Tiểu luận Nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam hiện nay
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam hiện nay
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM KHOA SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG ĐỀ TÀI: NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Thực hiện : Nhóm 4 Lớp : NH Đêm 2 – K18 GV hướng dẫn :TS. Trương Quang Thông TP.HCM, tháng 04 năm 2010 MỤC LỤC PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜN G MỞ .............................. 1 1. Khái niệm................................................................................................................................ 1 2. Thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở ................................................................... 1 3. Hàng hoá được bán trên thị trường mở ............................................................................... 2 4. Phương thức giao dịch trên thị trường mở.......................................................................... 2 5. Mối quan hệ giữa nghiệp vụ thị trường mở với các công cụ khác của chính sách tiền tệ ...................................................................................................................................................... 2 6. Vai trò của Ngân hàng Trung ương ..................................................................................... 3 7. Ưu nhược điểm của thị trường mở....................................................................................... 3 PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘ NG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜN G MỞ Ở VIỆT N AM ................................................................................................................................... 4 1. Cơ sở pháp lý của hoạt động nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam................................ 4 2. Thực trạng về hoạt động nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam....................................... 5 2.1 Sự cần thiết phải ra đời hoạt động thị trường mở ở Việt Nam ................................... 5 2.2 Thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở.............................................................. 6 2.3 Tình hình giao dịch của nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam qua các năm ............ 6 3. Những thuận lợi và hạn chế của nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam .......................... 9 3.1 Những thuận lợi của nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam ......................................... 9 3.2 Những hạn chế của nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam........................................... 9 PHẦN III: ĐỊNH HƯỚN G PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜN G MỞ Ở VIỆT N AM ................................................................................................................................. 11 1. Bổ sung thêm hàng hoá giao dịch trên thị trường mở ..................................................... 11 2. Hoàn t hiện các quy định lưu ký giấy tờ có giá tại NHNN.............................................. 11 3. Cải t iến, nâng cấp và hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho thị trường mở ....................... 12 4. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến, thông t in rộng rãi về thị trường mở để thu hút thêm các tổ chức tín dụng t ham gia thị trường mở .................................................... 12 5. Nâng cao năng lực cán bộ xây dựng và điều hành nghiệp vụ thị trường mở ............... 13 6. Mở rộng các thành viên thị trường mở.............................................................................. 13 7. Công nhận chữ ký điện tử trong các giao dịch thị trường mở........................................ 14 1 PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ 1. Khái niệm: Nghiệp vụ thị trường mở là một trong các công cụ để thực thi chính sách tiền tệ, mang lại hiệu quả cao và hiện đang được các nước trên thế giới sử dụng để điều hành chính sách tiền tệ. Khi ngân hàng Trung ương thực hiện nghiêp vụ thị trường mở sẽ tác động vào các mục tiêu của chính sách tiền tệ cả về mặt giá trị và mặt lượng. Về mặt lượng : Là ảnh hưởng của nghiệp vụ thị trường mở vào dữ liệu của ngân hàng thương mại. Khi ngân hàng Trung ương thực hiện việc mua chứng từ có giá trị trên thị trường mở, kết quả làm dự trữ của ngân hàng thương mại tăng lên . Khi ngân hàng Trung ương thực hiện bán chứng từ có giá trị trên thị trường mở và kết quả làm dự trữ của ngân hàng thương mại giảm đi . Như vậy khi ngân hàng Trung ương thực hiện nhiệm vụ thị trường mở nó sẽ tác động vào dự trữ của ngân hàng thương mại , làm ảnh hưởng đến khối lượng tín dụng từ đó ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng. Về mặt giá: Khi ngân hàng Trung ương mua chứng từ có giá sẽ làm tăng dự trữ của ngân hàng thương mại, cung vốn tín dụng cũng vì thế sẽ tăng lên. Cung vốn tín dụng tăng ắt sẽ ảnh hưởng đến lãi suất ngắn hạn, làm lãi suất ngắn hạn có xu hướng giảm xuống và tác động vào lãi suất có kỳ hạn giảm. Bên cạnh đó khi ngân hàng Trung ương thực hiện mua