiểm định F. • Xây dựng giả thiết H0: βj = 0 (j =1, 2, ..,5) • Nếu giá trị sig < 0,05 thì bác bỏ giả thiết H0, qua đó kết luận mô hình hồi quy ở trên phù hợp hay không với tập dữ liệu. - Ý nghĩa của các hệ số hồi quy: Thể hiện mức độ đóng góp của các yếu tố lên quyết định đầu tư, β càng lớn thể hiện yếu tố đó càng quan trọng. Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm: Xác định liệu giới tính, độ tuổi, thời gian tham gia thị trường, kế hoạch đầu tư trong tương lai, khả năng tài chính, mức hiện thực hóa lợi nhuận có tác động khác biệt đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư hay không. Sử dụng Independent- Samples T- Test kiểm định sự khác nhau (về giá trị trung bình) giữa các nhóm sau đối với quyết định đầu tư • Nam và nữ • Độ tuổi • Thâm niên đầu tư • Khả năng tài chính • Mức độ vốn hóa lợi nhuận • Kế hoạch đầu tư tương lai Tuy nhiên, trước tiên phải thực hiện kiểm định Levene để kiểm tra mức độ đồng đều của dữ liệu. Bản đề cương nghiên cứu GVHD: TS. Hoàng Thị Phương Thảo Nhóm 3 – Lớp cao học đêm 9 12 PHẦN III: BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Thời gian biểu Các bước thực hiện của nghiên cứu được cụ thể qua thời gian biểu dưới đây T= tuần STT Nội dung công việc Thời gian thực hiện (10 tuần) Nhân sự thực hiện T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 1 Xác định vấn đề cần nghiên cứu 10 người 2 Xác định các thông tin cần thiết 8 người 3 Nhận dạng dữ liệu và kỹ thuật thu thập 10 người 4 Thu thập dữ liệu 10 người 5 Phân tích dữ liệu 5 người 6 Viết báo cáo và trình bày kết quả nghiên cứu 5 người 2. Ngân sách nghiên cứu Qua các việc xác định phạm vi công việc của nghiên cứu, nhóm đề xuất Lập bản tính ngân sách dự trù cho dự án nghiên cứu. STT Nội dung Số lượng Đơn giá Chi phí 1 Quà tặng (tham gia trả lời câu hỏi định tính) 10 phần 300.000/quà 3.000.000 đồng 2 Quà tặng (tham gia trả lời câu hỏi định lượng) 300 phần 50.000/quà 15.000.000 đồng 3 In ấn 1.000 tờ 200/tờ 200.000 đồng 4 Chi phí khác - - 1.800.000 đồng Tổng cộng 20.000.000 đồng Bản đề cương nghiên cứu GVHD: TS. Hoàng Thị Phương Thảo Nhóm 3 – Lớp cao học đêm 9 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Lân (20/12/2009), “Chơi chứng khoán trong thời đại tin đồn”, trang 10,11, số phát hành 6313. 2. Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS”, Nhà xuất bản Hồng Đức. 3. Nguyễn Đình Thọ – Nguyễn Thị Mai Trang (2007), “Nghiên cứu thị trường” , Nhà xuất bản ĐH Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh. 4. Danh sách các wesite tham khảo: www.tapchichungkhoan.vn, www.cafef.vn, www.phantichchungkhoan.com, www.sbv.gov.vn, Bản đề cương nghiên cứu GVHD: TS. Hoàng Thị Phương Thảo Nhóm 3 – Lớp cao học đêm 9 14 PHỤ LỤC Phụ lục A: Bản câu hỏi định tính Nội dung câu hỏi phỏng vấn 1. Ý tưởng chung - Bạn có đầu tư trên thị trường chứng khoán không? - Các yếu tố bạn xem xét trước khi ra