1. Trang Chủ
  2. Hướng Dẫn
  3. Hướng Dẫn Tiểu Luận

Cách viết bài tiểu luận chi tiết từ A->Z

Viết tiểu luận là công việc mà sinh viên đều buộc phải thực hiện trong quá trình học tập tại các trường đại học. Để có thể làm tốt được bài tiểu luận, bạn cần phải nắm được các yêu cầu của tiểu luận. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn về cách viết bài tiểu luận chi tiết từ A->Z.

Cách viết bài tiểu luận chi tiết từ A đến Z

I. Yêu cầu về nội dung bài tiểu luận

Tiểu luận được biết đến như là một bài tập với mục đích chính là để nghiên cứu khoa học sau khi để học xong một môn học bất kì nào đó thì sinh viên cần phải làm tiểu luận để báo cáo cho giảng viên. Nội dung chính của một tiểu luận phải có sự liên quan mật thiết đến nội dung của môn học, góp phần giải đáp, mở rộng hoặc nâng cao được kiến thức về một vấn đề khoa học thuộc môn học nào đó. Người làm cần phải đưa ra được những nghiên cứu riêng, ý kiến riêng của chính bản thân mình về một vấn đề khoa học nào đó đã được đề cập tới ở phần bên trong tiểu luận. Muốn có được một bài tiểu luận có nội dung tốt thì sinh viên không nên dừng lại ở mức độ chỉ tổng hợp các tài liệu và ý kiến có sẵn.

II. Yêu cầu về bố cục của 1 bài tiểu luận

– Tiểu luận cần được soạn thảo bằng máy tính và cần được trình bày đúng theo với quy cách và đúng với quy chuẩn các điểm chính sau đây để có thể có được một bài tiểu luận tốt nhất:

  • Tiểu luận sẽ phải được làm hoàn toàn trên khổ giấy A4.
  • Kiểu chữ trong bài tiểu luận phải là kiểu chữ Times, cỡ chữ 13, nội dung nên được in trên 1 mặt giấy.
  • Số dòng in trong một trang thường sẽ dao động trong khoảng là 26 đến 27 dòng (dãn cách dòng sẽ rơi vào khoảng 1,5 lines).
  • Khi làm tiểu luận bạn không nên lạm dụng các tính năng trình bày có sẵn của máy tính, bạn nên cố gắng trình bày nội dung của mình một cách rõ ràng, sáng sủa nhất. Tiểu luận cần phải được viết với một lối văn phong giản dị, trong sáng và bạn cần phải sử dụng một cách chính xác các thuật ngữ chuyên môn cao; đặc biệt, bạn không được mắc các lỗi cơ bản như lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp trong tiểu luận. Muốn vậy, sau khi hoàn thành xong về nội dung, trước khi in, bạn cần phải đọc lại và sửa chữa kỹ lưỡng về lỗi chính tả, ngữ pháp, câu văn và cách trình bày trang in trước khi nộp cho giảng viên phụ trách.

Yêu cầu về bố cục của 1 bài tiểu luận

– Về hình thức, cấu trúc của 1 bài tiểu luận hoàn chỉnh thì thường sẽ bao gồm các thành phần chính sau đây:

  • Bìa tiểu luận: Ngoài cùng của một bài tiểu luận sẽ là bìa tiểu luận. Bìa của tiểu luận thường sẽ được làm bằng chất liệu giấy cứng, phía trên cùng của bìa sẽ thường đề tên trường mà bạn đang theo học và khoa của bạn; giữa trang bìa sẽ để tên đề tài bằng một khổ chữ to; góc phải cuối trang sẽ đề họ tên người hướng dẫn, người thực hiện đề tài, lớp và năm học. Trang bìa có thể đóng khung sao cho đẹp mắt nhất
  • Trang bìa: Là bản chụp của bìa, in trên khổ giấy bình thường
  • Lời cảm ơn (nếu cần thiết)
  • Mục lục của tiểu luận
  • Phần nội dung chính: Đây cũng chính là phần trình bày kết quả nghiên cứu của bài tiểu luận. Phần này có bao gồm rất nhiều phần nhỏ.
  • Danh mục các tài liệu tham khảo có trong bài tiểu luận
  • Phụ lục (nếu cần)

III. Yêu cầu về phương pháp của 1 bài tiểu luận

Viết tiểu luận là việc tập nghiên cứu khoa học, tiểu luận có thể được coi như là một công trình nghiên cứu khoa học nho nhỏ. Do vậy bạn cần phải xác định rõ được phương pháp thực hiện tiểu luận bao gồm có các phương pháp nghiên cứu của ngành học cùng với đó là các phương pháp hỗ trợ nghiên cứu khác, trong số đó là phương pháp sử dụng máy tính để soạn thảo văn bản.

