Tiểu luận Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư
BỘ GIÁO DỤC VÀ TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG 11 TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN VỐN ĐẦU TƯ Nhóm thực hiện: Nhóm 4 1. Nguyễn Duy Quang 2. Lê Ngọc Sơn 3. Trần Hữu Tuấn Lớp: TCDN Đêm 3 Khóa: 22 GVHD: Cô Nguyễn Thị Uyên Uyên TP.Hồ Chí Minh - tháng 04/2014 Chương 11: Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư Trang 2 CHƯƠNG 11 TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN VỐN ĐẦU TƯ Lời mở đầu Phân tích báo cáo tài chính liên quan đến đánh giá rủi ro và tỷ suất sinh lợi. Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư đề cấp đến thu nhập của công ty liên quan đến cả mức độ lẫn nguồn tài trợ. Đây là một thước đo lường thành công của công ty trong việc sử dụng nguồn tài trợ để tạo lợi nhuận. Đây cũng là thước đo tuyệt vời về khả năng trả nợ của một công ty. Bài nghiên cứu này mô tả tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư và các vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính. Chúng tôi chia tách tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư thành các thành phần qun trọng để hiểu sâu hơn thành quả và hoạt động tương lai của công ty. Vai trò của đòn bẩy và tầm quan trọng của nó đối với phân tích tỷ suất sinh lợi cũng được chúng tôi đề cập. Lồng ghép trong các phân tích là các ví dụ minh họa của chúng tôi được chọn lọc từ các công ty trong thực tế. 1 TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN VỐN ĐẦU TƯ 1.1 Định nghĩa - Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư (ROI hay Return on Investment) là một thước đo dòng tiền được tạo ra hoặc bị tổn thất do đầu tư. Nó xác định dòng tiền hoặc luồng thu nhập từ đầu tư đến nhà đầu tư, liên quan đến số tiền đầu tư. Có thể là dưới hình thức là lợi nhuận, tiền lãi, cổ tức, hoặc lãi vốn/lỗ vốn. Lãi vốn/lỗ vốn xảy ra khi giá trị thị trường hoặc giá trị bán lại của đầu tư tăng hoặc giảm. Dòng tiền ở đây không bao gồm hoàn vốn của vốn đã đầu tư. - Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư có lẽ là thước đo đánh giá hiệu quả công ty một cách phổ biến nhất. Thước đo này cho phép so sánh sự thánh công của các công ty trong việc sử dụng vốn đầu tư và cũng cho phép đánh giá tỷ suất sinh lợi của công ty trong mối tương quan với rủi ro đầu tư của chúng. 1.2 Vai trò của tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư Đo lường hiệu quả quản lý Chương 11: Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư Trang 3 - Mức độ tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư phụ thuộc chủ yếu vào kỹ năng, tài xoay sở, sự khéo léo và động cơ thúc đẩy của ban quản lý. - Tỷ suất này đặc biệt là khi tính toán trong khoảng thời gian một năm hoặc lâu hơn là một thước đo thích hợp để đo lường hiệu quả của ban quản lý. Đo lường khả năng sinh lợi - Chỉ tiêu này kết hợp cả báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán để đánh giá khả năng sinh lợi. Tỷ số này cũng hữu ích trong phân tích tính thanh khoản của công ty trong ngắn hạn. Chỉ tiêu dự báo thu nhập - Tỷ số này liên kết một cách hiệu quả thu nhập quá khứ, hiện tại và tương lai với vốn đầu tư. Tỷ số này nhận diện được các dự báo lạc quan hoặc bi quan thái quá liên quan đến tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư của các đối thủ cạnh tranh, đánh giá việc quản trị các nguồn tài trợ khi các giá trị dự báo khác với kỳ vọng. Chỉ tiêu hoạch định và kiểm soát - Tỷ số này đóng vai trò quan trọng trong quá trình lập kế hoạch, hoạch định ngân sách vốn, định giá và kiểm soát các hoạt động kinh doanh. Tỷ số này bao gồm tỷ suất sinh lợi lãi (lỗ) của tất cả các chi nhánh, bộ phận của công ty, nó còn có thể phản ánh tỷ suất sinh lợi của từng dòng sản phẩm, từng dự án riêng lẻ và các thành phần khác. Từ đó giúp nhà quản lý đưa ra những đánh giá và đề xuất các kế hoạch chiến lược cho công ty. 1.3 Các thành phần của tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư cơ bản được tính toán là: = ợ ℎ ậ ố đầ ư - Lợi nhuận có thể là lãi ròng, lợi nhuận trước thuế và lãi vay, còn vốn đầu tư có thể là tổng tài sản, vốn cổ phần thường, Tùy thuộc vào mục tiêu phân tích mà ta có các