Tiểu luận Tìm hiểu về cơ sở pháp lý của Lực lượng gìn giữ Hòa Bình (LLGGHB). Trình bày đặc điểm của LLGGHB nói chung và các thế hệ của lực lượng này

pdf 10 trang yenvu 18/10/2024 290
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Tìm hiểu về cơ sở pháp lý của Lực lượng gìn giữ Hòa Bình (LLGGHB). Trình bày đặc điểm của LLGGHB nói chung và các thế hệ của lực lượng này", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Tìm hiểu về cơ sở pháp lý của Lực lượng gìn giữ Hòa Bình (LLGGHB). Trình bày đặc điểm của LLGGHB nói chung và các thế hệ của lực lượng này

Tiểu luận Tìm hiểu về cơ sở pháp lý của Lực lượng gìn giữ Hòa Bình (LLGGHB). Trình bày đặc điểm của LLGGHB nói chung và các thế hệ của lực lượng này
 BÀI TẬP THUYẾT TRÌNH 
Môn: Luật quốc tế 
Nhóm lớp: CT35C 
Đề bài: 
Tìm hiểu về cơ sở pháp lý của Lực lượng gìn giữ hòa 
bình (LLGGHB)? Trình bày đặc điểm của LLGGHB 
nói chung và các thế hệ của lực lượng này? 
Bài làm 
I. Cở sở pháp lý của LLGGHB: 
1. Mục đích hàng đầu của Liên Hợp Quốc (LHQ) trong chương I Hiến chương 
Ngay từ điều I chương I Hiến chương LHQ đã ghi nhận rằng “The Purposes of the United 
Nations are : 1. To maintain international peace and security,” (Mục đích của LHQ là 
duy trì hoà bình và an ninh quốc tế). Và việc LHQ đóng vai trò “trung lập” trong các 
cuộc xung đột, giúp đỡ các bên tham chiến nhằm ổn định tình hình trong nước, thậm chí 
sử dụng biện pháp cưỡng chế để đảm bảo hòa bìnhthông qua các hoạt động LLGGHB 
rõ ràng là sự triển khai của mục đích hàng đầu của LHQ được đề cập trên đây. Đó chính 
là cơ sở pháp lý tạo tiền đề cho hoạt động của LLGGHB. 
Hơn nữa , ta có thể thấy rằng lực lượng gìn giữ hoà bình là một cách thức để Hội đồng 
Bảo an (HĐBA) thực hiện chức năng duy trì và gìn giữ hoà bình và an ninh quốc tế. Theo 
quy định của khoản 1 Điều 24 thì HĐBA là cơ quan giữ vai trò chủ đạo trong việc gìn 
giữ hòa bình và an ninh quốc tế (Để đảm bảo cho LHQ hành động nhanh chóng và có 
hiệu quả, các thành viên LHQ trao cho HĐBA trách nhiệm chính trong việc duy trì hoà 
bình và an ninh quốc tế và thừa nhận rằng khi làm những nghĩa vụ do trách nhiệm ấy đặt 
ra, thì HĐBA hành động với tư cách thay mặt cho các thành viên LHQ.) Cho nên hoạt 
động của lực lượng này nằm trong phạm vi như thế nào đều dựa vào quyền hạn của 
HĐBA mà Hiến chương LHQ trao cho nó nằm trong chương VI và chương VII. 
2. Chương VI Hiến chương LHQ 
Chức năng Giải quyết hoà bình các cuộc tranh chấp của lực lượng gìn giữ hoà bình được 
HĐBA triển khai theo quy định ở chương VI (Điều 35, Điều 36, Điều 37). Theo đó 
HĐBA thông qua lực lượng này có thể đưa ra những kiến nghị hoặc giải pháp thích hợp 
để giải quyết 1 tranh chấp hoặc 1 tình hình có thể đe doạ hoà bình và an ninh quốc tế. 
Lực lượng UNTSO (Tổ chức giám sát ngừng bắn ở Trung Đông) năm 1948 chính là 
trường hợp được HĐBA triển khai dựa trên chương VI của Hiến chương vì lực lượng này 
không có quân đội mà chỉ gồm các quan sát viên làm nhiệm vụ hoà giải và giám sát cuộc 
đình chiến mà thôi. Hiện nay lực lượng này vẫn hoạt động tại Trung Đông. 