IV. Hướng dẫn viết bài tiểu luận chi tiết nhất

Tùy thuộc vào tính chất và quy mô về nội dung của từng đề tài khác nhau mà bạn có thể phân chia được ra thành các phần, chương, mục, tiểu mục để có thể dễ dàng trong việc liệt kê. Thông thường cách làm bài tiểu luận hoàn chỉnh thường sẽ được chia ra thành 3 chương khác nhau: chương 1 là chương nói tổng quan về lý thuyết chung, chương 2 là về phần thực trạng và chương 3 là về phần giải pháp.

Hướng dẫn viết bài tiểu luận chi tiết nhất

1. Cách trình bày phần giới thiệu trong một bài tiểu luận

  • Hướng người đọc vào chủ đề nghiên cứu chung của bài tiểu luận
  • Nhận diện được các mục tiêu hoặc mục đích của bài tiểu luận một cách ngắn gọn, đầy đủ
  • Tóm tắt lại phạm vi, những điểm cần được giải quyết trong phần thân/nội dung của bài tiểu luận
  • Ý chính/ quan điểm chung của một bài tiểu luận

2. Phần thân/ Nội dung viết bài tiểu luận

Phần nội dung chính trong cấu trúc của một bài tiểu luận chính là nơi mà bạn sẽ phát triển được nội dung nghiên cứu trong bài viết của mình. Phần này sẽ được diễn ra trong phạm vi nhiều đoạn văn và mỗi đoạn văn trong phần này đều có sự liên kết rất trôi chảy với đoạn tiếp theo. Chính vì vậy việc sử dụng tốt những câu chủ đề ở phần đầu các đoạn và cấu trúc đoạn văn chính xác là quan trọng trong mỗi một bài tiểu luận.

Câu đầu tiên của mỗi đoạn

Câu đầu tiên trong đoạn văn thường sẽ được nhắc đến như là một câu chủ đề, giới thiệu về các đoạn văn bằng cách chỉ ra được và tóm tắt những điểm chính có trong đoạn văn. Những câu chủ đề thường sẽ có bao gồm cả những tín hiệu chuyển đoạn nhằm giúp tạo ra được sự chuyển đổi một cách trơn tru nhất từ đoạn văn này sang đến đoạn văn kế tiếp. Câu đầu tiên này nên chuyển tải đến người đọc những quan điểm mà bạn đang muốn làm rõ và đoạn văn này sẽ có liên hệ đến câu hỏi như thế nào.

Thực chất, nếu như người đọc lướt qua những câu chủ đề, họ nên biết được một phác họa tổng thể về toàn bộ bài luận. Bức phác họa này sẽ cho thấy sự tiến triển logic của những quan điểm mà bạn đang làm rõ. Sự thiếu vắng những câu chủ đề sẽ làm cho người đọc tự hỏi là bạn đang cố gắng diễn đạt điều gì và tại sao lại như vậy, cuối cùng sẽ làm cho người đọc cảm thấy hoang mang.

Nội dung viết bài tiểu luận

Việc cắm mốc chỉ đường không chỉ giới hạn đối với những câu chủ đề. Việc cắm mốc trong từng đoạn văn cũng sẽ giúp hỗ trợ người đọc.

Những đoạn văn hiệu quả sẽ có ba tính chất quan trọng này:

  • Tính thống nhất: Khi chúng tập trung vào trong một ý chính.
  • Thể hiện sự phát triển: Diễn ra trong các ý tưởng được tỉ mỉ hóa trong một đoạn văn. Sự tỉ mỉ này thường sẽ bao gồm tất cả những tài liệu mà bạn phải thu thập từ việc nghiên cứu của mình để có thể hỗ trợ cho quan điểm mà bạn đang làm rõ trong đoạn văn của mình.
  • Tính chặt chẽ: Khi tất cả các thông tin trong đoạn văn có liên hệ và vươn tới những luận điểm mà bạn đang muốn làm rõ trong bài tiểu luận.

3. Phần kết luận

Phần kết luận là một đoạn quan trọng trong một bài tiểu luận của bạn. Nó thường là một đoạn văn và đoạn văn nên phản ánh lại được một cách đầy đủ những gì mà bạn đã nói là sẽ phân tích trong phần giới thiệu. Kết luận – Tóm tắt những gì bạn đã nói trong phần tiểu luận – Khẳng định lại ý chính của bạn trong toàn bộ bài tiểu luận. Trong phần này, bạn sẽ tổng hợp một cách thật ngắn gọn, cô đọng và khái quát nhất được tất cả những nội dung đã được trình bày ở các chương trước đó trong bài tiểu luận để người đọc có thể dễ dàng nắm được.

Đừng giới thiệu thêm chủ đề hay ý mới. Hầu hết các sinh viên khi bắt đầu làm đoạn kết luận trong một bài tiểu luận với một tín hiệu chuyển đoạn, chẳng hạn có thể kể đến như “Kết luận lại” hay “Nói tóm lại”.

Bài viết trên đây chúng tôi đã giải đáp cho bạn về cách viết bài tiểu luận chi tiết từ A->Z. Chúc bạn một ngày tốt lành!

Viết bình luận