chỉ tiêu lợi nhuận, vốn đầu tư cụ thể. Lưu ý khi tính các chỉ tiêu trên chúng ta nên có một số điều chỉnh cho phù hợp. Chương 11: Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư Trang 4 Trên là biểu đồ cho thấy cơ cấu vốn của Vinamilk nhóm tính toán từ BCTC VNM hợp nhất đã kiểm toán 2013. Vốn đầu tư của VNM chủ yếu đến từ vốn cổ phần và lợi nhuận sau thuế. Công ty không sử dụng vốn từ cổ phần ưu đãi cũng như rất ích nợ dài hạn. Các điều chỉnh trong tổng tài sản - Điều chỉnh tài sản phi hoạt động: như tiền mặt, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, TSCĐ chờ thanh lý hoặc các tài sản trong tham gia vào hoạt động tạo ra thu nhập trong kỳ. Việc điều chỉnh này nhằm tập trung phân tích vào các tài sản hoạt động và tách biệt hoạt động kinh doanh khỏi các hoạt động tài chính của công ty. Việc điều chỉnh này đặc biệt hữu ích khi phân tích các công ty có đầu tư đáng kể vào các tài sản tài chính. - Điều chỉnh tài sản vô hình: loại trừ các tài sản vô hình ra khỏi vốn đầu tư. Tuy nhiên theo chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay giá trị tài sản vô hình của một doanh nghiệp chưa được tính toán đầy đủ và thường có giá trị tương đối thấp trong cơ cấu tài sản nên việc điều chỉnh hay không điều chỉnh yếu tố này không ảnh hưởng nhiều đến kết quả phân tích. - Điều chỉnh khấu hao lũy kế: với mục tiêu tập trung vào thành quả hoạt động của toàn công ty, tốt hơn là không cộng lùi khấu hao lũy kế vào vốn đầu tư. Điều này nhất quán với lợi nhuận sau thuế và chi phí khấu hao. Việc gia tăng tỷ suất sinh lợi do giảm tài sản đã được khấu hao được bù trừ bởi việc mua lại các tài sản khấu hao mới.. Các tài sản mới này phải tạo ra được lợi nhuận. Chúng ta cũng phải nhận biết rằng thường thì chi phí bảo trì và sửa chữa sẽ gia tăng theo tuổi của tài sản, có xu hướng bù trừ việc giảm (nếu có) trong vốn đầu tư. - Bên dưới và ví dụ minh họa được nhóm tổng hợp tính toán từ Bảng Cân đối kế toán của công ty Vinamilk qua các năm từ 2009-2013. 42.04% 21.67%1.53% 0.10% 34.66% Cơ cấu vốn đầu tư của VNM 2013 Cổ phần thường Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Lợi ích cổ đông thiểu số LN chưa phân phối và các quỹ Chương 11: Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư Trang 5 Đvt: triệu đồng Tổng tài sản của Vinamilk sau khi điều chỉnh tài sản phi hoạt động, tài sản vô hình. Các điều chỉnh trong vốn cổ phần - Giá trị thị trường thay cho giá trị sổ sách của vốn cổ phần: Thông thường khi tính toán chỉ tiêu này chúng ta thưởng sử dụng giá trị sổ sách trên các BCTC hơn là giá trị thị trường. Mặc dù vậy, giá trị thị trường của vốn cổ phần đôi khi lại phù hợp hơn cho phân tích bởi vì có một số tài sản không được ghi nhận trong BCTC (chẳng hạn như nhãn hiệu thương mại được phát triển trong nội bộ, danh tiếng, nguồn nhân lực,) Ngoài ra thu nhập được thể hiện trên BCTC đôi khi bị bỏ sót các khoản do các tiêu chuẩn ghi nhận kế toán quá bảo thủ. - Vốn đầu tư của nhà đầu tư thay cho vốn đầu tư của công ty: 2 chỉ tiêu này khác nhau do không phải lúc nào nhà đầu tư cũng mua được cổ phiếu bằng mệnh giá. Do đó trong một vài phân tích, các nhà phân tích dùng vốn đầu tư của nhà đầu tư thay thế cho vốn đầu tư của công ty trong phân tích của mình. Các điều chỉnh trong thu nhập - Thu nhập hay lợi nhuận sẽ điều chỉnh cho tương ứng với vốn đầu tư. Nếu vốn đầu tư là tổng tài sản thì thu nhập ở đây sẽ là thu nhập trước lãi vay và cổ tức ưu đãi. Còn nếu vốn đầu tư là vốn chủ sở hữu thì ta sử dụng lãi ròng sau khi đã khấu trừ đi lãi vay và cổ tức cổ phần ưu đãi. - Trường hợp tổng tài sản là tài sản công ty mẹ và các công ty con thì lợi nhuận nên bao gồm cả lợi nhuận công ty mẹ và lãi (lỗ) của công ty con khi tính tỷ suất sinh lợi trên tài sản. - 5,000,000 10,000,000 15,000,000 20,000,000 25,000,000 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng tài sản chưa điều chỉnh Tổng tài sản sau điều chỉnh Chương 11: Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư Trang 6 Chỉ tiêu Vốn đầu tư Chỉ tiêu Lợi nhuận Tổng tài sản Lợi nhuận trước lãi vay và cổ tức Tài sản công ty mẹ + tài sản cty con Lợi nhuận công ty mẹ + lãi (lỗ) cty con Vốn cổ phần thường Lãi ròng sau thuế trừ chi