3. Chương “VI rưỡi” Hiến chương LHQ 
Sau năm 1956, lực lượng gìn giữ hoà bình không chỉ gồm các nhà hoà giải làm nhiệm vụ 
giám sát đình chiến mà còn bao gồm cả các binh lính được lấy từ các quốc gia thành viên 
LHQ và được trang bị vũ khí hạng nhẹ. 
Mặc dù trong HC quy định HĐBA có quyền giải quyết 1 cách hoà bình các tranh chấp 
theo chương VI hoặc sử dụng các biện pháp cưỡng chế, kể cả các biện pháp vũ lực nếu 
cần thiết để lập lại hòa bình và an ninh quốc tế theo chương VII. 
Tuy nhiên trong bối cảnh chiến tranh lạnh, họat động gìn giữ hoà bình lại như là một biện 
pháp thoả hiệp giữa các nước nhằm thúc đẩy việc giải quyết các cuộc tranh chấp. Theo 
đó, các hoạt động gìn giữ hoà bình này dùng nhân viên quân sự nhưng không áp dụng các 
biện pháp vũ lực. Ngoài ra, lực lượng gìn giữ hoà bình không có quyền áp đặt đối với các 
quốc gia, mà chỉ có vai trò làm vùng đệm ngăn chặn xô xát giữa các bên tham chiến với 
sự chấp thuận của các bên đó. Do đó lực lượng gìn giữ hoà bình lúc đó không thể là được 
áp dụng theo chương VII. Và lực lượng đó cũng lại không nằm trong phạm vi điều chỉnh 
của chương VI bởi lẽ đây rõ ràng là một hình thức “hành động” của HĐBA. Hay nói cách 
khác, hoạt động của lực lượng gìn giữ hòa bình nằm trong giữa chương VI và chương 
VII; do đó nhiều người gọi lực lượng gìn giữ hoà bình là được hoạt động dựa trên 
“chương VI rưỡi” của Hiến chương LHQ. 
4. Chương VII Hiến chương LHQ 
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh thì hoạt động của lực lượng gìn giữ hoà bình tại một quốc 
gia nhất thiết phải có được sự chấp thuận của quốc gia đó. Nhưng sau Chiến tranh lạnh, 
hoạt động gìn giữ hoà bình đã có thêm hành lang pháp lý. HĐBA sửa đổi quy chế hoạt 
động của lực lượng này căn cứ theo chương VII Hiến chương LHQ, cho phép cưỡng chế 
để nâng cao hiệu quả một số chiến dịch của lực lượng gìn giữ hoà bình. “Lịch trình vì hoà 
bình” - bản báo cáo của Tổng Thư ký LHQ 17/6/1992 và “Bổ sung Lịch trình vì hoà 
bình” - bản báo cáo của Tổng Thư ký 3/1/1995 - hai văn kiện này đều yêu cầu các quốc 
gia thành viên LHQ phải có trách nhiệm đối với hoạt động gìn giữ hoà bình, đặc biệt 
không ngăn cản, hạn chế các uỷ viên thường trực HĐBA góp quân trực tiếp tham gia các 
hoạt động gìn giữ hoà bình như thời kỳ Chiến tranh lạnh. Đây là hai văn kiện quan trọng 
đã mở rộng hành lang pháp lý cho việc tổ chức các hoạt động của lực lượng gìn giữ hoà 
bình LHQ thời kỳ sau Chiến tranh lạnh; là tiền đề để HĐBA tăng cường vận dụng 
Chương VII Hiến chương trong các nghị quyết của mình, cho phép lực lượng đa quốc gia 
dưới sự chỉ huy của LHQ này sử dụng vũ lực để cưỡng chế hoà bình. 
5. Đánh giá về cơ sở pháp lý hoạt động của lực lượng gìn giữ hoà bình theo Hiến 
chương LHQ 
Lực lượng gìn giữ hoà bình khác lực lượng vũ trang (armed forces) được nhắc đến từ 
Điều 43 đến Điều 47 chương VII Hiến chương. Lực lượng vũ trang này là lực lượng được 
HĐBA triển khai theo Điều 42 chương VII. Lực lượng vũ trang này có nhiệm vụ ngăn 
chặn bên gây ra xung đột mà HĐBA LHQ thấy là “mối đe doạ, sự vi phạm đến hoà bình, 
hay một hành động xâm lược” (Điều 39). Ví dụ như là lực lượng vũ trang triển khai trong 
chiến tranh Vùng Vịnh (1991). Còn lực lượng gìn giữ hoà bình chỉ luôn giữ vị trí trung 
lập giữa các bên tham chiến trong cuộc xung đột mà thôi. 
