Tiểu luận Các yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số hạnh phúc của Việt Nam

pdf 30 trang yenvu 06/10/2024 410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Các yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số hạnh phúc của Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Các yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số hạnh phúc của Việt Nam

Tiểu luận Các yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số hạnh phúc của Việt Nam
 Các yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số hạnh phúc của Việt Nam
Business Economics (Trường Đại học Ngoại thương)
lOMoARcPSD|12184112
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG 
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ 
---o0o--- 
TIỂU LUẬN KINH TẾ LƯỢNG 
ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHỈ SỐ HẠNH 
PHÚC CỦA VIỆT NAM 
 Giảng viên hướng dẫn: ThS.Nguyễn Thuý Quỳnh 
 Nhóm thực hiện: Nhóm 15 
 1. Lùng Thị Vân Anh 1811110027 
 2. Tạ Thị Ánh 1811110081 
 3. Thiều Thị Mỹ Diệu 1811120027 
 4.Nguyễn Thị Hồng Ngọc 1911110293 
 5.Phạm Thu Phương 1911110323 
 6.Đào Thị Cẩm Tú 1811110624 
 Lớp tín chỉ: KTE309.5 
Hà Nội, tháng 12 nĕm 2020 
lOMoARcPSD|12184112
2 
ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN 
Người đánh giá 
Người được 
 đánh giá 
Lùng 
Thị 
Vân 
Anh 
Tạ Thị 
Ánh 
Thiều 
Thị Mỹ 
Diệu 
Nguyễn 
Thị 
Hồng 
Ngọc 
Phạm 
Thu 
Phương 
Đào 
Thị 
Cẩm Tú
Lùng Thị Vân 
Anh 
- 10 10 10 10 10 
Tạ Thị Ánh 10 - 10 10 10 10 
Thiều Thị Mỹ 
Diệu 
10 10 - 10 10 10 
Nguyễn Thị Hồng 
Ngọc 
10 10 10 - 10 10 
Phạm Thu 
Phương 
10 10 10 10 - 10 
Đào Thị Cẩm Tú
10 10 10 10 10 - 
lOMoARcPSD|12184112
3 
MỤC LỤC 
LỜI MỞ ĐẦU............4 
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU .......................... 7 
1.1 Tổng quan về hạnh phúc và chỉ số hạnh phúc................................................ 7 
 Định nghĩa về hạnh phúc ............................................................................. 7 
 Định nghĩa về chỉ số hành tinh hạnh phúc .................................................. 7 
1.2 Các nghiên cứu trước đó .................................................................................. 8 
1.3 Giả thiết và kỳ vọng về các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số hành tinh hạnh 
phúc 10 
 Số con (Number of children)..................................................................... 10 
 Tuổi tác (Age) ........................................................................................... 10 
 Giới tính (Gender) ..................................................................................... 11 
 Thu nhập (Income) .................................................................................... 11 
 Thất nghiệp (Unemployment) ................................................................... 11 
 Sức khoẻ (Health)...................................................................................... 11 
 Giáo dục (Education) ................................................................................ 11 
 Tự do lựa chọn (FREEDOM).................................................................... 12 
 Niềm tin (Trust in people) ......................................................................... 12 
 Tôn giáo (Religion) ................................................................................ 12 
 Chính trị (Politics) ................................................................................. 12 
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH ... 13 
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 13 
2.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 13 
2.3 Xây dựng mô hình lý thuyết. .......................................................................... 13 
2.4 Mô tả số liệu và xử lý dữ liệu ......................................................................... 15 
 Mô tả số liệu .............................................................................................. 15 
 Xử lý dữ liệu ............................................................................................. 16 
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ ................. 17 
3.1 Mô hình ước lượng ......................................................................................... 17 
 Kết quả ước lượng OLS ............................................................................ 17 
 Mô hình hồi quy mẫu ................................................................................ 17 
3.2 Kiểm định và khắc phục các khuyết tật của mô hình ................................... 18 
 Kiểm định bỏ sót biến độc lập Ramsey RESET ....................................... 18 
 Kiểm định tự tương quan .......................................................................... 18 
lOMoARcPSD|12184112
4 
 Kiểm định phương sai sai số thay đổ ........................................................ 19 
 Kiểm định phân phối chuẩn của nhiễu ..................................................... 19 
 Kiểm định tự tương quan .......................................................................... 19 
3.3 Kiểm định giả thuyết ....................................................................................... 21 
 Kiểm định sự phù hợp của kết quả thu được với kì vọng ......................... 21 
 Kiểm định ý nghĩa của các hệ số hồi quy ................................................. 23 
 Kiểm định sự phù hợp của kết quả thu được với kì vọng ......................... 24 
KẾT LUẬN26 
TÀI LIỆU THAM KHẢO27 
PHỤ LỤC28 
MỤC LỤC BẢNG 
Bảng 1. Giải thích biến và kỳ vọng về tín hiệu ............................................................. 14 
Bảng 2. Bảng kết quả hồi quy ....................................................................................... 17 
Bảng 3. Bảng phân tích giá trị VIF ................................................................................ 18 
Bảng 4. Kiểm định phân phối chuẩn của nhễu .............................................................. 19 
Bảng 5. Kiểm định tự tương quan ................................................................................. 20 
Bảng 6 Hệ số ước lượng của biến độc lập .................................................................... 21 
Bảng 7. Kiểm định ý nghĩa của hệ số hồi quy ............................................................... 23 
lOMoARcPSD|12184112
5 
LỜI MỞ ĐẦU 
1. Lý do nghiên cứu đề tài 
Chắc hẳn mỗi con người đều cố gắng đi trên con đường hướng tới mục tiêu mình 
đề ra, để tìm kiếm và tận hưởng niềm hạnh phúc của cuộc đời. Chủ tịch Hồ Chí Minh 
đã trích dẫn từ Tuyên ngôn độc lập nĕm 1776 của nước Mỹ trong bản Tuyên ngôn độc 
lập rằng: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những 
quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, 
quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Hạnh phúc vốn là một khái niệm trừu tượng, 
khó định nghĩa hay đo lường một cách chính xác bởi nó liên quan đến cảm nhận, ý kiến 
chủ quan của từng cá nhân cụ thể trong các tình huống cụ thể. Tuy nhiên, ngày 20 tháng 
3 nĕm 2019, Liên Hiệp Quốc lần đầu tiên công bố Báo cáo Hạnh phúc Thế giới xếp 
hạng chỉ số hạnh phúc của 156 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam dựa trên 
nhiều yếu tố khác nhau, đánh dấu một cột mốc quan trọng của nghiên cứu khoa học, đặc 
biệt là khoa học về hạnh phúc. 
Thời đại công nghệ và sự tĕng trưởng chóng mặt của kinh tế khiến cho cuộc sống 
của con người ngày càng hiện đại, tiện nghi và tốt đẹp hơn. Con người đạt được nhiều 
thành tựu trong cuộc sống, thu nhập cao hơn, nhà cửa to đẹp hơn, cuộc sống no đủ hơn, 
nhưng không có nghĩa là niềm vui và hạnh phúc của họ cũng tĕng theo. Sự phát triển 
của kinh tế - xã hội đôi khi khiến tình trạng của tệ nạn xã hội, khoảng cách giàu nghèo, 
ô nhiễm môi trường,... trở nên tồi tệ hơn. Cuộc sống của con người cần được cải thiện 
không chỉ về vật chất mà còn về tinh thần. Khoa học có trách nhiệm đóng góp trong việc 
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số hạnh phúc của một quốc gia, từ đó đưa ra 
các đánh giá và kết luận chân thực, xác đáng, nhằm hướng tới thiết kế các giải pháp phù 
hợp và hiệu quả cho vấn đề này. 
Nĕm 2019, Việt Nam xếp thứ 94 trên tổng số 156 nước trong bảng xếp hạng Chỉ 
số hạnh phúc được công bố bởi Liên Hiệp Quốc. Kinh tế Việt Nam tĕng trưởng mạnh 
những nĕm gần đây, nhưng chưa có bằng chứng thực nghiệm định lượng nào cho biết 
về chỉ số hạnh phúc của Việt Nam tỉ lệ thuận với tốc độ tĕng trưởng chung của nền kinh 
tế Việt Nam. Nhận thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu, phân tích hiện trạng chỉ số 
hạnh phúc nói chung và mức độ hài lòng với cuộc sống hiện tại của người dân Việt Nam 
nói riêng, nhóm nghiên cứu đã quyết định lựa chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến 
chỉ số hạnh phúc của Việt Nam” cho bài tiểu luận. 