quyết định đầu tư? - Trong các yếu tố đó, theo bạn những yếu tố nào mang tính chất quyết định? - Các yếu tố đó ảnh hưởng đến quyết định đầu tư như thế nào? - Trọng số mỗi yếu tố đó trong quyết định đầu tư của bạn? - Với bạn, yếu tố nào quang trọng nhất? vì sao? - Và yếu tố nào khó xác định nhất? 2. Thông tin những yếu tố nội tại gắn liền với nhà phát hành - Bạn quan tâm thế nào đến các thông tin về ngành, lĩnh vực sản xuất của công ty bạn sắp mua cổ phiếu ? - Các thông tin tài chính như bảng báo cáo tài chính, các chỉ số tài chính, thông tin dự án, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp có tác động ra sao đến quyết định mua, bán cổ phiếu của bạn trên thị trường? - Việc phân tích tổng thể các vấn đề như: yếu tố về kỹ thuật sản xuất, yếu tố thị trường tiêu thụ, con người của doanh nghiệp quan trọng như thế nào trong việc bạn quyết định mua hoặc bán cổ phiếu ? - Ngoài ra, tài sản vô hình của công ty như nguồn nhân lực, thương hiệu...ảnh hưởng như thế nào khi bạn ra quyết định đầu tư? 3. Thông tin từ các tổ chức tư vấn, đầu tư chuyên nghiệp - Bạn hiện đang sử dụng dịch vụ hoặc tham khảo thông tin của một tổ chức tư vấn, đầu tư chuyên nghiệp nào? - Các dịch vụ tư vấn đó hỗ trợ bạn như thế nào? hiệu quả đầu tư của bạn thay đổi ra sao? - Theo bạn, thông tin, cũng như các kết quả phân tích của các tổ chức tư vấn, đầu tư chuyên nghiệp đáng tin cậy đến mức nào? - Mức độ phụ thuộc các quyết định đầu tư của bạn vào những khuyến cáo của các tổ chức tư vấn, đầu tư? 4. Thông tin chính thức từ nền kinh tế ảnh hưởng đến quyết định đầu tư - Thông tin chính thức nào từ nền kinh tế ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của bạn? ảnh hưởng thế nào? Bản đề cương nghiên cứu GVHD: TS. Hoàng Thị Phương Thảo Nhóm 3 – Lớp cao học đêm 9 15 - Các thông tin kinh tế vĩ mô của nhà nước có tác động như thế nào đến việc đầu tư chứng khoán của bạn? - Thông tin ngành có ảnh hưởng ra sao đến quyết định đầu tư của bạn? - Cuộc khủng hoảng kinh tế trong những năm vừa rồi đã ảnh hưởng như thế nào đến việc đầu tư chứng khoán của bạn trên thị trường? 5. Thông tin không chính thức - Mức độ thường xuyên tham gia các diễn đàn, thảo luận các thông tin về thị trường chứng khoán? - Bạn cảm thấy kênh thông tin này như thế nào? - Theo bạn, các thông tin có được từ kênh này có đáng tin cậy không? Có ảnh hưởng đến quyết định mua, bán cổ phiếu của bạn không? Ảnh hưởng như thế nào? 6. Yếu tố tâm lý - Theo bạn, việc mua bán chứng khoán trên thị trường Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý của nhà đầu tư như thế nào? - Bạn có chịu tác động bởi yếu tố tâm lý trong quyết định mua, bán chứng khoán hay không? Khi chứng khoán bạn đang nắm giữ hạ giá, mọi người đều bán, bạn hành động như thế nào? Bản đề cương nghiên cứu GVHD: TS. Hoàng Thị Phương Thảo Nhóm 3 – Lớp cao học đêm 9 16 Phụ lục B: Bản câu hỏi định lượng BẢNG CÂU HỎI