trả cổ tức cổ phần ưu đãi - Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư phải phản ánh tất cả các chi phí hợp lý gồm cả thuế thu nhập. Chúng ta phải ghi nhận rằng thuế thu nhập làm giảm thu nhập của công ty nên ta phải tính đến thuế khi tính thu nhập, đặc biệt là tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần của cổ đông. Phần sau của bài nghiên cứu chúng tôi sẽ chia tách tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư sao cho có một thành phần phản ánh tình trạng thuế của công ty. 2 TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN TÀI SẢN 2.1 Khái niệm Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của công ty. Nó là một thước đo thích hợp cho tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Tỷ số này phản ánh lợi nhuận của công ty được sinh ra từ tổng tài sản. Thước đo này không phân biệt lợi nhuận được tạo ra từ nguồn tài trợ nào. Do vậy, phân tích chỉ tập trung vào đánh giá hoặc dự báo thành quả hoạt động. Ngoài ra, khi lấy tổng tài sản làm cơ sở để tính tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư đôi khi phải thực hiện một số điều chỉnh. 2.2 Công thức và điều chỉnh ROA 2.2.1 Công thức Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản được được tính toán theo công thức sau: = ã ò ổ à ả 2.2.2 Điều chỉnh tài sản khi tính toán ROA a. Điều chỉnh Lãi ròng Cộng lãi vay nếu Tổng tài sản có nguồn tài trợ vay. b. Điều chỉnh Tổng tài sản Chương 11: Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư Trang 7 Điều chỉnh tài sản không hoạt động: là một loại điều chỉnh có liên quan đến các tài sản không hoạt động. Các điều chỉnh tài sản không hoạt động có thể là: - Tài sản chờ thanh lý. - Các khoản tiền mặt và các khoản tương đương tiền. - Tài sản đầu tư tài chính (loại ra nếu chỉ xét lợi nhuận trên hoạt động kinh doanh). Việc điều chỉnh này nhằm tập trung phân tích vào các tài sản hoạt động và tách biệt phân tích hoạt động kinh doanh khỏi các hoạt động tài chính của công ty và nó đặc biệt hữu ích đối với công ty có đầu tư đáng kể vào các tài sản tài chính. Điều chỉnh tài sản vô hình: là loại trừ các tài sản vô hình ra khỏi vốn đầu tư. Điều chỉnh này xuất phát từ nghi vấn liên quan đến giá trị hoặc giả định là bản chất tài sản vô hình có đặc điểm khác hơn tài sản hữu hình. Trong điều kiện chuẩn mực kế toán GAAP hiện nay, các tài sản vô hình phải định kỳ xem xét xem có bị sụt giá hay không? Điều chỉnh nên được thực hiện trước khi tiến hành phân tích. Mặc dù vậy, việc loại trừ các tài sản vô hình ra khỏi vốn đầu tư một cách hoàn toàn không được lý giải thuyết phục vì chúng đại diện cho các nhà đầu tư có giá trị bất chấp bản chất vô hình. Điều chỉnh khấu hao tích lũy: Điều chỉnh thứ ba có liên quan đến câu hỏi liệu vốn đầu tư có bao gồm việc cộng lùi khấu hao tích lũy vào tài sản đã khấu hao hay không? (lưu ý rằng thu nhập trong báo cáo tài chính là đã loại trừ khấu hao). Những người ủng hộ việc điều chỉnh tranh luận rằng vì tài sản cố định được duy trì trong điều kiện hoạt động cơ bản trong suốt đời sống hữu ích của chúng. Vì thế đánh giá trên tài sản ròng là không hợp lý. Họ cũng cho rằng nếu khấu hao tích lũy không được cộng lùi, thì thu nhập cao có thể do vốn đầu tư thấp (do chưa cộng dồn khấu hao). Do đó, ngay cả với các thu nhập ổn định, tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư sẽ tăng hoặc giảm mà không liên quan đến thành quả thực sự của công ty. Trong quá trình đánh giá điều chỉnh này, chúng ta phải đặt trọng tâm vào kiểm soát nội bộ của từng đơn vị sản xuất riêng biệt và của việc quản trị hoạt động kinh Chương 11: Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư Trang 8 doanh. Trong phân tích của chúng ta thì khác, tập trung vào thành quả hoạt động của công ty. Đối với phân tích toàn công ty, tốt hơn là không cộng lùi khấu hao tích lũy vào vốn đầu tư. Điều này nhất quán với việc tính toán thu nhập ròng và chi phí khấu hao. Việc gia tăng tỷ suất sinh lời do giảm tài sản đã khấu hao được bù trừ bởi việc mua lại các tài sản đã khấu hao mới. Các tài sản mới này phải tạo ra được lợi nhuận. Chúng ta cũng phải nhận biết rằng thường thì chi phí bảo trì và sửa chữa sẽ gia tăng theo tuổi của tài