chứng từ có giá trị trên thị trường mở sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của các chứng từ có giá dẫn đến có sự chuyển dịch vốn đầu tư, làm ảnh hưởng đến lãi suất thị trường, tác động vào cung cầu vốn trong nền kinh tế, ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng. Khi ngân hàng Trung ương thực hiện việc mua bán các chứng từ có giá trị trên thị trường mở sẽ tác động vào giá cả của chứng từ có giá và khi ngân hàng Trung ương thực hiện việc can thiệp vào giá cả của các chứng từ với khối lượng chiếm tỷ trọng lớn thì vai trò can thiệp của ngân hàng Trung ương càng có ý nghĩa quan trọng tác động vào lượng tiền cung ứng. 2. Thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở: Có ba điều kiện để xem xét phạm vi thành viên: - Thứ nhất : ngân hàng Trung ương muốn can thiệp trực tiếp vào lượng tiền cung ứng bao gồm cả tiền mặt và tiền gửi, về lý thuyết, thành viên tham gia mua bán trong trường hợp này được mở rộng không ngừng chỉ gồm các Tổ chức tín dụng mà còn cả các tổ chức khác, thậm chí có cả các cá nhân, miễn là họ có tiền mặt và tiền gửi. - Thứ hai: Nếu cơ sở pháp lý cho phép các tổ chức tín dụng hoạt động theo hướng đa năng như hệ thống tổ chức tín dụng của Việt nam hiện nay, thì phạm vi thành viên tham gia mở rộng đến tổ chức tín dụng là đủ. -Thứ ba: Khả năng chuyển tải của hệ thống thanh toán. Nếu cá nhân không có séc hoặc tiền trên tài khoản gửi tại ngân hàng Trung ương thì không thể tham gia mua bán trên nghiệp vụ thị trường mở, nếu tổ chức tín dụng không có mạng kết nối với ngân 2 hàng Trung ương trong điều kiện giao dịch trên mạng thì cũng không thể trở thành thành viên. 3. Hàng hoá được bán trên thị trường mở: Thông thường, Ngân hàng Trung ương các nước sử dụng nhiều loại giấy tờ có giá khác nhau đế giao dịch trong nghiệp vụ thị trường mở. Đó là: trái phiếu, tín phiếu kho bạc (gọi chung là chứng khoán kho bạc), tín phiếu. Ngân hàng Trung ương, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu thời hạn ngắn, chấp nhận (hối phiếu) của các ngân hàng; repos (hợp đồng mua lại). Tại Cộng Hoà Liên Bang Đức, Ngân hàng Trung ương còn sử dụng các chứng khoán để niêm yết trên thị trường chứng khoán được giao dịch trên thị trường mở. Tuy nhiên, hầu hết các Ngân hàng Trung ương thường thực hiện các nghiệp vụ thị trường mở bằng chứng khoán kho bạc, bởi vì chứng khoán kho bạc có tính thanh khoản cao, dễ chuyển đổi trên thị trường và do đó dễ được các bên chấp nhận trong giao dịch. Cũng có nhiều nước Ngân hàng Trung ương cho phép sử dụng cả trái phiếu (thời hạn còn lại dưới 1 năm) được giao dịch trong nghiệp vụ thị trường mở, nhưng chỉ với mục tiêu điều chỉnh vốn khả dụng của các ngân hàng và kiểm soát lãi suất ngắn hạn trên thị trường tiền tệ. 4. Phương thức giao dịch trên thị trường mở: - Giao dịch song phương: Ngân hàng Trung ương giao dịch trực tiếp với người mua, bán thực hiện mua hoặc bán hẳn chứng từ có giá. - Giao dịch qua thị trường chứng khoán: Thông qua thị trường chứng khoán, qua các đại lý chứng khoán mà Ngân hàng Trung ương tiếp cận với người mua hoặc người bán để tiến hành mua hoặc bán. - Giao dịch qua đấu thầu: Đấu thầu khối lượng hoặc đấu thầu lãi suất. + Đấu thầu khối lượng: Ngân hàng Trung ương công bố khối lượng tiền cần mua hoặc cần bán bằng phương thức đấu thầu và ấn định mức lãi suất thực hiện, Ngân hàng Trung ương công bố điều kiện đặt thầu để tổ chức mua bán phải chấp hành, các Tổ chức Tín dụng cần mua hoặc bán tiến hành nộp thầu theo qui định. Sau khi mở thầu Ngân hàng Trung ương sẽ xác định tỷ lệ giá trị đạt thầu và phân bổ cho từng tổ chức tham gia đặt thầu. Sau khi trúng thầu các ngân hàng thực hiện nhận tín phiếu kho bạc và thanh toán tiền theo qui định. + Đấu thầu lãi suất: Theo cách đấu thầu lãi suất thì các đơn vị đặt thầu đăng ký lãi suất đặt thầu và đi kèm là lượng tiền mua theo lãi suất đăng ký. Ngân hàng Trung ương sẽ quan tâm tới lãi suất đặt thầu và sẽ lấy từ lãi suất cao tới lãi suất thấp cho đến khi nào đạt được lượng tiền mà Ngân hàng Trung ương cần cung ứng vào lưu thông. Nguyên tắc khi xét thầu theo lãi suất nếu Ngân hàng Trung ương bán thì sẽ xét đạt thầu từ lãi suất thấp đến lãi suất đảm bảo đủ lượng tiền cần bán. Ngược lại, khi Ngân hàng Trung ương mua thì xét đạt thầu từ lãi suất cao đến lãi suất đảm bảo đủ lượng tiền cần mua. Phương thức giao dịch thể hiện tính linh hoạt của công cụ nghiệp vụ thị trường mở cho phép mua hoặc bán với số lượng, thời gian giao dịch và một phương pháp giao dịch tuỳ ý, phù hợp với chính sách tiền tệ. 5. Mối quan hệ giữa nghiệp vụ thị trường mở với các công cụ khác của chính sách tiền tệ: Để thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ, Ngân hàng Trung ương sử dụng nhiều công cụ đa dạng. Chẳng hạn, tuỳ theo yêu cầu mở rộng hoặc thu hẹp tín dụng, 3 Ngân hàng Trung ương có thể tăng hoặc hạ lãi suất tái chiết khấu, hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hay mua hoặc bán các chứng khoán có giá. Trong các công cụ đó thì nghịêp vụ thị trường mở có thể sử dụng rất linh hoạt trong bất kỳ loại chính sách tiền tệ nào. Nó là công cụ điều tiết vĩ mô. Nghiệp vụ thị trường mở có tác động thông qua ''hiệu ứng thông báo'' ít hơn chính sách lãi suất chiết khấu và chính sách