2. Mục đích và phương pháp nghiên cứu 
Bài tiểu luận tập trung phân tích, nghiên cứu các dữ liệu về chỉ số hạnh phúc của 
người Việt Nam. Đồng thời, xác định các yếu tố tác động đến chỉ số hạnh phúc của Việt 
Nam như: Tuổi tác, giới tính, thu nhập, tình trạng sức khoẻ, giáo dục, yếu tố chính trị,... 
Để nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố này, nhóm em đã sử dụng phương 
pháp bình phương tối thiểu thông thường OLS (Ordinary Least Square) để hồi quy, ước 
lượng, phân tích mô hình, đối tượng. 
Bài tiểu luận được chia thành các phần chính: 
Chương 1: Cơ sở lý luận và giả thuyết nghiên cứu 
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và xây dựng mô hình 
lOMoARcPSD|12184112
6 
Chương 3: Kết quả ước lượng và suy diễn thống kê 
Nhóm em xin phép được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ths. Nguyễn Thuý 
Quỳnh – giảng viên bộ môn Kinh tế lượng đã luôn nhiệt tình hướng dẫn, cung cấp kiến 
thức chuyên môn, giúp đỡ nhóm trong quá trình triển khai, nghiên cứu làm rõ vấn đề 
của bài tiểu luận để nhóm có thể hoàn thành bài nghiên cứu đúng tiến độ và cấu trúc. 
Đồng thời trong quá trình tìm hiểu, do kiến thức còn hạn hẹp và thiếu kinh nghiệm nên 
bài tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể nhóm rất mong nhận được 
sự đóng góp ý kiến của cô. 
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô. 
lOMoARcPSD|12184112
7 
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU 
1.1 Tổng quan về hạnh phúc và chỉ số hạnh phúc 
 Định nghĩa về hạnh phúc 
Hạnh phúc vốn là một khái niệm trừu tượng, các nghiên cứu trước đây hầu hết 
đều định nghĩa hạnh phúc theo cách định tính, chủ quan, mang tính tương đối. Từ đó 
tồn tại nhiều khái niệm, định nghĩa về hạnh phúc. 
Giáo lý Phật giáo lấy hạnh phúc làm trung tâm, con người ta có được hạnh phúc 
khi vượt qua được tham ái dưới mọi hình thức. Đức Phật Thích Ca rĕn dạy: “Đời là bể 
khổ, muốn có hạnh phúc, ra khỏi bể khổ, cần diệt lòng tham sân si”. Như vậy, có lao 
tâm vượt khổ diệt lòng tham mới thoát khỏi u mê, sân si, tâm được thanh tịnh, minh mẫn 
để đạt được hạnh phúc. 
Thiên Chúa giáo cho rằng hạnh phúc là thứ Chúa Giêsu ban phát cho con người 
như một món quà và con người cần học cách sống tích cực để đón nhận và gìn giữ nó. 
Hạnh phúc không nằm ở những gì ta có hay những gì ta được, nó là thứ tồn tại sẵn trong 
tâm hồn mỗi con người, nó dễ dàng bị chôn vùi, lãng quên và mai một theo thời gian. 
Đây cũng là điểm giao thoa trong quan niệm về hạnh phúc của Thiên Chúa giáo với Phật 
giáo. 
Mác – Lênin lại đưa ra một cách tiếp cận duy vật và biện chứng về hạnh phúc. 
Theo quan điểm duy vật lịch sử, hạnh phúc của con người trước hết là hạnh phúc của cá 
nhân con người đang sống, mọi quan điểm và tiêu chuẩn hạnh phúc do xã hội đặt ra 
không phù hợp với nhu cầu hạnh phúc của cá nhân thì đều là những lý tưởng thuần tuý, 
không có giá trị thực nghiệm. Đồng thời, hạnh phúc cá nhân gắn liền chặt chẽ với hạnh 
phúc cộng đồng, xã hội. Bởi hạnh phúc là khi trong một cộng đồng, ai cũng có hạnh 
phúc, mọi người yêu thương, tôn trọng lẫn nhau và góp phần đem lại hạnh phúc cho 
nhau. Ngoài ra, con người là chủ thể hoạt động nên không thể có được hạnh phúc nhờ 
sự nhàn hạ, ... Hạnh phúc phải xuất phát từ cả sự giàu có về vật chất và đời sống tinh 
thần. 
Nếu trong thời kỳ đấu tranh cách mạng, hạnh phúc là đấu tranh thì lợi ích chung, 
lợi ích xã hội là thứ cần đặt lên hàng đầu, trước cả lợi ích cá nhân. Bởi hy sinh hạnh 
phúc xã hội cũng chính là giết chết hạnh phúc cá nhân. Còn trong giai đoạn hiện nay, 
hạnh phúc xã hội và hạnh phúc cần được dung hợp hài hoà với nhau. Mọi hoạt động 
chân chính của cá nhân nhằm đạt được hạnh phúc cá nhân cũng góp phần xây dựng đất 
nước, đóng góp cho cộng đồng, từ đó kiến tạo hạnh phúc xã hội. 
 Định nghĩa về chỉ số hành tinh hạnh phúc 
Chỉ số hành tinh hạnh phúc (HPI) hay gọi tắt là chỉ số hạnh phúc là một chỉ số 
do tổ chức phi chính phủ New Economics Foundation (NEF) có trụ sở tại Anh Quốc lập 
ra để đánh giá mức độ thỏa mãn cuộc sống của người dân ở từng quốc gia, trong tương 
quan với tỉ lệ khai thác tài nguyên phục vụ cho sự phát triển của quốc gia đó. 
Theo New Economics Foundation, Việt Nam là quốc gia có chỉ số hành tinh hạnh 
phúc (HPI) đứng thứ 5 thế giới, thứ 2 ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Việt Nam 
là 1 trong 3 quốc gia có chỉ số hành tinh hạnh phúc (Happy Planet Index) cao và chỉ số 
lOMoARcPSD|12184112
8 
dấu chân sinh thái nhỏ đủ để có sự bền vững môi trường. Bảng xếp hạng được công bố 
tại trang web happyplanetindex.org. 
Theo thống kê của trang Happyplanetindex.org, nước có chỉ số HPI cao nhất là 
Costa Rica (44,7), xếp thứ nhất trong số 140 quốc gia. Các nước nằm trong top 5 lần 
lượt là Mexico (40,7), Columbia (40,7), Vanuatu (40,6), Việt Nam (40,3). 
Còn theo World Happiness Report 2019, Việt Nam xếp hạng 94 trong bảng xếp 
hạng các nước trên thế giới và thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á trong khi đó Phần Lan 
đứng đầu 2 nĕm liên tiếp trên thế giới và Singapore đứng đầu trong khu vực Đông Nam 
Á.Vậy yếu tố đánh giá nào khiến cho vị trí của Việt Nam lại có sự chênh lệch đến vậy 
1.2 Các nghiên cứu trước đó 
Những quan điểm và suy nghĩ trên đây đã phần nào lý giải những nội dung trọng 
tâm của vấn đề hạnh phúc trong thực tế cuộc sống dù vẫn mang tính định tính và gói 
gọn trong ý kiến chủ quan. Điều này khiến các quan điểm khó thống nhất với nhau, lại 
càng khó đưa ra hướng giải quyết thuyết phục và bao quát. Những nĕm gần đây, các 
nghiên cứu định lượng về hạnh phúc đã được chú ý thực hiện tại các nước phát triển. 
Nĕm 1943, Abraham Maslow đưa ra tháp nhu cầu cùng học thuyết tháp nhu cầu 
cho rằng nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các bậc khác nhau, từ nhu cầu 
sinh lý (bao gồm các nhu cầu về vật chất, cơ bản liên quan trực tiếp đến sự tồn tại của 
một cá thể) đến nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội (ở đây là nhu cầu về liên kết và chấp 
nhận), nhu cầu được tôn trọng đến mức cao nhất là nhu cầu tự hoàn thiện. Các nhu cầu 
này được sắp xếp theo thứ tự từ thấp lên cao, những nhu cầu ở cấp cao hơn sẽ được thoả 
mãn khi nhu cầu ở các cấp thấp hơn được đáp ứng. 