sản, có xu hướng bù trừ việc giảm (nếu có) trong vốn đầu tư. 2.2.3 Mục tiêu của việc phân tích ROA Đánh giá tài sản của doanh nghiệp có khả năng sinh lợi hay không? Cho thấy xu hướng biến động của ROA tăng lên hay xấu đi. Đánh giá khả năng sinh lợi tài sản của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh khác. 2.2.4 Phương pháp phân tích ROA Phương pháp so sánh: So sánh giữa các năm để thấy được xu hướng phát triển của công ty. So sánh với các đối thủ trong ngành để thấy được vị thế hiện tại của công ty. ROA Vinamilk và một số công ty cùng ngành giai đoạn 2011-2013: ROA 2011 2012 2013 VNM CTCP Sữa Việt Nam 32.01 32.99 30.7 MSN CTCP Tập Đoàn Masan 7.21 3.49 1.06 KDC CTCP Kinh Đô 5.04 6.25 8.31 VCF CTCP Vinacafé Biên Hòa 27.29 30.57 18.96 Chương 11: Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư Trang 9 Năm 2013, ROA của Vinamilk giảm nhẹ so với năm 2011 và 2012. Nguyên nhân được công ty đưa ra là do chi phí nguyên vật liệu tăng cao, đồng thời công ty tăng cường thực hiện các hoạt động tiếp thị, bán hàng, triển khai hoạt động giới thiệu sản phẩm mới đến người tiêu dùng. So với các công ty cùng ngành, Vinamilk tỏ ra vượt trội khi xét về ROA. 2.2.5 Chia tách tỷ suất sinh lợi trên tài sản = ã ò ℎ ℎ × ℎ ℎ à ả Hay: = ỷ ấ ℎ ợ ê ℎ ℎ × ệ ấ ử ụ à ả ROA được chia tách thành 2 thành phần: Lãi ròng/Doanh thu: gọi là tỷ suất sinh lợi trên doanh thu. Tỷ suất này đo lường khả năng sinh lợi của công ty trên mức doanh số đạt được, hay nói cách khác với mỗi đồng doanh số thì có thể tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận. Lãi ròng và doanh thu đều có thể lấy số liệu từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. 0 5 10 15 20 25 30 35 2011 2012 2013 VNM MSN KDC VCF Chương 11: Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư Trang 10 Doanh thu/Tài sản: được gọi là hiệu suất sử dụng tài sản, đo lường tính hiệu quả trong việc tạo ra doanh thu từ tài sản nói chung mà không phân biệt đó là tài sản ngắn hạn hay dài hạn. Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của công ty nói chung bao gồm cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn nhằm giúp cho nhà quản trị nhìn thấy được hiệu quả đầu tư của công ty và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn như thế nào. Tỷ suất sinh lời trên tài sản cho biết mỗi đồng tài sản của công ty tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Sơ đồ sau đây sẽ cho thấy một bức tranh toàn cảnh về các thành phần cấu thành nên tỷ suất sinh lợi trên tài sản: Cấp độ thứ nhất là sự kết hợp tỷ suất sinh lợi trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tài sản. Cấp độ thứ hai làm rõ các nhân tố quan trọng khác xác định tỷ suất sinh lợi trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tài sản. Với cách viết này, để tăng tỷ suất sinh lợi của tài sản hay ROA, doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp thích hợp để nâng số vòng quay của tài sản và tỷ suất sinh lợi trên doanh thu. Bằng phương pháp loại trừ, các nhà phân tích sẽ xác định ảnh hưởng của từng nhân tố tới sự thay đổi tỷ suất sinh lợi của tài sản trong kỳ. Tuy nhiên, trong một chừng mực nhất định, hai nhân tố này có quan hệ ngược chiều nhau. Thông thường, để tăng số vòng quay của tài sản, thì doanh nghiệp phải Chương 11: Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư Trang 11 tăng doanh thu thuần, dẫn đến giảm giá bán và lợi nhuận giảm. Vì vậy, để tăng tỷ suất sinh lợi của tài sản mà vẫn tăng được số vòng quay của tài sản và tỷ suất sinh lợi của doanh thu, thì các nhà quản lý phải tiến hành nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, để cho lượng hàng hóa bán ra tăng (doanh thu tăng) mà không phải giảm giá bán. Phân tách ROA của Vinamilk năm 2011-2013 TSSL trên doanh thu (%) 2011 2012 2013 VNM 19.5 21.91 21.11 MSN 35.37 18.89 10.95 KDC 6.56 8.34 10.81 VCF 13.31 14.1 11.33 Hiệu suất sử dụng tài sản 2011 2012 2013 VNM 164% 151% 145% MSN 26% 29% 28% KDC 78% 76% 77% VCF 205% 217% 167% 0 5 10 15 20 25 30 35 40 2011 2012 2013 VNM MSN KDC VCF Chương 11: Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư Trang 12 Cả tỷ suất sinh lợi trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tài sản của Vinamilk đều ở mức khá ổn định so với các công ty cùng ngành. Cho thấy sự ổn định trong các chính sách của Vinamilk. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản Hiệu suất sử dụng tài sản đo lường cường độ công ty sử dụng các tài sản. Thước đo của việc sử dụng tài sản thích hợp nhất là doanh thu vì doanh thu rất cần thiết để tạo ra lợi nhuận. Trong nhiều trường hợp chúng ta cần phải chia tách và đánh giá hiệu suất sử dụng cho từng loại tài sản trong công ty. Các loại tài sản trong công ty gồm: Tiền mặt, Khoản phải thu, Hàng tồn kho, Tài sản cố định, Nợ ngắn hạn. Doanh thu/Tiền mặt Tiền mặt được công ty nắm giữ chủ yếu nhằm thực hiện các giao dịch hàng ngày và dự trữ cho khả năng thanh khoản chống lại sự mất cân đối trong dòng tiền vào và ra. Nếu số vòng quay tiền mặt quá cao có thể do thiếu hụt tiền mặt, đây là dấu hiệu khủng hoảng tính thanh khoản nếu một công ty không có sẵn nguồn tiền mặt. Nếu số vòng quay tiền mặt thấp có thể là dấu hiệu thặng dư tiền mặt. Tiền mặt tích lũy cho các mục đích đặc biệt thường tạo ra một sự sụt giảm tạm thời trong số vòng quay tiền mặt. Doanh thu/Tiền mặt 2011 2012 2013 0% 50% 100% 150% 200% 250% 2011 2012 2013 VNM MSN KDC VCF Chương 11: Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư Trang 13 VNM 13.66 23.75 7.16 MSN 2.12 1.96 0.98 KDC 2.54 5.05 4.62 VCF 4.40 8.93 4.58 Vinamilk có mức doanh thu/tiền mặt cao hơn hẳn các công ty cùng ngành trong các năm 2011 và 2012. Chứng tỏ công ty chỉ giữ tiền mặt ở mức rất thấp. Nhưng vào năm 2013 thì tỷ số này chỉ cao hơn một chút so với các công ty cùng ngành. Cho thấy công ty đang có dự báo việc sẽ có khan hiếm tiền mặt trong tương lai. Doanh thu/Khoản phải thu Mức độ các khoản phải thu là một hàm theo doanh thu. Nếu vòng quay các khoản phải thu thấp có thể do việc mở rộng quá mức tín dụng, khả năng không chi trả của khách hàng hoặc do công tác thu nợ tồi. Nếu vòng quay các khoản phải thu cao ngụ ý về một chính sách tín dụng thắt chặt, hoặc không có khả năng mở rộng tín dụng cho khách hàng. Vòng quay các khoản phải thu thường liên quan đến việc đánh đổi giữa gia tăng doanh thu và tích lũy vốn dưới dạng các khoản phải thu. Vòng quay phải thu khách hàng 2011 2012 2013 VNM 24.99 22.02 19.56 MSN 54.76 65.98 50.53 KDC 23.1 22.38 24.69 VCF 14.4 27.06 53.16 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 2011 2012 2013 VNM MSN KDC VCF Chương 11: Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư Trang 14 Vinamilk giữ vòng quay khoản phải thu ở mức thấp so với các công ty cùng ngành. Điều này cho thấy công ty đã dựa vào tiềm lực của mình để áp dụng chính sách nới lỏng tín dụng đối với khách hàng. Doanh thu/Hàng tồn kho Muốn duy trì doanh thu cần phải có hàng tồn kho. Mối quan hệ giữa doanh thu và hàng tồn kho thay đổi tùy theo ngành nghề. Nếu vòng quay hàng tồn kho thấp thường cho thấy dự trữ hàng tồn kho nhiều quá mức, luân chuyển chậm hoặc hàng tồn kho lỗi thời. Các điều kiện tạm thời như đình trệ sản xuất có thể tạo ra số vòng quay hàng tồn kho thấp. Nếu vòng quay hàng tồn kho cao hàm ý đầu tư thấp trong hàng tồn kho, đe dọa mối quan hệ với khách hàng và doanh số tương lai. Vòng quay hàng tồn kho liên quan đến việc đánh đổi giữa nguồn vốn tích lũy trong hàng tồn kho và khả năng mất đi khách hàng và doanh thu tương lai. Vòng quay hàng tồn kho 2011 2012 2013 VNM 5.35 5.18 5.91 MSN 8.85 10.5 8.5 KDC 6.18 6.76 8.33 VCF 5.32 6.28 8.06 0 10 20 30 40 50 60 70 2011 2012 2013 VNM MSN KDC VCF Chương 11: Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư Trang 15 Vinamilk giữ hàng tồn kho ở mức độ cao hơn so với các công ty cùng ngành. Do nguyên liệu chiếm trên 60% giá vốn hàng bán, trong đó phần lớn là nguyên liệu nhập khẩu. Vì thế, công ty có xu hướng tồn trữ nhiều nguyên liệu để sản xuất thêm vào cuối năm. Và cũng để dự phòng biến động giá nguyên liệu và ảnh hưởng xấu của sự biến động này đến doanh thu. Doanh thu/Tài sản cố định Mối quan hệ giữa doanh thu và tài sản cố định là mối quan hệ dài hạn, bị tác động bởi các điều kiện như công suất cao quá mức, nhà xưởng không đủ, thiết bị lạc hậu, thay đổi trong nhu cầu Một số điểm cần lưu ý khi phân tích: tài sản cố định không phải