Tiểu luận Phân tích dòng tiền
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Phân tích dòng tiền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Phân tích dòng tiền
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA: TÀI CHÍNH DOANH NGIỆP ----------***---------- BÀI TIỂU LUẬN MÔN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN Giảng viên hướng dẫn: PGS, TS Lê Thị Lanh Lớp: Tài chính doanh nghiệp ngày 2 Khóa: 21 – Cao học Nhóm: 3 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 201 i MỤC LỤC Trang I. DÒNG TIỀN.............................................................................................................................. 1. Định nghĩa dòng tiền .................................................................................................................. 2. Vai trò của dòng tiền đối với doanh nghiệp............................................................................. II. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ................................................................................. 1. Phân chia các dòng tiền trong bảng lưu chuyển tiền tệ .......................................................... 1.1. Dòng tiền từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ..................................................................... 1.2. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư ............................................................................................... 1.3. Dòng tiền từ hoạt động tài chính ........................................................................................... 2. Phương pháp lập ........................................................................................................................ 2.1. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh ....................................................................................... 2.2. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư .............................................................................................. 2.3. Dòng tiền từ hoạt động tài chính .......................................................................................... III. PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN .................................................................................................. 1. Ý nghĩa của phân tích dòng tiền................................................................................................ 2. Kết quả của phân tích dòng tiền ................................................................................................ 3. Vai trò của phân tích dòng tiền ................................................................................................. IV. CÁC TIÊU CHUẨN PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN ........................................................... 1. Cơ cấu dòng tiền ......................................................................................................................... 2. Các suy luận từ dòng tiền........................................................................................................... 3. Xác định tình trạng thanh khoản của công ty .......................................................................... 4. Dòng tiền tự do............................................................................................................................ 5. Các tỷ số dòng tiền chuyên biệt .............................................................................................. 5.1. Tỷ số đảm bảo dòng tiền ......................................................................................................... 5.2. Tỷ số tái đầu tư tiền mặt ......................................................................................................... V. THỰC HÀNH PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN CỦA CÔNG TY VINAMILK GIAI ĐOẠN 2011- 2012.......................................................................................................................... ii 1. Dòng tiền hoạt động kinh doanh ............................................................................................... 2. Dòng tiền đầu tư.......................................................................................................................... 3. Dòng tiền tài chính...................................................................................................................... KẾT LUẬN..................................................................................................................................... TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................... PHỤ LỤC: CÁC CHỈ SỐ TRONG PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN ..................................... I. Khả năng thanh toán ngắn hạn bằng tiền mặt ................................................................... 1. Hệ số dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (Operating Cash Flow Ratio)............................. 2. Hệ số tiền mặt (Cash ratio) ........................................................................................................ 3. Hệ số năng lực trả nợ bằng tiền mặt (Cash Debt Coverage Ratio)....................................... 4. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay bằng tiền mặt (Cash Interest Coverage) ....................... II. Khả năng thanh toán dài hạn bằng tiền mặt ..................................................................... 1. Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn bằng tiền mặt (Cash Flow to Long Term Debts) .. 2. Hệ số khả năng thanh toán cổ tức bằng tiền mặt (Cash Dividend Coverage Ratio)........... 3. Tỷ suất sinh lời tiền mặt của vốn chủ sở hữu (Cash Return to Shareholders) .................... 4. Cash Flow per Share III. Hiệu suất hoạt động ............................................................................................................... 