Tiểu luận Thị trường lương thực thế giới thời kì sau khủng hoảng lương thực 2007-2008 đến nay

pdf 25 trang yenvu 16/10/2024 280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Thị trường lương thực thế giới thời kì sau khủng hoảng lương thực 2007-2008 đến nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Thị trường lương thực thế giới thời kì sau khủng hoảng lương thực 2007-2008 đến nay

Tiểu luận Thị trường lương thực thế giới thời kì sau khủng hoảng lương thực 2007-2008 đến nay
Bài thảo luận môn: Thương mại quốc tế 
Đề tài: 
Thị trường lương thực thế giới thời kì 
sau khủng hoảng lương thực 2007-2008 đến nay. 
I. Tình hình sản xuất lương thực thế giới từ sau khủng hoảng đến nay: 
1. Tổng quan về sản lượng lương thực thế giới 
Từ sau khủng hoảng, sản lượng gạo những năm gần đây có tăng, tuy nhiên sản lượng ngũ 
cốc và lúa mì ở các nước thì lại giảm. 
Trong 10 năm gần đây, sản lượng lúa thế giới đã tăng 75 triệu tấn, chủ yếu là do áp dụng tiến 
bộ kỹ thuật. Với những nỗ lực và thành tựu to lớn đó, nhiều quốc gia đã tự túc được lương 
thực, góp phần bảo đảm an ninh lương thực cho khu vực và toàn cầu. Theo tính toán, tới năm 
2030 sản lượng lúa của thế giới có thể tăng thêm 60% so với sản lượng năm 1995. 
Trong nhiều năm qua, sản xuất lúa gạo đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Năm 2009, diện 
tích lúa toàn thế giới đạt 161 triệu hécta với sản lượng 679 triệu tấn, năng suất 4,2 tấn/ha. So 
với năm 1961, diện tích lúa tăng 50 triệu ha, sản lượng tăng 470 triệu tấn và năng suất tăng 
2,25 lần. Trong 10 năm gần đây, sản lượng lúa thế giới đã tăng 75 triệu tấn, chủ yếu là do áp 
dụng tiến bộ kỹ thuật. Với những nỗ lực và thành tựu to lớn đó, nhiều quốc gia đã tự túc được 
lương thực, góp phần bảo đảm an ninh lương thực cho khu vực và toàn cầu. 
_ Tại Việt Nam, sản lượng gạo trong nước sẽ đạt 37 triệu tấn, tăng 4,7% so với năm 2009. 
Ước tính, sản lượng gạo năm 2010 của Việt Nam đạt thêm 1,6% lên 37,6 triệu tấn. Với Việt 
Nam, từ một đất nước phải triền miên nhập khẩu lương thực, chúng ta đã vươn lên vị trí 
"cường quốc" xuất khẩu gạo, năm 2010 đạt sản lượng gần 7 triệu tấn xuất ra thị trường thế 
giới. 
 Về mặt lý thuyết, lúa có khả năng cho sản lượng cao hơn nữa, song điều kiện canh tác như 
hệ thống tưới tiêu, chất lượng đất, biện pháp thâm canh và biến đổi khí hậu đang ngăn cản xu 
thế trên. Hàng loạt yếu tố tiêu cực về thiên nhiên và môi trường nếu không cải thiện, đến năm 
2050, sản lượng lương thực toàn cầu sẽ giảm 25%, giá lương thực sẽ có thể tăng từ 30-50%. 
_ Tại Nga, hơn 20% vụ mùa bị phá hủy. ước tính làm giảm một phần tư sản lượng ngũ cốc 
của Nga trong vụ này. Dự báo, tổng sản lượng ngũ cốc năm 2010 của Nga chỉ đạt 60 đến 65 
triệu tấn, giảm mạnh so mức 97 triệu tấn năm 2009 và 108 triệu tấn năm 2008. Các chuyên 
gia cảnh báo, mức thiệt hại do thiên tai tại quốc gia chiếm 8% sản lượng lúa mì thế giới này 
có thể làm giảm 1,6% tổng nguồn cung lúa mì toàn cầu. Tình hình xấu đến mức các chuyên 
gia cảnh báo Nga có thể phải nhập khẩu tới năm triệu tấn ngũ cốc trong niên vụ 2010 - 2011 
và là lần đầu trong mười năm qua. Chính phủ Nga bác bỏ việc phải nhập khẩu ngũ cốc, 
nhưng ban hành lệnh cấm tạm thời việc xuất khẩu ngũ cốc, từ ngày 15-8 đến hết 31-12 năm 
2010. Tổng thống Nga Ð.Mét-vê-đép chỉ thị Chính phủ theo dõi chặt chẽ tình hình giá cả, 
ngăn chặn đầu cơ lương thực. 
_ Tại Trung Quốc, theo Cơ quan Dự trữ lương thực quốc gia Trung Quốc, sản lượng gạo của 
nước này năm 2010 ước giảm khoảng 10%. Tại nhiều vùng sản xuất lúa chủ yếu bị ảnh 
hưởng lũ lụt, như Giang Tây và An Huy, sản lượng có thể giảm tới 20% hoặc 30% 
_ Tại Ca-na-đa, nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, ước tính sản lượng lúa mì năm 2010 
của nước này giảm tới 36%. 
_ Tại các vùng châu thổ và duyên hải địa hình thấp tại châu Á, diện tích vùng trồng lúa bị 
giảm cùng với lượng khí thải CO2 và nhiệt độ tăng có thể làm giảm 10% sản lượng lúa gạo. 
_ Áp-ga-ni-xtan đứng đầu tốp mười quốc gia có nguy cơ lớn nhất về an ninh lương thực. 36 
trong 50 quốc gia được cảnh báo đối mặt nguy cơ cao về lương thực là các nước ở khu vực 
nam sa mạc Xa-ha-ra ở châu Phi. 
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) cảnh báo sẽ hạ mức dự báo sản lượng lúa 
mì của thế giới trong năm 2010, thậm chí không đưa ra dự đoán về sản lượng của Nga. Sau 
Nga, một số nước xuất khẩu ngũ cốc lớn như U-crai-na và Ca-dắc-xtan, hai vựa lúa mì khác 
của thế giới, cũng cân nhắc việc tạm ngừng xuất khẩu mặt hàng này, nhằm bảo đảm an toàn 
lương thực và kiềm chế tăng giá lương thực trong nước. 
Tuy nhiên,tại thời điểm hiện nay tình hình lương thực của thế giới vẫn chưa tới ngưỡng 
nguy hiểm: 
Tỷ lệ dự trữ lương thực ở mức 26%, cao hơn mức 20% khi xảy ra khủng hoảng lương thực 
năm 2008. Trong đó phải kể đến các kho dự trữ gạo lớn, như Trung Quốc 40 triệu tấn, Ấn Ðộ 
30 triệu tấn... Dự báo vụ mùa bội thu sắp tới ở Ô-xtrây-li-a và Mỹ nhờ thời tiết thuận lợi có 
thể góp phần làm giảm sức ép về giá lương thực trên thế giới 
2. *Phân tích những nguyên nhân dẫn đến thay đổi trong sản lượng lương thực của thế 
giới 
a. Nguyên nhân dẫn đến ảnh hưởng tích cực: 
_ Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trong vòng 10 năm gần đây, sản lượng lúa 
thế giới đã tăng 75 triệu tấn do đó nhiều quốc gia đã tự túc được lương thực, góp phần bảo 
đảm an ninh lương thực cho khu vực và toàn cầu. 
_ Nhờ sự nỗ lực của nhiều quốc gia, các tổ chức quốc tế, sản xuất lúa gạo đã đạt được nhiều 
thành tựu to lớn. Những giải pháp mang tính đột phá trong sản xuất nông nghiệp nhằm giải 
quyết các vến đề an ninh lương thực, phát huy tối đa sức mạnh của cây lúa là vấn đề chính 
được 1.700 nhà quản lý, khoa học, nhà hoạch định chính sách, nông dân... hàng đầu về ngành 
lúa gạo của 60 quốc gia bàn bạc trong suốt 5 ngày diễn ra Hội nghị lúa gạo quốc tế lần thứ 3. 
Kết quả rất khả quan: Sản lượng lúa thế giới tăng 470 triệu tấn trong nửa thế kỷ. 
_ Nhờ sự ổn định chính trị, xã hội; góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của 
đất nước. 