tăng dần dần mà một lần tăng là tăng nhiều; thiết bị và phương tiện đi thuê thường không xuất hiện trong bảng cân đối kế toán, có thể làm sai lệch hiệu suất này. Vòng quay tài sản cố định 2011 2012 2013 VNM 5.1 4.06 3.65 MSN 0.72 0.72 0.58 KDC 3.59 2.97 3.23 VCF 29.26 7.33 4.1 0 2 4 6 8 10 12 2011 2012 2013 VNM MSN KDC VCF Chương 11: Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư Trang 16 Ngoại trừ năm 2011 cao bất thường của VCF, Vinamilk có tỷ lệ vòng quay tài sản cố định ở mức trung bình so với các công ty cùng ngành. Doanh thu/Nợ ngắn hạn Mối quan hệ giữa doanh thu và nợ tín dụng thương mại ngắn hạn là có thể dự đoán được. Nợ thương mại ngắn hạn tùy thuộc vào doanh thu của công ty, không tốn chi phí và giảm được tiền vốn bỏ vào vốn luân chuyển. Doanh thu/Nợ ngắn hạn 2011 2012 2013 VNM 10.3 8.57 9.38 MSN 9.23 8.85 7.25 KDC 9.44 8.81 9.26 VCF 22.56 27.24 17.73 0 5 10 15 20 25 30 35 2011 2012 2013 VNM MSN KDC VCF 0 5 10 15 20 25 30 2011 2012 2013 VNM MSN KDC VCF Chương 11: Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư Trang 17 Ngoại trừ VCF, các công ty còn lại có mức doanh thu/nợ ngắn hạn xấp xỉ nhau. Cho thấy mức độ sử dụng nợ tín dụng thương mại là ngang nhau giữa các công ty. 3 TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN VỐN CỔ PHẦN 3.1 Khái niệm: Việc định nghĩa vốn đầu tư là vốn cổ phần cho ta một thước đo về tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần của cổ đông. Điều này ngụ ý tập trung vào tỷ suất sinh lời cho cổ đông. Tỷ suất sinh lời trên vốn/cổ phần thườ ng sử dun ̣g thu nhập ròng sau khi khấu trừ đi các khoản lãi vay và cổ tức cổ phần ưu đãi. Nếu cổ tức cổ phần ưu đãi được tích luỹ, chúng được khấu trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân cho dù các cổ tức này có được công bố hay không bởi lẽ quyền của cổ phần thường thấp hơn cổ phẩn ưu đãi Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư phải phản ánh tất cả các chi phí hợp lý gồm của thuế thu nhập. Một vài người sử dụng không trừ thuế thu nhập ra khỏi thu nhập khi tính toán. Nhưng nghũng người này muốn cách ly tác động của thuế ra khỏi thành quả kinh doanh. một số đối tượng khác cho rằng những thay đổi trong thuế suất có thể làm suy giảm khả năng so sánh được trong suốt năm. Còn có những đối tượng khác cho rằng càng lộn xộn và phức tạp khi tính tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư ở các công ty bị lỗ dược chuyển thuế sang năm sau. mặt dù vậy, Chúng ta phải ghi nhận rằng thuế thu nhập làm giảm thu nhập của công ty nên chúng ta phải tính đến thuế khi đánh thu nhập, dặt biệt là tý suất sinh lợi trến vốn cổ phần của cổ đông. Mục tiêu của phân tích ROE: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu- ROE là chỉ tiêu phản ánh một đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu công ty đem lại cho chủ sở hữu bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp. ROE có liên quan đến chi phí lãi vay, liên quan đến chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Vì vậy nó là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu dưới tac động của đòn bẩy tài chính. Chương 11: Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư Trang 18 Phân tích ROE để nhà đầu tư đánh giá xem doanh nghiệp ấy có đáng để đầu tư không. Phân tích ROE để nhà đầu tư đánh giá xem công ty đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa từ đó có thể đánh giá công ty này có thể tăng tỷ lệ ROE trong tương lai hay không. ROE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng, vậy nếu công ty có khoản vay ngân hàng tương đương hoặc cao hơn vốn cổ đông, thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng. ROE cao hơn lãi vay ngân hàng thì chúng ta phải đánh giá xem công ty đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa để có thể đánh giá công ty này có thể tăng tỷ lệ ROE trong tương lai hay không. Phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư theo chuỗi thời gian để đánh giá được thành quả của công ty. Nếu ROE giảm chúng ta cần nhận diện các thành phần có liên quan đến việc sụt giảm này để đánh giá tốt hơn thành quả của công ty trong quá khứ và tương lai từ đó có thể đánh giá tốt hơn các lĩnh vực