dự trữ bắt buộc. Nó tạo ra cuộc cạnh tranh giữa các thành phần ngân hàng và thành phần không phải là ngân hàng, có khả năng thanh toán, nhất là về khối lượng, có thể đạt được mục tiêu một cách vừa hữu hiệu, vừa phù hợp với thị trường cả về xu hướng tăng hoặc giảm. 6. Vai trò của Ngân hàng Trung ương: Ở các nước đang phát triển và các nước đang trong giai đoạn quá độ chuyển từ nền kinh tế mệnh lệnh trước đây sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, chỉ có một số rất ít nước có được thị trường lý tưởng - là điều kiện cho thị trường mở hoạt động một cách linh hoạt. Tuy nhiên, hoạt động thị trường mở ở cách này hay cách khác có thể và nên được tiến hành trong các thị trường không lý tưởng hoàn toàn nhưng có các giai đoạn phát triển theo hướng có sự phát triển và cạnh tranh. Trong những trường hợp như vậy thì hoạt động thị trường mở cần phải có giới hạn theo từng giai đoạn. Sự tham gia của Ngân hàng Trung ương sẽ thúc đẩy sự phát triển của thị trường, dù vậy Ngân hàng Trung ương cần chú ý rằng việc tham gia vào thị trường sẽ không được phép có ảnh hưởng hoặc làm tăng thêm rủi ro trong bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng Trung ương. M ột Ngân hàng Trung ương sẽ có khả năng hoạt động có hiệu quả hơn nếu bảng danh mục tài sản của nó có tính lỏng cao và không có rủi ro. 7. Ưu nhược điểm của thị trường mở: - Ưu điểm: Khi sử dụng công cụ này Ngân hàng Trung ương chủ động can thiệp về khối lượng nhiều hay ít tuỳ ý, thời gian tuỳ thuộc vào thời gian mà Ngân hang Trung ương muốn điều chỉnh lượng tiền cung ứng, Ngân hàng Trung ương có thể quyết định mua, bán chủng loại giấy tờ có giá để nhằm đạt được mục tiêu của chính sách tiền tệ. Công cụ này có tính linh hoạt cao, bất kỳ lúc nào sự can thiệp của N gân hàng Trung ương đều tác động đến tiền trung ương sau đó ảnh hưởng đến lãi suất. Ngân hàng Trung ương có thể điều chỉnh được lượng mua và bán tuỳ ý, thông qua giá mua và giá bán mà Ngân hàng Trung ương có thể mở rộng hay thu hẹp lượng tiền trung ương, và có khả năng điều chỉnh sai lầm nếu đã bán không phù hợp hoặc đã mua không phù hợp. - Nhược điểm: Hạn chế lớn nhất của nghiệp vụ này là để công cụ này phát huy hiệu quả thì quốc gia đó phải có thị trường tài chính phát triển, hàng hoá của thị trường là các giấy tờ có giá ngắn hạn phải phong phú và đa dạng. Ngân hàng Trung ương phải có khả năng dự báo được vốn khả dụng của toàn hệ thống để can thiệp mua, bán, có như vậy việc can thiệp mới có ý nghĩa lớn trong việc tác động vào lượng tiền cung ứng. Khi Ngân hàng Trung ương mua, bán làm tác động đến lượng tiền trung ương, từ đó sẽ ảnh hưởng tới lãi suất trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, vì vậy để tránh ảnh hưởng này thì Ngân hang Trung ương phải có các giải pháp xử lý phù hợp. 4 PHẦN II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ Ở VIỆT NAM 1. Cơ sở pháp lý của hoạt động nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam: Thị trường mở được chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7/2000 và vận hành theo Quy chế hoạt động thị trường mở được ban hành kèm theo Quyết định số 85/2000/QĐ – NHNN14 ngày 09/3/2000. Qua quá trình hoạt động, NHNN đã không ngừng hoàn thiện cơ sở pháp lý để thị trường mở ngày càng phát huy vai trò, tác dụng trong sự phát triển của thị trường tiền tệ. Theo đó các thủ tục giao dịch nghiệp vụ thị trường mở tiếp tục được cải tiến, cơ chế hoạt động tiếp tục được hoàn thiện, khung pháp lý dần được sửa đổi bổ sung và hoàn chỉnh như sau: - Quy chế hoạt động thị trường mở được ban hành kèm theo Quyết định số 85/2000/QĐ – NHNN14 ngày 09/3/2000 và được sửa đổi, bổ sung tại các Quyết định: Quyết định số 1439/2001/QĐ – NHNN ngày 20/11/2001 về việc sửa đổi một số điều trong Quy chế nghiệp vụ TTM , Quyết định số 877/2002/QĐ-NHNN ngày 19/8/2002 về việc sửa đổi điều 1 Quyết định 1439/2001/QĐ – NHNN ngày 20/11/2001; Quyết định số 1085/2003/QĐ-NHNN ngày 16/9/2003 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế nghiệp vụ TTM ban hành kèm theo Quyết định số 85/2000/QĐ-NHNN và Khoản 4 Điều 1 Quyết định số 1439/2001/QĐ-NHNN. - Quyết định số 87/2000/QĐ-NHNN9 ngày 13/3/2000 của Thống đốc NHNN về việc thành lập Ban điều hành nghiệp vụ TTM . - Quyết định số 37/2000/QĐ-NHNN1 ngày 24/01/2000 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế quản lý vốn khả dụng. - Quyết định số 171/2000/QĐ-NHNN13 ngày 25/5/2000 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy định về đăng ký giấy tờ có giá ngắn hạn tham gia nghiệp vụ Thị trường mở và hiện nay được thay thế bằng Quy chế lưu ký giấy tờ có giá tại NHNN ban hành kèm theo Quyết định số 1022/2004/QĐ-NHNN ngày 17/8/2004. Đây là cơ sở pháp lý tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng thực hiện thống nhất việc lưu ký các giấy tờ có giá phục vụ cho các giao dịch trên thị trường tiền tệ. Ngoài ra, NHNN đã mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá tại Trung tâm giao dịch chứng khoán để tạo điều kiện cho việc lưu ký các giấy tờ có giá phát hành trên thi trường chứng khoán được thuận lợi, đơn giản hơn. Đặc biệt NHNN đã bắt đầu giao dịch đặt thầu và đấu thầu nghiệp vụ thị trường mở qua mạng, tạo thuận lợi cho các thành viên tham gia thị trường - Quyết định số 1909/2005/QĐ-NHNN ngày 30/12/2005 của Thống đốc NHNN về việc các tổ chức tín dụng sử dụng một số loại trái phiếu trong các giao dịch tái cấp vốn của NHNN. - Quy trình nghiệp vụ thị trường mở số 608/2000/QT-SGD ngày 08/5/2000 của NHNN, Công văn số 2064/CV-SGD ngày 22/10/2003 của NHNN hướng dẫn sửa đổi một số mục trong Quy trình nghiệp vụ trường mở, Công văn số 1273/NHNN-SGD ngày /02/2006 về việc hướng dẫn sử dụng một số loại trái phiếu trong giao dịch tái cấp vốn của NHNN. 5 - Công văn 1548/CV-SGD ngày 24/10/2000 của Giám đốc Sở Giao dịch Hướng dẫn đăng ký mã số giấy tờ có giá tham gia nghiệp vụ thị trường mở, Công văn số 737/CV-SGD ngày 09/4/2003 về việc bổ sung mã số giấy tờ có giá tham gia giao dịch nghiệp vụ thị trường mở, Công văn số 2069/CV-SGD ngày 22/10/2003 bổ sung mã số giấy tờ có giá tham gia nghiệp vụ thị trường mở. - Công văn số 901/CV-THNH ngày 07/12/2004 của NHNN hướng dẫn vận hành phần mềm nghiệp vụ thị trường mở qua mạng tại thành viên và chi nhánh NHNN được uỷ quyền, Công văn số 902/CV-THNH ngày 07/12/2004 NHNN hướng dẫn vận hành phần mềm nghiệp vụ thị trường mở qua mạng tại sàn giao dịch. - Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế nghiệp vụ thị trường mở. Ngày hiệu lực 04/02/2007. - Quyết định số 27/2008/QĐ-NHNN ngày 30/09/2008 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007 của Thống đốc NHNN. Ngày hiệu lực 01/11/2008. Hiện nay, quyết định về Quy chế nghiệp vụ thị trường mở (Ban hành kèm theo Quyết định số 85 /2000/QĐ-NHNN14 ngày 9 tháng 3 năm 2000 của Thống đốc NHNN) đã hết hiệu lực, thay vào đó căn cứ pháp lý chủ yếu của thủ tục hành chính là quyết định số 27/2008/QĐ-NHNN ngày 30/09/2008 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007 của Thống đốc NHNN. 2. Thực trạng về hoạt động nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam: 2.1 Sự cần thiết phải ra đời hoạt động thị trường mở ở Việt Nam: Với Việt Nam, nghiệp vụ thị trường mở là một công cụ rất quan trọng và cần thiết trong việc điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam. Sự cần thiết đó thể hiện ở một số điểm sau đây: - Do hạn chế của công cụ trực tiếp trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Qua thực trạng điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong thời gian qua, có thể thấy hạn chế của công cụ trực tiếp là: thiếu chủ động, hiệu quả thấp, sự phối hợp chưa chặt chẽ, chưa thực sự phản ánh tín hiệu thị trường. Do đó cần thiết phải có công cụ gián tiếp – nghiệp vụ thị trường mở để có thể điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt và chủ động. - Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, với xu thế hội nhập quốc tế, Việt Nam phải có thị trường tài chính phát triển mới có thể tham gia vào thị trường quốc tế. Công cụ nghiệp vụ thị trường mở sẽ góp phần phát triển và hoàn thiện thị trường tài chính Việt Nam. - Nghiệp vụ thị trường mở giúp chính phủ thực thi chính sách tiền tệ quốc gia có hiệu quả. Điều này được thể hiện ở sự chủ động và linh hoạt trong các hoạt động của NHTW về thời gian và mức độ tác động theo mục đích của mình. - Ngoài ra nghiệp vụ thị trường mở còn có tác động đối với các tổ chức tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn khả dụng, thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ. 6 - Việc xuất hiện thị trường mở là một bước tiến quan trọng trong tiến trình tự do hoá lãi suất ở nước ta. NHNN Việt Nam đã có thêm một công cụ mới- công cụ quan trọng nhất trong điều hành chính sách tiền tệ ở nước ta. 2.2 Thành viên tham gia nghiệp vụ thị trường mở: Ngày 12/7/2000 là ngày khai trương và triển khai phiên giao dịch đầu tiên tại nghiệp vụ thị trường mở. Từ khi nghiệp vụ thị trường mở ra đời cho đến năm 2006, tổng số thành viên tham gia lên đến 35 thành viên bao gồm: - 5 NHTM nhà nước: NH Đầu tư & PTVN, NH Ngoại thương VN, NH Công thương VN, NH Nông nghiệp & PTNT VN, NH Phát triển nhà ĐBSCL. - 19 NH TM CP: NH TM CP Đông Á, NH TMCP Sài gòn thương tín, NH TMCP Á Châu, ... - 9 chi nhánh NH nước ngoài: ABN AMRO Bank - CN Hà Nội, Citi Bank - CN Hà Nội, NH United Overseas - CN HCM, - 1 công ty tài chính: Công ty Tài chính bưu điện. - 1 Quỹ tín dụng nhân dân: Quỹ Tín dụng nhân dân trung ương. 2.3 Tình hình giao dịch của nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam qua các năm: Kể từ ngày đầu thực hiện cho đến năm 2007, khối lượng giao dịch nghiệp vụ thị trường mở theo cả 2 chiều mua và bán giấy tờ có giá tăng mạnh qua các năm. Khối lượng giao dịch nghiệp vụ thị trường mở giai đoạn 2000 - 2007 Đơn vị: tỷ đồng Năm thực hiện Số phiên thực hiện Khối lượng trúng thầu theo các phương thức giao dịch Mua kỳ hạn Mua hẳn Bán kỳ hạn Bán hẳn Tổng cộng 2000 17 873,50 480,00 550,00 1.903,50 2001 48 3.253,81 60,00 50,00 570,00 3.933,81 2002 85 7.245,53 1.900,00 9.145,53 2003 107 9.844,15 11.340,00 21.184,15 2004 123 60.985,91 950,00 61.935,91 2005 159 100.679,15 700,00 1.100,00 102.479,15 2006 155 86.302 26.332 112.634 2007 165 88.257 35.264 123.521 Tổng cộng 859 357.441,05 540 750 78.006 436.737,05 Nguồn: NHNN Việt Nam 7 Để tăng cường khả năng tác động của công cụ này, NHNN đã tăng tần suất giao dịch thị trường mở: - Trong thời gian đầu khi mới triển khai, các phiên thị trường