Có thể thấy những tấc động tích cực đó đã góp phần làm cho sản lượng của các quốc gia 
sản xuất lương thực nói chung mà của cả thế giới nói riêng. 
b. Nguyên nhân dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực: 
_Phải đối đầu với rất nhiều khó khăn thách thức, nổi lên là diện tích đất nông nghiệp ngày 
một giảm, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp các hiện tượng 
thời tiết khắc nghiệt bất thường, hậu quả trực tiếp từ tình trạng biến đổi khí hậu, thiên tai, 
dịch bệnh sẽ dẫn đến sụt giảm sản lượng lương thực, đe dọa an ninh lương thực toàn cầu gây 
bất ổn tại nhiều khu vực đang đẩy giá lương thực lên cao. Nắng nóng, khô hạn, lũ lụt làm sụt 
giảm sản lượng nông nghiệp. Hiểm họa nước biển dâng có thể khiến 20 triệu ha đất các khu 
vực trồng lúa gạo bị nhấn chìm. Thêm vào đó là mối nguy từ lượng khí CO2 và nhiệt độ tăng. 
Nhiệt độ ban đêm tăng thêm 1 độ có thể làm giảm 10% sản lượng lúa gạo 
Theo như giới chuyên gia vẫn cảnh báo, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt bất thường, hậu 
quả trực tiếp từ tình trạng biến đổi khí hậu, sẽ dẫn đến sụt giảm sản lượng lương thực, đe dọa 
an ninh lương thực toàn cầu. Báo cáo của Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế cho rằng, hiện 
tượng tan băng khiến nước biển dâng trung bình một mét vào cuối thế kỷ 21 sẽ gây tác hại 
nghiêm trọng các diện tích lúa được trồng tại các vùng châu thổ và duyên hải địa hình thấp tại 
châu Á. Lượng khí thải CO2 và nhiệt độ tăng có thể làm giảm 10% sản lượng lúa gạo. Ví dụ 
như đợt nắng nóng và khô hạn vừa qua được ghi nhận là nghiêm trọng nhất trong 130 năm 
qua ở Nga, kèm theo cháy rừng trên diện rộng đã phá hủy hơn 20% vụ mùa, ước tính làm 
giảm một phần tư sản lượng ngũ cốc của Nga trong vụ này. Dự báo, tổng sản lượng ngũ cốc 
năm nay của Nga chỉ đạt 60 đến 65 triệu tấn, giảm mạnh so mức 97 triệu tấn năm 2009 và 
108 triệu tấn năm 2008. 
_ Cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay có nguy cơ làm cho tình hình khan hiếm lương thực 
thêm trầm trọng. Nguyên nhân đầu tiên là tại các nước phát triển, do thiếu tín dụng, nông dân 
không thể mua hạt giống, phân bón để nâng cao sản lượng. Việc đầu tư, mở rộng canh tác ở 
các nước nghèo cũng gặp khó khăn khi mà các nguồn tài trợ quốc tế cho nông nghiệp bị suy 
giảm. 
_ Diện tích đất nông nghiệp ngày một giảm, kéo theo sản lượng nông nghiệp giảm. Ví dụ như 
ở Trung Quốc đất sản xuất nông nghiệp đã giảm nhanh từ 130,04 triệu hécta năm 1996 xuống 
còn 121,72 triệu hécta năm 2008, do tác động của quá trình đô thị hóa nhanh và thiên tai. 
Hiện nay, diện tích đất trồng trọt ở Trung Quốc vào khoảng 0,092 ha/đầu người, chỉ bằng 
40% mức trung bình của thế giới. Chưa đầy 4,7 triệu hécta được coi là đất dự trữ sản xuất 
nông nghiệp 
_ Năng suất trong lương thực không đồng đều trong các năm. Ví dụ, tại Nhật Bản, năng suất 
trồng lúa liên tục gia tăng trong nhiều thập niên, tuy nhiên từ 14 năm nay, chỉ số năng suất 
này đã bị chững lại. Trung Quốc và Hàn Quốc cũng đang tiến gần đến mức thu hoạch tối đa 
tương tự như tại Nhật Bản. Nhằm tăng diện tích canh tác, hiện nay một số các nước giàu 
USD như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản đang thực hiện chiến lược thuê ruộng đất ở 
các nước khác để sản xuất lúa ngoài lãnh thổ. 
Nhìn chung sản lượng lương thực thế giới trong những năm gần đây có xu hướng giảm. 
II. Tình hình xuất khẩu lương thực thế giới từ sau khủng hoảng 2007-2008 đến nay: 
1. Tình hình chung: 
Cây lương thực là nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột trong khẩu phần thức ăn 
cho toàn dân số trên thế giới. 
Đầu năm 2008, thế giới bàng hoàng trước cơn bão có tên là giá lương thực. Đã có ít nhất 37 
nước trên thế giới phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng lương thực1. Giá gạo tăng đột ngột 
đã khiến cho hàng triệu người ở châu Mỹ, châu Phi và cả ở châu Á – " vựa lúa của thế giới" 
lâm vào cảnh thiếu đói. Chính phủ các nước hầu như không thể tiếp tục trợ giá lương thực. 
Thời tiết bất ổn là một trong những yếu tố gây nên tình trạng này. Ngoài ra còn có sự biến 
1 – năm 2008 – năm của những khửng hoảng (31-12-2008) 
động mạnh của kinh tế toàn cầu, bao gồm giá dầu tăng cao, dự trữ lương thực giảm và nhu 
cầu tiêu thụ ngày càng gia tăng ở các nước như Trung Quốc và Ấn Độ. 
Kể từ sau cuộc khủng hoảng đó, tức là năm 2009 đến nay, giá lương thực vẫn tiếp tục tăng 
cộng thêm với tình hình thời tiết vẫn tiếp diễn bất ổn đã khiến cho nhiều quốc gia có tâm lý lo 
sợ một cuộc khủng hoảng lương thực tiếp theo. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến tình hình xuất 
khẩu lương thực và làm giảm giá trị xuất khẩu lương thực của thế giới. 
2. Nguyên nhân: 
- Trước hết, thiên tai, mất mùa xảy ra thường xuyên làm ảnh hưởng đến sản xuất lương thực 
của các quốc gia. Sản lượng giảm khiến cho xuất khẩu lương thực cũng không được đảm bảo. 
Trong những năm gần đây, tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt và nghiêm trọng, 
gắn liền với nó là những hiện tượng thiên tai bão lụt, hạn hán. Quy mô thiệt hại do những 
hiện tượng này gây ra mỗi lúc một trầm trọng, gây ra tình trạng thiếu nước và mất mùa 
thường xuyên. Biến đổi khí hậu đã làm giảm năng suất cũng như sản lượng lương thực. 
Chính vì nguồn cung thiếu hụt như vậy đã không thúc đẩy mạnh được xuất khẩu lương thực. 
- Thứ hai, các quốc gia đang sử dụng nông phẩm để sản xuất nhiên liệu sinh học thay thế 
xăng dầu. 
Nhiên liệu sinh học (biofuel) được biết đến với rất nhiều lợi thế: là một trong những biện 
pháp kìm hãm hiện tượng nóng lên toàn cầu; giúp các quốc gia chủ động, không bị lệ thuộc 
vào vấn đề nhập khẩu nhiên liệu, đặc biệt đối với những quốc gia không có nguồn dầu mỏ và 
than đá; kiềm chế sự gia tăng giá xăng dầu, ổn định tình hình năng lượng cho thế giới; tạo 
thêm công ăn việc làm cho người dân; và cũng không đòi hỏi phải có những thiết bị và công 
nghệ đắt tiền. 
Braxin là một trong những quốc gia đi đầu trong phong trào phát triển nhiên liệu sinh học của 
thế giới. Từ một nước phải nhập khẩu dầu mỏ hàng năm, đến nay Braxin đã hoàn tự chủ về 
nhiên liệu, đồng thời chứng tỏ được ưu thế tuyệt đối của nhiên liệu sinh học đối với các 
nguồn nhiên liệu được khai thác từ lòng đất. 
Nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích từ nhiên liệu sinh học, Mỹ, cộng đồng Châu Âu và 
nhiều nước khác trên thế giới cũng theo gương Braxin, gấp rút phát triển nền công nghiệp còn 
nhiều tiềm năng này. 
Tuy nhiên, việc khuyến khích phát triển nhiên liệu sinh học đã mang đến nguy cơ đối với vấn 
đề lương thực. Việc sử dụng đất để trồng cây nguyên liệu sản xuất nhiên liệu sinh học có thể 
ảnh hưởng đến nguồn cung cấp lương thực. Khi người nông dân thấy trồng cây nguyên liệu 
(như mía đường, cọ) có lợi hơn trồng lúa, ngô, khoai, sắn, họ sẽ thôi cấy lúa, chuyển sang 
trồng mía, cọ để cung cấp cho các nhà máy và làm cho sản lượng lương thực giảm, việc xuất 
khẩu lương thực để phục vụ nhu cầu sống của con người cũng vì thế mà giảm theo. 