Đồng thời việc lực lượng này vẫn được triển khai và hoạt động khắp nơi trên thế giới, 
được cộng đồng quốc tế công nhận rộng rãi cho thấy cơ sở pháp lý vững vàng để HĐBA 
LHQ triển khai lực lượng này chính là tập quán quốc tế đã hình thành trong thực tiễn 60 
năm qua của lực lượng này. 
Cơ sở pháp lý của từng lực lượng gìn giữ hoà bình trong từng sứ mệnh đều được đề cập 
rất rõ và cụ thể trong các Nghị quyết của HĐBA; trong đó nêu những nguyên tắc về tổ 
chức, hoạt động, chức năng, vấn đề chi phí tài chính của lực lượng gìn giữ hoà bình. Có 
thể thấy trong Nghị quyết 340 (1973) và nghị quyết 341 (1973) của HĐBA – hai nghị 
quyết được đánh giá là văn bản có tính pháp lý rõ ràng, đầy đủ hơn cả, điều chính nguyên 
tắc hoạt động của lực lượng gìn giữ hoà bình. 
II. Đặc điểm của LLGGHB: 
Hoạt động của lực lượng gìn giữ hoà bình được ra đời vì thực tiễn nhu cầu về gìn giữ hoà 
bình được nảy sinh khi hai bên tham chiến tự muốn,hoặc chịu thuyết phục để chấm dứt 
chiến tranh. Tuy nhiên mốc đánh dấu sự ra đời của lực lượng này thì lại có hai ý kiến 
khác nhau. 
1. Nghị quyết 50 của HĐBA 
Một bên cho rằng, lực lượng gìn hoà bình đầu tiên chính là lực lượng UNTSO được triển 
khai tại Palestine năm 1948. 
Năm 1948 trước tình thế nguy hiểm của cuộc chiến giữa Ixraen và Ả Rập ngày càng ác 
liệt, thủ tướng Ixraen kêu gọi LHQ thu xếp ngừng bắn. Tuy nhiên trong Hiến chương 
LHQ lại không có điều khoản nào đề cập cụ thể đến tổ chức các hoạt động gìn giữ hòa 
bình, hơn nữa trong điều kiện Chiến tranh lạnh làm cho hệ thống an ninh tập thể theo 
chương VII không thể thực hiện được và “quân đội LHQ theo dự liệu tại điều 43 Hiến 
chương cũng chưa thành hiện thực, LHQ đã sử dụng vị trí “trung lập”, cố gắng đóng vai 
trò hạn chế xung đột và duy trì hoà bình. Ngày 29/05/1948, Hội đồng Bảo an Liên hợp 
quốc đã thông qua nghị quyết 50 kêu gọi hai bên chấm dứt chiến tranh và quyết định lập 
giới tuyến ngừng bắn do các nhà hoà giải LHQ giám sát, thiết lập một lực lượng do LHQ 
chỉ huy tại Palestine để giám sát quá trình đình chiến (United Nations Truce Supervision 
Organization - UNTSO). Nhiều người nói rằng UNTSO chính là lực lượng gìn giữ hoà 
bình đầu tiên của LHQ (mặc dù rằng vào thời điểm năm 1948 - 1956 nó vẫn chưa được 
gọi với cái tên “lực lượng gìn giữ hoà bình”) 
Đến năm 1956, cụm từ “gìn giữ hòa bình” (peacekeeping) được Thủ tướng Canada Lester 
Pearson đưa ra để đặt cho Lực lượng khẩn cấp của LHQ (United Nations Emergency 
Force) triển khai tại Trung Đông sau cuộc chiến Ả rập và Israel năm 1956 (cuộc khủng 
hoảng Suez). Và sau đó các lực lượng do LHQ chỉ huy đóng vai trò trung lập trong các 
cuộc xung đột đều được mọi người biết đến với cái tên là “lực lượng gìn giữ hoà bình” 
(peacekeeping force). 
2. Nghị quyết 377 (V) 
Một ý kiến khác cho rằng sự ra đời của lực lượng gìn giữ hoà bình phải được đánh dấu 
bằng việc ĐHĐ dựa trên cơ sở nghị quyết 377 (V) thay HĐBA triển khai một lực lượng 
khẩn cấp của LHQ đã nói trên đây tại cuộc khủng hoảng Suez năm 1956; khi mà HĐBA 
tê liệt không thể tìm được sự nhất trí và đảm đương được chức năng duy trì hoà bình và 
an ninh quốc tế của mình do tình trạng đối đầu trong chính cơ quan này. 