mở được tổ chức với tần suất 10 ngày/phiên. Ngày giao dịch thị trường mở được tính theo ngày làm việc. - Từ phiên thứ 14 vào ngày 29/11/2000, thị trường mở được thực hiện với tần suất 1 tuần/phiên vào ngày thứ Tư hàng tuần. Điều này đã giúp cho các tổ chức tín dụng chủ động điều chỉnh kịp thời, linh hoạt vốn khả dụng của mình. - Từ năm 2001, Ban điều hành thị trường mở đã tăng định kỳ tổ chức các phiên giao dịch thị trường mở 2 phiên/1 tuần vào ngày thứ 3 và thứ 5 hàng tuần. Ngoài ra, để đáp ứng kịp thời vốn khả dụng cho tổ chức tín dụng, NHNN đã tổ chức các phiên đấu thầu đột xuất theo ngày, cá biệt 2 phiên/ngày trong thời gian giáp Tết Nguyên đán. Việc tổ chức các phiên đột xuất đã hỗ trợ kịp thời cho các tổ chức tín dụng khắc phục khó khăn về thiếu hụt vốn khả dụng, đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả và đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ. - Bắt đầu từ tháng 11/2004, giao dịch thị trường mở đã được thực hiện định kỳ 3 phiên/tuần, vào ngày thứ 2, 4 và 6, góp phần điều tiết kịp thời vốn khả dụng của tổ chức tín dụng. - Mặc dù đã giao dịch với tần suất 3 phiên/tuần nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu giao dịch vốn của các ngân hàng. Vì thế, năm 2006 và 2007 tần suất giao dịch được nâng lên là 5 phiên / tuần . Số lượng các phiên giao dịch nghiệp vụ thị trường mở giai đoạn 2000 - 2007 Năm Số phiên Số phiên mua Số phiên bán Tần suất giao dịch Mua hẳn Mua có kỳ hạn Bán hẳn Bán có kỳ hạn 2000 17 4 10 3 0 10 ngày/phiên 2001 48 3 39 5 1 1 tuần/phiên 2002 85 1 58 26 0 1 tuần/2 phiên 2003 107 0 52 55 0 1 tuần/2 phiên 2004 123 0 109 0 14 1 tuần/3 phiên 2005 158 0 150 6 2 1 tuần/3 phiên 2006 155 148 7 1 tuần/5 phiên 2007 165 153 7 5 1 tuần/5 phiên Tổng số 858 8 719 109 22 Nguồn: NHNN Việt Nam. Lãi suất được hình thành thông qua đấu thầu và thường dao động trong khoảng trần là lãi suất tái cấp vốn và sàn là lãi suất chiết khấu giấy tờ có giá. Tuy nhiên tại thời 8 điểm quá căng thẳng về vốn khả dụng, có thể cao hơn lãi suất tái cấp vốn và vào thời điểm quá dư thừa vốn khả dụng, có thể thấp hơn lãi suất chiết khấu giấy tờ có giá. Trong thời gian gần đây, từ những tháng cuối năm 2009 đến trước tết Nguyên đán, nhiều ngân hàng thương mại gặp khó khăn trong thanh khoản do tính thời vụ. Nguyên nhân là do vào những dịp cuối năm, nhu cầu rút tiền thanh toán và vốn sản xuất - kinh doanh của người dân rất lớn trong khi huy động vốn của các ngân hàng thương mại tăng chưa kịp nhu cầu đã khiến cho nhiều ngân hàng lâm vào tình trạng thiếu thanh khoản. Các ngân hàng sẵn sàng vay vốn trên thị trường liên ngân hàng với mức lãi suất cao hơn lãi suất tái cấp vốn chứng tỏ các ngân hàng đang có nhu cầu tìm kiếm nguồn tiền lớn hơn. Theo báo cáo của NHNN, năm 2009 huy động vốn của toàn hệ thống chỉ tăng 25% thì dư nợ đã tăng đến 37,73%. Những con số này càng làm cho vấn đề về tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng trở nên nóng bỏng vì mất cân đối và đầu ra là nguyên nhân khiến các ngân hàng khó tránh khỏi nguy cơ thiếu vốn. Nếu không giải quyết được tình trạng thiếu thanh khoản thì nguy hiểm đối với toàn hệ thống là vấn đề có thể nhìn thấy trước. Chính vì vậy, từ cuối năm 2009, NHNN đã có kế hoạch hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng. Một mặt, NHNN chỉ đạo các ngân hàng thương mại chỉ sử dụng vốn liên ngân hàng để bù đắp thiếu hụt dự trữ bắt buộc và đảm bảo thanh khoản, tiếp tục hỗ trợ vốn cho thị trường liên ngân hàng ở mức hợp lý khi thừa thanh khoản. M ặt khác, NHNN cũng tăng cường hỗ trợ vốn cho các tổ chức tín dụng thông qua nghiệp vụ thị trường mở với 2 phiên giao dịch/ngày bắt đầu từ ngày 23/12/2009. Vào thời điểm ngày 06/01/2010, NHNN đã “bơm” thêm một lượng tiền khá lớn lên đến 15.000 tỷ đồng qua thị trường mở nhằm hỗ trợ các ngân hàng thương mại cải thiện thanh khoản. Với sự can thiệp của NHNN, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã giảm mạnh; các kỳ hạn ngắn đã rút xuống dưới 12%, kỳ hạn 1 tuần chỉ còn 11%, lãi suất cho vay qua đêm chỉ còn 8,5%/năm. Trong khi các tuần trước đó, lãi suất cho vay qua đêm đã duy trì ở mức trên 10%/năm. Trong tháng 02/2010, do khó khăn thanh khoản hệ thống ngân hàng, thị trường biết đến lượng vốn mỗi ngày NHNN hỗ trợ qua thị trường mở có từ 12.000 – 15.000 tỷ đồng; nghiệp vụ thị trường mở được tăng cường 2 phiên/ngày. Trong ngày 03/03/2010, kết quả đấu thầu cũng lên tới 10.005 tỷ đồng qua 2 phiên. Tuy nhiên, kể từ ngày 04/03/2010 đến nay, lượng tiền “bơm” qua thị trường mở đã giảm mạnh và hiện chỉ còn duy trì mỗi ngày 1 phiên. Cụ thể, khối lượng trúng thầu ngày 04/03/2010 chỉ có 3.200 tỷ đồng, đến ngày 10/03/2010 là 2.983 tỷ đồng; đặc biệt trong các ngày 11, 12 và 15/03/2010, lượng tiền chỉ còn tương ứng 796, 454 và 742 tỷ đồng. Lãi suất hình thành qua những phiên đầu thầu trong nửa cuối tháng 03/2010 ổn định ở 8%/năm, bằng với lãi suất tái cấp vốn hiện hành, tập trung chủ yếu ở kỳ hạn 14 ngày. Trong những thời điểm căng thẳng về vốn khả dụng, lãi suất hình thành qua đấu thầu có thể cao hơn lãi suất tái cấp vốn. Kết quả trên cho thấy sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, thanh khoản hệ thống ngân hàng đã dần được cải thiện. Thống kê kết quả đấu thầu