- Thứ ba, chính sách xuất khẩu lương thực của các nước xuất khẩu lương thực lớn. Trong khi 
sản lượng lương thực thế giới đang sụt giảm vì biến động của thời tiết, thì tình hình lương 
thực trên thế giới càng trở nên căng thẳng hơn khi một số nước xuất khẩu lương thực lớn 
hàng đầu lại đưa ra hạn chế xuất khẩu. 
Tháng 4-2008, Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo để ghìm giá lương thực trong nước, nhưng tiếp tục 
cho phép xuất khẩu khoảng 2 triệu tấn thông qua kênh ngoại giao tới một số nước nhất 
định2.Song đến năm 2009, Ấn Độ cho biết nước này sẽ không xuất khẩu gạo hay lúa mì 
thông qua các con đường ngoại giao nữa. Nguyên nhân là do hạn hán bất ngờ đã khiến mùa 
màng giảm mạnh ở các bang phía bắc, nơi được xem là những vựa lương thực của quốc gia 
hơn 1 tỉ dân này. Lệnh cấm xuất khẩu nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho Ấn Độ. 
Năm ngoái 2010, Nga, một trong những nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, vừa ban 
hành lệnh cấm xuất khẩu ngũ cốc vì hạn hán kéo dài, các vụ cháy rừng và nhiệt độ tăng cao 
kỷ lục đang hoành hành phần lớn quốc gia này. 
Thủ tướng Vladimir Putin ban hành lệnh cấm trong khuôn khổ kế hoạch đẩy mạnh việc kiểm 
soát giá cả nội địa đối với các sản phẩm lúa mì và thực phẩm chăn nuôi. 
Ukraine cũng giảm lượng xuất khẩu. Bộ chính sách nông nghiệp Ucraina đã giảm 8% trong 
dự báo xuất khẩu ngũ cốc trong năm marketing 2010-2011 - còn 12,7 triệu tấn.3 
Việt Nam – nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới – trong năm nay (2011) cũng sẽ giảm 
lượng xuất khẩu gạo do những khó khăn về tình hình sản xuất trong nước như: 1- Ruộng ít đi 
vì bị quy hoạch, 2- nước lũ không còn như xưa (sông Mê-Kong), lý do TQ ở thượng nguồn 
xây nhiều cái đập chà bá, lưu lượng nước bị chặn lại, 3- Khí hậu thay đổi, mưa gió thất 
thường. Hiệp hội Lương thực Việt Nam ước tính lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong 
năm 2011 sẽ giảm 750 ngàn tấn so với năm ngoái, xuống còn 6 triệu tấn 4. 
2 - Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo qua kênh ngoại giao (27-07-2009) 
3 - Chính phủ Ucraina áp hạn ngạch xuất khẩu ngũ cốc (30-11-2010) 
4 - Việt Nam sẽ giảm lượng gạo xuất khẩu trong (13-01-2011) 
III.An ninh lương thực thế giới sau khủng hoảng lương thực 2007-2008 đến nay: 
1. Cuộc khủng hoảng lương thực thế giới 2007-2008: 
a. Tổng quan: 
Một cơn bão hoàn hảo của khan hiếm lương thực, ấm nóng toàn cầu, giá dầu leo thang, bùng 
nổ dân số đẩy loài người vào một cơn khủng hoảng lớn nhất của thế kỷ 21 bằng cách làm 
tăng giá lương thực, gia tăng số người nghèo đói từ nông thôn tới thành phố. 
Hàng triệu người vốn đã rất dễ “tổn thương” trên thế giới lại phải đối mặt với thiếu đói vì 
bóng ma thiếu lương thực và giá cả leo thang. 
Theo các chuyên gia, đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng 
lương thực lan rộng từ các quốc gia phát triển đến những nước đang phát triển. 
Hơn 73 triệu người của 78 nước phụ thuộc vào lương thực cứu trợ của Chương trình Lương 
thực thế giới (WFP) phải chịu cảnh thiếu thốn khẩu phần trong năm 2008. Một quan chức 
WFP cho hay, khan hiếm lương thực là “cơn khủng hoảng lớn nhất che mờ toàn cầu”. 
b. Tác động của cuộc khủng hoảng: 
Trong khoảng một năm, giá các loại lương thực, trước hết là gạo, loại lương thực thiết yếu 
đối với hơn 50% dân số toàn cầu, trên thị trường thế giới đã liên tục leo lên những nấc thang 
mới, gây ra tâm lý hoang mang và những rối loạn xã hội sâu sắc ở nhiều nước, nhất là ở các 
nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latin. Theo tổ chức Nông Lương Liên hợp 
quốc (FAO), năm 2007, giá lúa mì đã tăng 130%, gạo tăng 74%, đậu tương tăng 87% và ngô 
tăng 53%, mức tăng giá mạnh nhất trong nhiều năm. Tuy nhiên không dừng ở đó, ngay từ 
đầu năm 2008, giá các mặt hàng này càng tăng mạnh. Giá gạo thời điểm này đã tăng gấp 3 
lần và ở một vài nước giá còn tăng gấp 10 lần so với năm 2007. Giá gạo cứ mỗi ngày lại lập 
kỷ lục mới. Tính chung chỉ số giá ngũ cốc (gồm gạo, ngô, lúa mì..) đã tăng ít nhất 75% trong 
khoảng 1 năm trở lại. Chỉ số giá dầu ăn và mỡ cũng tăng tới mức tương tự. Theo AP, giá thực 
phẩm đã tăng 40% trên toàn cầu kể từ giữa 2007. Theo FAO, đã có 36 nước ở châu Phi, châu 
Á và Mỹ Latin đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực. 
Trong cuộc khủng hoảng lương thực này, những nước nghèo, đặc biệt là ở Châu Á, rất dễ bị 
tổn thương trước vấn đề tăng giá lương thực, và có nguy cơ bị khó khăn và thiệt hại nhiều 
nhất, vì thu nhập của họ rất thấp và ở nhiều nước, người dân phải chi phần lớn ngân sách ít ỏi 
của mình cho nhu cầu lương thực và thực phẩm. Chẳng hạn, chỉ cho lương thực chiếm tới 
30% tổng mức chi tiêu ở Trung Quốc, 40% ở Việt Nam và 50% ở Ấn Độ. Ở Philipines và 
Bangladesh, tình trạng này còn tồi tệ hơn, do người dân phải dành tới 70% thu nhập của mình 
để mua lương thực. Hay theo một thống kê khác, chỉ trong vòng một năm, chi phí cho một 
bữa ăn của một gia đình ở châu Á và Châu Phi đã tăng 40%. Trong khi ở các nước phát triển, 
nhu cầu lương thực chỉ chiếm 10-20% chi tiêu của các hộ gia đình, thì ở các nước nghèo, 
người dân phải dành tới 90% thu nhập cho các bữa ăn đạm bạc của mình. 
Khác hẳn so với các cuộc khủng hoảng lương thực trước đây, chỉ xảy ra cục bộ và tác động 
đến một bộ phận nhỏ dân cư nghèo, cuộc khủng hoảng này đang tác động đến cả những 
người không thường xuyên bị nạn đói đe doạ. “Đối với tầng lớp trung lưu có nghĩa là phải 
giảm bớt chi phí chăm sóc y tế. Đối với người có thu nhập 2USD/ngày, nghĩa là phải giảm 
bớt thịt và cho con cái họ nghỉ học. Đối với những người thu nhập 1 USD/ngày, nghĩa là phải 
giảm bớt thịt và rau và chỉ ăn ngũ cốc. Và đối với những người chỉ có thu nhập 50 xu/ngày, 
thì có nghĩa rằng đây là 1 thảm hoạ khủng khiếp”, theo giám đốc của Tổ chức Chương trình 
lương thực Thế giới (WFP). Các thống kê cho thấy hiện nay khoảng trên 1 tỉ người sống với 
mức 1 USD/ngày và 1,5 tỉ người sống với 2USD/ngày. 
Theo tính toán của WFP, hiện có khoảng 77 triệu người trên thế giới đang đối mặt với nguy 
cơ thiếu ăn bởi giá lúa mỳ và gạo tăng cao. Một cuộc nghiên cứu của WB cho biết, khi thực 
phẩm tăng giá 1% thì số người không được đảm bảo về thực phẩm trên toàn thế giới lại tăng 
thêm 16 triệu người. Các chuyên gia đã nói tới những cuộc “chiến tranh bánh mì”. 