Chúng ta đều biết dựa theo các quyền hạn mà Hiến chương trao cho HĐBA; thì HĐBA 
chính là cơ quan có thẩm quyền quyết định áp dụng lực lượng gìn giữ hoà bình (Điều 24). 
Nhưng thực tế lại có 1 ngoại lệ: Có trường hợp thẩm quyền gìn giữ hòa bình và an ninh 
quốc tế vốn của HĐBA lại được trao cho ĐHĐ áp dụng. 
 Ngoại lệ này bắt đầu từ cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950 khi mà quyền phủ quyết của 
Liên Xô trong việc triển khai lực lượng quân sự vào Bắc Triều Tiên đã cho thấy HĐBA 
đã bị tê liệt. Trước tình hình như vậy; Đại hội đồng LHQ thông qua Nghị quyết 377 hay 
còn gọi là Nghị quyết Đoàn kết vì hoà bình ngày 3/11/1950 nhằm trao cho ĐHĐ chức 
năng gìn giữ hoà bình và an ninh quốc tế vốn thuộc về HĐBA “nếu HĐBA không thể 
đảm nhiệm trọng trách gìn giữ hoà bình và an ninh quốc tế, khi hoà bình bị phá hoại 
hoặc bị đe doạ, hay có hành vi xâm lược, vì không đạt được sự nhất trí giữa các nước 
thành viên”. Xuất phát từ Nghị quyết 377 cộng với 1 thực tiễn rằng ĐHĐ có thể lập ra 
các cơ quan bổ trợ hoạt động tại các quốc gia với điều kiện phải được các quốc gia này 
cho phép, ĐHĐ đã hình thành lên lực lượng gìn giữ hoà bình triển khai vào trong lãnh 
thổ các quốc gia có xung đột nhưng với sự cho phép của các bên tham chiến. Và trên thực 
tế, LLGGHB đã được ĐHĐ triển khai 2 lần theo Nghị quyết 377, đó là trong cuộc khủng 
hoảng Suez năm 1956 (FUNU) và tại Cônggô năm 1960 (ONUC). 
Sau khi Toà án pháp lý ICJ khẳng định tính hợp pháp của hai lực lượng này trong “Ý 
kiến tư vấn năm 1962 về một số chi phí của LHQ”, HĐBA nhận thấy cần phải lấy lại vai 
trò chủ động và cũng bắt chước theo ĐHĐ thành lập những lực lượng gìn giữ hoà bình 
trên cơ sở được nước sở tại chấp nhận. Vì thế có ý kiến cho rằng LLGGHB là được triển 
khai từ Nghị quyết 377. 
3. Đặc điểm của LLGGHB 
Giai đoạn trong chiến tranh lạnh 
- Quan hệ quốc tế bị chi phối bởi hai khối Đông và Tây 
- Hoạt động thực tiễn của LHQ chủ yếu dựa vào phản ứng của hai siêu cường 
- Sự mâu thuẫn giữa 2 siêu cường khiến cho HĐBA không thực hiện được chức năng của 
mình 
Đặc điểm 1: các quyền hạn rộng rãi của HĐBA gần như không được sử dụng. 
Hoạt động gìn giữ hòa bình được triển khai đầu tiên tại Palestin (Nghị quyết 50 và 54 
năm 1948). 
Hai cuộc khủng hoảng buộc HĐBA phải sử dụng các biện pháp cấm vận về kinh tế: 
+ Dim ba buê ( Nghị quyết 236 tháng 12 năm 1966 và Nghị quyết 253 tháng 5 năm 
1968); 
+ Nam Phi (Nghị quyết 418 tháng 11 năm 1977 và Nghị quyết năm 591 tháng 11 năm 
1986). 
Riêng khủng hoảng ở Công gô 1961 biện pháp vũ lực đã được sử dụng (Nghị Quyết 169) 
Các trường hợp khác, HĐBA chỉ can thiệp dưới hình thức cử các lực lượng quan sát viên 
hoặc lực lượng can thiệp đến khu vực bất ổn định. Hoạt động gìn giữ hòa bình phải có sự 
cho phép của các quốc gia sở tại (LLGGHB của LHQ ở Xômali, Cro-a-ti-a, Ruanda). 
