1. Trang Chủ
  2. Hướng Dẫn
  3. Hướng Dẫn Tiểu Luận

Cách trình bày bài tiểu luận chuẩn nhất

Mặc dù cách trình bày bài tiểu luận sẽ khác nhau đôi chút tùy theo quy định của mỗi trường hay mỗi giảng viên, nhưng nhìn chung cách trình bày bài tiểu luận cũng có quy chuẩn nhất định. Mời bạn cùng tìm hiểu cách trình bày bài tiểu luận chuẩn nhất mà TieuLuan.com chia sẻ với bạn dưới đây nhé.

Cách trình bày bài tiểu luận chuẩn nhất

1. Trình bày theo đúng bố cục, dàn ý của tiểu luận

Bài tiểu luận cần được trình bày theo đúng bố cục của bài tiểu luận hoàn chỉnh, hoặc tùy theo quy định của mỗi trường, hay của giáo viên hướng dẫn.

Trình bày bài tiểu luận chuẩn nhất

+ Trang bìa: Trang bìa là trang ngoài cùng của tiểu luận, thường được in bằng bìa cứng có màu, in theo form mẫu chung của mỗi trường. Trên trang bìa phải đảm bảo có nội dung trường, khoa, logo trường, ở giữa là tên đề tài bằng chữ lớn, phía dưới là tên sinh viên, giảng viên hướng dẫn.

+ Trang phụ bìa (theo mẫu của trường).

+ Trang nhận xét của GVHD (nếu có).

+ Trang nhận xét của GVPB (nếu có).

+ Lời cảm ơn (nếu có).

+ Phần mục lục.

+ Phần mở đầu.

+ Phần nội dung chính.

+ Phần kết luận, kiến nghị, đề xuất.

+ Phần danh mục tài liệu tham khảo.

+ Phần danh mục từ viết tắt.

+ Phần phụ lục.

2. Định dạng phần văn bản trong bài tiểu luận

Bài tiểu luận được soạn thảo trên Microsoft Word và cũng sẽ có quy định chuẩn về font, cỡ chữ, căn lề tùy theo quy định của mỗi trường. Nhưng thông thường quy định về định dạng phần văn bản chuẩn trong bài tiểu luận như sau:

Định dạng văn bản trong phần tiểu luận

  • Kích thước: Sử dụng khổ giấy A4 (21 cm x 29.7 cm), kiểu thẳng đứng
  • Căn lề tiểu luận chuẩn cho lề trái từ 3.0 đến 3.5 cm
  • Căn lề tiểu luận chuẩn cho lề phải là 2.0 cm
  • Căn lề tiểu luận chuẩn cho lề trên và lề dưới từ 2.0 đến 2.5 cm
  • Bảng mã: Unicode
  • Font chữ: Time New Roman hoặc Arial
  • Cỡ chữ: 13cm (đối với phần nội dung)
  • Giãn dòng: khoảng 1,5cm
  • Thụt đầu dòng: Sử dụng thụt đầu dòng khoảng 1.27 cm (0.5 inch) cho mỗi đoạn văn trong bài tiểu luận, trừ khi có hướng dẫn khác từ trường
  • Độ dài luận văn: không quá 100 trang (không tính phần phụ lục) đối với luận văn tốt nghiệp Cao Học, không quá 60 trang đối với luận văn tốt nghiệp đại học và không quá 40 trang đối với tiểu luận tốt nghiệp

3. Trình bày bảng biểu và hình trong bài tiểu luận

Cách trình bày bài tiểu luận chuẩn nhất không thể bỏ qua phần trình bày và định dạng bảng biểu và hình trong bài tiểu luận, một số lưu ý về cách trình bày bảng biểu như sau:

  • Số hiệu và tên bảng đặt phía trên biểu bảng, canh lề trái, cỡ chữ 12 và chữ in đậm
  • Nội dung bảng cỡ chữ 12 chế độ dãn dòng 1, canh lề trái
  • Nguồn trích dẫn và các chú thích được in nghiêng và cỡ chữ 10, canh lề trái
  • Biểu bảng được format theo hàng ngang (không có hàng dọc)

Cách trình bày bảng biểu tiểu luận chuẩn nhất

Đối với các hình hay sơ đồ bạn cần trình bày như sau:

  • Số hiệu và tên hình/sơ đồ được đặt dưới hình/sơ đồ, canh giữa, cỡ chữ 12 và chữ in đậm
  • Nguồn trích dẫn và các chú thích được in nghiêng và cỡ chữ 10 để trong ngoặc đơn dưới tên hình/sơ đồ

Cách trình bày sơ đồ

4. Trình bày các tiểu mục trong bài tiểu luận

Định dạng và trình bày các tiểu mục cũng là một phần trong cách trình bày bài tiểu luận chuẩn nhất để bài tiểu luận được hoàn chỉnh nhất. Bạn cần trình bày đúng tên chương, tên các tiểu mục trong bài tiểu luận:

  • Tên chương (ví dụ I, II, …): cỡ chữ 14, CHỮ IN HOA IN ĐẬM, căn lề giữa
  • Tiểu mục 1 (ví dụ 1.1; 1.2;…): cỡ chữ 13, CHỮ HOA IN ĐẬM, không thụt đầu dòng, căn lề trái
  • Tiểu mục 2 (ví dụ 1.1.1; 1.1.2;…): cỡ chữ 13, chữ thường in đậm, không thụt đầu dòng, căn lề trái
  • Tiểu mục 3 (ví dụ 1.1.1.1; 1.1.1.2;…): cỡ chữ 13, in nghiêng, không đậm, thụt đầu dòng, căn lề trái

5. Cách trình bày phần tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo trong bài tiểu luận chỉ ra các nguồn tài liệu mà bạn đã tham khảo để nghiên cứu viết bài tiểu luận. Phần tài liệu tham khảo trong bài tiểu luận cũng có các quy định trình bày riêng của trang mà bạn cần tuân theo.