Nhà xã hội học Glenn Firebaugh của đại học Pennsylvania và Laura Tach của đại 
học Harvard (Mỹ) qua nghiên cứu của mình chỉ ra mối quan hệ giữa tiền bạc và hạnh 
phúc, điều mà hầu hết các lý thuyết đạo đức xã hội cố gắng bác bỏ. Nghiên cứu của nhà 
tâm lý học đại học Illinois (Mỹ) Diener (1980) kết luận rằng mối quan hệ giữa tiền bạc 
và hạnh phúc rất phức tạp, song tỷ lệ mức độ hài lòng với cuộc sống hiện tại của người 
giàu thường cao hơn nhiều so với người nghèo, điều này cũng có thể kết luận với những 
nước giàu và những nước nghèo. Nĕm 2001, chuyên gia kinh tế Andrew Oswald của đại 
học Warwick (Anh) cũng đưa ra kết luận tương tự khi tiến hành nghiên cứu một nhóm 
người trúng xổ số từ 2000 đến 250000 USD. Kết quả là mức độ hài lòng với cuộc sống 
của nhóm người này tĕng đáng kể so với hai nĕm trước khi họ trúng xổ số. Hơn nữa, 
mức độ hài lòng tĕng tỷ lệ thuận với mức thưởng: Những người trúng thưởng lớn hơn 
sẽ càng hài lòng hơn với cuộc sống của mình. 
Nĕm 2004, việc nghiên cứu những yếu tố tác động đến hạnh phúc của con người 
tiến tới một bước quan trọng hơn khi Blanchflower và Oswald sử dụng mô hình hàm 
hạnh phúc như sau: 
r = h(u(y, z, t)) + ε 
Trong đó: 
lOMoARcPSD|12184112
9 
r là mức độ hài lòng hoặc hạnh phúc với thang đo từ 1 (không hạnh phúc) đến 4 
(rất hạnh phúc) 
h là hàm số liên tục 
u là một hàm hữu dụng của các biến (y, z, t), được hiểu như là sự sống hạnh phúc, 
dễ chịu 
y là thu nhập của cá nhân 
z là một bộ các biến liên quan đến yếu tố nhân khẩu học và cá tính 
t là các giai đoạn thời gian 
ε là sai số 
Nghiên cứu của Blanchflower and Oswald cho thấy các mức độ hài lòng với cuộc 
sống giảm dần qua thời gian tại Mỹ và giữ tương đối ổn định tại Anh. Thêm vào đó, 
nghiên cứu chỉ ra một vài nhân tố chính ảnh hưởng đến hạnh phúc của con người như 
thu nhập cá nhân, giáo dục, tình trạng hôn nhân,... 
Nĕm 2006, NEF (New Economics Foundation) đã đưa ra Báo cáo Chỉ số hạnh 
phúc hành tinh (HPI – Happy Planet Index). Dựa trên các số liệu thu thập được từ các 
quốc gia, các tổ chức quốc tế và từ chính các cuộc điều tra của NEF, họ đã đưa ra các 
báo cáo về kinh tế, xã hội và môi trường..., thành công thu hút được chú ý của dư luận 
quốc tế. 
HPI được tính dựa theo công thức sau: 
HPI=Experienced Well-being x Life Expectancy x Inequality of OutcomesEcological 
Footprint 
Trong đó: 
Mức độ hài lòng với cuộc sống (Experienced Well – being): Mức độ được sống 
hạnh phúc của con người ở mỗi quốc gia (Ở đây Well – being là sự hiện hữu – sảng 
khoái, sống hạnh phúc và dễ chịu). 
Tuổi thọ (Life Expectancy): Tuổi thọ bình quân thực tế của mỗi quốc gia, chỉ một 
phần trong đó là những nĕm sống hạnh phúc (Happy life years). 
Môi sinh (Ecological Footprint – dấu chân sinh thái): Dấu vết của toàn hệ sinh 
thái xung quanh con người, không chỉ riêng môi trường. Con người tiêu dùng tài nguyên 
tự nhiên đến mức nào, có vượt qua mức độ cho phép mà tự nhiên đã “ban tặng” cho con 
người tại mỗi quốc gia hay không, có làm tổn hại đến hệ sinh thái hay không. 
Lý thuyết của NEF rất chú trọng đến đời sống hạnh phúc cá nhân, coi tỷ lệ cá 
nhân sống dễ chịu là đại lượng quyết định trạng thái hạnh phúc. Theo công thức tính 
HPI, người ta tính được chỉ số hạnh phúc của một cộng đồng hoặc một quốc gia. Ý nghĩa 
của công thức là: Hạnh phúc của mỗi quốc gia hay cộng đồng là số nĕm trong vốn tuổi 
thọ mà con người cảm thấy hài lòng (Well – being) với cuộc sống của mình nếu điều 
này phù hợp với điều kiện tài nguyên tự nhiên được phép tiêu dùng. Thang HPI được 
lOMoARcPSD|12184112
10 
thiết kế từ 0 – 100. NEF đưa ra thang lý tưởng trong điều kiện hiện nay là 83,5 (với chỉ 
số hài lòng với cuộc sống là 8,2; chỉ số tuổi thọ là 82,0 và chỉ số môi sinh là 1,5). 
Sau khi tính toán, HPI xếp hạng các quốc gia dựa theo hiệu suất sử dụng các tài 
nguyên thiên nhiên của con người để sống cuộc sống dài lâu và hạnh phúc. Nĕm 2012, 
kết quả xếp hạng của 151 quốc gia được công bố, trong đó các quốc gia sở hữu kết quả 
cao là Costa Rica, Việt Nam, Colombia, Bê-li-xê và El Salvador. Định lượng này giúp 
phân tích chỉ số hạnh phúc theo quan điểm mới và có phần cải tiến về hạnh phúc vững 
chắc và lâu dài, xét dưới góc độ mối quan hệ giữa hạnh phúc của con người và môi 
trường. 
Ta có thể nhận thấy qua các so sánh trong Báo cáo Chỉ số hạnh phúc hành tin 
nĕm 2006, tác động của vấn đề môi sinh đến xếp hạng hạnh phúc toàn cầu tương đối 
lớn. Điểm khác biệt giữa các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển là các 
quốc gia phát triển dù thực trạng tiêu dùng tài nguyên tự nhiên rất lớn, nhưng nhờ việc 
quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả nên vẫn có thể hạn chế các vấn đề nổi cộm về môi 
trường, đảm bảo chất lượng đời sống cho dân cư. Ngược lại, các nước đang phát triển 
có lượng tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên thấp hơn nhưng tồn tại các phương pháp sử 
dụng không hiệu quả, gây lãng phí cùng khả nĕng quản lý yếu kém nên ảnh hưởng nặng 
nề tới vấn đề môi sinh. Việt Nam chúng ta được biết đến là quốc gia sở hữu nguồn tài 
nguyên thiên nhiên phong phú và dồi dào, tuy nhiên việc khai thác và sử dụng chưa hiệu 
quả cùng nĕng lực quản lý kinh tế xã hội còn hạn chế nên vấn đề ô nhiễm ngày càng gia 
tĕng, vấn nạn kẹt xe trở nên trầm trọng, môi trường sống của người dân trở nên tồi tệ 
hơn. Chỉ số HPI của Việt Nam rõ ràng có nguy cơ giảm sút nhanh chóng nếu những vấn 
đề nêu trên không được nhanh chóng cải thiện. 
1.3 Giả thiết và kỳ vọng về các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số hành tinh hạnh 
phúc 
 Số con (Number of children) 
Theo quan niệm của người dân Việt Nam, số con trong gia đình tỷ lệ thuận với 
hạnh phúc và sự giàu có. Người xưa vẫn hay lưu truyền những câu nói đến tận ngày nay 
như: “Đông con hơn nhiều của”, “Con đàn, cháu đống là nhà có phúc”,... Điều này hình 
thành tâm lý và quan niệm có phần phiến diện của người Việt Nam về số lượng con cái 
trong gia đình. 