Trên thực tế, đã xảy ra bạo loạn và biểu tình vì khan hiếm lương thực ở Ai Cập, Haiti, 
Cameroon, Burkina Faso. Đặc biệt, tại Haiti, một đảo quốc ở Trung Mỹ, vì lương thực quá 
đắt đỏ, dân chúng đã nổi loạn suốt mấy ngày liền, khiến thượng viện phải bãi nhiệm Thủ 
tướng Jacques Edouard Alexix, vì bị cho là không có khả năng kiểm soát thị trường. Còn ở 
các quốc gia Trung Đông như Bahrain, Jordan và các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, công 
nhân đã phát động nhiều cuộc biểu tình phản đối tình trạng khan hiếm lương thực. Ở Marốc, 
hàng chục người bị bỏ tù vì bạo loạn, ở Yemen, từ đầu năm 2008 đã có hàng chục người bị 
giết trong những cuộc xung đột liên quan tới lương thực. Đầu tháng 4/2008, tại Bờ Biển Ngà, 
có 1 người chết, tại Senegal có 24 người bị bắt trong những cuộc bạo loạn do giá lương thực 
tăng. Pakistan và Indonesia đã bố trí hàng ngàn binh lính để hộ tống những đoàn xe trở gạo 
và bột mì để khỏi bị dân chúng đang tuyệt vọng trong tình trạng thiếu lương thực cướp bóc. 
Biểu tình đã bùng nổ ở Indonesia do khan hiếm đậu nành, còn ở HongKong đầu tháng 
4/2008, quầy gạo trong các siêu thị bị vét sạch vì có tin đồn giá gạo sẽ tăng cao hơn nữa sau 
khi Hiệp hội các nhà hàng HôngKông nâng giá mỗi tô cơm từ 1 lên 2 HKD. 
Đại sứ đặc biệt của LHQ về quyền lương thực, Jean Ziegler, nhận định về cuộc khủng hoảng 
này như sau: “Chúng ta đang tiến dần tới một giai đoạn kéo dài gồm bạo loạn, xung đột và 
các làn sóng bất ổn không thể kiểm soát được mang tính khu vực, được đánh dấu bởi sự tuyệt 
vọng của đám đông quần chúng bị tổn thương nhiều nhất”. Jean Ziegler cảnh báo rằng điều 
đang chờ đợi chúng ta ở phía trước là “một cuộc thảm sát hàng loạn đang cận kề” nếu chúng 
ta không thể giải quyết được vấn đề lương thực. 
Ngoài ra, việc giá lương thực tăng mạnh còn gây trở ngại đáng kể cho chương trình viện trợ 
lương thực cho các nước nghèo của các tổ chức viện trợ quốc tế. Cụ thể là, Chương trình 
Lương thực Thế giới (WFP) đang hỗ trợ lương thực cho 28 triệu dân ở 14 nước Châu Á và 
chi phí cho Chương trình này theo ước tính ban đầu là 630 triệu USD, nhưng giá lương thực 
tăng đã đẩy con số này lên tới 790 triệu USD. WFP hoặc là buộc phải tìm cách quyên góp 
thêm tiền hoặc là phải cắt bớt một số chương trình hoặc là phải thu hẹp quy mô của các 
chương trình viện trợ hiện có, vì theo ước tính của WFP, trong 3 tháng qua, sức mua từ 
nguồn quỹ của chương trình đã giảm 40% do giá lương thực tăng, trong khi hiện có 75 triệu 
người đang phải sống dựa vào nguồn trợ cấp này. Mà điều này cũng đồng nghĩa với việc số 
người nghèo sẽ có nguy cơ tăng lên. Đâu chỉ có thế, các tổ chức quốc tế còn cảnh báo rằng, 
khủng hoảng giá lương thực hiện nay, mặc dù khó nhận biết hơn so với cuộc khủng hoảng 
dầu mỏ, nhưng nếu không giải quyết sớm, rất có thể có nguy cơ gây ra những hiệu ứng của 
“một cơn sóng thần kinh tế và nhân đạo” ghê gớm tại các nước Châu Phi nghèo đói, nơi có 
hàng chục triệu người lúc nào cũng bị đói triền miên. 
c. Nguyên nhân: 
Cho đến thời điểm đó, các tổ chức quốc tế và khu vực, các chính phủ, cũng như các cơ quan 
nghiên cứu tư nhân đã đưa ra nhiều đánh giá khác nhau về các nguyên nhân gây ra tình trạng 
tăng giá đột biến hay cuộc khủng hoảng lương thực năm 2008. 
Nhóm những nhân tố tác động tới cầu về lương thực 
i) Sự gia tăng dân số thế giới: 
Được dự báo sẽ lên tới 9 tỉ người vào giữa thế kỷ XXI - và kéo theo đó là nhu cầu tiêu thụ 
lương thực ngày càng tăng được coi là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra tình 
trạng khủng hoảng lương thực khổng lồ, đồng thời tạo áp lực lên một loạt nguồn tài nguyên 
như đất, nước và dầu mỏ. 
ii/ Sự thay đổi trong chế độ ăn uống của người dân ở một số nền kinh tế đang phát 
triển: 
Cùng với quá trình công nghiẹp hoá và tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong vài thập kỷ qua, 
đời sống của người dân của hai nước khổng lồ là Ấn Độ và Trung Quốc đã trở nên ngày càng 
sung túc hơn. Điều này không những đã góp phần làm tăng nhu cầu tiêu thụ lương thực, mà 
còn làm thay đổi cả chế độ ăn uống của người dân các nước này, đặc biệt làm tăng nhu cầu 
tiêu thụ thịt. Người Trung Quốc bắt đầu tiêu thụ nhiều thịt hơn kể từ năm 2001. 
iii/ Sự gia tăng nhu cầu đối với nhiên liệu sinh học trong những năm gần đây: 
Do những quan ngại về giá dầu cao, cũng như để giảm ô nhiễm môi trường, và để bảo đảm an 
ninh năng lượng, nhiều nước đã buộc phải chuyển sang phát triển và sử dụng năng lượng sinh 
học chế từ các loại ngũ cốc khác nhau. Điều này tăng thêm áp lực làm tăng giá lương thực thế 
giới (ngô, đường và đậu nành) như một vòng hệ luỵ. Không những Mỹ mà các nước công 
nghiệp phát triển khác, như EU, cũng đang thực hiện các mục tiêu phát triển nhiên liệu sinh 
học đầy tham vọng của riêng mình, khi đưa ra dự định sẽ nâng tỉ lệ nhiên liệu sinh học lên 
10% tổng nhiên liệu mà khu vực này sẽ tiêu thụ vào năm 2012. Thực tế này cũng đồng nghĩa 
với việc các loại ngũ cốc này sẽ nhanh chóng lấn chiếm đất dành để sản xuất lương thực cho 
người và gia súc và khiến giá ngô trên thị trường thế giới tăng cao. Cũng tương tự như vậy, 
dầu dừa - nguồn thực phẩm chủ yếu của người Indonesia và Malaysia - hiện đã trở nên rất đắt 
đỏ, khiến cho dân nghèo ở đây trở nên khốn khó hơn, vì những khối lượng lớn dầu dừa ngày 
càng được chuyển sang sản xuất nhiên liệu sinh học. 