1. Tỷ suất sinh lời tiền mặt của tài sản (Cash Return on Assets) .............................................. 2. Tỷ suất sinh lời tiền mặt tài sản cố định (Cash Return on Fixed Assets) ............................ 3. Hệ số tái đầu tư tiền mặt (Cash Reinvestment Ratio) ............................................................ 4. Vòng quay tiền mặt (Cash Turnover) ....................................................................................... 5. Số ngày dư tiền mặt (Cash Balance or Days Cash Balance) ................................................ IV. Khả năng sinh lời ................................................................................................................... 1. Earnings Quality.......................................................................................................................... 2. Cash Flow from Sales to Sales .................................................................................................. 3. Cash flow margin ........................................................................................................................ V. Những chỉ số dòng tiền tự do................................................................................................. 1. Hệ số bao quát dòng tiền mặt (Total Free Cash ratio - TFC) ................................................ 2. Hệ số đảm bảo dòng tiền (cash flow adequacy ratio)............................................................. iii I. DÒNG TIỀN 1. Định nghĩa dòng tiền Dòng tiền (cash flows) được hiểu là dòng thu nhập hoặc chi phí làm thay đổi tài khoản tiền mặt của một doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Dòng tiền vào doanh nghiệp (cash inflows) thường phát sinh từ một trong ba hoạt động – hoạt động tài trợ, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động đầu tư. Đôi khi, dòng tiền vào còn là kết quả của việc biếu tặng, trợ giúp...trong trường hợp liên quan đến tài chính cá nhân. Dòng tiền ra doanh nghiệp (cash outflows) là kết quả của các khoản chi tiêu, chi phí phát sinh bằng tiền, hoặc đầu tư. Khái niệm này đúng với cả tài chính doanh nghiệp và tài chính tư nhân cá thể 2. Vai trò của dòng tiền đối với doanh nghiệp Dòng tiền có thể được sử dụng như một dấu hiệu của sức mạnh tài chính của một công ty. Nó đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, thể hiện qua một số khía cạnh như sau: Dòng tiền đảm bảo khả năng thanh toán kịp thời: trong tài chính, dòng tiền có vai trò tối quan trọng quyết định khả năng thanh toán và sự tồn tại của một doanh nghiệp. Có đủ tiền mặt trong tay, doanh nghiệp sẽ đảm bảo được việc chi trả, thanh toán đúng hạn cho các trái chủ, cán bộ công nhân viên và các đối tượng khác. Từ đó, tạo ra uy tín cho doanh nghiệp và nâng cao xếp hạng tín nhiệm. Giúp doanh nghiệp hạn chế nợ: dòng tiền kịp thời sẽ giữ cho doanh nghiệp tránh tình trạng vay mượn các khoản nợ nhỏ lẻ không cần thiết. Tiết kiệm chi phí không cần thiết: khi doanh nghiệp có đủ dòng tiền để thanh toán kịp thời các khoản nợ sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm các không phí không cần thiết liên quan đến trễ hạn thanh toán nợ như lãi chồng lãi, phí phạt trễ hạn nợ. iv Đầu tư kịp thời: khi doanh nghiệp có đủ dòng tiền trong tay sẽ giúp doanh nghiệp đầu tư kịp thời vào các cơ hội đầu tư, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp. II. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho biết khả năng tạo tiền, tình hình quản lí các tài sản và trách nhiệm pháp lý ngoài vốn hiện thời, chi tiết các khoản đầu tư vào tài sản sản suất và các khoản đầu tư tài chính của doanh nghiệp. Nó cho phép cả các nhà quản lí cũng như các nhà nghiên cứu trả lời được những vấn đề quan trọng liên quan đến tiền như: Liệu doanh nghiệp có đủ tiền để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn cho nhà cung cấp và những chủ nợ khác mà không phải đi vay không? Doanh nghiệp có thể quản lí được các tài khoản phải thu, bảng kiểm kê, Doanh nghiệp có những khoản đầu tư hiệu quả cao không? Doanh nghiệp có thể tự tạo ra được dòng tiền tệ để tài trợ cho các khoản đầu tư cần thiết mà không phụ thuộc vào vốn từ bên ngoài không? Doanh nghiệp có đang thay đổi cơ cấu nợ không? Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (SCF) cung cấp thông tin liên quan ba hoạt động chính tạo ra và sử dụng tiền là: hoạt động sản xuất - kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có liên quan mật thiết với Bảng Cân đối Kế toán và Báo cáo Kết quả Hoạt động Kinh doanh của doanh nghiệp. Nó cần các dữ liệu từ: Bảng CĐKT dùng để thu thập dòng tiền từ tất cả các hoạt động. Để quá trình này được dễ dàng nên tính toán thay đổi từ thời điểm đầu kì đến thời điểm cuối kì của mỗi khoản. Báo cáo kết quả hoạt động SXKD để thu thập các dòng tiền từ hoạt động SXKD. Các chi tiết phụ khác liên quan đến một số tài khoản phản ánh vài loại giao dịch và vấn đề khác nhau. Việc nghiên cứu các tài khoản riêng biệt là cần v thiết bởi thường tổng số thay đổi của cân bằng TK trong năm không chỉ ra được bản chất thực của dòng tiền. 1. Phân chia các dòng tiền trong bảng lưu chuyển tiền tệ Về cơ bản, bảng lưu chuyển tiền tệ giải thích sự vận động tiền tệ từ cân bằng tiền đầu kì đến mức cân bằng cuối kỳ (tiền tệ bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền như đầu tư ngắn hạn, các khoản đầu tư có độ thanh khoản cao, thông thường là các khoản đầu tư đáo hạn dưới ba tháng). Các dòng tiền trong bảng lưu chuyển tiền tệ được chia thành 3 loại: 1.1. Dòng tiền từ hoạt động sản xuất, kinh doanh Là các dòng tiền ra và vào trực tiếp liên quan đến thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh được ghi nhận trên bảng thu nhập. Có hai phương pháp trình bày hoạt động sản xuất được sử dụng là: Phương pháp trực tiếp: Báo cáo các dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh được liệt kê theo từng khoản thu và chi trả. Dòng tiền vào: Tiền thu bán hàng Tiền thu từ các khoản nợ phải thu Tiền thu từ các khoản thu khác Dòng tiền ra: Tiền đã trả cho người bán Tiền đã trả cho công nhân viên Tiền đã nộp thuế và các khoản kác cho Nhà nước Tiền đã trả cho các khoản nợ phải trả khác Tiền đã trả cho các khoản khác Chênh lệch giữa dòng tiên vào và dòng tiền ra được gọi là lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Phương pháp gián tiếp: vi Điều chỉnh thu nhập ròng bằng việc giảm thiểu các khoản mục phi tiền tệ để tính toán dòng tiền vào (ra) ròng từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Cần chú ý giữa thu nhập và dòng tiền có sự khác nhau, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được ghi nhận tích luỹ, cả doanh thu và chi phí đều được ghi nhận khi có nghiệp vụ phát sinh, không quan tâm đến thời điểm phát sinh dòng tiền. 1.2. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư Là các dòng tiền vào ra liên quan đến việc mua và thanh lí các tài sản sản xuất kinh doanh do công ty sử dụng hoặc đầu tư vào các chứng khoán của công ty khác. Dòng tiền ra phản ánh các khoản đầu tư tiền mặt toàn bộ để có được các tài sản này. dòng tiền vào chỉ được ghi nhận khi nhận được tiền từ việc thanh lí các tài sản đầu tư trước. Các dòng tiền từ hoạt động đầu tư gồm: Dòng tiền vào: Tiền thu từ: Các khoản đầu tư vào đơn vị khác Lãi các khoản đầu tư vào đơn vị khác Bán tài sản cố định Dòng tiền ra: Tiền trả cho: Đầu tư vào các đơn vị khác Mua tài sản cố định Chênh lệch giữa dòng tiền ra và vào gọi là lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư. 1.3. Dòng tiền từ hoạt động tài chính Bao gồm dòng tiền ra và vào liên quan đến các nghiệp vụ tiền tệ với các chủ thể ngoài doanh nghiệp ( từ các chủ sở hữu và chủ nợ ) tài trợ cho doanh nghiệp và các hoạt động của doanh nghiệp. Dòng tiền vào ghi nhận các hoạt động tài chính nhận tiền từ chủ sở hữu vốn và chủ nợ. Dòng tiền ra ngược lại. Các hoạt động đó gồm: Dòng tiền vào: Tiền thu: vii Do đi vay Do các chủ sở hữu góp vốn Từ lãi t iền gửi Dòng tiền ra: Tiền thanh toán cho các khoản: Tiền đã trả nợ vay Tiền đã hoàn vốn cho các chủ sở hữu Tiền lãi đã trả cho các nhà đầu tư vao doanh nghiệp Chênh lệch dòng tiền ra và vào gọi là lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính. 2. Phương pháp lập Gồm 2 phương pháp lập : phương pháp trực tiếp,và gián tiếp: 2 phương pháp chỉ khác ở cách lập hoạt động kinh doanh còn hoạt động đầu tư, tài chính đều giống nhau tức là sử dụng phương pháp trực tiếp. 2.1. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh Phương pháp gián tiếp : (dựa vào bảng CĐKT,và BC thu nhập) Những khoản không thực chất chi ra bằng tiền phải loại trừ ra khỏi khi lên báo cáo. Chỉ là dịch chuyển ra khỏi hoạt động kinh doanh khi lên BC LCTT. Bắt đầu từ lợi nhuận ròng, điều chỉnh các khoản thu chi không bằng tiền mặt( như khấu hao,dự phòng,chênh lệch tỉ giá), tiếp tục điều chỉnh các khoản lãi lỗ hoạt động đầu tư, điều chỉnh thay đổi TSLĐ, tính ra lưu chuyển tiền ròng từ hoạt động kinh doanh Thu nhập trước thuế (+) Các khoản chi phí nhưng không phát sinh bằng tiền (ví dụ : chi phí khấu hao, chi phí dự phòng) (+) Lỗ (lãi) do tỷ giá chưa thực hiện (+) Lỗ (lãi) do bán tài sản (+) Tăng (giảm) tiền mặt được tạo ra (sử dụng) từ các khoản mục thuộc vốn luân chuyển ngoài khoản mục tiền mặt ( ví dụ: hàng tồn kho, khoản phải thu, phải trả người bán) viii (-) Thu nhập thuế hiện hành. Ưu điểm: Thể hiện rõ ràng sự khác biệt giữa thu nhập và dòng tiền hoạt động. Phương pháp này tương đối dễ thực hiện. Chỉ cần ước tính lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp, điều chỉnh lợi nhuận trước thuế này cho các khoản thu (chi) khác không phát sinh bằng tiền và sau đó điều chỉnh cho những khoản mục của vốn luân chuyển mà có chênh lệch giữa thu nhập và dòng tiền (mua, bán trả chậm, ứng trước) Nhược điểm: Thực hiện phải tính toán để loại những khoản không phải tiền, hoặc chưa thu ra khỏi quá trình thực hiện, khá tốn thời gian và công sức. Phương pháp trực tiếp : (dựa vào bảng CĐKT và BC thu nhập) theo thực thu, thực chi bằng suy diễn hay dòng tiền vào- dòng tiền ra. Tiền thu từ doanh thu (vì trong thực tế khi bán hàng, tiền thu về không đồng nhất với doanh thu nên phải điều chỉnh khoản thực thu tiền thu từ doanh thu) = Doanh thu - Chênh lệch nợ phải thu (nếu cuối kỳ > đầu kỳ) (hoặc) = Doanh thu + Chênh lệch nợ phải thu (nếu cuối kỳ < đầu kỳ) Chi phí mua hàng (vì trong thực tế khi mua hàng, tiền trả không đồng nhất với tiền mua nên phải điều chỉnh chi phí mua tiền chi mua hàng hoá) = Giá vốn hàng hoá (+) Chênh lệch trong hàng tồn kho (nếu cuối kỳ > đầu kỳ,tăng hàng tồn kho, giảm hàng bán ra) (hoặc) ( - ) chênh lệch trong hàng tồn kho (nếu cuối kỳ < đầu kỳ,giảm hàng tồn kho, tăng hàng bán ra) ) ( - ) chênh lệch trong khoản phải trả người bán (nếu cuối kỳ > đầu kỳ) (hoặc) ( + ) chênh lệch trong khoản phải trả người bán (nếu cuối kỳ < đầu kỳ) ) Chi phí kinh doanh (tiền chi cho chi phí kinh doanh) = Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý + Chi phí lãi vay (không tính chi phí khấu hao, nếu có thu nhập lãi vay thì trừ khoản này ra khi tính ) Tiền chi trả thuế = Tiền thuế TNDN (+) Chênh lệch trong khoản thuế trả trước ix ( - ) Chênh lệch trong khoản thuế phải trả (cuối kỳ > đầu kỳ) Tiền chi trả lương, chi khác = (-)chênh lệch trong khoản lương phải trả (cuối kỳ > đầu kỳ) Tiền chi TSLĐ khác, chi khác = (+) chênh lệch trong khoản chi TSLĐ khác (CK>Đk) CF hoạt động kinh doanh = Tiền thu từ doanh thu – Chi phí mua hàng – Chi phí kinh doanh – Tiền chi trả thuế - Tiền chi trả lương, chi khác – Tiền chi Tài sản lưu động khác, chi khác Ưu điểm: Phương pháp này báo cáo toàn bộ dòng tiền mặt vào và ra đối với hoạt động công ty nên giúp cho các nhà phân tích đánh giá đúng đắn số tiền mặt vào ra. Các biến động trong dòng tiền từ hoạt động kinh doanh gây rủi ro lớn hơn cho nhà cho vay so với biến động trong lợi nhuận sau thuế -> họ ưu tiên dung phương pháp này. Nhược điểm: Tốn kém nhiều chi phí khi thực hiện. Lưu ý: khi công ty dung phương pháp trực tiếp thì các công ty sẽ giải trình sự chuyển đổi báo cáo thu nhập thành báo cáo LCTT trong một biểu riêng. 2.2. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: = (+) các khoản đầu tư vào đơn vị khác (+) lãi các khoản đầu tư vào đơn vị khác (+) bán tài sản cố định (-) đầu tư vào các đơn vị khác (-) mua tài sản cố định 2.3. Dòng tiền từ hoạt động tài chính = (+) Khoản vay (+) Các chủ sở hữu góp vốn (+) Lãi tiền gửi (-) Tiền đã trả nợ vay (-) Tiền đã hoàn vốn cho các chủ sở hữu x (-) Trả nợ trái phiếu, cổ phiếu (-) Tiền lãi đã trả cổ tức cho các nhà đầu tư vao doanh nghiệp Tổng lưu chuyển tiền từ 3 hoạt động = lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh + lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư + lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính + tiền tồn quỹ đầu kỳ = tiền tồn quỹ cuối kỳ Hoặc: Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ = lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh + lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư + lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính = Số dư tiền mặt cuối kỳ - Số dư tiền mặt đầu kỳ. III. PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN 1. Ý nghĩa của phân tích dòng tiền Thứ nhất, phân tích dòng tiền giúp cho công ty không những biết được dòng tiền đến từ đâu mà còn biết được nó là bao nhiêu. Cụ thể, phân tích dòng tiền giúp phân biệt hoạt động nào tạo ra thu nhập cần thiết. Ví dụ, dòng tiền có thể được tạo thành từ các khoản thanh toán của khách hàng, lãi suất và chi trả cổ tức nhận được từ các khoản đầu tư, và thậm chí trả về trên một số loại hình đầu tư tài chính. Bằng việc phân loại mỗi nguồn tiền riêng, chúng ta có thể để xác định xem các khoản đầu tư có đang đem đến số tiền đủ lớn so với kỳ vọng hay khoản đầu tư nào đang được ưu tiên. Thứ hai, phân tích dòng tiền không chỉ quan tâm đến tiền đến từ đâu mà còn phản ánh mức độ thường xuyên xuất hiện của dòng tiền. Một phần trong quá trình phân tích cho ta biết được các khoản phải thu từ khách hàng được chuyển thành tiền với mức độ như thế nào. Đây là thông tin có giá trị mà có thể hữu ích trong việc phát triển các chính sách bán hàng mới nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán hóa đơn của họ càng sớm càng tốt, một động thái giúp cho công ty có nhiều tiền mặt trong tay hơn, hạn chế bị chiếm dụng vốn. Thứ ba , phân tích dòng tiền giúp xác đinh điều gì xảy ra đối với dòng tiền toàn bộ dòng tiền của công ty mỗi khi có thay đổi trong dòng tiền từ một nguồn nào đó. Một công ty thông thường sẽ cố gắng kết hợp ngày thu tiền với ngày phải thanh toán các nghĩa vụ xi nợ. Điều này bắt nguồn từ ý tưởng dòng tiền vào đúng thời điểm để thanh toán các khoản nợ trước khi chủ nợ và các nhà cung cấp áp dụng các khoản phạt do quá hạn. Từ quan điểm này, việc sắp xếp các ngày thanh toán để cân đối các dòng tiền giúp cho công ty có thể sử dụng tiền một cách hiệu quả trong việc cải tiến, đầu tư bổ sung chứ không phải là vay tiền để thanh toán cho các khoản chi tiêu này. 2. Kết quả của phân tích dòng tiền Phân tích dòng tiền giúp đánh giá hiệu quả trong quá khứ, định hướng cho các dự án trong tương lai của công ty, tính thanh khoản và khả năng đáp ứng các khoản vay khi đến hạn. Kết quả của phân tích dòng tiền có thể được dùng để trả lời cho các câu hỏi sau: Việc mở rộng nhà máy và đổi mới trang thiết bị được tài trợ như thế nào ? Những thành phần nào tạo nên thu nhập ròng ? Nguồn vốn được huy động từ đâu ? Nguồn vốn nội bộ yêu cầu là bao nhiêu ? Chính sách cổ tức có cân bằng với chính sách hoạt động ? Có bao nhiêu nợ đã được trả ? Phát hành cổ phiếu thu về được bao nhiêu tiền ? Tóm lại, kết quả phân tích dòng tiền được sử dụng để: Đối với lĩnh vực hoạt động: Xác định tính đầy đủ của dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Đối với lĩnh vực tài trợ: Xác định khả năng nhận được tài trợ trong các thị trường tiền tệ và vốn cũng như khả năng đáp ứng các nghĩa vụ. Đối với lĩnh vực đầu tư: Xác định hoạt động đầu tư vào các công ty khác. 3. Vai trò của phân tích dòng tiền Đối với nhà quản lý, phân tích dòng tiền cung cấp những thông tin quan trọng trong ba vấn đề: quyết định đầu tư, tài trợ và phân phối. Phân tích dòng tiền giúp cho nhà quản lý biết được cơ cấu, tình trạng dòng tiền của công ty từ đó đưa ra những quyết định như có sử dụng tài trợ từ bên ngoài để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay không. Phân tích dòng tiền còn giúp nhà quản lý đưa ra những quyết định phân phối chính xii xác, tránh tình trạng công ty thặng dư tiền mặt nhưng chính sách cổ tức thì nghèo nàn, dễ gây nản lòng và xuất hiện tình trạng thoái vốn của các cổ đông. Đối với chủ nợ, phân tích dòng tiền giúp họ xác định được khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn của công ty. Cho dù vay nợ có dựa trên các tài sản đảm bảo hay không thì phân tích dòng tiền là một cơ sở đưa đến quyết định cho vay. Sự khác biệt lớn về đặc điểm ngành cũng khiến cho phân tích dòng tiền đối với chủ nợ lại càng quan trọng. Những ngành đòi hỏi đầu tư dài hạn như bất động sản, thủy điện, công nghiệp nặng sẽ có kết quả phân tích khác biệt so với những ngành như hàng tiêu dùng Chính vì thế, phân tích dòng tiền còn là cơ sở để chủ nợ đưa ra các sản phẩm cho vay phù hợp. Đối với nhà đầu tư, phân tích dòng tiền giúp họ hiểu được những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập của công ty mà bản chất của nó chính là các hoạt động đầu tư, tài trợ và sản xuất kinh doanh. Như phân tích ở trên, một công ty có thu nhập ròng cao chưa chắc đã là tín hiệu tốt cho các nhà đầu tư trông chờ vào cổ tức bởi chính sách bán hàng trả chậm của công ty mà đằng sau đó là sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường. Tóm lại, đứng ở góc độ nào đi nữa thì phân tích dòng tiền đều có ý nghĩa quan trọng đối với các bên liên quan. Dưới góc độ khác nhau thì nội dung báo cáo phân tích dòng tiền có thể khác nhau đối với từ chủ thể. Điều này có thể dẫn đến các quyết định cuối cùng khác nhau giữa các bên liên quan. IV. CÁC TIÊU CHUẨN PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN Báo cáo dòng tiền thể hiện gần như toàn bộ đặc điểm của doanh nghiệp nên để có được một tiêu chuẩn chung trong việc đánh giá dòng tiền là việc gần như không thể. Tuy nhiên vẫn có một số tiêu chí phổ biến có thể được xem như tiêu chuẩn để đánh giá dòng tiền của một doanh nghiệp. 