trên thị trường mở từ đầu tháng 3 trở lại đây cho thấy, khối lượng trúng thấu giảm nhanh và mạnh qua mỗi phiên, lãi suất ổn định. 9 Như vậy, khoảng thời gian từ cuối năm 2009 đến đầu năm 2010 đã cho thấy vai trò quan trọng của nghiệp vụ thị trường mở trong việc điều tiết vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng. 3. Những thuận lợi và hạn chế của nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam: 3.1 Những thuận lợi của nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam: Sự ổn định về chính trị. Không phải quốc gia nào cũng có điều kiện chính trị ổn định như ở Việt Nam. Đây không chỉ là điều kiện lý tưởng cho nghiệp vụ thị trường mở mà còn của bất kỳ một nghiệp vụ nào trong chính sách tiền tệ. Sự thuận tiện của kinh tế vĩ mô. Tính chất hàng hoá của công cụ ngắn hạn đã và đang có hiện nay, thực trạng về luân chuyển vốn giữa các ngân hàng, khả năng quản lý vốn khả dụng của NHNN rất thích hợp để triển khai và thúc đẩy nghiệp vụ này. Sự khá hoàn chỉnh của khuôn khổ pháp lý: Hàng loạt các văn bản về các vấn đề liên quan đến thị trường mở đã được ban hành như quy chế nghiệp vụ thị trường mở, quy trình nghiệp vụ mở, quy định đăng ký giấy tờ có giá, quy chế quản lý vốn khả dụng, quy trình nghiệp vụ đấu thầu tín phiếu NHNN. 3.2 Những hạn chế của nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam: Sau nhiều năm triển khai thực hiện kể từ ngày 12/07/2000, hoạt động nghiệp vụ thị trường mở tại Việt Nam mang lại những kết quả khả quan, tuy nhiên vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định: *Nghiệp vụ thị trường mở chưa thật sự tác động mạnh mẽ đến thị trường tiền tệ Hiện nay, các công cụ được sử dụng trong nghiệp vụ thị trường mở chủ yếu phát huy vai trò điều tiết khối lượng vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng hơn là điều tiết lãi suất của thị trường. M ặc dù lãi suất thị trường mở mang tính thị trường nhưng NHNN vẫn phải áp dụng lãi suất chỉ đạo mang tính hành chính trong một số phiên giao dịch nghiệp vụ thị trường mở, để qua đó có thể can thiệp tới lãi suất của thị trường. Doanh số giao dịch nghiệp vụ thị trường mở thấp, bình quân khoảng 400 tỷ đồng/phiên, nên mức độ tác động của nghiệp vụ thị trường mở đến các điều kiện thị trường vẫn còn khá hạn chế. Chưa có mối liên hệ rõ ràng giữa hoạt động của thị trường mở với tổng phương tiện thanh toán của nền kinh tế. *Hoạt động thị trường mở còn một số bất cập Tốc độ và chất lượng đường truyền kết nối qua mạng giữa NHNN và các thành viên còn chậm và đôi lúc bị ngắt quãng, nhất là khi nhiều thành viên đồng thời giao dịch với NHNN. Các ngân hàng khi muốn lưu ký giấy tờ có giá để tham gia các giao dịch với NHNN đều phải đến trực tiếp Sở Giao dịch NHNN để hoàn thành các thủ tục. NHNN chưa cho phép đăng ký lưu ký giấy tờ có giá thông qua trang Web của NHNN để giảm thiểu thủ tục giấy tờ và việc nhập liệu thủ công của Sở Giao dịch NHNN. NHNN không thông báo định hướng phân bổ tỷ trọng mua/bán giữa các loại giấy tờ có giá như trái phiếu kho bạc, tín phiếu kho bạc, công trái trước từng phiên giao dịch. Nhiều ngân hàng đã bị trượt thầu trong một số phiên do không nắm được định hướng tỷ lệ phân bổ xét thầu cho từng loại giấy tờ có giá của NHNN nên đã đặt thầu 10 giao dịch với các loại giấy tờ có giá mà NHNN mua/bán với khối lượng thấp mặc dù đã đặt thầu ở mức lãi suất cạnh tranh. NHNN chưa chấp nhận hoàn toàn các chữ ký điện tử trong các giao dịch với NHNN. Hiện nay mặc dù bản đăng ký mua bán giấy tờ có giá và hợp đồng, phụ lục hợp đồng đều được ký duyệt chữ ký điện tử trên mạng, Sở G iao dịch NHNN yêu cầu phải có chữ ký của lãnh đạo NHTM trên bản in để chuyển tiền, không chấp nhận chữ ký điện tử và chữ ký cấp phòng của NHTM được uỷ quyền. Thời gian để rút được giấy tờ có giá lưu ký ra khỏi NHNN phải chờ đợi lâu (thường đến 5-7 ngày), do Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM phải đợi bản gốc văn bản của NHNN gửi đến mới hoàn tất thủ tục cho khách hàng. * Hoạt động của thị trường mở chưa thực sự sôi động Tuy thời gian triển khai không còn ngắn nhưng công cụ nghiệp vụ thị trường mở vẫn đang còn là một nghiệp vụ mới đối với một số các tổ chức tín dụng, nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần. Việc tham gia thị trường mở vẫn còn nhiều bỡ ngỡ, hạn chế. Các ngân hàng thương mại cổ phần tham gia không thường xuyên và không nhiều. Trong mỗi phiên giao dịch nghiệp vụ thị trường mở thường chỉ có từ 1 đến 5 thành viên tham gia, chiếm tỷ lệ tương đối thấp so với tổng số các thành viên đăng ký tham gia nghiệp vụ thị trường mở và chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng số các tổ chức tín dụng. Các thành viên tích cực tham gia vẫn là các ngân hàng thương mại nhà nước và một số ngân hàng thương mại cổ phần. Điều này làm giảm hiệu quả và mức độ tác động của NHNN tới dự trữ của hệ thống ngân hàng. * Kỳ hạn mua bán giấy tờ có giá ngắn và chưa đa dạng Hiện nay, NHNN chỉ thực hiện thống nhất một loại kỳ hạn giao dịch trong một phiên đấu thầu. Điều này đã hạn chế sự lựa chọn về kỳ hạn của các thành viên thị trường, mặc dù nhu cầu về khối lượng và thời gian của các thành viên là khác nhau. Bên cạnh đó, NHNN chỉ thực hiện giao dịch theo một chiều nhất định (mua hoặc bán