Nhóm những nhân tố tác động tới cung về lương thực 
i/ Tăng trưởng sản lượng lương thực đang chậm lại 
Trong những năm 1970, cuộc Cách mạng Xanh ở châu Á đã làm tăng đáng kể sản lượng lúa 
gạo và giúp cho giá cả của loại lương thực này nằm ở mức thấp, trong khi chi phí cho các 
khoản đầu vào của nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu, tưới tiêu và lao động liên tục 
tăng cao, khiến cho việc trồng lúa đã trở thành một hoạt động không mang lại nhiều lợi nhuận 
và ngày càng trở nên kém hấp dẫn đối với cả chính phủ lẫn nông dân. Đồng thời, trong những 
năm 1980, các chính phủ ở các nước này bắt đầu giảm ngân sách dành cho “cuộc cách mạng 
xanh” do thoả mãn vơớ những thành quả của nông nghiệp. Thái độ này đã dẫn đến hậu quả là 
đầu tư cho nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực, ngày càng sa sút. Hậu quả là năng 
suất lương thực ngày càng thấp dần đi ở các nước đang phát triển. 
ii) Biến đổi khí hậu toàn cầu 
Những thảm hoạ thiên tai như nắng nóng, hạn hán, lụt bão, rét đậm rét hại, sâu bệnh do biến 
đổi khí hậu toàn cầu đã tàn phá mùa màng của các nước sản xuất ngũ cốc, như ở Nam Á, 
châu Âu, Sudan, Mozamblique, Uruguay, Trung Quốc, Bangladesh và Việt Nam. Đáng chú ý 
là, Úc là một trong những nước sản xuất lúa mì hàng đầu thế giới đã bị hạn hán liên tục trong 
10 năm qua, và theo nhiều đánh giá, nước này còn có nguy cơ có thể bị mất vĩnh viễn vai trò 
là một nước xuất khẩu gạo có vai vế trên thị trường. 
iii) Dự trữ lương thực giảm 
Mấy năm gần đây, do chi phí bảo quản gạo dự trữ trong kho ngày một tăng cao, trong khi 
tình hình thị trường gạo cung không đủ cầu nên chính phủ các nước đã liên tục giảm lượng 
gạo tồn kho khiến dự trữ gạo của thế giới không ngừng giảm sút. Hiện lượng gạo dự trữ của 
toàn cầu là hơn 75 triệu tấn, mức thấp nhất kể từ khi xảy ra nạn đói ở Bangladesh vào giữ 
những năm 1970, hay giảm tới gần ½ kể từ mức cao kỷ lục vào niên vụ 2000/01, cho dù đã 
có sự phục hồi từ mức khá thấp trong niên vụ 2004/05. Đồng thời với tình trạng đó là những 
dự báo cho rằng sản lượng gạo năm 2008 dự tính chỉ đạt 430 triệu tấn, càng khiến cho tâm lý 
hoang mang, lo sợ thiếu nguồn cung lương thực trở nên nghiệm trọng hơn. Hậu quả là giá 
lương thực trên thế giới, nhất là ở các nước nhập khẩu bị đẩy lên những mức cao mới. 
iv) Giá dầu mỏ tăng 
Trong nhiều năm qua, nhất là trong vài năm gần đây, giá dầu liên tục đạt những đỉnh cao 
mới, từ 30 USD/thùng năm 2006 đã lên tới 120USD năm 2008 (gấp 4 lần), khiến cho giá cả 
của các sản phẩm từ dầu phục vụ nông nghiệp, như phân bón, thuộc bảo vệ thực vật, diezen, 
điện, và chi phí vận chuyển ngũ cốc cũng tăng theo. Bị trả giá quá cao cho các khoản đầu vào 
này, nên cả các nhà sản xuất ngũ cốc lẫn các công ty phân phối lương thực hoặc là sẽ thu hẹp 
sản xuất, giảm bớt các yếu tố đầu vào mà hậu quả là năng suất và sau đó là sản lượng lương 
thực sẽ giảm sút mạnh, hoặc là “đổ cho người tiêu thụ phải gánh chịu” bằng cách nâng giá 
lương thực lên cao. 
v) Các phản ứng về các chính sách của các quốc gia xuất khẩu lương thực 
Các biện pháp trợ giá nông sản của Mỹ và ở một chừng mực nhỏ hơn là của EU, từ lâu đã 
góp phần không chỉ ngăn chặn sự thâm nhập của các hàng hoá này vào các thị trường của họ, 
mà còn kiềm chế giá gạo trên thế giới, khiến giá gạo thấp và người nông dân, nhất là ở các 
nước nông nghiệp đang phát triển, không có lợi, nên giảm dần việc trồng lúa.. Đúng như 
Tổng giám độc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ông Pascal Lamy, đã tuyên bố, cơ chế 
trao đổi thương mại bất bình đẳng, các khoản trợ cập nông nghiệp “làm biến dạng thương 
mại” của các nước giàu cũng là nguyên nhân gây ra khủng hoảng, bởi chúng “huỷ hoại ngành 
sản xuất lương thực của các nước nghèo”. 
Các nhân tố khác 
i) Sự suy yếu của đồng đôla Mỹ 
Cuộc khủng hoảng tài chính, đồng đôla Mỹ mất giá, cơ chế thương mại bất công, việc nhiều 
nhà kinh doanh bỏ tiền ra đầu cơ, cũng góp phần đẩy giá lương thực tăng vọt trong thời gian 
ngắn. Về nạn đầu cơ tích trữ, người ta nhận thấy rằng, tình trạng này xảy ra ở cả hai đầu của 
cán cân cung cầu. Những người tiêu thụ đang đua nhau mua gạo dự trữ vì họ sợ rằng, giá gạo 
sẽ tăng thêm. Trong khi đó, những người bán sỉ cũng ra sức tích trữ gạo với hy vọng sẽ có thể 
bán được với giá cao hơn. 
ii) Chính sách tự do hoá trong nông nghiệp 
Trong nhiều năm qua, cùng với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá và thu hút đầu tư 
nước ngoài, nhất là ở những nước đang phát triển từ nông nghiệp đi lên, trong đó có nhiều 
nước Đông và Đông Nam Á, bất chấp vai trò to lớn của nông nghiệp và nông thôn, trong đó 
có sản xuất lương thực và thực phẩm, trong đời sống kinh tế- xã hội, nông nghiệp và nông 
thôn đã dần không được coi trọng. Mặc dù trên danh nghĩa, ở nhiều nước, “nông nghiệp vẫn 
được coi là lĩnh vực được ưu tiên đầu tư hoặc là mặt trận hàng đầu”, song đầu tư cho phát 
triển nông nghiệp và nông thôn đã dần dần bị hy sinh cho các dự án đầu tư (cả từ trong nước 
lẫn nước ngoài) mang lại các khoản lợi nhuận nhanh, trực tiếp và to lớn (cho cả công cộng 
lẫn cá nhân các nhà quyết sách) vào các dự án công nghiệp, xấy cất chung cư, các khu du lịch 
và nghỉ dưỡng. Tiêu biểu cho thái độ và tình trạng này là những quốc gia đang cất cánh như 
Trung Quốc, Ấn Độ mải chạy theo chính sách công nghiệp hoá và xao nhãng việc cải thiện 
nông nghiệp. Cả hai quốc gia đông dân nhất thế giới này đã tập trung sức người, sức của vào 
nền công nghiệp. Họ đã lầm tưởng rằng, với dự trữ ngoại tệ trong tay, họ có thể tiếp tục mua 
được lương thực ở khắp nơi trên thế giới. Đáng tiếc là thực tế đã diễn biến theo chiều ngược 
lại với suy nghĩ của họ. Hậu quả là , diện tích đát canh tác tốt dùng để trồng ngũ cốc và chăn 
nuôi đã liên tục bị giảm đi, “bị chôn vùi dưới các lớp bê tông của các dự dán đô thị hoá và 
phát triển công nghiệp”. hay nói cách khác, sản lượng lúa goạ cũng giảm đi vì diện tích đất 
canh tác bị thu hẹp để nhường chỗ cho các dự án phát triển, ngoài nông nghiệp và ngốn rất 
nhiều diện tích đất canh tác. 
d. Giải pháp cho vấn đề an ninh lương thực: 
Liệu tình trạng thiếu gạo tại châu Á có kéo dài hay không? FAO tỏ ra lạc quan rằng, sản 
lượng gạo toàn cầu sẽ tăng từ 7-8 triệu tấn trong năm tới. Nếu không bị thiên tai, việc khuyến 
khích nông dân gia tăng sản xuất sẽ cho phép làm dịu thị trường gạo. Thế nhưng, lương thực 
thế giới nói chung và gạo nói riêng, trong trung hạn sẽ khó mà giảm đi. Bức tranh lương thực 
về lâu dài sẽ còn ảm đạm vì nhiều nguyên nhân thuộc về cơ cấu, khiến cho tình hình rất khó 
trở lại bình thường trong 1-2 năm tới. 
Trước tình hình đó, một số giải pháp được đưa ra đó là: 
- Các tổ chức quốc tế, trước hết là FAO đang có chủ trương đẩy mạnh sản xuất lương thực 
bằng cách giúp đỡ nông dân. Trước mắt, chúng ta cần khuyến khích nông dân quay lại với 
nghề nông, quay lại với trồng trọt. Điều đó có nghĩa là chúng ta tạo điều kiện thuận lợi để cho 
nông dân trên thế giới dễ có hạt giống, mua được phân bón, tưới tiêu thuận lợi, cho các khu 
vực trồng trọt. 