Mục tiêu của cuộc thăm dò này này là tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua cổ phiếu của các nhà đầu tư tại TP.HCM. Kính mong bạn dành chút thời gian trả lời một số câu hỏi dưới đây. Tất cả các câu trả lời của từng cá nhân sẽ được giữ kín, chúng tôi chỉ công bố kết quả tổng hợp. Sự trả lời khách quan của bạn sẽ góp phần quyết định sự thành công của công trình nghiên cứu này. Cám ơn sự hợp tác của bạn. Bạn đang có một số tiền nhàn rỗi và đang định chọn cổ phiếu của công ty X vào danh mục đầu tư của mình. Bạn đang đón nhận các luồng thông tin khác nhau và đang cân nhắc về tầm ảnh hưởng của chúng đến quyết định của mình. Sau đây là những phát biểu liên quan đến các yếu tố được xem là có tác động đến quyết định mua cổ phiếu công ty X của bạn. Xin bạn vui lòng trả lời bằng cách khoanh tròn một con số ở từng dòng. Những con số này thể hiện mức độ bạn đồng ý hay không đồng ý đối với các phát biểu theo quy ước như sau: Rất không đồng ý 1 Không đồng ý 2 Trung lập 3 Đồng ý 4 Rất đồng ý 5 1. Tôi rất quan tâm đến các thông tin về cơ sở vật chất, trình độ công nghệ kỹ thuật cao của công ty X. 1 2 3 4 5 2. Thông tin về việc công ty X chuẩn bị đưa vào vận hành một công nghệ sản xuất tiên tiến rất đáng quan tâm. 1 2 3 4 5 3. Tôi thường xuyên theo dõi các thông tin về việc triển khai sản phẩm/ dịch vụ mới của công ty X. 1 2 3 4 5 4. Công ty X là công ty có thương hiệu khá nổi tiếng trên thị trường. 1 2 3 4 5 5. Thị phần hoạt động của công ty X ngày càng được mở rộng cả trong và ngoài nước. 1 2 3 4 5 6. Tôi rất quan tâm đến triển vọng về việc mở rộng thị trường trong và ngoài nước của công ty X. 1 2 3 4 5 7. Thông tin thay đổi các thành viên của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của công ty X rất đáng quan tâm. 1 2 3 4 5 8. Tôi thường xuyên theo dõi các thông tin về việc mua/bán cổ phiếu của các cổ đông lớn, cổ đông nội bộ trong công ty X. 1 2 3 4 5 9. Tôi thường xuyên xem xét đến các chỉ số tài chính thể hiện trên bảng báo cáo tài chính của công ty X. 1 2 3 4 5 10. Tôi đặc biệt lưu tâm về các nhận xét của kiểm toán viên trên bản báo cáo tài chính của công ty X. 1 2 3 4 5 11. Tôi có kỳ vọng lớn với các phương án kinh doanh rất khả thi của công ty X. 1 2 3 4 5 Bản đề cương nghiên cứu GVHD: TS. Hoàng Thị Phương Thảo Nhóm 3 – Lớp cao học đêm 9 17 12. Kết quả kinh doanh cuối năm tài chính của công ty X luôn có lãi ròng, vượt so với kế hoạch đề ra. 1 2 3 4 5 13. Doanh thu của công ty X luôn có tốc độ tăng trưởng đều qua các năm 1 2 3 4 5 14. Cổ phiếu X có tỷ lệ chia cổ tức cao 1 2 3 4 5 15. Đánh giá chung về nguồn thông tin nội tại của công ty X (1.Rất không quan trọng, 2.Không quan trọng, 3.Bình thường, 4. Quan trọng,5. Rất quan trọng) 1 2 3 4 5 16. Tình hình giá cả đầu vào, đầu ra sản phẩm của công ty X 1 2 3 4 5 17. Các thông tin nền kinh tế trong và ngoài nước 1 2 3 4 5 18. Những thông tin về