 Tuổi tác (Age) 
(Cantril 1965, Inglehant 1990) cho rằng tuổi tác có tác động tích cực đến hạnh 
phúc, được thể hiện qua các điều tra ở nhiều quốc gia khác nhau. Theo Phật giáo, tuổi 
tác cũng là thành phần đầu tiên ảnh hưởng đến hạnh phúc con người: “Sinh – Lão – 
Bệnh – Tử - Ái biệt li – Cầu bất đắc – Oán tĕng hội – Ngũ ấm xí thạnh”. 
Nhiều người đặt ra quy luật cho rằng con người càng lớn tuổi thì càng bất hạnh 
do thời gian trôi qua mang theo sức lực, nhiệt huyết và thậm chí là vai trò xã hội của con 
người. Công trình nghiên cứu của giáo sư Andrew Osvald và đồng sự của trường Đại 
học Warwick (Anh) vào nĕm 2008 đã bác bỏ quy luật này. Họ đã tiến hành thĕm dò và 
khảo sát trên hơn 500 000 người dân Mỹ và Tây Âu để đưa đến kết luận là hạnh phúc 
trong suốt cả cuộc đời có hình chữ U, còn gọi là “đường cong hạnh phúc”. Với điều kiện 
lOMoARcPSD|12184112
11 
ít ốm đau bệnh tật, con người cảm thấy hạnh phúc ở thời trẻ và ở thời kỳ tuổi đã khá 
cao. Còn ở khoảng độ tuổi 44-45, con người cảm thấy mình khó khĕn và bất hạnh nhất. 
 Giới tính (Gender) 
Theo truyền thống lịch sử vĕn hoá Á Đông, phụ nữ có xu hướng hạnh phúc hơn 
đàn ông do họ lựa chọn an phận hơn, đặc biệt khi tình hình kinh tế xã hội có những biến 
động tiêu cực. 
Theo nghiên cứu của Nielsen vào nĕm 2008, kết quả tại 48 quốc gia trong tổng 
số 51 quốc gia được khảo sát cho thấy nữ giới hạnh phúc hơn nam giới. Tuy nhiên điều 
này tại Việt Nam lại có chiều hướng ngược lại khi đàn ông lại hạnh phúc hơn phụ nữ. 
 Thu nhập (Income) 
Nghiên cứu của Blanchflower và Oswald (2004) nêu trên đã chỉ ra mức thu nhập 
càng lớn, mức độ hài lòng về cuộc sống càng tĕng. Bên cạnh đó, tháp nhu cầu của 
Maslow cũng cho thấy để con người đạt được hạnh phúc, tức là chạm tới đỉnh của tháp, 
con người cần đáp ứng các nhu cầu ở các bậc thấp hơn, bao gồm các nhu cầu về vật chất 
để tồn tại, các nhu cầu về đảm bảo an toàn,... Những nhu cầu này có thể đáp ứng được 
gần như tuyệt đối khi con người có mức thu nhập ổn định, mức thu nhập càng cao thì 
các nhu cầu này càng được đáp ứng một cách mạnh mẽ và triệt để. 
 Thất nghiệp (Unemployment) 
Đây là yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số hạnh phúc. Theo Andrew Oswald, ở 
các quốc gia phát triển, hạnh phúc con người tĕng theo thu nhập của quốc gia, nhưng 
tác động này quá nhỏ và ít ý nghĩa thống kê. Thay vào đó, Oswald phát hiện ra thất 
nghiệp là một nguyên nhân gây ra bất hạnh cho con người. 
 Sức khoẻ (Health) 
Từ trước tới nay đã xuất hiện hàng loạt các nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ mật 
thiết giữa sức khoẻ và hạnh phúc của con người. Yếu tố này có tác động tích cực đến 
hạnh phúc, không có sức khoẻ sẽ kéo theo việc gặp bất hạnh. Một nghiên cứu được đĕng 
tải trên Neurobiology of Aging chỉ ra rằng những cá nhân có mức độ hài lòng với cuộc 
sống cao đều là những người sở hữu nhịp tim ổn định cùng huyết áp thấp so với những 
đối tượng còn lại cảm thấy bất hạnh trong cuộc sống. 
 Giáo dục (Education) 
Mối quan hệ giữa giáo dục và hạnh phúc là mối quan hệ phức tạp. Tuy nhiên 
nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng giáo dục có ảnh hưởng tích cực tới hạnh phúc. Một nghiên 
cứu của Gabriele Ruiu và Maria Laura Ruiu về kỳ vọng thu nhập của những người có 
trình độ học vấn cao ở Ý có ảnh hưởng như thế nào đến nhận thức của họ về hạnh phúc. 
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người lao động có trình độ học vấn cao có thu nhập 
trung bình cao hơn những người khác, cùng với đó thu nhập cá nhân là một trong những 
yếu tố đã được chỉ ra là có tác động mạnh mẽ tới chỉ số hạnh phúc. Tuy nhiên, những 
lao động có trình độ cao hơn hoàn toàn có thể cảm thấy thất vọng vì không đạt được kỳ 
vọng về thu nhập của mình, điều ít xảy ra hơn với các lao động có trình độ học vấn thấp 
hơn. 
lOMoARcPSD|12184112
12 
 Tự do lựa chọn (FREEDOM) 
Theo Paolo Verme, những người đánh giá cao quyền tự do lựa chọn đã hạnh phúc 
hơn những người không 
 Niềm tin (Trust in people) 
Theo Coleman (1988) thì vốn xã hội có thể sử dụng trong nhiều việc khác, để 
gây dựng niềm tin vào mọi người hay sử dụng các mối quan hệ để đem lại lợi ích chung 
hoặc lợi ích riêng (Ví dụ như bạn có thể nhờ người quen giới thiệu việc làm cho mình 
hay tin tưởng một ai đó mà tâm sự với họ và nhờ họ giúp đỡ mình giải quyết các vấn đề 
tâm lý,...) 
 Tôn giáo (Religion) 
Những người mang trong mình niềm tin về tôn giáo hay tín ngưỡng nào thì cảm 
thấy an phận, hài lòng và chấp nhận với cuộc sống hiện tại của mình. 
 Chính trị (Politics) 
Những người có niềm tin và tham gia vào các tổ chức chính trị là những người 
có niềm tin vào cuộc sống, vào tương lai, có lý tưởng để theo đuổi, có mục tiêu để hoàn 
thành nên họ cảm thấy hạnh phúc hơn. Các định hướng tư tưởng chính trị và đảng phái 
khác nhau của các chính quyền khác nhau, cũng như các chính sách khác nhau sẽ có tác 
động mạnh mẽ đến sự hài lòng trong cuộc sống của người dân. 
lOMoARcPSD|12184112
13 
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG 
MÔ HÌNH 
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
- Đối tượng nghiên cứu: Sự ảnh hưởng của các biến: Health, Freedom, Children, 
Gender, Age, Income, Trust, Religious, Political, Unemployed lên biến HPI 
- Phạm vi nghiên cứu: phạm vi Việt Nam 
2.2 Phương pháp nghiên cứu 
Trong phạm vi của nghiên cứu này, hạnh phúc được giải thích dựa trên sự hài 
long trong cuộc sống hiện tại (theo nhận định của World Value Survey và Happy Planet 
Index). Để phân tích các yếu tố quyết định hạnh phúc của con người, chúng tôi sử dụng 
hồi quy bội trong phần mềm Gretl, từ đó xem xét các mức ảnh hưởng khác nhau tới hạnh 
phúc. Nghiên cứu bằng phương pháp định lượng được thực hiện dựa trên tập dữ liệu 
được thu thập từ bảng câu hỏi với 1381 quan sát. 
Phân tích hồi quy là một tập hợp các quy trình thống kê để ước tính các mối quan 
hệ giữa một biến phụ thuộc và một hoặc nhiều biến độc lập bằng cách sử dụng OLS 
(Ordinary Least Squares). Trong nghiên cứu này về các yếu tố ảnh hưởng tới hạnh phúc 
của con người, chúng tôi nghiên cứu mối quan hệ phụ thuộc giữa hạnh phúc với biến 
phụ thuộc với thang điểm từ 1 (Không hài lòng) đến 4 (Rất vui) của mỗi cá nhân và 
người khác với các yếu tố ảnh hưởng đến các biến độc lập như tuổi, giới tính, khu vực, 
sức khỏe, giáo dục, thất nghiệp, tín nhiệm, tôn giáo, chính trị .... 