cải tiến tìm ẩn lớn nhất trong ROE và khả năng một công ty có thể thành công khi theo đuổi chiến lược này. Phân tích ROE đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào. Phân tích ROE đánh giá các công ty trong cùng một ngành nghề để ra quyết định lựa chọn đầu tư một trong số các công ty có cùng ngành nghề đó 3.2 Công thức tính và các điều chỉnh 3.2.1 Công thức tính Tỷ suất sinh lợi trên Vốn cổ phần được được tính toán theo công thức sau: ROE = Lơị nhuâṇ rò ng / Vốn chủ sở hữu bình quân Chương 11: Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư Trang 19 ROE= Lợi nhuận ròng/Doanh thu thuần* Doanh thu thuần/ Tổng TS bình quân* Tổng TS bình quân/ Vốn chủ sở hữu bình quân. 3.2.2 Các điều chỉnh Vì cổ phần ưu đãi nhận tỷ suất sinh lời cố định nên chúng ta loại trừ chúng ra khỏi tính toán vốn cổ phần nên khi phân tích ROE có nghĩa phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường ROCE. Khi phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường thì ta phải thực hiện một số diều chỉnh: Điều chỉnh vốn cổ phần: Vốn của doanh nghiệp bao gồm vốn cổ phần thường va vốn cổ phần ưu đãi (nếu có). Mà vốn cổ phần ưu đãi được nhận một tỷ suất sinh lợi cố định dù kết quả kinh doanh có như thế nào đi chăng nữa. vì vậy khi tính toán tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần chúng ta loại trừ cổ phần ưu đãi trong tính toán. Điều chỉnh lợi nhuận ròng: Chỉ tiêu lãi ròng được lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trên bao cáo kết quả hoạt động sản suất kinh doanh chỉ tiêu lãi ròng (phần lãi sau khi đã trừ đi chi phí lãi vay bà thuế thu nhập doanh nghiệp) Tuy nhiên phần lãi này bao gồm lãi trong cổ phần thường và cả cổ phần ưu đãi. Vì vậy trước khi phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường thì chúng ta phải trừ đi cổ tức cổ phần ưu đãi. Phương pháp so sánh chỉ tiêu này củ a công ty vớ i chỉ tiêu trung bình của ngành. * Phương pháp chia tách Phương pháp này nhằm chia tách tỷ số tài chính cần phân tích thành các thành phần để thấy rõ vai trò tác động của những thành phần này đến tỷ số tài chính. a) Nôị dung phân tích ROCE Đối với các công ty có huy động cổ phiếu ưu đãi, do cổ phần ưu đãi đã được hưởng lãi suất cố định (cổ tức ưu đãi), chỉ có cổ đông mới là người gánh chụi rủi ro hoặc người hưởng lợi nhuận cuối cùng. Vì vậy, hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu phải được xác định trên cơ sở suất sinh lời trên vốn cổ phần thường. Chương 11: Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư Trang 20 ROCE không bao gồm các tài sản được tài trợ bằng vốn vay hoặc bằng cổ phần ưu đãi.ROCE có tầm quan trọng đặc biệt đối với cổ đông thường. Mối quan hệ giữa ROCE và ROA cho thấy mức độ thành công của một công ty khi sử dụng đòn bẩy tài chính. Chi tiêu này đo lường hiệu quả sử dụng của cổ đông thường để tạo ra lợi nhuận cho họ. ROCE chịu ảnh hưởng bởi hiệu quả của việc sử dụng tài sản của công ty, đồng thời chụi tác động của cơ cấu nguồn vốn mà công ty đó huy động bao gồm nợ và cổ phân ưu đãi (đòn bảy tài chính) Như đã biết: ROCE=(Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức cổ phần ưu đãi)/ Vốn cổ phần thường bình quân. Để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ROCE của một công ty, bao gồm xu hướng theo thời gian và kết quả hoạt động so với các đối thủ cạnh tranh, các nhà phân tích thường „phân tích thành phần‟ của ROCE thành một tích số của một chuỗi các tỷ số. Mỗi tỷ số thành phần đều có ý nghĩa riêng, và quá trình này nhằm tập trung sự chú ý của nhà phân tích vào các yếu tố riêng biệt ảnh hưởng đến kết quả hoạt động. Kiểu phân tích thành phần ROCE này được gọi là phân tích DuPont: ROCE = Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu đã điều chỉnh * Hiêụ suất sử duṇ g tài sản * Đòn bẩy. Phân tích tác động của đòn bẩy tài chính đến suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu. Đòn bẩy tài chính thể hiện cơ cấu nguồn vốn mà công ty sử dụng để tài trợ cho tài sản. Đòn bảy tài chính được thể hiện bằng nhiều khác nhau, tuỳ trường hợp cụ thể. Mức độ sử dụng nợ hay cơ cấu nguồn vốn của công ty thường thường được sử dụng thông qua các chỉ tiêu sau đây: Tỷ số Nợ= Tổng nợ/ Tổng vốn Chỉ tiêu này cho thầy nợ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng vốn của công ty. Tỷ lệ nợ trên vốn Chủ sỡ hữu = Nợ/ Vốn chủ sở hữu Chương 11: Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư Trang 21 Chỉ tiêu này cho thấy nợ bằng bao nhiêu lần so với vốn chủ sở hữu. Hệ số đòn bẩy tài chính = Tổng Vốn / Vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này cho thấy tổng vốn công ty dang sử dụng cho quá trình kinh doanh bằng bao nhiêu lần vốn chủ sở hữu. Ý nghĩa của đòn bẩy tài chính Chỉ tiêu nợ là chỉ tiêu dung để đo lường sự đóng gớp vốn của chủ sở hữu với tổng số vốn mà công ty dang sử dụng và nó có ý nghĩa như sau: - Chủ nợ dựa vào tỷ số này để nhìn thấy tỷ lệ gớp vốn của chủ sở hữu để an tâm cho các món nợ của vốn mình. Nếu chủ sở hữu chỉ gớp 1 phần nhỏ trên tồng vốn của daonh nghiệp thì sự rủi ro trong kinh doanh chủ yếu sẽ do chủ nợ gánh chụi. - Về phía các doanh nghiệp khi huy động vốn bằng cách sử dụng nợ, chủ sở hữu sẽ được lợi là vẫn nắm được quyền điều hành doanh nghiệp với một số ít hoặc không cần gớp vốn thêm. - Khi doanh nghiệp tạo ra được lợi nhuận trên tiền vay nhiều hơn so với số tiền lãi phải trả thì phần lợi nhuận dành cho các chủ sở hữu sẽ gia tăng. Vì vậy việc sử dụng đòn bảy tài chính tài chính sẽ có tác dụng làm tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay không còn tuỳ thuộc vào mối tương quan giữa lãi suât tiền tiền vay và tỷ lệ hoàn vốn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có tỷ lệ hoàn vốn ROI thấp sẽ ít bị lỗ nếu có tỷ suất sinh lợi thấp Các doanh nghiệp có tỷ lệ hoàn vốn cao sẽ có cơ họi gia tăng lợi nhuận dành cho chủ sở hữu rất nhanh nếu có tỷ số nợ cao Tuy nhiên, Sự gia tăng lợi nhuận sau thuế là điều mong muốn của các chủ sở hữu, nhưng ngược lại họ lại không thích rủi ro quá cao. Vì vậy, khi thông thường các quyết định tài chính phải dựa vào sự cân bằng giữa hai yếu tố: lợi nhuận và rủi ro. Về phía các chủ nợ: các chủ nợ thích một ưa thích các doanh nghiệp có một tỷ số nợ vủa phải, tỷ số nợ càng thấp món nợ càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp phá sản. Tỷ số nợ quá cao sẽ khuyến khích sự vô trách nhiệm của chủ Chương 11: Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư Trang 22 sở hữu. họ có thể đưa ra quyết định kinh doanh liều lĩnh như đầu cơ, kinh doanh trái phép có thể tạo ra khả năng sinh lợi thật lớn. Nếu có thất bại thì mất mát của họ cũng rất ít vì sự đóng gớp vốn đầu tư của họ quá nhỏ Để duy trì sự cân bằng của lợi nhuận và rủi ro, những ngành có rủi ro hoạt động cao thường chỉ cho phép các chủ sở hữu lựa chọn tỷ lệ nợ thấp và ngược lại. Những ngành có rủi ro kinh doanh thấp có thể có đòn bảy tài chính cao hơn. Như vậy qua triển khai chỉ tiêu ROCE chúng ta thấy chỉ tiêu này được cấu thành bởi ba yếu tố chính là Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu đã diều chỉnh, Hiệu suất sử dụng tài sản và đòn bẩy có nghĩa là để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh (tức là gia tăng RCOE) doanh nghiệp có 3 sự lựa chọn cơ bản là tăng một trong ba yếu tố trên. Thứ nhất doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao doanh thu và đồng thời tiết giảm chi phí nhằm gia tăng lợi nhuận ròng biên. Thứ hai doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng tốt hơn các tài sản sẵn có của mình nhằm nâng cao vòng quay tài sản. Hay nói một cách dễ hiểu hơn là doanh nghiệp cần tạo ra nhiều doanh thu hơn từ những tài sản sẵn có. Một ví dụ đơn giản và khá thú vị có thể minh chứng cho điều này là giả sử bạn có một cửa hàng mặt phố nhỏ ban sáng bạn bán đồ ăn sáng, buổi trưa bạn bán cơm bình dân cho dân văn phòng và buổi tối bạn bán cà phê. Như vậy với cùng một tài sản là cửa hàng bạn đã gia tăng được doanh thu nhờ biết bán những thứ cần thiết vào thời gian thích hợp. Thứ ba doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao đòn bẩy tài chính hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn để đầu tư. Nếu mức lợi nhuận trên tổng tài sản cua doanh nghiệp cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc vay tiền để đầu tư của doanh nghiệp là hiệu quả.
File đính kèm:
- tieu_luan_ty_suat_sinh_loi_tren_von_dau_tu.pdf