Đặc điểm 2: Các lực lượng quan sát viên hay can thiệp bao gồm các hoạt động của các 
lực lượng LHQ được vũ trang nhẹ hoặc không vũ trang triển khai giữa các bên thù địch 
nhằm giám sát ngừng bắn, rút quân hay làm vùng đệm trong khi các cuộc thương lượng 
chính trị đang tiến hành nhằm giúp kìm hãm các hoạt động vũ trang (hoạt động gìn giữ 
hòa bình tại Sip, hoạt động giám sát tại Tát-gi-kit-xtan, Grudia, và trên biên giới giữa Cô-
oét và Irắc) 
Đặc điểm 3: Ngoài ra cũng đã có các hoạt động gìn giữ hòa bình mà binh lính gìn giữ hòa 
bình tham gia vào công việc dân sự và cảnh sát khác nhau, mục tiêu là giải quyết xung 
đột một cách lâu dài, bao gồm các hoạt động giải giáp các bên tham chiến, thiết lập lại 
trật tự giám sát, quản lý và phá huỷ vũ khí, hành hương người tị nạn,(Namibia, En-
Xan-Va-Do, Campuchia) 
Tuy nhiên phải nhận định trong một số trường hợp LHQ đã không thực hiện được vai trò 
của mình và bị chi phối bởi mối quan hệ Đông Tây 
Trường hợp của Triều Tiên (1950) và Công Gô (1960) 
Đặc biệt, đối với sự kiện Triều Tiên: lợi dụng việc Liên Xô phản đối ghế đại diện của 
Tưởng GIới Thạch và rời khỏi LHQ, HĐBA đã thông qua 3 nghị quyết xâm lược Triều 
Tiên. Trước tình hình đó Liên Xô quay trở lại LHQ và thực hiện quyền phủ quyết đối với 
các hoạt động tiếp theo của HĐBA. Với lý do HĐBA bị tê liệt, Mỹ đã sử dụng bộ máy 
ĐHĐ, thông qua Nghị quyết 377 “ Nghị quyết đoàn kết vì hoà bình” (3/11/1950), Nghị 
quyết trao cho ĐHĐ trong trường hợp HĐBA bị tê liệt, ĐHĐ sẽ thay thế vai trò của 
HĐBA. 
Nghị quyết đã được áp dụng 2 lần : lần 1 lực lượng gìn giữ hoà bình cho cuộc khủng 
hoảng ở Suez năm 1956, lần 2 thành lập lực lượng gìn giữ hoà bình tại Công Gô năm 
1960. 
Đánh giá: 
Tuy nhiều lực lượng gìn giữ hòa bình đã được HĐBA thành lập nhưng các lực lượng này 
không thực sự có quyền hoà giải cũng như quyền cưỡng chế như Điều 42 quy định mà 
đây là một thẩm quyền mới được mô tả như là một chương VI rưỡi nằm giữa quyền hoà 
giải và quyền cưỡng chế. 
• Thứ nhất: nó không thể thực hiện quyền cưỡng chế, vì lực lượng quân đội do các 
quốc gia thành viên tổ chức, hoạt động gìn giữ hòa bình chỉ được triển khai trên lãnh thổ 
của một quốc gia khi được quốc gia đó chấp thuận. 
• Thứ hai: sự có mặt của các lực lượng của LHQ tại những nơi nhạy cảm là nhằm 
ngăn chặn nguy cơ xảy ra xung đột, hay làm dịu tình hình chứ không có vai trò hoà giải 
như theo chương VI. 
Hoạt động gìn giữ hoà bình dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản: được sự đồng ý của các bên 
tham gia tranh chấp, không thiên vị, không được sử dụng vũ lực. Điều này làm cho quân 
đội LHQ khó có thể hoàn thành nhiệm vụ dập tắt xâm lược, chỉ có thể đóng vai trò đệm , 
giữ gìn hoà bình. 
Dù chưa thực hiện được chức năng như mong muốn nhưng cũng đã góp phần ngăn ngừa 
các cuộc chiến tranh hạt nhân , ĐHĐ LHQ đã đưa ra được các văn bản pháp lý quan 
trọng mang tính định hướng. 
Giai đoạn sau chiến tranh lạnh 
• Chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Xô, Đông Âu tan rã 
• Các trung tâm Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu cạnh tranh mạnh mẽ với nhau về kinh tế. 