Trong phạm vi kiến thức của bộ môn, để kiểm định mô hình mối quan hệ phụ 
thuộc “tuổi thọ trung bình” với các biến còn lại, nhóm nghiên cứu chúng em sử dụng 
phương pháp bình phương tối thiểu OLS (Ordinary Least Squares) cùng với sự hỗ trợ 
chính của phần mềm STATA, Microsoft Excel, Word để tổng hợp và hoàn thiện tiểu 
luận này. Dưới đây là các bước cơ bản để xây dựng một mô hình kinh tế lượng: 
1. Nêu lý thuyết, giả thiết về mối quan hệ giữa các biến trong mô hình 
2. Xây dựng mô hình 
3. Lựa chọn mô hình kinh tế lượng phù hợp 
4. Thu thập số liệu 
5. Ước lượng thông số 
6. Kiểm định giả thiết thống kê 
7. Phân tích kết quả 
8. Đưa ra dự báo và cách khắc phục 
2.3 Xây dựng mô hình lý thuyết. 
Dựa vào các lý thuyết mà chúng tôi đã trích dẫn, mô hình hồi quy có thể được 
xây dựng như sau: 
lOMoARcPSD|12184112
14 
Mô hình hồi quy tổng thể: 
0 1 2 3
4 5 6 7
8 9 1 0 1 1
ln ( ) ln ( ) ln ( )
ln ( ) ln ( ) ln ( )
i
H P H E A T H F R E E C H IL D
G E N D E R A G E E D U IN C O M E
T R U S T R E L IG IO U S P O L IT IC A L U N E M P L O Y E D u
   
   
   
Mô hình hồi quy mẫu ln(𝐻𝑃) = �̂�0 + �̂�1 ln(𝐻𝐸𝐴𝑇𝐻) + �̂�2 ln(𝐹𝑅𝐸𝐸) + �̂�3 CHILD + �̂�4 GENDER+ �̂�5 ln(𝐴𝐺𝐸) + �̂�6 ln(𝐸𝐷𝑈) + �̂�7 ln(𝐼𝑁𝐶𝑂𝑀𝐸) + �̂�8 𝑇𝑅𝑈𝑆𝑇+ �̂�9 𝑅𝐸𝐿𝐼𝐺𝐼𝑂𝑈𝑆 + �̂�10 𝑃𝑂𝐿𝐼𝑇𝐼𝐶𝐴𝐿 + �̂�11 𝑈𝑁𝐸𝑀𝑃𝐿𝑂𝑈𝐸𝐷 + �̂�𝑖 
Trong đó: 
 β0 là điểm chặn của mô hình hồi quy 
 βi là hệ số góc của biến độc lập 
 u là thuật ngữ nhiễu của mô hình hồi quy 
 β̂0 là công cụ ước lượng của β0 
 βi là ước lượng của βi 
 e là phần dư = μ ̂(ước lượng của μ) 
Giải thích thay đổi và kỳ vọng về mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến 
độc lập được trình bày trong bảng dưới đây: 
Bảng 1. Giải thích biến và kỳ vọng về tín hiệu 
STT Biến số Loại biến Diễn giải Dấu kỳ 
vọng 
1 ln(HP) Biến phụ thuộc 
HP được đo bằng thang 
điểm từ 1 (Không hài lòng) 
đến 4 (Rất vui) 
2 ln(HEALTH) Biến độc lập 
HEATH được đo bằng thang 
điểm từ 1 (Rất tốt) đến 4 
(Yếu) 
+ 
3 ln(FREE) Biến độc lập 
FREE được đo bằng thang 
điểm từ 1 (Không có sự lựa 
chọn) đến 10 (Có nhiều lựa 
chọn) 
+ 
4 CHILD Biến độc lập Số lượng từ 0 đến 8 + 
5 GENDER 
Biến độc lập 
(Biến giả) 
1 là nam, 0 là nữ + 
6 ln(AGE) Biến độc lập AGE là số tuổi ± 
lOMoARcPSD|12184112
15 
7 ln(EDU) Biến độc lập 
EDU được đo bằng thang 
điểm từ 1 (Không được học) 
tới 9 (Trình độ Đại học) 
+ 
8 ln(INCOME) Biến độc lập 
INCOME được đo bằng 
thang điểm từ 1 (Thấp nhất) 
tới 10 (Cao nhất) 
+ 
9 TRUST Biến độc lập 
Giá trị 1 nếu bạn tin tưởng 
vào con người, 0 là bạn 
không tin ai cả 
+ 
10 RELIGIOUS 
Biến độc lập 
(Biến giả) 
1 nếu có tổ chức tôn giáo, 0 
nếu không tham gia bất kì tổ 
chức tôn giáo nào 
+ 
11 POLITICAL 
Biến độc lập 
(Biến giả) 
1 nếu có tham gia vào tổ 
chức chính trị, 0 là ngược lại 
+ 
12 UNEMPLOYED 
Biến độc lập 
(Biến giả) 
1 nếu hiện tại đang thất 
nghiệp, 0 là các trường hợp 
còn lại 
- 
Ghi chú: Dấu kì vọng của AGE là ± vì theo lý thuyết, độ tuổi có thể có mối quan 
hệ thuận hoặc nghịch với mức độ hạnh phúc. 
2.4 Mô tả số liệu và xử lý dữ liệu 
 Mô tả số liệu 
Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này lấy từ Điều tra Giá trị Thế giới nĕm 
2006 tại Việt Nam, thu thập từ ngày 1 tháng 10 nĕm 2006 đến ngày 30 tháng 11 nĕm 
2006 bởi ông Phạm Thanh Nghị của Viện Nghiên cứu Con người, Viện Khoa học Xã 
hội Việt Nam. Bộ dữ liệu này cung cấp thông tin về các biến số, thái độ và giá trị kinh 
tế xã hội cá nhân liên quan đến nhiều khía cạnh của cuộc sống người Việt Nam. Dữ liệu 
đến từ các câu trả lời được đưa ra một bảng câu hỏi chuẩn hóa với 250 câu hỏi đa dạng. 
Bộ dữ liệu và bảng câu hỏi có thể được tìm thấy tại: 
Để thu thập tập dữ liệu này, WVS sử dụng khảo sát mẫu, một hệ thống và cách 
tiếp cận tiêu chuẩn hóa để thu thập thông tin thông qua phỏng vấn quốc mẫu của cá 
nhân. Các mẫu được lấy từ toàn bộ dân số 18 tuổi trở lên mà không áp đặt giới hạn tuổi 
trên. Để có được người đại diện mẫu quốc gia, một số dạng quy trình lấy mẫu ngẫu 
nhiên phân tầng được thực hiện dựa trên các khu vực thống kê xã hội nhất định, quận, 
đơn vị điều tra dân số, bộ phận bầu cử, khu vực bầu cử sổ đĕng ký hoặc trạm bỏ phiếu 
và sổ đĕng ký dân số trung tâm. Về lợi thế, khảo sát WVS cung cấp dữ liệu lớn và tốt 
đại diện mẫu quốc gia. Hơn nữa, nó cung cấp thông tin về hầu hết các các biến thường 
được nghiên cứu để phân tích hạnh phúc, chẳng hạn như thu nhập, việc làm, sức khỏe 
lOMoARcPSD|12184112
16 
hoặc giáo dục, cũng như trên nhiều biến số nhân khẩu học và xã hội khác như tuổi, giới 
tính, hộ tịch hoặc tôn giáo. 
 Xử lý dữ liệu 
Mặc dù toàn bộ tập dữ liệu bao gồm 265 biến, chúng em chỉ tập trung vào 12 
biến chủ yếu được phân tích trong nghiên cứu về hạnh phúc, bao gồm: hạnh phúc, sức 
khỏe, tự do lựa chọn, tuổi, giới tính, số trẻ em, học vấn, thu nhập, lòng tin, tôn giáo, 
chính trị, thất nghiệp. 
Một vấn đề của dữ liệu này là sự hiện diện của các câu trả lời "không có câu trả 
lời" hoặc "không xác định" trong bảng câu hỏi. Do đó, chúng em phải loại bỏ những 
quan sát này. Ban đầu, số lượng quan sát là 1496. Sau khi bỏ qua, tập dữ liệu cuối cùng 
của chúng tôi bao gồm 1381 quan sát. 