1. Cơ cấu dòng tiền Chúng ta có 3 loại dòng tiền trong hoạt động của doanh nghiệp, mỗi loại tương ứng với những hoạt động khác nhau: - Dòng tiền hoạt động kinh doanh: hoạt động tự tạo ra tiền mặt. xiii - Dòng tiền đầu tư: hoạt động mở rộng/thu hẹp quy mô hoạt động, cũng như góp vốn vào các doanh nghiệp khác. - Dòng tiền tài chính: liên quan đến các nguồn tài trợ bên ngoài Tương ứng với từng công ty sẽ có các cơ cấu dòng tiền khác nhau, có thể là một công ty đang mở rộng hoạt động nhờ vào tài trợ bên ngoài (dòng tiền đầu tư, tài chính chiếm tỷ trọng lớn), hoặc một công ty đang hoạt động ổn định với phần lớn tiền mặt được tạo ra từ quá trình kinh doanh hiệu quả (dòng tiền hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn) 2. Các suy luận từ dòng tiền Sự biến động của dòng tiền qua các thời kỳ có thể hé lộ cho thấy tình trạng của công ty (gia tăng tài trợ bên ngoài từ nợ vay, tích trữ hàng tồn kho), cho thấy tiền đang được sử dụng làm gì, hình thành từ đâu 3. Tình trạng thanh khoản của công ty Một công ty có lợi nhuận cao nhưng quản lý dòng tiền kém có thể lâm vào tình trạng “chết trên đống tiền” khi không thể tìm ra đủ lượng tiền mặt để chi trả cho những nhu cầu tới hạn như trả nợ vay, tài trợ các nhu cầu hàng tồn kho, chi phí lưu động 4. Dòng tiền tự do Cho tới nay chưa có một định nghĩa chính thống nào của Dòng tiền tự do. Chúng ta chỉ xem dòng tiền tự do như nguồn để doanh nghiệp tăng trưởng trong giai đoạn tiếp theo, được tính bằng Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trừ đi các chi tiêu vốn ròng cần thiết để duy trì khả năng sản xuất. 5. Các tỷ số dòng tiền chuyên biệt 5.1. Tỷ số đảm bảo dòng tiền Thể hiện khả năng trang trải tiền mặt mà không cần nguồn tài trợ từ bên ngoài, công thức tính bằng: Tổng tiền mặt từ hoạt động kinh doanh trong 3 năm Tổng chi tiêu vốn, mua sắm hàng tồn kho và cổ tức tiền mặt trong 3 năm 5.2. Tỷ số tái đầu tư tiền mặt xiv Thể hiện lượng tiền mặt được giữ lại và tái đầu tư trong doanh nghiệp, được tính bằng công thức: Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh – Cổ tức Tổng TSCĐ (nguyên giá) + BĐS đầu tư + TS khác + Vốn luân chuyển Ngoài ra còn có một số chỉ số khác được các nhà nghiên cứu phát triển cũng được sử dụng trong việc phân tích, đánh giá dòng tiền được trình bày ở phần phụ lục. V. THỰC HÀNH PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN CỦA CÔNG TY VINAMILK GIAI ĐOẠN 2011-2012 xv Nhìn vào cơ cấu các dòng tiền trong tổng lưu chuyển tiền của doanh nghiệp, ta nhận thấy như sau: 2012 2011 Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh 5.294 2.411 Dòng tiền từ hoạt động đầu tư -4.974 6 Dòng tiền từ hoạt động tài chính -2.225 126 Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ -1.904 2.543 Lưu chuyển tiền thuần trong năm 2012 âm, cùng với tình trạng dòng tiền ra trong hoạt động đầu tư tăng lên khá cao, ta có thể nhận thấy rằng năm công ty đã đẩy mạnh công tác đầu tư nhằm mở rộng hoạt động. Việc đầu tư này đi cùng với sự gia tăng gấp xv i hơn 2 lần trong dòng tiền vào từ hoạt động sản xuất kinh doanh của năm 2012 so với năm 2011 cho thấy các dự án đầu tư của công ty đều đem lại hiệu quả. Sau đây ta sẽ đi vào phân tích chi tiết. 1. Dòng tiền hoạt động kinh doanh - Lợi nhuận trước thuế của công ty Vinamilk trong năm 2012 tăng khoảng 2000 tỷ so với năm 2011 nhờ trong năm 2012 công ty cho ra đời rất nhiều các sản phẩm mới như: Sữa bột cho trẻ em Dielac Optimum Step 1 / Step 2 / 123; Sản phẩm dinh dưỡng Vinamilk Sure Prevent dạng bột và dạng lỏng; Sản phẩm dinh dưỡng CanxiPro; Sữa tươi tiệt trùng tách báo không đường/có đường Vinamilk; Kem vani VNM; Bên cạnh đó, năm 2012 cũng đánh dấu việc Vinamilk thực hiện thành công việc mở rộng thị phần ra nước ngoài như Mỹ, Úc, Canada, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Irắc, Philippin, Hàn Quốc, Campuchia. Chỉ tính riêng thị trường Thái Lan trong quý I/2012, doanh thu của Vinamilk đã đạt mức 10 triệu USD (~20 tỷ đồng). - Dòng tiền được gia tăng nhờ tăng khoản mục trích khấu hao tài sản cố định của năm 2012 là 535 tỷ đồng, tăng hơn 100 tỷ đồng so với năm 2011 cho thấy công ty đang thực hiện mua sắm mới tài sản cố định. Theo các chi tiết trong bản thuyết minh báo cáo tài chính, ta có thể thấy trong năm 2012 doanh nghiệp thực hiện đầu tư mua mới tài sản cố định như: Nhà cửa, vật kiến trúc: 26 tỷ đồng; Máy móc thiết bị: 136 tỷ đồng; Phương tiện vận chuyển: 59 tỷ; Thiết bị văn phòng: 57 tỷ. - Năm 2011 dòng tiền từ hoạt động lập/hoàn nhập dự phòng dương thể hiện doanh nghiệp đã thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính nên phải trích lập dự phòng. Tuy nhiên trong năm 2012 dòng tiền trên có xu hướng đổi chiều cho thấy công ty đã thực hiện thoái xv ii vốn dần khỏi các dự án đầu tư tài chính. Thực chất trong năm 2012 doanh nghiệp đã thực hiện các hoạt động: Thoái vốn khỏi trái phiếu dài hạn; Thoái vốn khỏi chứng khoán vốn; Giảm đầu tư vào các quỹ đầu tư; .. - Khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện của năm 2012 cao hơn 2011, có thể lý giải khoản chênh lệch này là do trong năm 2012 doanh nghiệp tập trung vào phát triển sản phẩm tại thị trường nước ngoài nên số tài sản có gốc ngoại tệ tăng (điểm bán lẻ, văn phòng đại diện) - Thu nhập từ tiền lãi và cổ tức của doanh nghiệp trong năm 2012 giảm so với 2011, thể hiện công ty đang dần rút bớt những khoản tiền gửi ngân hàng, cho vay và đầu tư vào công ty con để tập trung vốn cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh. - Dòng tiền ra do việc tăng khoản phải thu và hàng tồn kho như của năm 2011 giảm mạnh trong năm 2012. Việc này có thể xem như một dấu hiệu thể hiện sự ổn định trong kinh doanh của doanh nghiệp nếu ta xét đến năm 2011 cũng như 2010 đều có sự gia tăng mạnh trong khoản mục hàng tồn kho. - Các khoản phải trả (chiếm dụng vốn bạn hàng) của công ty gia tăng 700 tỷ trong năm 2011, tuy nhiên sang năm 2012 chỉ gia tăng 200 tỷ. Do thị trường nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp là các nhà cung cấp nước ngoài và nông dân Việt Nam nên trong tình hình kinh tế không mấy sáng sủa như hiện nay, doanh nghiệp khó có thể nhận được chính sách tín dụng thương mại rộng rãi như các năm trước được. - Tổng kết cả năm 2012, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đem lại một lượng tiền mặt là 5.294 tỷ đồng, tăng hơn gấp đôi so với con số 2.411 tỷ đồng của năm 2011. Điều này thể hiện một hướng đi đúng đắn của doanh nghiệp. 