giấy tờ có giá) trong một phiên và chủ yếu thực hiện việc mua giấy tờ có giá nên các tổ chức tín dụng cũng không thể tham gia nếu không phù hợp với nhu cầu vốn của họ. Điều này đã được chứng minh trong thực tế khi tại nhiều phiên giao dịch, không có thành viên nào tham gia. M ặc dù về quy định là kỳ hạn giao dịch đã được đa dạng hoá từ 7 ngày đến 182 ngày nhưng trên thực tế, NHNN thường chỉ giao dịch với các kỳ hạn từ 7-30 ngày, dẫn đến các khoản thanh toán với NHNN đến hạn dồn dập trong một thời gian ngắn và tăng gánh nặng thanh toán cho các ngân hàng thương mại. 11 PHẦN III ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ Ở VIỆT NAM 1. Bổ sung thêm hàng hoá giao dịch trên thị trường mở: Để hoạt động trên thị trường thực sự sôi động thì một trong những điều kiện cần thiết là phải bổ sung thêm các loại hàng hoá cho thị trường. Vì vậy, trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà Nước cần xem xét bổ sung thêm các loại giấy tờ có giá được phép giao dịch trên thị trường mở. Bên cạnh các giấy tờ có giá do Bộ Tài chính phát hành thì NHNN có thể chấp thuận các loại giấy tờ có giá khác do các tổ chức tài chính, tín dụng lớn, có uy tín, các chính quyền địa phương hoặc các tổng công ty lớn của Nhà nước được phép giao dịch trên thị trường mở như: trái phiếu đô thị của UBND các tỉnh, thành phố lớn đã tự chủ được ngân sách địa phương, trái phiếu của các Tổng công ty dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam. Việc đa dạng hoá hàng hoá giao dịch trên thị trường mở sẽ thúc đẩy các ngân hàng thương mại đầu tư vào các giấy tờ có giá này, từ đó tăng thêm tính thanh khoản của các giấy tờ có giá này và thúc đẩy sự phát triển của thị trường mua bán trái phiếu. 2. Hoàn thiện các quy định lưu ký giấy tờ có giá tại NHNN: Hiện nay, mặc dù việc đặt thầu, xét thầu và thông báo đều đã thực hiện qua mạng nhưng việc theo dõi, lưu ký giấy tờ có giá của NHNN thực hiện hoàn toàn thủ công bằng văn bản. Điều này làm kéo dài thời gian giao nhận giấy tờ có giá giữa NHNN và các tổ chức tín dụng khi thực hiện các giao dịch thị trường mở. Vì vậy, việc theo dõi lưu ký giấy tờ có giá bằng phần mềm sẽ góp phần khắc phục hạn chế này. Phần mềm lưu ký giấy tờ có giá phải cho phép nối mạng giữa NHNN, các thành viên thị trường và các tổ chức lưu ký. Khi các tổ chức tín dụng có nhu cầu giao dịch với NHNN thì việc giao nhận giấy tờ có giá cần được thực hiện nhanh chóng. Các giấy tờ có giá đang lưu ký tại các tổ chức lưu ký như Trung tâm giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán, các công ty chứng khoán có thể nhanh chóng được chuyển vào tài khoản lưu ký giấy tờ có giá của NHNN. NHNN cũng có thể kiểm tra tức thời các tài khoản lưu ký giấy tờ có giá này để thực hiện các giao dịch với các tổ chức tín dụng. M ặt khác, NHNN cần tiến tới việc quản lý lưu ký giấy tờ có giá trong hệ thống NHNN tập trung về Hội sở chính của NHNN. Việc quản lý lưu ký giấy tờ có giá của NHNN hiện nay đang thực hiện phân tán tại Sở Giao dịch NHNN và các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố. Điều này cho phép Ban điều hành thị trường mở và các đơn vị liên quan tại NHNN có thể theo dõi sự luân chuyển giấy tờ có giá chặt chẽ hơn. 12 3. Cải tiến, nâng cấp và hoàn thiện hạ tầng công nghệ cho thị trường mở: Bên cạnh việc cải tiến, hoàn thiện các quy định thì NHNN cần thực hiện đồng bộ việc cải tiến, nâng cấp hạ tầng công nghệ của thị trường mở. Để làm được điều đó, NHNN cần phải thực hiện một số biện pháp sau : - Tiếp tục nâng cấp và đồng bộ hoá các trang thiết bị phần cứng, hoàn thiện chương trình phần mềm ứng dụng đối với thị trường mở để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng thành viên thực hiện nghiệp vụ một cách nhanh chóng, thông suốt, đáp ứng yêu cầu phát triển của nghiệp vụ này; - NHNN cần phải nhanh chóng tăng tốc độ đường truyền. NHNN có thể tăng cường tốc độ đường truyền bằng cách mở rộng băng thông đường truyền, nhất là đường truyền giữa các tổ chức tín dụng và NHNN và giữa Sở Giao dịch NHNN với Cục Công nghệ tin học ngân hàng. Việc nâng cấp đường truyền cần được thực hiện nhanh chóng để đáp ứng sự gia tăng về thành viên và khối lượng giao dịch của thị trường mở trong tương lai. Bên cạnh đó, NHNN cũng cần xây dựng các kênh dự phòng để đảm bảo giao dịch được thực hiện thông suốt, không bị đứt quãng. - NHNN cần tích hợp phần mềm giao dịch thị trường mở với phần mềm đấu thầu tín phiếu kho bạc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý giấy tờ có giá, thao tác nghiệp vụ và luân chuyển thông tin giữa 2 thị trường sơ cấp và thứ cấp. - Kết nối với hệ thống lưu ký giấy tờ có giá, hệ thống kế toán, thanh toán để thống nhất quản lý giấy tờ có giá từ khi phát hành, luân chuyển giữa các tổ chức tín dụng, quyết toán và sử dụng trong các giao dịch trên thị trường tiền tệ, thị trường liên ngân hàng và thị trường chứng khoán. - NHNN cũng cần tăng cường an ninh trên mạng máy tính, nhất là với các thông tin mang tính nhạy cảm của NHNN. Bên cạnh việc sử dụng các tính năng bảo mật của các phần mềm thì NHNN cần trang bị các thiết bị an ninh mạng chuyên dụng và tăng cường nhân lực về công nghệ thông tin để đảm bảo an toàn, bảo mật các thông tin trong giao dịch thị trường mở, đảm bảo mạng máy tính hoạt động thông suốt, an toàn, phát hiện và xử lý kịp thời các truy nhập, can thiệp trái phép vào hệ thống. 4. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến, thông tin rộng rãi về thị trường mở để thu hút thêm các tổ chức tín dụng tham gia thị trường mở: M ở rộng hệ thống công nghệ thông tin thị trường mở từ chỗ chỉ là nơi thuần tuý thực hiện các giao dịch mua bán giấy tờ có giá phát triển thành cổng thông tin của thị trường tiền tệ như thông tin về nhu cầu vốn khả dụng, nhu cầu mua bán giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng, thông tin về khối lượng giấy tờ có giá do NHNN và Bộ Tài chính phát hành, khối lượng giấy tờ có giá do NHNN và các tổ chức tín dụng nắm giữ. Để thực hiện được mục t iêu này, NHNN cần tăng cường biện pháp trao đổi thông 13 tin giữa NHNN và các thành viên t hị trường để kịp thời nắm bắt diễn biến thị trường làm cơ sở cho việc thực hiện thị trường mở nói riêng và điều hành chính sách tiền tệ nói chung. NHNN cần công bố tỷ lệ định hướng xét thầu giữa các loại giấy tờ có giá trong từng phiên để các thành viên có cơ sở đặt thầu cạnh tranh. Việc công bố định hướng điều hành của NHNN có thể thông qua Website của NHNN. NHNN cũng cần cho phép các thành viên thị trường mở có thể theo dõi trực tiếp các giấy tờ có giá của mình đang lưu ký tại Sở Giao dịch NHNN và tình trạng giao dịch của các giấy tờ có giá đó, đồng thời bổ sung kịp thời các thông tin về kết quả chi tiết của các phiên đấu thầu thị trường mở như thông tin cập nhật trên mạng tin Reuters. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng cũng cần quan tâm hơn nữa đến các tín hiệu và cảnh báo của NHNN trên thị trường tiền tệ để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. 5. Nâng cao năng lực cán bộ xây dựng và điều hành nghiệp vụ thị trường mở: Con người luôn là yếu tố then chốt và quyết định trong mọi hoạt động kinh tế, xã hội. Chính vì vậy, việc nâng cao trình độ của cán bộ NHNN trong xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ là nhu cầu vừa mang tính cấp thiết vừa lâu dài. Theo kinh nghiệm của các quốc gia điều hành thành công chính sách tiền t ệ thì năng lực và kinh nghiệm của các cán bộ xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ được đặc biệt chú trọng. Do vậy, để hoàn thiện và triển khai hiệu quả thị trường mở tại Việt Nam, điều quan trọng là phải nâng cao năng lực cán bộ xây dựng và điều hành thị trường mở, không chỉ tại NHNN mà còn tại các tổ chức tín dụng thành viên. NHNN và các ngân hàng cần phải thường xuyên đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý ngân hàng, cán bộ nghiệp vụ. Chương trình đào tạo cần phải được chuẩn hoá và phù hợp với yêu cầu, xu thế phát triển của hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đào tạo lý thuyết cơ bản thì cũng cần tiến hành các khoá học ở trong nước và nước ngoài. 6. Mở rộng các thành viên thị trường mở: Hiện nay, thành viên thị trường mở chủ yếu là các ngân hàng và tại Việt Nam vẫn chưa hình thành các nhà giao dịch sơ cấp. Điều này là phù hợp với thực tế và trình độ quản lý hiện nay của NHNN cũng như các tổ chức tín dụng. Trong tương lai, để tăng cường khả năng can thiệp của NHNN thông qua thị trường mở, NHNN cần nghiên cứu mở rộng các thành viên thị trường. Theo đó, các tổ chức như Quỹ Hỗ trợ phát triển, Kho bạc Nhà nước, Quỹ Bảo hiểm xã hội, Công ty tiết kiệm bưu điện ... sẽ được chấp thuận là thành viên của thị trường mở. Điều kiện tiên quyết là các tổ chức này phải có tài khoản giao dịch tại NHNN và có hệ thống máy tính nối mạng với NHNN. Việc mở rộng thành viên thị trường mở cho phép các tổ chức sử dụng vốn nhàn rỗi hiệu quả hơn trên thị trường. 14 7. Công nhận chữ ký điện tử trong các giao dịch thị trường mở: Hiện nay, mặc dù tại các bản đăng ký mua, bán giấy tờ có giá và hợp đồng, phụ lục hợp đồng đều được ký duyệt trên mạng nhưng NHNN vẫn yêu cầu phải có chữ ký của lãnh đạo các tổ chức tín dụng trên các bản in để thực hiện chuyển tiền, không chấp nhận chữ ký điện tử hay chữ ký của người được uỷ quyền. Tại các tổ chức tín dụng, hiện nay việc thực hiện các giao dịch trên thị trường tiền tệ thường do Lãnh đạo của bộ phận phụ trách nguồn vốn trực tiếp thực hiện. Do đó, việc yêu cầu các giấy tờ có chữ ký của lãnh đạo các tổ chức tín dụng đã tăng thêm các thủ tục hành chính trong các giao dịch giữa NHNN với các tổ chức tín dụng. Để giảm bớt thủ tục hành chính và rút ngắn thời gian hoàn thành các giao dịch thị trường mở, NHNN cần chấp nhận sử dụng các chữ ký điện tử của lãnh đạo tổ chức tín dụng hoặc những người được uỷ quyền trong các giao dịch này. Để thực hiện được điều này, NHNN cần bổ sung quy định về việc sử dụng chữ ký điện tử trong các giao dịch tiền tệ với NHNN và chấp nhận hoàn toàn chữ ký điện tử trong các giao dịch thị trường mở. Các tổ chức tín dụng cần thông báo và đăng ký các chữ ký của những người chịu trách nhiệm thực hiện các giao dịch thị trường mở với NHNN. Bên cạnh đó, NHNN cũng cần tăng cường công tác bảo mật chữ ký điện tử và an ninh mạng nhằm tránh trường hợp các chữ ký này bị sử dụng ngoài ý muốn của tổ chức tín dụng và các hoạt động thị trường mở bị can thiệp bất hợp pháp.
File đính kèm:
- tieu_luan_nghiep_vu_thi_truong_mo_o_viet_nam_hien_nay.pdf