Một vấn đề khác là thứ tự không đồng nhất giữa các câu hỏi khảo sát. 
Ví dụ, với hạnh phúc, thứ tự là từ “(4) Không hạnh phúc chút nào” đến “(1) Rất 
hạnh phúc”, trong khi với sức khỏe, thứ tự từ “(1) Rất tốt” đến “(4) Kém”. Do đó, để sử 
dụng dữ liệu, chúng em đã xử lý, sắp xếp lại thứ tự cấp độ từ thấp đến cao, từ xấu đến 
tốt cho tất cả biến. 
lOMoARcPSD|12184112
17 
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ 
3.1 Mô hình ước lượng 
 Kết quả ước lượng OLS 
Bằng phần mềm STATA, sử dụng lệnh: 
reg lnHP lnHEATH lnFREE CHILD GENDER lnAGE lnEDU lnINCOME TRUST 
RELIGIOUS POLITICAL UNEMPLOYED 
Bảng 2. Bảng kết quả hồi quy 
Biến số Hệ số hồi quy 
Sai số 
chuẩn T 
P- 
value 
Khoảng tin cậy 
( độ tin cậy 95%) 
Cận trái Cận phải 
ln(HEATH) 0.0739484 0.014259 5.19 0.000 0.0459765 0.1019203 
ln(FREE) 0.0800881 0.0133918 5.98 0.000 0.0538174 0.1063588 
CHILD 0.0088554 0.0035395 2.5 0.012 0.0019119 0.0157989 
GENDER 0.0123748 0.0096611 1.28 0.200 -0.0065773 0.0313268 
ln(AGE) -0.0117308 0.0171362 -0.68 0.494 -0.045347 0.0218853 
ln(EDU) 0.0314859 0.0120999 2.6 0.009 0.0077497 0.0552222 
ln(INCOME) 0.0637816 0.0137134 4.65 0.000 0.0368801 0.0906831 
TRUST -0.0338362 0.0093665 -3.61 0.000 -0.0522103 -0.015462 
RELIGIOUS 0.0040152 0.0148658 0.27 0.7870 -0.025147 0.0331774 
POLITICAL 0.0223755 0.0132049 1.69 0.090 -0.0035286 0.0482795 
UNEMPLOYED -0.0529669 0.0227547 -2.33 0.020 -0.0976049 -0.008329 
Hệ số chặn 0.7961642 0.0699672 11.38 0.000 0.6589096 0.9334188 
 Số quan sát: 1381 
 Hệ số xác định R2= 0.1280 
 Prob > F = 0.0000 
 F(11, 1369) = 94.28 
 Mô hình hồi quy mẫu 
Từ kết quả ở bảng trên, ta có mô hình hồi quy mẫu: 
ln(HP) = 0.7961642 + 0.0739484 ln(HEATH) + 0.0800881 ln(FREE) + 
0.0088554 CHILD +0.0123748 GENDER - 0.0117308 ln(AGE) + 0.0314859 
ln(EDU) + 0.0637816 ln(INCOME) - 0.0338362 TRUST + 0.0040152RELIGIOUS + 
0.0223755 POLITICAL -0.0529669UNEMPLOYED 
lOMoARcPSD|12184112
18 
3.2 Kiểm định và khắc phục các khuyết tật của mô hình 
 Kiểm định bỏ sót biến độc lập Ramsey RESET 
Thiết lập các cặp giải thuyết: 
 Ho : Mô hình không bỏ sót biến quan trọng 
 H1: Mô hình bỏ sót biến quan trọng 
Sử dụng STATA, kiểm định mô hình đã tìm được bằng lệnh ovtest, ta thu được 
kết quả: 
F(3, 113) = 2.55 
Prob > F = 0.0541 
Với mức ý nghĩa 5%, p – value = 0.054 > 
 Tại mức ý nghĩa 5%, thừa nhận H0 
Kết luận: Mô hình không bỏ qua biến bậc cao tại mức ý nghĩa 5% 
 Kiểm định tự tương quan 
 Ta có cặp giả thuyết: 
 H0: Mô hình không tồn tại đa cộng tuyến 
 H1: Mô hình tồn tại đa cộng tuyến 
Sử dụng STATA để tính VIF, ta thu được kết quả: 
Bảng 3. Bảng phân tích giá trị VIF 
Biến số VIF 1/VIF 
ln(AGE) 2.07 0.483046 
CHILD 2.02 0.494747 
ln(EDU) 1.24 0.805654 
ln(FREE) 1.14 0.875307 
ln(HEATH) 1.14 0.878548 
ln(INCOME) 1.12 0.896719 
POLITICAL 1.10 0.905484 
GENDER 1.08 0.928433 
UNEMPLOYED 1.05 0.949465 
RELIGIOUS 1.04 0.958609 
TRUST 1.01 0.988202 
Giá trị trung bình 1.27 
lOMoARcPSD|12184112
19 
 Từ bảng ta thấy, VIF của các biến đều nhỏ hơn 10 nên chấp nhận giả 
thuyết H0 
Kết luận: Mô hình không tồn tại đa cộng tuyến tại mức đa cộng tuyến 5% 
 Kiểm định phương sai sai số thay đổ 
Thiết lập cặp giả thuyết: 
 H0: Mô hình có phương sai sai số không đổi 
 H1: Mô hình có phương sai sai số thay đổi 
Sử dụng phần mềm STATA, kiểm định mô hình bằng lệnh imtest, white ta có kết 
quả: 
Chi2(72) = 85.89 
Prob > chi2 = 0.1261 
Với mức ý nghĩa 5%, có p – value = 0.1261> 
 Tại mức ý nghĩa 5%, thừa nhận H0 
Kết luận: Mô hình có phương sai sai số không đổi tại mức ý nghĩa 5% 
 Kiểm định phân phối chuẩn của nhiễu 
Thiết lập cặp giả thuyết: 
 H0: Nhiễu có phân phối chuẩn 
 H1: Nhiễu không có phân phối chuẩn 
Trong phần mềm STATA, dùng kiểm định Skewness/Kutosis. 
Sử dụng “predict A, residuals” để gọi phần dư. 
Dùng lệnh “sktest A” ta có kết quả sau: 
Bảng 4. Kiểm định phân phối chuẩn của nhiễu 
Biến Số lượng quan sát 
Độ nghiêng 
(S) 
Độ nhọn 
(K) 
Adj chi2 
(2) Prob>chi2 
A 1381 0.0000 0.0000 0.0000 
Ta thấy p-value = 0.0000 < 0.05 
 Tại mức ý nghĩa 5%, bác bỏ H0, chấp nhận H1 
Kết luận: Mô hình có nhiễu không phân phối chuẩn tại mức ý nghĩa 5% 
Cách khắc phục: Trong mô hình hồi quy lựa chọn, số quan sát được sử dụng là n=1381. 
Có thể thấy kích thước mẫu ở đây rất lớn, vì vậy các kiểm định, dự báo được thực hiện 
vẫn cho kết quả đáng tin cậy. 
 Kiểm định tự tương quan 
Trong phần mềm STATA, dùng kiểm định Corr, ta có bảng sau: 
lOMoARcPSD|12184112
20 
Bảng 5. Kiểm định tự tương quan 
 ln
(H
P)
ln
(H
EA
TH
) 
ln
(F
RE
E)
CH
IL
D
RE
N
G
EN
D
ER
ln
(A
GE
) 
ln
(E
DU
) 
ln
(IN
CO
M
E)
TR
U
ST
R
EL
IG
IO
U
S 
PO
LI
TI
CA
L 
U
N
EM
PL
O
Y
ED
ln
(H
P)
1.
00
00
ln
(H
EA
TH
) 
0.
19
28
1.
00
00
ln
(F
RE
E)
0.
24
34
0.
14
29
1.
00
00
CH
IL
D
0.
02
00
1 
-
0.
20
23
-
0.
02
63
1.
00
00
G
EN
D
ER
0.
08
79
0.
04
61
0.
13
12
0.
08
14
1.
00
00
ln
A
G
E 
-
0.
02
54
-
0.
26
91
-
0.
05
25
0.
69
59
0.
08
69
1.