2. Dòng tiền đầu tư: Trong năm 2012 ta có thể thấy dòng tiền ra cho hoạt động đầu tư tăng mạnh ở khoản mục mua sắm thêm tài sản cố định và xây dựng dở dang, đồng thời lượng tiền gửi có kỳ xv iii hạn ở ngân hàng của doanh nghiệp cũng gia tăng làm dòng tiền ra trong hoạt động đầu tư gia tăng. Chi tiết như sau: - Hoạt động mua sắm tài sản cố định và xây dựng cơ bản gia tăng 3.134 tỷ đồng do doanh nghiệp thực hiện các hoạt động đầu tư đối với 2 công trình (đều đã được khánh thành cuối tháng 04/2013): Nhà máy sữa Dielac 2 đang được xây dựng tại Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (tỉnh Bình Dương), có tổng diện tích 6 héc-ta, công suất 54 nghìn tấn sữa bột/năm. “Siêu nhà máy sữa Vinamilk” được xây dựng trên khu đất rộng 20 héc-ta tại Khu công nghiệp Mỹ Phước 2 (Bình Dương); công suất tương đương công suất cộng lại của 9 nhà máy sữa hiện nay của Vinamilk trên toàn quốc. - Hoạt động tiếp theo làm gia tăng dòng tiền chi ra trong hoạt động đầu tư của doanh nghiệp chính là việc doanh nghiệp gia tăng khoản tiền gửi ngắn hạn tại các ngân hàng thêm ~2.000 tỷ đồng. Có thể thấy trong năm 2012 doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động đầu tư nhằm hoàn thành dứt điểm 2 công trình lớn ở trên. Tuy nhu cầu chi ra của dòng tiền đầu tư lớn nhưng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn đủ sức tài trợ mà không phải dùng đến nguồn tài trợ từ bên ngoài, thậm chí còn dư ra lượng tiền mặt để gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng. 3. Dòng tiền tài chính xix Năm 2012 có thể thấy dòng tiền chi ra của Vinamilk cho hoạt động tài chính là rất lớn và tập trung chủ yếu cho việc chi trả cổ tức, lợi nhuận cho chủ sở hữu (hơn 2 ngàn tỷ đồng). Năm 2012 cũng cho thấy Vina milk có dòng tiền rất ổn định và tăng trưởng rất tốt. Do đó Vinamilk là một trong số ít công ty chia cổ tức, lợi nhuận cho chủ sở hữu cao trong giai đoạn tăng trưởng của DN. Dòng tiền ra của hoạt động tài chính năm 2012 là chủ đạo, dòng tiền vào hầu như không có, Tiền thu từ phát hành cổ phiếu = 0, điều này không có nghĩa là Vina milk không phát hành thêm cổ phiếu mà là do lượng vốn tăng trong kỳ được dùng để mua cổ phiếu quỹ, đưa vào quỹ đầu tư phát triển và lợi nhuận chưa phân phối (xem chi tiết bản Báo cáo tài chính hợp nhất của Vinamilk năm 2012) Năm 2011, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính của Vinamilk dương mặc dù số tiền outflow (chi) là rất lớn bao gồm Tiền chi trả nợ gốc vay, mua lại cổ phiếu quỹ và trả cổ tức cho chủ sở hữu. Tuy nhiên, việc kiểm soát dòng tiền của Vinamilk khá tốt, được cân đối bằng cách phát hành cổ phiếu với tổng trị giá 2030.426.340.000 đồng. Có thể thấy được rằng, việc phát hành cổ phiếu đợt này được tiến hành rất đúng lúc khi mà hạn trả nợ gốc đã đến hạn với số tiền khoảng 1209 ngàn tỷ. xx (Thông tin thêm: Vinamilk niêm yết bổ sung 14,25 triệu cổ phiếu trong đó 10,7 triệu phân phối cho 5 nhà đầu tư nước ngoài (chiếm 49% số lượng chứng khóan VNM), số còn lại phân phối cho CB CNV) Để giải thích cho việc lượng tiền chi trả cổ tức cao của Vinamilk cho năm 2012, chúng ta hãy xem xét việc chi trả cổ tức của Vinamilk như thế nào theo báo cáo thường niên của Vina milk cho năm 2012. Theo bản báo cáo này thì Vinamilk đã tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2012 với tổng số tiền là 2.223 tỷ đồng (4.000 đồng/ 1 cổ phiếu). Tuy nhiên Hội đồng quản trị công ty thông qua tỷ lệ cổ tức đợt 2 từ 10% lên 18%, nâng cổ tức cả năm lên 38%, tương ứng 3.800 đồng/cổ phiếu. Theo đó, Hội đồng quản trị Vina milk quyết định sẽ trình Đại hội cổ đông thường niên 2013 thông qua việc tăng tỷ lệ cổ tức đợt 2/2012 từ 10% lên 18%, tương ứng 1.000 đồng/cổ phiếu lên 1.800 đồng/cổ phiếu. Như vậy, tỷ lệ cổ tức năm 2012 của Vinamilk là 38%, thay vì 30% như Đại hội cổ đông đã phê duyệt. KẾT LUẬN - Xét về cơ cấu dòng tiền của Vinamilk trong năm 2012, dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất, có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu đầu tư mở rộng. Tuy vậy trong năm doanh nghiệp tiến hành chia cổ tức nên lượng tiền mặt phát sinh trong năm bị âm, phải sử dụng số dư tiền mặt còn tồn dư của năm 2011. xxi Kết thúc năm tài chính doanh nghiệp nghiệp còn tồn dư lượng tiền mặt cuối kỳ là 1.252 tỷ đồng. - Tiền mặt từ hoạt động sản xuất kinh doanh được doanh nghiệp tập trung sử dụng để bổ sung cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính của mình, đạt hiệu quả cao. - Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt mức 5.294 trong năm 2012, 2.411 trong năm 2011, trong khi số dư vay ngắn hạn của doanh nghiệp chỉ đạt 4.144 tỷ đồng trong năm 2012 và 2.946 trong năm 2011. Tính thanh khoản được đảm bảo tốt. - Dòng tiền tự do năm 2012 = Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh – Vốn đầu tư tài sản cố định trong kỳ - Thay đổi vốn lưu động trong kỳ = 5.294 – 3.134 – 444 = 1.716. Dòng tiền tự do dương cho thấy doanh nghiệp có tiềm năng phát triển trong tương lai. - Các tỷ số chuyên biệt: Tỷ số đảm bảo dòng tiền: Tổng tiền mặt từ hoạt động trong 3 năm = 2018 + 2411 + 5295 = 7554 Tổng chi tiêu vốn, hàng tồn kho và cổ tức tiền mặt trong 3 năm = 13467 Hàng tồn kho = 1110 + 1022 + 273 = 2405 Chi tiêu vốn = 1432 + 1767 + 3134 = 6333 Cổ tức tiền mặt = 1765 + 741 + 2223 = 4729 Tỷ số đảm bảo dòng tiền = 0,56 => Doanh nghiệp phải sử dụng nguồn tài trợ từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu chi tiêu tiền mặt của mình. Thực tế cho thấy công ty đã sử dụng nguồn tài trợ là nợ vay trong năm 2010 và sau đó là phát hành cổ phiếu trong năm 2011. Tỷ số tái đầu tư tiền mặt Năm 2011 2012 xxii Dòng tiền hoạt động 2.411 5.295 Cổ tức tiền mặt 741 2.223 Tổng tài sản cố định 5684 6900 Bất động sản đầu tư 101 97 Các tài sản khác 150 107 Vốn luân chuyển 6522 6966 Tỷ số tái đầu tư tiền mặt 0,25 0,53 => Tỷ số khá cao, vượt mức thông thường (7%-11%) cho thấy doanh nghiệp tập trung sử dụng tiền mặt để lại để tăng trưởng chứ không sử dụng nguồn tài trợ từ bên ngoài. xxiii TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Phân tích tài chính của PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang đồng chủ biên với PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hoa. TT số 125/2011/TT-BTC ngày 5/9/2011 của Bộ Tài chính. Báo cáo tài chính hợp nhất có kiểm toán năm 2010-2011 và năm 2011-2012 của Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) Biên bản họp Đại hội Cổ đông thường niên năm 2013 của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. other-factors/cash-flow-factors/ xxiv PHỤ LỤC CÁC CHỈ SỐ TRONG PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN Trong nghiên cứu của Ibarra, Venus C, 2009, tác giả đã sử dụng 4 nhóm hệ số là khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toán dài hạn, hiệu suất hoạt động và khả năng sinh lời để phân tích dòng tiền của một công ty I. Khả năng thanh toán ngắn hạn bằng tiền mặt Những hệ số khả năng thanh toán bằng tiền mặt đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn của một công ty đối với những nghĩa vụ nợ đến hạn (Kieso, et al., 2004). Những nhà cung cấp tín dụng ngắn hạn như ngân hàng và nhà cung cấp quan tâm đến việc đo lường khả năng thanh toán bằng tiền mặt (Weygandt, et al., 1998). Hệ số này bị ảnh hưởng bởi sự điều chỉnh dòng tiền vào và ra theo triển vọng của hoạt động tương lai (Larson, et al., 2006). Thông thường, những hệ số đo lường khả năng thanh toán bằng tiền mặt là hệ số thanh toán ngắn hạn và hệ số thử nghiệm khả năng thanh toán. Những hệ số này dựa trên dữ liệu thu được và được tính tại một thời điểm cụ thể. Sử dụng dữ liệu dòng tiền sẽ khắc phục được hạn chế này (Schmidgall, et al., 1993). Những hệ số dòng tiền sau đây sẽ đo lường khả năng thanh toán ngắn hạn bằng tiền mặt của một công ty 1. Hệ số dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (Operating Cash Flow Ratio) Là thước đo khả năng tạo ra tiền mặt trong một khoảng thời gian để đảm bảo các nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Dữ liệu được lấy từ bảng lưu chuyển tiền tệ và bảng cân đối kế toán (Figelwicz và Zeller, 1991; Mills, et al., 1998; Schmidgall, et al., 1993). Với những công ty hoạt động tốt thì hệ số này lớn hơn hoặc bằng 40% (Casey và Bartczak, 1998) OCF = Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh Nợ ngắn hạn 2. Hệ số tiền mặt (Cash ratio) xxv Hệ số tiền mặt đo lường phần nợ ngắn hạn được thanh toán bằng tiền mặt có sẵn. Hệ số này xác định tiền mặt sẵn có để trang trải các khoản nợ ngắn hạn. Dữ liệu được lấy trong bảng cân đối kế toán. Hệ số càng cao thì càng tốt (Ibarra, Venus C, 2009) Tiền mặt Nợ ngắn hạn 3. Hệ số năng lực trả nợ bằng tiền mặt (Cash Debt Coverage Ratio) Hệ số năng lực trả nợ bằng tiền mặt cho thấy tỷ lệ phần trăm tổng nợ được thanh toán bằng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (trừ đi cổ tức). Đó là khả năng của công ty đáp ứng những khoản nợ phải trả bằng việc sử dụng tiền mặt thu được từ hoạt động kinh doanh sau khi trừ đi cổ tức trả cho chủ sở hữu (Carslaw & Mills, 1991; Figelwicz & Zeller, 1991; Schmidgall, et al., 1993; Weygandt, et al., 1998). Stickney, and Weil (1988) cho rằng hệ số này bằng hoặc lớn hơn 20% là hợp lý CDC = Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh – cổ tức Tổng nợ 4. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay bằng tiền mặt (Cash Interest Coverage) Hệ số này cho thấy lượng tiền mặt thực sự sẵn sàng để đáp ứng nhu cầu thanh toán chi phí lãi vay (Carslaw, et al., 1991; Figelwicz & Zeller, 1991; Schmidgall, et al., 1993). Dữ liệu lấy từ bảng lưu chuyển tiền tệ. Hệ số càng cao càng tốt CIC = Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh + lãi vay Lãi vay II. Khả năng thanh toán dài hạn bằng tiền mặt Khả năng thanh toán dài hạn đề cập đến năng lực tài chính dài hạn của công ty và khả năng thanh toán các nghĩa vụ nợ dài hạn. Nó đo lường mức độ mà những mà cung cấp tín dụng dài hạn và những nhà đầu tư được công ty đảm bảo sẽ được thanh toán những khoản xxvi nợ/đầu tư khi đến hạn (Kieso, et al., 2004). Một hệ số tích cực cho thấy khả năng đảm bảo của công ty với nhà đầu tư và chủ nợ. Hệ số phổ biến được các nhà phân tích sử dụng là hệ số nợ đối với tổng tài sản, giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu. Những hệ số dòng tiền sau đây sẽ đo lường khả năng này 1. Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn bằng tiền mặt (Cash Flow to Long Term Debts) Hệ số đánh giá tính phù hợp của những quỹ sẵn có để thanh toán những nghĩa vụ nợ dài hạn (Figelwicz & Zeller, 1991; Schmidgall, et al, 1993). Hệ số càng cao càng tốt, một công ty có thể bảo đảm thanh toán những khoản nợ dài hạn bằng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh. Dữ liệu được lấy từ bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh Nợ dài hạn 2. Hệ số khả năng thanh toán cổ tức bằng tiền mặt (Cash Dividend Coverage Ratio) Hệ số này đo lường khả năng thanh toán cổ tức của công ty từ dòng tiền hoạt động kinh doanh (Figelwicz & Zeller, 1991). Hệ số này rất quan trọng đối với nhà đầu tư, chủ sở hữu và chủ sở hữu tiềm năng của công ty. Một xu hướng tăng sẽ cho thấy khả năng công ty mang lại lợi nhuận cho họ. Dữ liệu lấy từ báo cáo lưu chuyển tiền tệ Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh Cổ tức 3. Tỷ suất sinh lời tiền mặt của vốn chủ sở hữu (Cash Return to Shareholders) Hệ số này là thước đo lượng tiền mặt được tạo ra từ khoản đầu tư của cổ đông (Figelwicz & Zeller, 1991). Một nhà đầu tư quan tâm đến tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu. Hệ số này cũng sẽ cho thấy tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu trong tương lai mà nhà đầu từ tiềm năng quan tâm. Hệ số này tương tự hệ số ROE (Lợi nhuận ròng / vốn cổ xxvii đông thường trung bình) (Weygandt, et al., 1998). Tuy nhiên, hệ số dòng tiền sẽ sử dụng tổng vốn chủ sở hữu. Với một xu hướng tăng là một chỉ báo tốt cho ROE tương lai Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh Vốn chủ sở hữu 4. Cash Flow per Share Cho thấy EPS có liên quan trực tiếp đến dòng tiền. Hệ số này sẽ bổ sung cho hệ số EPS. Một xu hướng tăng là chỉ báo tốt cho tỷ suất sinh lợi của chủ sở hữu trong tương lai Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh Số lượng cổ phiếu thường trung bình đang lưu hành III. Hiệu suất hoạt động Hiệu quả hoạt động đề cập đến một công ty sử dụng tài sản như thế nào trong sản xuất . Thông thường, hệ số đo lường hiệu quả là vòng quay tài sản, vòng quay khoản phải thu và vòng quay hàng tồn kho. Hệ số hoạt động của dòng tiền đo lường khả năng sử dụng tài sản hiện có của một công ty. Sử dụng các hệ số này sẽ giúp một nhà phân tích theo dõi việc tạo ra tiền mặt từ hoạt động kinh doanh mà đã loại trừ những sai lệch trong kế toán (Figelwicz & Zeller, 1991). Những hệ số dòng tiền sau đây sẽ đo lường hiệu quả hoạt động bằng cách sử dụng dữ liệu lưu chuyển tiền tệ. 1. Tỷ suất sinh lời tiền mặt của tài sản (Cash Return on Assets) Hệ số này cho thấy tỷ lệ phần trăm tiền mặt được tạo ra từ việc sử dụng tổng tài sản. Tỷ lệ này đo lường trực tiếp những luồng tiền từ hoạt động kinh doanh được tạo ra từ tài sản công ty (Figelwicz và Zeller, 1991). Tỷ lệ càng cao, chứng tỏ công ty sử dụng tài sản của mình càng hiệu quả. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh Tổng tài sản bình quân xxviii 2. Tỷ suất sinh lời tiền mặt tài sản cố định (Cash Return on Fixed Assets) Hệ số này cho thấy phần trăm tiền mặt được tạo ra từ việc sử dụng tổng tài sản cố định. Mục tiêu của hệ số này là đo lường lượng tiền mặt được tạo ra bằng việc sử dụng tài sản cố định. Hệ số càng cao, thì công ty sử dụng tài sản cố định càng hiệu quả. Dữ liệu được lấy từ các báo cáo lưu chuyển tiền mặt và bảng cân đối kế toán. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh Bình quân tổng tài sản cố định 3. Hệ số tái đầu tư tiền mặt (Cash Reinvestment Ratio) Hệ số này đo lường mức độ mà lợi nhuận ròng dưới dạng tiền mặt được tái đầu tư vào kinh doanh (Schmidgall, et al, 1993) . Hệ số rất hữu ích cho việc đo lường phần trăm đầu tư vào tài sản mà có thể được tái đầu tư với cả hai loại tài sản thay thế và mở rộng. Hệ số tái đầu tư càng cao, dòng tiền dự kiến trong tương lai từ các hoạt động càng lớn. Ibarra, Venus C đề nghị hệ số này từ 8% đến 10% là hợp lý. Dữ liệu sẽ đi từ các bảng cân đối, báo cáo thu nhập và báo cáo lưu chuyển tiền mặt. Gia tăng trong tài sản cố định và vốn luân chuyển Lợi nhuận ròng + khấu hao 4. Vòng quay tiền mặt (Cash Turnover) Hệ số này sẽ hiển thị số lần tiền mặt quay vòng trong một năm. Số vòng quay càng nhiều, doanh thu tiền mặt có thể tạo ra càng lớn . Dữ liệu sẽ được lấy từ báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán. Giá vốn hàng bán (không bao gồm khấu hao) Tiền mặt có sẵn xxix 5. Số ngày dư tiền mặt (Cash Balance or Days Cash Balance) Hệ số này bổ sung cho hệ số vòng quay tiền mặt bằng việc chuyển số vòng quay tiền mặt thành số ngày tồn quỹ tiền mặt. Hệ số tính ra số ngày càng thấp càng tốt cho công ty Tiền mặt có sẵn x 365 ngày giá vốn hàng bán (không bao gồm khấu hao) IV. Khả năng sinh lời Khả năng sinh lời thể hiện khả năng công ty tạo ra một khoản lợi nhuận tương thích với lượng vốn đầu tư. Những hệ số này đo lường mức độ thành công hay thất bại của công ty trong hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận hoặc thua lỗ sẽ ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của công ty, khả năng thanh toán và khả năng tăng trưởng (Weygandt, et al., 1998). Một nhà phân tích xem xét những hệ số hoạt động như tỷ lệ phần trăm giá vốn hàng bán và lợi nhuận biên. Những hệ số dòng tiền sau đây sẽ giúp cho việc đo lường khả năng sinh lời: 1. Earnings Quality Hệ số này đánh giá khả năng tập hợp của lợi nhập ròng . Đây là tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận ròng chuyển đổi sang tiền mặt. Một hệ số cao biểu thị khả năng của công ty trong việc chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt trong suốt giai đoạn đó. Dữ liệu được lấy từ các báo cáo lưu chuyển tiền mặt và báo cáo kết quả kinh doanh. (Figelwicz & Zeller, 1991; Schmidgall, et al, 1993). Dòng tiền từ hoạt động Lợi nhuận ròng 2. Cash Flow from Sales to Sales xxx Hệ số này là hầu như giống với hệ số lợi nhuận tiền mặt trên doanh thu (Weygandt, et. Al, 1998). Hệ số này chỉ ra mức độ mà doanh thu tạo ra tiền mặt được giữ lại bởi doanh nghiệp. Một hệ số tích cực chỉ ra sự tạo ra của dòng tiền từ doanh thu. Dữ liệu được lấy từ các báo cáo lưu chuyển tiền mặt và báo cáo kết quả kinh doanh. Dòng tiền từ hoạt động – Cổ tức Tổng doanh thu bán hàng 3. Cash flow margin: (Figelwicz & Zeller, 1991; Schmidgall, et al, 1993), Hệ số này cũng tương tự như lợi nhuận biên. Tuy nhiên, thay vì lợi nhuận ròng, Cash flow margin sẽ sử dụng dòng tiền từ hoạt động để hiển thị các tỷ lệ phần trăm của các dòng tiền từ hoạt động trên tổng doanh thu. Dòng tiền càng cao, công ty có khả năng chuyển đối doanh thu sang tiền mặt. Dữ liệu sẽ đến từ các báo cáo lưu chuyển tiền tệ. và báo cáo kết quả kinh doanh. Dòng tiền từ hoạt động Tổng doanh thu bán hàng V. Chỉ số dòng tiền tự do Hệ số bao quát dòng tiền mặt (Total Free Cash ratio - TFC) Lợi nhuận ròng + Chi phí lãi vay được vốn hóa và tích lũy + khấu hao + Chi phí thuê hoạt động – Cổ tức đã công bố - Chi tiêu vốn Chi phí lãi vay đươc vốn hóa và tích lũy + chi phí thuê hoạt động + Nợ dài hạn hiện tại + Nghĩa vụ tài sản thuê được vốn hóa (Nguồn:
File đính kèm:
- tieu_luan_phan_tich_dong_tien.pdf