Ngoại giao chính trị thay bằng ngoại giao kinh tế, xu hướng chung của các nước là vừa 
hợp tác, vừa đấu tranh cùng tồn tại hoà bình. 
Hoạt động gìn giữ hoà bình: 
Sự hoạt động hiệu quả trở lại của HĐBA cùng với sự gia tăng các cuộc nội chiến làm cho 
các hoạt động gìn giữ hòa bình gia tăng cả về số lượng và phạm vi. 
Cùng với thay đổi của quan hệ quốc tế thì hoạt động gìn giữ hòa bình ngoài trong những 
lĩnh vực truyền thống (an ninh, quốc phòng) đã có những hoạt động trong lĩnh vực chính 
trị, nhân đạo (giám sát bầu cử, điều tra cứu trợ nhân đạo). 
Đăc điểm 1: cho phép sử dụng vũ lực. 
Năm 1950 trong chiến tranh Triều Tiên, tuy HĐBA lần đầu tiên cho phép sử dụng vũ lực 
nhưng chỉ là sự đồng tình của LHQ về mặt chính trị. 
Nghị quyết 678 (1990) về Irắc đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong thực tiễn HĐBA. 
Nó mở đường cho hàng loạt các chiến dịch quân sự được HĐBA cho phép. 
Đặc điểm 2: cho phép lực lượng gìn giữ hoà bình có thể hoạt động độc lập so với chính 
phủ sở tại. 
Trường hợp Đông-ti-mo và Ko-so-vo, LLGGHB được giao nhiệm vụ khôi phục các thiết 
chế nhà nước đòi hỏi những lực lượng này phải có mặt ở đây lâu dài 
Currently, the UN is conducting 17 peacekeeping operations with a total force of over 
90,880 individuals, including 76,750 blue berets, 11,250 civilian policemen and nearly 
2,880 military observers. 
III. Các thế hệ LLGGHB: 
1. LLGGHB thuộc thế hệ thứ nhất (1948) 
LL GGHB thế hệ này thực hiện các hoạt động gìn giữ hoà bình truyền thống: LLGGHB 
được vũ trang nhẹ hoặc không vũ trang, hoạt động gìn giữ hòa bình được triển khai giữa 
các bên thù địch để giám sát ngừng bắn, rút quân, hay làm vùng đệm, mục đích giúp các 
cuộc xung đột vũ trang được kìm lại. LL GGHB thế hệ 1 buộc phải có sự chấp thuận của 
các bên tham chiến tại nước sở tại thì mới có thể triển khai. Sự chấp thuận đó được thể 
hiện thông qua một thoả thuận hoặc chính thức, hoặc có khi cũng không chính thức giữa 
HĐBA và các bên trong cuộc xung đột. 
2. LLGGHB thuộc thế hệ thứ 2 (1988) 
LL GGHB bên cạnh chức năng quân sự truyền thống, binh lính gìn giữ hoà bình thường 
tham gia vào nhiều công việc dân sự và cảnh sát khác nhau, mục tiêu là giải quyết xung 
đột một cách lâu dài. Bản chất của hoạt động gìn giữ hòa bình thế hệ thứ 2 đã có sự khác 
nhau về mục đích so với hoạt động của LL GGHB thế hệ 1. Tuy nhiên thế hệ thứ 2 cũng 
cần có được sự chấp thuận hoạt động của các bên tham chiến. 
3. LLGGHB thuộc thế hệ thứ 3 (1992- nay) 
Hoạt động của LLGGHB có sự trải rộng: từ hoạt động quân sự ở mức thấp để bảo vệ việc 
cứu trợ nhân đạo, tháo gỡ mìn, cho đến đảm bảo thực hiện ngừng bắn, giải giáp các bên 
tham chiến, và khi cần thiết có thể hỗ trợ quản lý hành chính, giúp tái thiết các quốc gia 
được coi là yếu kém. Điều đặc biệt khác biệt giữa thế hệ ba với 2 thế hệ trước, đó là LL 
GGHB thế hệ này có thể hoạt động hoàn toàn độc lập với chính phủ nước sở tại, nghĩa là 
không cần có sự chấp thuận của các bên. Có thể nói, hoạt động của LLGGHB có mang 
tính chất cưỡng chế được quy định trong chương VII. 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_tim_hieu_ve_co_so_phap_ly_cua_luc_luong_gin_giu_ho.pdf