00
00
ln
(E
DU
) 
0.
14
05
0.
18
02
0.
15
90
-
0.
29
76
0.
11
01
-
0.
28
20
1.
00
00
ln
(IN
CO
M
E)
0.
20
96
0.
18
39
0.
24
89
-
0.
01
28
0.
03
02
0.
00
23
0.
15
23
1.
00
00
lOMoARcPSD|12184112
21 
TR
U
ST
-
0.
10
27
-
0.
02
06
-
0.
05
49
0.
08
25
0.
00
53
0.
09
00
-
0.
04
51
-
0.
00
71
1.
00
00
R
EL
IG
IO
U
S 
-
0.
02
34
-
0.
03
39
-
13
61
0.
11
10
-
0.
03
85
0.
03
52
-
0.
12
49
-
0.
32
8 
0.
00
96
1.
00
00
PO
LI
TI
CA
L 
0.
10
29
0.
03
62
0.
10
92
0.
00
32
0.
19
74
0.
02
03
0.
21
64
0.
06
43
-
0.
01
23
0.
05
28
1.
00
00
U
N
EM
PL
O
Y
ED
-
0.
10
48
-
0.
01
19
-
0.
12
11
-
0.
12
34
-
0.
02
83
-
0.
12
66
-
0.
01
08
-
0.
09
20
-
0.
00
15
-
0.
00
37
-
0.
05
92
1.
00
00
Nhận xét: 
1. Ta nhận thấy mức độ tương quan giữa các biến độc lập với nhau đều có giá trị 
nhỏ hơn 0.8. Vậy mức độ tương quan giữa các biến độc lập là thấp 
2. Ta nhận thấy mức độ tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc đều 
có giá trị nhỏ hơn 0.5. Vậy mức độ tương quan giữa các biến là thấp 
3.3 Kiểm định giả thuyết 
 Kiểm định sự phù hợp của kết quả thu được với kì vọng 
Bảng 6 Hệ số ước lượng của biến độc lập 
Biến độc lập Hệ số ước lượng 
LnHEALTH 0.0739484 
lnFREE 0.0800881 
CHILD 0.0088554 
GENDER 0.0123748 
lnAGE -0.0117308 
lnEDU 0.0314859 
lnINCOME 0.0637816 
lOMoARcPSD|12184112
22 
TRUST -0.0338362 
RELIGIOUS 0.0040152 
POLITICAL 0.0223755 
UNEMPLOYED -0.0529669 
_cons 0.7961642 
Từ bảng trên ta có nhận xét: 
 1 = 0.0739484: Khi chỉ số sức khoẻ tĕng lên 1% với các nhân tố khác 
không đổi thì giá trị trung bình của kì vọng mức độ hạnh phúc của người dân Việt Nam 
tĕng 0.0739484%. 
Mối quan hệ giữa lnHP và lnHEALTH là mối quan hệ thuận chiều, kết quả này đúng 
như kì vọng ban đầu. 
 2 = 0.0800881: Khi chỉ số về quyền tự do lựa chọn tĕng lên 1% với các 
nhân tố khác không đổi thì giá trị trung bình của kì vọng mức độ hạnh phúc của người 
dân Việt Nam tĕng 0.0800881%. 
Mối quan hệ giữa lnHP và lnFREEDOM là mối quan hệ thuận chiều, kết quả này đúng 
như kì vọng ban đầu. 
 3 = 0.0088554: Khi số lượng trẻ em ở Việt Nam tĕng lên 1 với các nhân 
tố khác không đổi thì giá trị trung bình của kì vọng mức độ hạnh phúc của người dân 
Việt Nam tĕng 0.88554%. 
Mối quan hệ giữa lnHP và CHILDREN là mối quan hệ thuận chiều, kết quả này đúng 
như kì vọng ban đầu. 
 4 = 0.0123748: Với các nhân tố khác không đổi thì tại Việt Nam, giá trị 
trung bình của kì vọng mức độ hạnh phúc của một công dân nam cao hơn của một công 
dân nữ 1.23748%. 
Kết quả này đúng như kì vọng ban đầu. 
 5 = -0.0117308: Khi tuổi tác của người dân Việt Nam tĕng lên 1% với 
các nhân tố khác không đổi thì giá trị trung bình của kì vọng mức độ hạnh phúc của 
người dân Việt Nam giảm 0.0117308%. 
Mối quan hệ giữa lnHP và lnAGE là mối quan hệ ngược chiều, kết quả này đúng như kì 
vọng ban đầu. 
 6 = 0.0314859: Khi cấp độ giáo dục của người dân Việt Nam tĕng 1% 
với các nhân tố khác không đổi thì giá trị trung bình của kì vọng chỉ số hạnh phúc của 
người dân Việt Nam tĕng 0.0314859%. 
Mối quan hệ giữa lnHP và lnEDU là mối quan hệ thuận chiều, kết quả này đúng như kì 
vọng ban đầu. 
 7 = 0.0637816: Khi mức thu nhập của người dân Việt Nam tĕng 1% với 
các nhân tố khác không đổi thì giá trị trung bình của kì vọng chỉ số hạnh phúc của người 
dân Việt Nam tĕng 0.0637816%. 
Mối quan hệ giữa lnHP và lnINCOME là mối quan hệ thuận chiều, kết quả này đúng 
như kì vọng ban đầu. 
lOMoARcPSD|12184112
23 
 8 = -0.0338362: Với các nhân tố khác không đổi thì giá trị trung bình 
của kì vọng chỉ số hạnh phúc của một người có niềm tin vào mọi người thấp hơn của 
một người không có niềm tin vào mọi người 3.38362%. 
Mối quan hệ giữa lnHP và TRUST là mối quan hệ ngược chiều, kết quả này đúng như 
kì vọng ban đầu. 
 9 = 0.0040152: Với các nhân tố khác không đổi thì giá trị trung bình của 
kì vọng chỉ số hạnh phúc của một người có tham gia vào một tổ chức tôn giáo cao hơn 
của một người không tham gia vào một tổ chức tôn giáo nào 0.40152%. 
Mối quan hệ giữa lnHP và RELIGIOUS là mối quan hệ thuận chiều, kết quả này đúng 
như kì vọng ban đầu. 
 1 0 = 0.0223755: Với các nhân tố khác không đổi thì giá trị trung bình 
của kì vọng chỉ số hạnh phúc của một người có tham gia vào một hệ thống chính trị cao 
hơn của một người không tham gia vào một hệ thống chính trị nào 2.23755%. 
Mối quan hệ giữa lnHP và POLITICAL là mối quan hệ thuận chiều, kết quả này đúng 
như kì vọng ban đầu. 
 1 1 = -0.0529669: Với các nhân tố khác không đổi thì giá trị trung bình 
của kì vọng chỉ số hạnh phúc của một người thất nghiệp thấp hơn của một người không 
thất nghiệp 5.29669%. 
Mối quan hệ giữa lnHP và UNEMPLOYED là mối quan hệ ngược chiều, kết quả này 
đúng như kì vọng ban đầu. 
 Kiểm định ý nghĩa của các hệ số hồi quy 
Cặp giả thuyết: 0
0
j
j


 với mức ý nghĩa α=5%. 
Sử dụng P-value: 
 Nếu P-value < 0,05: Bác bỏ giả thuyết H0. 
 Nếu P-value > 0,05: Chấp nhận giả thuyết H0. 