--> Điều này là tối ưu bởi vì những năm gần đây, mức sản xuất không đảm bảo nhu cầu 
lương thực của thế giới. Cộng đồng quốc tế nên nắm bắt lấy cơ hội này, tức là cần lợi dụng 
giá nông phẩm đang cao để khuyến khích nông dân đẩy mạnh sản xuất. 
- Để có thể giải quyết được một cách căn bản và bền vững cuộc khủng hoảng lương thực cần 
phải đầu tư vào R&D (nhằm phát triển sản xuất và tìm ra các giống cây trồng phù hợp với 
quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu và sự khan hiếm nước) 
--> Vì về triển vọng dài hạn, tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu dẫn tới việc mất canh tác 
được dự báo là sẽ ngày càng xấu đi. Kèm theo đó là dự báo dài hạn về giá năng lượng không 
theo chiều hướng giảm, thêm nữa là xu hướng sản xuất nhiên liệu sinh học khó có khả năng 
bị đảo ngược. 
- Đào tạo và chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp cho các nước nông nghiệp chậm phát triển và 
đang khó khăn. Đồng thời hỗ trợ cho những nông dân trực tiếp sản xuất lương thực. Những 
người này cần phải nhận được sự đền bù thoả đáng cho những nỗ lực của họ. 
--> Bởi vì lâu nay, các thương lái chứ không phải họ luôn là những người được hưởng lợi 
nhiều nhất từ tăng giá lương thực. 
- Điều quan trọng hơn nữa là, chúng ta cần phải nhận thức lại, phải thực sự coi trọng vai trò 
nền tảng cho nền kinh tế của nông nghiệp. 
--> Bởi đất nông nghiệp vốn lâu nay đã bị hy sinh cho quá trình công nghiệp hoá và đô thị 
hoá. 
- Ngoài ra, sự trao đổi phải được tuân thủ theo các nguyên tắc bình đẳng, vừa tôn trọng người 
tiêu dùng và người sản xuất, vừa tôn trọng quyền lợi của người tiêu dùng ở các nước phát 
triển. 
--> Để đảm bảo được lợi ích cho người nông dân và sản phẩm của họ ở các nước nông nghiệp 
phát triển. 
- Việc tự do lưu thông hàng hoá không được phép gây thiệt hại cho những người nông dân 
sản xuất nhỏ 
--> Bởi nông dân thường là đối tượng dễ rơi vào tình trạng bấp bênh nhiều nhất. 
Giải pháp căn cơ trước mắt cho cuộc khủng hoảng lương thực đó là các quốc gia cần sản xuất 
nhiều lương thực hơn để kiềm chế tác động giá cả, đặc biệt đối với người nghèo, đồng thời 
thúc đẩy sản lượng và mở rộng sản xuất nhằm tạo thu nhập và cơ hội việc làm nhiều hơn cho 
khu vực nông thôn. Những nông dân nghèo phải có đất trồng, tiếp cận nguồn thuỷ lợi, những 
sản phẩm đầu vào quan trọng như giống, phân bón. Việc này là để thúc đẩy trồng trọt, canh 
tác, giúp người nông dân gia tăng nguồn cung khi giá cả tăng cao, cải thiện thu nhập và cuộc 
sống hàng ngày. 
2. An ninh lương thực thế giới hiện nay: 
Lương thực không chỉ là nỗi lo của một gia đình, một chính phủ mà của cả xã hội loài 
người. Vấn đề trên, dưới tác động của nhiều yếu tố xã hội cũng như điều kiện tự nhiên như 
biến đổi khí hậu, môi trường suy thoái trên toàn cầu, không dễ "chìm xuồng" như trước đây 
mà đang trở thành "giọt nước cuối cùng" làm bùng nổ những cuộc khủng hoảng hệ lụy 
nghiêm trọng khác khiến cho "bức tranh toàn cảnh thế giới" nhanh chóng thay đổi trong thời 
gian qua. 
a. Thực trạng an ninh lương thực thế giới hiện nay: 
Tình hình lương thực trên thế giới đang diễn biến rất phức tạp. Tổ chức Lương thực 
và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) đã công bố dữ liệu khủng khiếp rằng mỗi giây trên 
hành tinh chúng ta có một người bị chết đói. Theo đánh gía của các chuyên viên FAO, hiện 
nay trên thế giới có hơn một tỷ người bị đói nghèo. Thêm mấy chục triệu người thường vấp 
phải tình trạng khẩn cấp do thiếu ăn. Trong số những người chịu đói, 2/3 sống trong khu vực 
châu Á-Thái Bình Dương. 
Giá lương thực thực phẩm tăng cao và an ninh lương thực đang ngày càng trở thành 
vấn đề nóng bỏng của nhiều quốc gia. Năm 2010, giá lương thực thế giới đã tăng 29%, chỉ 
thấp hơn 3% so với mức giá thời khủng hoảng lương thực toàn cầu năm 2008. giá lương thực 
thế giới đã tăng đến mức nguy hiểm, đẩy thêm ít nhất 44 triệu người ở các nước đang phát 
triển vào cảnh nghèo khó, bên cạnh gần 1 tỉ người đã phải sống cùng khổ trước đó, đe dọa sự 
ổn định chính trị. Do vậy, an ninh lương thực nay đã trở thành vấn đề an ninh toàn cầu, rất 
cần sự hợp tác quốc tế để giải quyết các thách thức đang ngày một gia tăng. 
Báo cáo trước đó của FAO cho thấy một cái nhìn toàn cảnh hơn, trong đó giá nông 
sản, lương thực và nhu yếu phẩm tăng cao chưa từng thấy kể từ năm 1990 và chưa có dấu 
hiệu đảo ngược. Chỉ riêng trong tháng 1/2011, giá lương thực tăng 3,4% so với tháng 
12/2010. Từ tháng 5/2010 đến nay, giá lúa mỳ, ca cao tăng 6%. Riêng giá cà phê tăng 30% 
trong cùng thời kỳ. 
FAO cho biết chỉ số giá cả của 55 mặt hàng nhu yếu phẩm được coi là “tất yếu” bao 
gồm thịt, ngũ cốc, đường, sữa trong tháng 1/2011 đã lên tới gần 231 điểm, tăng so với 224 
điểm của hồi tháng 6/2008 - thời điểm được coi là “nóng” nhất của cuộc khủng hoảng lương 
thực thế giới năm 2008. 
Một điểm đáng quan ngại khác là năng suất nông nghiệp đã bước vào giai đoạn bão 
hòa. Ví dụ như tại Nhật Bản, năng suất trồng lúa liên tục gia tăng trong nhiều thập niên, tuy 
nhiên các chuyên gia đánh giá là từ 14 năm nay, chỉ số năng suất này đã bị chựng lại. Trung 
Quốc và Hàn Quốc cũng đang tiến gần đến mức thu hoạch tối đa tương tự như tại Nhật Bản. 
Đói cũng xảy ra ngay tại quốc gia giàu nhất thế giới. Mỹ có nhiều người béo phì hơn 
bất cứ quốc gia nào nhưng bên cạnh đó, 50 triệu người Mỹ khác, tương đương với một phần 
sáu dân số, đang phải vật lộn từng ngày để kiếm ăn. Đó là những sự thật phơi bày trong thống 
kê an ninh lương thực hàng năm do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố hồi tuần trước. 
Báo cáo cho thấy tình hình lương thực ở nước này đang trong tình trạng đáng báo động nhất 
kể từ khi Bộ Nông nghiệp bắt đầu lập thống kê lần đầu tiên hồi năm 1945. 
b. Nguyên nhân 
Hệ thống lương thực toàn cầu hiện phải đối mặt với hai thách thức lớn: thứ nhất, các 
nguồn lực đã cạn kiệt do chi nhiều hơn thu; thứ hai, hiện có khoảng một tỉ người trên thế giới 
đang bị đói, một tỉ người khác có nguy cơ bị đói, nhưng lại có khoảng một tỉ người đang lãng 
phí lương thực. 
Theo ghi nhận của LHQ tình trạng thiếu ăn trên thế giới vẫn tiếp tục gia tăng, thậm 
chí còn nặng nề thêm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, xuất hiện ngày càng nhiều 
những bất ổn trong khu vực tài chính tiền tệ, sự gia tăng dân số, biến đổi khí hậu toàn cầu và 
thiên tai, cũng như nhu cầu sản xuất nhiên liệu sinh học từ sản phẩm nông nghiệp tăng. Bên 
cạnh đó, giá lương thực còn tiếp tục "leo thang", trong khi ước tính đến năm 2050, dân số của 
hành tinh chúng ta sẽ vượt con số 9 tỷ người. 
i, Khủng hoảng tài chính 
Cuộc khủng hoảng tài chính làm cho tình hình khan hiếm lương thực thêm trầm trọng. 