ngành liên quan công ty X 1 2 3 4 5 19. Tôi quan tâm đến vị thế của công ty X so với các công ty khác trong cùng ngành trước khi hành động 1 2 3 4 5 20. Tôi rất quan tâm đến các chính sách điều chỉnh kinh tế vĩ mô của Nhà nước (lãi suất, lạm phát) 1 2 3 4 5 21. Sự biến động gia tăng về lãi suất là một nhân tố rất đáng quan tâm 1 2 3 4 5 22. Tôi rất quan tâm đến chính sách thuế thu nhập cổ phiếu khi ra quyết định 1 2 3 4 5 23. Đánh giá chung về tầm ảnh hưởng của nguồn thông tin chung từ nền kinh tế (1.Rất không quan trọng, 2.Không quan trọng, 3.Bình thường, 4. Quan trọng,5. Rất quan trọng) 1 2 3 4 5 24. Tôi rất quan tâm đến các báo cáo phân tích thị trường của các tổ chức chuyên nghiệp (HSBC, BVSC, SSI, Morgan Stanley ,...) 1 2 3 4 5 25. Tôi quan tâm đến cổ phiếu X khi xuất hiện các báo cáo phân tích về cổ phiếu X của Công ty Chứng khoán, quỹ đầu tư chuyên nghiệp 1 2 3 4 5 26. Tôi cho rằng thông tin về cổ phiếu X từ nhà môi giới là đáng tin cậy 1 2 3 4 5 27. Lời khuyên/bình luận của chuyên gia về cổ phiếu X là rất quan trọng và cần thiết 1 2 3 4 5 28. Tôi sàng lọc lại những thông tin được các tổ chức, công ty chứng khoán công bố, về cổ phiếu của công ty X trước khi hành động. 1 2 3 4 5 29. Tôi cho rằng những nhận định của công ty chứng khoán, tổ chức tư vấn chuyên nghiệp về cổ phiếu X là luôn luôn đúng 1 2 3 4 5 Bản đề cương nghiên cứu GVHD: TS. Hoàng Thị Phương Thảo Nhóm 3 – Lớp cao học đêm 9 18 30. Những tư vấn, lời khuyên của chuyên gia đã có những nhận định đúng trong quá khứ về cổ phiếu X thì rất đáng quan tâm. 1 2 3 4 5 31. Thông tin từ những tổ chức, công ty có uy tín trong việc tư vấn sẽ khiến tôi quan tâm hơn 1 2 3 4 5 32. Đánh giá chung về tầm ảnh hưởng của nguồn thông tin từ các tổ chức tư vấn đầu tư chuyên nghiệp (1.Rất không quan trọng, 2.Không quan trọng, 3.Bình thường, 4. Quan trọng,5. Rất quan trọng) 1 2 3 4 5 33. Tôi dựa vào các nguồn thông tin phi chính thức (tin đồn, diễn dàn, từ bạn bè) mà tôi có được để đưa ra hành động phù hợp 1 2 3 4 5 34. Thông tin từ các kênh phi chính thức đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với quyết định của tôi 1 2 3 4 5 35. Việc sử dụng các thông tin phi chính thức khi xem xét cổ phiếu X có thể sẽ mang lại lợi nhuận cao. 1 2 3 4 5 36. Tôi tin rằng các thông tin phi chính thức mang lại rủi ro cao. 1 2 3 4 5 37. Tôi có tìm hiểu thông tin từ các website, forum, diễn đàn về cổ phiếu X trước khi đưa ra bất kỳ quyết định 1 2 3 4 5 38. Việc tham khảo ý kiến của nhà đầu khác về cổ phiếu X là cần thiết. 