Bảng 7. Kiểm định ý nghĩa của hệ số hồi quy 
Biến độc lập 
Hệ số 
ước 
lượng 
Giá trị ước 
lượng 
P-
value Kết quả Kết luận 
ln(HEALTH) 1 0.0739484 0.000 
< 
Có ý 
nghĩa 
thống kê 
lnHEALTH có ảnh 
hưởng đến lnHP 
ln(FREE) 2 0.0800881 0.000 
< 
Có ý 
nghĩa 
thống kê 
lnFREEDOME có 
ảnh hưởng đến lnHP 
CHILD 3 0.0088554 0.012 
< 
Có ý 
nghĩa 
thống kê 
CHILDREN có ảnh 
hưởng đến lnHP 
lOMoARcPSD|12184112
24 
GENDER 4 0.0123748 0.200 
< 
Có ý 
nghĩa 
thống kê 
GENDER có ảnh 
hưởng đến lnHP 
lnAGE 5 -0.0117308 0.494 
< 
Có ý 
nghĩa 
thống kê 
lnAGE có ảnh hưởng 
đến lnHP 
ln(EDU) 6 0.0314859 0.009 
< 
Có ý 
nghĩa 
thống kê 
lnEDU có ảnh hưởng 
đến lnHP 
ln(INCOME) 7 0.0637816 0.000 
< 
Có ý 
nghĩa 
thống kê 
lnINCOME có ảnh 
hưởng đến lnHP 
TRUST 8 -0.0338362 0.000 
< 
Có ý 
nghĩa 
thống kê 
TRUST có ảnh 
hưởng đến lnHP 
RELIGIOUS 9 0.0040152 0.787 
> 
Không có 
ý nghĩa 
thống kê 
RELIGIOUS không 
có ảnh hưởng đến 
lnHP 
POLITICAL 10 0.0223755 0.090 
> 
Không có 
ý nghĩa 
thống kê 
POLITICAL không 
có ảnh hưởng đến 
lnHP 
UNEMPLOYED 11 -0.0529669 0.020 
< 
Có ý 
nghĩa 
thống kê 
UNEMPLOYED có 
ảnh hưởng đến lnHP 
 Kiểm định sự phù hợp của kết quả thu được với kì vọng 
Mô hình có ý nghĩa khi các hệ số của mô hình không đồng thời bằng không. Giả 
thuyết kiểm định: 𝐻0: 𝛽1 = 𝛽2 = 𝛽3 = 𝛽4 = 𝛽5 = 𝛽6= 𝛽7 = 𝛽8 = 𝛽9 = 𝛽10 = 𝛽11 = 0 𝐻1: 𝛽12+ 𝛽22 +𝛽32 +𝛽42 +𝛽52 +𝛽62 +𝛽72+ 𝛽82 +𝛽92 +𝛽102 +𝛽112 ≠ 0 
Từ kết quả hồi quy Robust thu được, ta có R2 = 0.1280 
Giá trị kiểm định FS = 𝑅2(𝑛−𝑘−1)(1−𝑅2)𝑘 =18.268557 
Mà F0.05(11; 1381) = 1.547 
=> FS > F0.05(11; 1381) Bác bỏ H0 Mô hình hồi quy phù hợp 
Kết luận: Tại mức ý nghĩa 5%, có ít nhất một biến độc lập trong mô hình có ảnh 
hưởng thống kê lên bên phụ thuộc HP. 
lOMoARcPSD|12184112
25 
Kết luận: 
Sau khi thực hiện kiểm định hệ số hồi quy bằng p-value, ta có thể rút ra kết luận 
về sự ảnh hưởng của các biến độc lập lnHEALTH, lnFREEDOM, CHILDREN, 
GENDER, lnAGE, lnEDU, lnINCOME, TRUST, RELIGIOUS, POLITICAL, 
UNEMPLOYED lên giá trị của biến phụ thuộc lnHP như sau: 
Các biến lnHEALTH, lnFREEDOM, CHILDREN, GENDER, lnAGE, lnEDU, 
lnINCOME, TRUST, UNEMPLOYED đều có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%, 
như vậy các biến này thực sự có ảnh hưởng đến chỉ số hạnh phúc của người Việt Nam 
điều này đúng như kì vọng ban đầu và đúng với giả thuyết nghiên cứu. 
Biến RELIGIOUS, POLITICAL trong mô hình không có ý nghĩa thống kê, điều 
này có nghĩa các biến này không có ảnh hưởng thống kế đến chỉ số hạnh phúc của người 
Việt Nam. 
lOMoARcPSD|12184112
26 
KẾT LUẬN 
Hạnh phúc là một trong những nhu cầu cơ bản của con người, và việc theo đuổi 
hạnh phúc là vốn có đối với hoạt động của con người. Do đó, câu hỏi về "yếu tố nào 
quyết định hạnh phúc của con người ”đã được đề cập thường xuyên trong nhiều cuộc 
thảo luận của các học giả và nghiên cứu. Tuy nhiên, các nghiên cứu đó chủ yếu tập trung 
vào các lý thuyết chung hoặc các nghiên cứu thực nghiệm ở các nước công nghiệp 
phương Tây. Do đó, nhóm chúng em đã chọn chủ đề này với mục đích nghiên cứu các 
yếu tố quyết định hạnh phúc, cụ thể làCon người Việt Nam. 
Để nghiên cứu về các yếu tố quyết định hạnh phúc của người Việt Nam, nhóm 
chúng em đã sử dụng bộ dữ liệu từ Điều tra Giá trị Thế giới nĕm 2006 tại Việt 
Nam. Trong nghiên cứu này, chúng em đã sử dụng mô hình kinh tế lượng với 11 biến 
dẫn đến kết quả nghiên cứu (α = 5%): mô hình có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích 
hạnh phúc của người Việt Nam, trong đó: 
 9 biến có ý nghĩa thống kê và phù hợp với lý thuyết (số trẻ em, giới tính, thất 
nghiệp, sức khỏe, quyền tự do lựa chọn, học vấn, thu nhập, lòng tin, tuổi tác) 
 2 biến không có ý nghĩa thống kê (tôn giáo và chính trị) 
So với các mục tiêu ban đầu, chúng em đã phát hiện thành công các yếu tố ảnh 
hưởng đến hạnh phúc của người Việt Nam cụ thể. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu dẫn đến 
một số khuyến nghị để nâng cao mức độ hạnh phúc của Việt Nam. Nhìn chung, nghiên 
cứu có mở rộng tài liệu về các yếu tố quyết định hạnh phúc của người Việt Nam như 
khả nĕng ứng dụng nhất định trong các tình huống thực tế hiện tại. 
Mặc dù đã tận tâm và cố gắng nhưng việc học tập của chúng em vẫn còn những 
hạn chế nhất định. Đầu tiên, chúng em không tìm thấy lý do chính xác cho thực tế là 
một số biến không có ý nghĩa thống kê và không phù hợp với các lý thuyết, đó là trái 
ngược với kết quả nghiên cứu trước đó. Thứ hai, tập dữ liệu khá cũ khiến kết quả và các 
khuyến nghị không được cập nhật đủ và áp dụng hiệu quả trong hiện tại các tình 
huống. Cuối cùng, có thể bỏ qua một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của chúng 
em. Trong nhận thức về những hạn chế của chúng tôi, các nghiên cứu tiếp theo sẽ được 
phân tích cẩn thận hơn và nâng cao kiến thức cũng như kỹ nĕng từ chúng em. 
Vì cả tầm quan trọng của chủ đề và những hạn chế của nghiên cứu của chúng em, 
chúng em đề nghị nghiên cứu sâu hơn về hạnh phúc của người Việt Nam. Các nghiên 
cứu sâu hơn nên giải thích sâu hơn về nguyên nhân và tác động của các biến, từ đó đưa 
rahiểu biết về hạnh phúc của người Việt Nam. Hơn nữa, các nghiên cứu nên được thực 
hiện thường xuyên hơn để cung cấp phân tích cập nhật, do đó khuyến nghị các giải pháp 
cập nhật trong các tình huống thời gian thực của Việt Nam. 
. 
lOMoARcPSD|12184112
27 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. “Nghiên cứu về báo cáo hạnh phúc – Bài học kinh nghiệm từ những quốc gia trên 
thế giới”- Dương Hồng Ngọc. 
2. “Tản mạn về hạnh phúc”- Việt Hùng 
3. “Báo cáo hạnh phúc thế giới”- Giáo sư John F. Helliwell 
4. “The happy planet index 2016”- New Economics Foundation 
5. “World Happiness Report 2019”- 
6. “The Important Connection Between Happiness and Health”, Rebecca Blackwell 
, 16/11/2018. 
7. “Positivve affect and biological function in everyday life”, Andrew Steptoe & 
Jane Wardle. 
8. “The Complex Relationship Between Education and Happiness: The Case of 
Highly Educated Individuals in Italy”, Gabriele Ruiu & Maria Laura Ruiu. 
lOMoARcPSD|12184112
28 
PHỤ LỤC 
lOMoARcPSD|12184112
29 
lOMoARcPSD|12184112

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_cac_yeu_to_anh_huong_toi_chi_so_hanh_phuc_cua_viet.pdf