Nguyên nhân đầu tiên là tại các nước phát triển, do thiếu tín dụng, nông dân không thể mua 
hạt giống, phân bón để nâng cao sản lượng. Việc đầu tư, mở rộng canh tác ở các nước nghèo 
cũng gặp khó khăn khi mà các nguồn tài trợ quốc tế cho nông nghiệp bị suy giảm. Không còn 
nghi ngờ gì nữa, khủng hoảng tài chính đã có tác động không nhỏ tới kinh tế vĩ mô của các 
nước đang phát triển, đặc biệt gây ảnh hưởng tiêu cực cho an ninh nông nghiệp và lương 
thực. 
ii, Biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai 
Ngoài tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới lên tình hình an ninh lương 
thực toàn cầu hiện nay, FAO cho rằng nông nghiệp đóng một vai trò kép đối với sự biến đổi 
khí hậu. Thiên tai do biến đổi khí hậu và tình hình bất ổn tại nhiều khu vực đang đẩy giá 
lương thực lên cao, đó là sự thách thức lớn đối với an ninh lương thực thế giới. Mặt khác, 
hoạt động của ngành này lại góp phần làm giảm lượng khí thải nhà kính. Nhưng phải chăng 
có thể nói rằng thiên tai chính là tác nhân chính gây nên khủng hoảng lương thực toàn cầu. 
Trong 1 năm qua, thế giới đã phải chứng kiến nhiều thảm hoạ thiên tai tồi tệ trong lịch 
sử. Các chuyên gia cho rằng, giá lương thực thế giới tăng cao là do thiên tai như hạn hán và 
lũ lụt gây ra tại nhiều quốc gia, trong đó có nhiều thị trường xuất khẩu nông sản lớn của thế 
giới như Nga và Australia. Hạn hán tại Nga đã khiến các loại lương thực, lúa mì, hoa màu 
mất mùa, giá các loại nông sản tăng gấp đôi, gấp ba trong những tháng qua dẫn đến tình trạng 
thiếu lúa mì trên thị trường thế giới. 
Gần giống như Nga, người láng giềng Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với tình 
trạng hạn hán kéo dài kỷ lục từ 60 năm qua. Suốt 120 ngày qua, 5 triệu hecta vùng đất canh 
tác từ Hà Nam đến Sơn Đông, đã không nhận được một giọt mưa. Nếu hạn hán kéo dài đến 
tháng ba, tháng tư thì mùa lúa mì năm nay Trung Quốc sẽ thất bát trầm trọng. Còn tại Ấn Độ, 
giá lương thực tăng cao kỷ lục trong vòng 10 năm qua. Chính phủ Ấn Độ cho biết nước này 
có thể cân nhắc việc nhập khẩu để ứng phó với tình trạng giá cả lương thực trong nước tăng 
cao, khi số liệu của chính phủ cho thấy giá cả đã tăng hơn so với năm ngoái gần 20% - mức 
tăng cao nhất trong vòng một thập kỷ qua. 
Các chuyên gia nhận định, tình trạng ấm lên của trái đất cũng đang đe dọa đến việc 
sản xuất lúa gạo trên toàn cầu. Theo nghiên cứu khoa học, nhiệt độ trái đất cứ ấm lên 1độ C 
thì sản lượng trên ruộng lúa giảm 10%. 
iii, Năng lượng sinh học, giá dầu thô 
Những năm gần đây, công nghiệp năng lượng sinh học thế giới phát triển nhanh 
chóng, việc sử dụng năng lượng sinh học đã được coi là một biện pháp nhằm giảm thiểu khí 
thải gây hiệu ứng nhà kính cũng như giảm thiểu tỉ lệ lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Mục 
đích ban đầu rất tốt đẹp song sản lượng nhiên liệu sinh học lấy nông phẩm làm cơ sở đã tăng 
gấp 4 lần, hiện nay chiếm tới 2% nhiên liệu vận tải trên thế giới, và còn sẽ tiếp tục gia tăng. 
Mặc dù vậy, tỉ lệ đóng góp của nhiên liệu sinh học vẫn có hạn, nhưng nhu cầu về nguyên liệu 
nông nghiệp của nhiên liệu sinh học sẽ tiếp tục gia tăng trong 10 năm tới, điều này đã gây 
thêm áp lực cho giá lương thực. 
Trong khi đó, biến đổi lương thực thành nhiên liệu có khả năng sẽ tiếp tục phát triển ở 
nhiều nước. Ví dụ, Brazil đang sử dụng cây mía và Mỹ đang sử dụng ngô vào việc sản xuất 
chất ethanol. Khả năng sử dụng ngô để sản xuất chất ethanol ở Mỹ sẽ tiếp tục phát triển, đặc 
biệt nếu Chính phủ nước này tiếp tục cung cấp các khoản trợ giá hào phóng và giá dầu thô 
vẫn cao. Nếu giá dầu lửa toàn cầu tiếp tục tăng, giá lương thực sẽ còn cao hơn nữa, bởi dầu 
lửa đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất cây lương thực và tác động của nó đối với giá 
phân bón. Hiện nay thế giới đang nỗ lực tăng sản lượng khai thác dầu thô để hạn chế giá dầu 
"leo thang," nhưng bằng cách nào chăng nữa thì giá dầu cũng không thể giảm xuống mức của 
những năm 1990. Do đó, khi giá dầu thô tăng cao khiến phân bón đắt đỏ, đẩy chi phí trồng 
trọt lên và làm gia tăng cước phí vận chuyển ngũ cốc sẽ đẩy giá lương thực cũng cao hơn, đặc 
biệt nếu dân số thế giới tiếp tục gia tăng. 
iv, Bùng nổ dân số 
Trong các nhân tố góp phần đẩy giá lương thực tăng cao, nhân tố có khả năng dễ dự 
đoán nhất có thể là nhu cầu lương thực ngày càng cao hơn. Khi nền kinh tế thế giới tiếp tục 
phát triển, bữa ăn của người dân ở các nền kinh tế mới nổi sẽ thay đổi, trong đó có người dân 
của Trung Quốc và Ấn Độ, nơi tổng dân số chiếm tới hơn 2,5 tỷ người. Bùng nổ dân số kéo 
theo nhu cầu tiêu thụ lương thực tăng cao, trong khi đó dự trữ gạo lại giảm sút càng tăng 
thêm nỗi lo khủng hoảng an ninh lương thực. Chưa bao giờ vấn đề giá lương thực, thực 
phẩm lại trở nên nghiêm trọng như hiện nay. Báo cáo của UNEP nhấn mạnh, mấy chục năm 
qua, song song với việc không ngừng đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá toàn cầu, dân số 
tiếp tục tăng trưởng, môi trường toàn cầu đã không ngừng xấu đi. Trong bối cảnh dân số tăng 
nhanh, đất nông nghiệp ngày càng suy giảm, nguồn nước hạn chế, thiên tai, dịch bệnh xảy ra 
với tần suất ngày càng cao và khốc liệt hơn. 
c. Tác động 
Giá lương thực toàn cầu tăng cao kỷ lục đã khiến nhiều quốc gia trên thế giới lâm vào tình 
trạng bất ổn và đây cũng là một thách thức lớn khiến LHQ lo ngại. Giới phân tích nhận định: 
việc giá lương thực tăng kỷ lục mới chỉ là “phần nổi của tảng băng”. Phần chìm nguy hiểm 
hơn chính là những hệ lụy của nó. 
i, Kinh tế 
Cùng tăng theo giá lương thực là giá dầu, sắt thép, than đá và các nông, khoáng sản khác trên 
thị trường thế giới. Mang đến một mối lo ngại lớn nhất: đó là lạm phát bùng lên ở nhiều nước 
và đang tiếp tục gõ cửa nhiều quốc gia từ châu Âu, châu Mỹ đến châu Á. 
Tình hình giá lương thực thế giới hiện nay là đáng báo động và sẽ là sai lầm nếu cho rằng đây 
đã là mức giá đỉnh. Giá lương thực cao và sẽ còn cao hơn nữa đã, đang và sẽ tác động đến 
nhiều nước đang phát triển. Các nước như Ấn Độ và nhiều nước Đông và Nam Á khác đang 
phải đối phó với lạm phát 2 con số, chủ yếu do giá lương thực và năng lượng tăng cao. Trong 
khi đó, giá lương thực tăng cao đã buộc nhiều nước Mỹ Latinh phải giảm trợ cấp lương thực 
do thâm hụt tài chính tăng nhanh. Tác động ngắn hạn của giá lương thực tăng cao không chỉ 
ảnh hướng đến các nước nghèo với cộng đồng dân cư bị đẩy xuống cảnh cùng khổ, mà còn 
tác động bất lợi đến tiến độ phục hồi kinh tế toàn cầu do lạm phát cao và sức mua của người 
tiêu dùng giảm mạnh ở nhiều nước phát triển. 
ii, Chính trị 
An ninh lương thực đang trở thành vấn đề toàn cầu, kéo theo nó là nỗi lo về an ninh chính trị. 
Giá lương thực tăng đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình ở Haiti. Tại Ai Cập đã có nhiều 
người chết vì tranh nhau mua bánh mì trợ giá. Tình trạng khan hiếm lương thực đã lan sang 
cả châu Mỹ Latinh. Tổng thống Argentina Cristina Fernandez de Kirchner đã phải đối mặt 
với cuộc đình công của nông dân nước này nhằm phản đối việc chính phủ tăng thuế đậu nành 
xuất khẩu. Tại Mô-zăm-bích năm 2010, các vụ bạo động để bày tỏ sự bất bình trước đợt tăng 
giá lương thực và điện tại nước này. Chính FAO cũng đã cảnh báo khủng hoảng lương thực 
đang gây bất ổn chính trị, mà bất ổn ở Tuynisie, Ai-cập là những ví dụ mới nhất cho thấy 
điều đó. 
Lạm phát ở một mức độ vừa phải phản ánh sự gia tăng về thu nhập và phát triển kinh tế, 
nhưng nếu ở mức cao sẽ cản trở sự tăng trưởng kinh tế, làm giảm sức mua và khiến cho đời 
sống của những người nghèo trở nên khốn đốn. Đây cũng chính là nguyên nhân của cái gọi là 
các cuộc “cách mạng Hoa Nhài” tại Tunisia và “cách mạng Hoa Sen” tại Ai Cập dẫn đến sự 
ra đi của Tổng thống Tunisia Ben Ali và Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak vừa qua. Và cơn 
địa chấn này đang lan nhanh tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi tuần qua, khiến không ít 
quốc gia lo ngại. 
iii, Xã hội 
Một trong những hậu quả hiện nay của cuộc khủng hoảng lương thực là nạn đầu cơ đất nông 
nghiệp. Quả thực, tình trạng thiếu lương thực trên thế giới đã biến đất nông nghiệp thành 
những mục đích mới trong hoạt động đầu cơ. Giá đất nông nghiệp sẽ còn tăng mạnh và cuộc 
khủng hoảng lương thực sẽ còn hiện hữu. 
Hoạt động thương mại thế giới bắt đầu vận hành theo cơ chế đảo ngược. Có nghĩa là những 
nhà nhập khẩu sẽ không còn chiếm ưu thế nữa mà là những nhà xuất khẩu. Những nhà xuất 
khẩu có thể phong tỏa hoạt động trao đổi thực phẩm và làm cho nguồn cung về thực phẩm 
ngày càng khan hiếm. Ở các nước phía Nam, tình trạng nghèo đói sẽ lan rộng. Trong khi đó, 
ở các nước phía Bắc, những người nghèo nhất và những tầng lớp trung lưu cũng sẽ bị tác 
động. Nguy cơ suy thoái kinh tế và xã hội sẽ càng lớn, bởi ngành nông nghiệp thế giới đang 
chuẩn bị đến giai đoạn kết của một chu kỳ. 
Nếu giá thực phẩm tiếp tục tăng như hiện nay, hậu quả đối với dân số một số nước sẽ vô cùng 
kinh khủng, một số nền kinh tế sẽ bị gián đoạn và công sức của nhiều chính phủ trong vòng 
5-10 năm qua sẽ bị hủy hoại. 
iv, Đối với quốc gia nông nghiệp 
Đối với một đất nước nông nghiệp như Việt Nam, vấn đề giá lương thực thực phẩm gia tăng 
là một yếu tố thuận lợi, một điều kiện tốt cho nông dân để tái sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu. 
Đây là cơ hội tốt để tăng tốc cho ngành nông nghiệp và tăng nguồn thu ngoại tệ. Nhu cầu về 
lương thực tăng, giá lương thực lại đang ở mức cao. Vì vậy, việc xuất khẩu lương thực sẽ 
đem về một nguồn tiền lớn hơn rất nhiều cho VN. 
d. Dự đoán có hay không xảy ra một cuộc khủng hoảng lương thực mới trong giai 
đoạn hiện nay: 
FAO cảnh báo giá lương thực trên thế giới sẽ tiếp tục tăng cao trong năm 2011 và 
nguy cơ tái diễn cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu năm 2007-2008 đã xuất hiện ngày 
càng nghiêm trọng hơn. FAO đã đưa ra cảnh báo cộng đồng quốc tế phải chuẩn bị cho những 
khoảng thời gian khó khăn hơn ở phía trước nếu sản lượng của các mùa vụ chính trong năm 
2011 không tăng mạnh. Nhưng theo OECD, nếu khủng hoảng lương thực năm 2011 xảy ra 
cũng sẽ không tồi tệ như năm 2008. Nguyên nhân bởi giá gạo, loại thực phẩm thiết yếu dành 
cho một nửa dân số thế giới, không tăng mạnh, dự trữ gạo đạt cao nhất trong 7 năm. 
Theo Viện Chính sách Trái Đất, tình trạng bất ổn trên thế giới liên quan đến giá lương 
thực tăng chỉ là bước khởi đầu. Sẽ đến lúc các quốc gia không đối đầu với nhau bằng vũ khí 
nữa mà đối đầu với nhau vì thiếu nước uống, thiếu lương thực, giá nhu yếu phẩm tăng vọt 
kéo theo hỗn loạn và bất ổn chính trị. Đó là tương lai của nhân loại nếu không có biện pháp 
khắc phục đúng lúc và kịp thời. 
Trước tình trạng giá lương thực leo thang kỷ lục trong thời gian qua, các nước đều 
nhận thức được sự nghiêm trọng của nó với sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, việc 
bình ổn giá lương thực tiếp tục là một bài toán khó. Để đi tìm lời giải cho bài toán bình ổn giá 
lương thực thế giới, các quốc gia cần xây dựng chiến lược bài bản, cụ thể để có thể kiểm soát 
giá cả. Bên cạnh đó, các nước cần có sự phối hợp chặt chẽ, nâng cao trách nhiệm toàn cầu 
trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh lương thực chung, tránh đối mặt những thách 
thức do khủng hoảng lương thực mới gây ra. 
Lương thực là một nhu cầu cơ bản của con người và sự liên kết giữa an ninh lương 
thực, nông nghiệp và phát triển kinh tế bền vững là điều không thể tranh cãi. Các quốc gia đã 
triển khai nhiều biện pháp hành động để bình ổn giá lương thực. vấn đề không thể giải quyết 
trong một sớm một chiều vì nó phát xuất chồng chất từ nhiều năm qua. Vì thế, cần tập trung 
khắc phục hậu quả ngay từ bây giờ hầu có thể bảo đảm an ninh thực phẩm từ giờ đến 2020. 
3. Giải pháp chủ yếu cho vấn đề an ninh lương thực thế giới hiện nay: 
EPI cảnh báo hiện tượng thiếu hụt lương thực đã bắt đầu xuất hiện rõ nét vào năm 
2011. Nhà sáng lập viện trên là Lester Brown nhận định thế giới đang hình thành “bong 
bóng thực phẩm” và bong bóng này có thể vỡ bất cứ lúc nào, nếu lãnh đạo thế giới không 
tìm được cách hạ giá thực phẩm. Sẽ đến lúc chiến tranh diễn ra không phải do tranh giành 
ảnh hưởng hoặc nguồn tài nguyên, mà là các nguyên nhân cơ bản hơn như đối đầu về 
lương thực, thực phẩm. Cuộc khủng hoảng lương thực vào năm 2008 đã gây nên bạo loạn 
tại 33 nước và đẩy hơn 100 triệu người lún sâu hơn vào cảnh đói nghèo. Nếu không 
nhanh chóng tìm cách giải quyết, điều này có thể lặp lại vào năm 2011. Đứng trước nguy 
cơ xảy ra một

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_thi_truong_luong_thuc_the_gioi_thoi_ki_sau_khung_h.pdf