  • Tiêu đề trang “TÀI LIỆU THAM KHẢO” hoặc “DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO” được căn giữa trên cùng trang
  • Liệt kê các nguồn tài liệu tham khảo mà bạn đã sử dụng trong quá trình nghiên cứu, trích dẫn trong bài tiểu luận. Đối với mỗi tài liệu bạn cần cung cấp tên tác giả, năm xuất bản, tiêu đề và thông tin xuất bản, với định dạng đầu mục tài liệu: Tác giả (liệt kê tên của tác giả hoặc các tác giả theo đúng thứ tự) nếu có nhiều hơn hai tác giả, chỉ liệt kê tên của tác giả đầu tiên và sau đó sử dụng "et al." để chỉ các tác giả khác, Năm xuất bản (ghi năm xuất bản của tài liệu), Tiêu đề (ghi tiêu đề của tài liệu, in nghiêng), Thông tin xuất bản (đối với sách, bài báo hoặc tạp chí, cung cấp thông tin về nhà xuất bản, tạp chí hoặc trang web nơi tài liệu được xuất bản)
  • Sắp xếp theo thứ tự: Bạn cần sắp xếp các nguồn tài liệu trong phần tài liệu tham khảo theo thứ tự abc (nếu theo tên tác giả) hoặc theo thứ tự số (nếu sắp xếp theo thứ tự trong văn bản)

Cách trình bày bài tiểu luận chuẩn cho phần tài liệu tham khảo

Lưu ý khi viết tên tác giả:

  • Tên nước ngoài: “họ” đầy đủ, còn các tên khác viết tắt. Ví dụ: Gorelik V.A.
  • Tên Việt Nam có thể giữ nguyên hoặc viết theo cách nước ngoài : Ví dụ: Lê Văn Oánh, Lê V.O.
  • Khi viết tham khảo, không dùng học hàm, học vị

6. Cách trình bày phần mục lục

Phần mục lục giúp cho người đọc dễ dàng tìm kiếm và xem nhanh nội dung của bài tiểu luận. Cách trình bày phần mục lục của một bài tiểu luận thông thường như sau:

  • Tiêu đề trang là "MỤC LỤC" được căn giữa và định dạng tương tự như tiêu đề phần kết luận, lời cảm ơn,...
  • Danh sách các mục và phần chính trong bài tiểu luận theo thứ tự như: Lời cảm ơn, các chương, phần, mục chính, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục từ viết tắt, phụ lục,..
  • Đối với mỗi mục trong danh sách mục lục được đưa ra số trang tương ứng trong bài tiểu luận, số trang này thường được căn phải trên dòng tương ứng
  • Các phần, mục chính, cần sử dụng các cấp độ đánh số để chỉ ra được sự phân cấp mục chính, mục con

Nếu bạn sử dụng đánh số trang tự động, sử dụng các kiểu định dạng heading, khi tạo mục lục tự động sẽ rất nhanh chóng và khoa học. Phần mục lục bạn có thể tạo thủ công nhưng nên ưu tiên tạo mục lục tự động để khi có thay đổi nội dung thì số trang cũng được cập nhật theo.

Cách trình bày bài tiểu luận chuẩn nhất phần mục lục

7. Cách đánh số trang cho bài tiểu luận

Đánh số trang cho bài tiểu luận là một phần quan trọng trong việc định dạng và trình bày bài viết. Khi đánh số trang cho bài tiểu luận bạn cần lưu ý không đánh số trang cho trang bìa chính và trang bìa phụ, nhưng số trang vẫn được tính cho hai trang đầu.

Thông thường, số trang được đặt ở góc dưới bên phải của trang, bạn có thể sử dụng tính năng đánh số trang tự động trên trình soạn thảo, đánh số trang liên tục từ đầu tới cuối.

Lưu ý đây chỉ là cách đánh số trang cho bài tiểu luận thông thường, quy định có thể khác để phù hợp với yêu cầu của mỗi trường.

Trên đây TieuLuan.com đã chia sẻ với bạn cách trình bày bài tiểu luận chuẩn nhất, trình bày văn bản, cách trình bày các mục các phần trong bài tiểu luận chuẩn cũng như cách định dạng trang tiểu luận chuẩn nhất. Nhưng bạn cũng cần lưu ý tuân thủ những quy tắc trình bày nếu như trường học hay giảng viên hướng dẫn bạn yêu cầu nhé. Chúc bạn sẽ viết được bài tiểu luận chất lượng không chỉ về nội dung tiểu luận mà còn trình bày bài tiểu luận đẹp và khoa học. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết này.

Viết bình luận