1 2 3 4 5 39. Tôi thường khai thác thông tin từ những người quen biết hiện đang làm việc tại công ty X. 1 2 3 4 5 40. Thông qua các kênh phi chính thức, tôi thường tìm hiểu các thông tin về kế hoạch chia cổ tức, chia tách cổ phiếu của công ty X. 1 2 3 4 5 41. Thông qua các kênh phi chính thức, tôi thường tìm kiếm những dự báo về các chỉ số kinh tế, chính sách điều hành vĩ mô của Nhà nước trong thời gian sắp tới. 1 2 3 4 5 42. Thông qua các kênh phi chính thức, tôi thường tìm kiếm nhữSng dự báo về kết quả kinh doanh, triển vọng tăng trưởng, các dự án sắp triển khai của công ty X. 1 2 3 4 5 43. Đánh giá chung về tầm quan trọng của nguồn thông tin phi chính thức đối (1.Rất không quan trọng, 2.Không quan trọng, 3.Bình thường, 4. Quan trọng,5. Rất quan trọng) 1 2 3 4 5 44. Tôi nghĩ việc dò xét động thái sắp tới của các nhà đầu tư khác đối với cổ phiếu X là cần thiết. 1 2 3 4 5 45. Tôi tin rằng cổ phiếu X sẽ tăng giá khi cổ phiếu này tăng 2 phiên liên tục 1 2 3 4 5 Bản đề cương nghiên cứu GVHD: TS. Hoàng Thị Phương Thảo Nhóm 3 – Lớp cao học đêm 9 19 46. Dư mua của cổ phiếu X với khối lượng lớn sẽ khiến tôi quan tâm hơn. 1 2 3 4 5 47. Cổ phiếu X có tính thanh khoản cao sẽ khiến tối quan tâm hơn 1 2 3 4 5 48. Tôi không hành động gì cả do có quá nhiều thông tin trái chiều về công ty X trên thị trường, 1 2 3 4 5 49. Tôi hành động theo những động thái của các nhà đầu tư nước ngoài. 1 2 3 4 5 50. Giá của cổ phiếu X giảm liên tục sẽ ảnh hưởng đến quyết định của tôi 1 2 3 4 5 51. Khi giá cổ phiếu X bắt đầu tăng đến điểm hòa vốn sau nhiều phiên giảm giá liên tục, tôi sẽ bán ngay. 1 2 3 4 5 52. Tôi sẽ quyết định không quan tâm cố phiếu X nếu có quá nhiều người không tin vào mức độ tăng trưởng của công ty trong tương lai. 1 2 3 4 5 53. Theo tôi không nên đi ngược với xu hướng của thị trường 1 2 3 4 5 54. Nếu có quá nhiều người quyết định bán cổ phiếu của công ty X, tôi sẽ bán cổ phiếu của công ty này. 1 2 3 4 5 55. Tôi quan tâm cổ phiếu của công ty X vì đây là cổ phiếu blue chip 1 2 3 4 5 56. Đánh giá chung về mức độ “ điều khiển” của yếu tố tâm lý đối với việc ra quyết định (1.Rất không quan trọng, 2.Không quan trọng, 3.Bình thường, 4. Quan trọng,5. Rất quan trọng) 1 2 3 4 5 57. Tôi sẽ nắm giữ cổ phiếu X trong thời gian ngắn hạn. 1 2 3 4 5 58. Tôi sẽ mua cổ phiếu của công ty X. 1 2 3 4 5 PHẦN THÔNG TIN CÁ NHÂN: 1. Xin cho biết tên của bạn: _________________________________________, 2. Giới tính: Nam Nữ 3. Xin bạn vui lòng cho biết tuổi ? < 26 tuổi 26 tuổi - 45 tuổi > 45 tuổi Bản đề cương nghiên cứu GVHD: TS. Hoàng Thị Phương Thảo Nhóm 3 – Lớp cao học đêm 9 20 4. Thời gian bạn tham gia Thị trường Cổ phiếu Việt Nam tính đến nay đã được : < 1 năm < 2 năm < 3 năm < 4 năm > 4 năm 5. Tại mức đầu tư nào thì phù hợp với tình hình tài chính của bạn ? (trăm triệu) < 100 < 300 < 500 < 700 > 700 6.Trong thời gian tới các bạn có kế hoạch: Rút vốn toàn bộ Rút một phần vốn Không thay đổi Tăng thêm một ít Tăng đột biến 7. Bạn thường có xu hướng hiện thực hóa lợi nhuận ở mức: < 10% 10 - 20% 20 - 30% > 30% Mục khác: ......................................... XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN BẠN !
File đính kèm:
- tieu_luan_nhung_yeu_to_anh_huong_den_quyet_dinh_dau_tu_co_ph.pdf