Tiểu luận Tìm hiểu công cụ dự trữ bắt buộc và việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông qua công cụ dự trữ bắt buộc trong thời gian qua

pdf 22 trang yenvu 02/10/2024 240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Tìm hiểu công cụ dự trữ bắt buộc và việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông qua công cụ dự trữ bắt buộc trong thời gian qua", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tiểu luận Tìm hiểu công cụ dự trữ bắt buộc và việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông qua công cụ dự trữ bắt buộc trong thời gian qua

Tiểu luận Tìm hiểu công cụ dự trữ bắt buộc và việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông qua công cụ dự trữ bắt buộc trong thời gian qua
 BÀI TIỂU LUẬN 
MÔN TIỀN TỆ NGÂN HÀNG 
TÌM HIỂU CÔNG CỤ DỰ TRỮ BẮT BUỘC VÀ VIỆC ĐIỀU 
HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ 
NƯỚC VIỆT NAM THÔNG QUA CÔNG CỤ DỰ TRỮ BẮT 
BUỘC TRONG THỜI GIAN QUA 
 Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Hai Hằng 
 Sinh viên thực hiện : Đặng Thị Thu Trang 
 MSSV : K094040619 
 TP Hồ Chí Minh tháng 11 năm 2012 
2 
MỤC LỤC – TÀI LIỆU THAM KHẢO 
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỰ TRỮ BẮT BUỘC ......................................4 
1.1 Khái niệm và cơ chế tác động của dự trữ bắt buộc ............................................................ 4 
1.1.1 Khái niệm .................................................................................................................. 4 
1.1.2 Tác động của công cụ dự trữ bắt buộc........................................................................ 5 
1.1.2.1 Tác động đến vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng .......................................... 5 
1.1.2.2 Tác động đến lãi suất thị trường tiền tệ ............................................................... 5 
1.1.2.3 Tác động đến lượng tiền cung ứng ...................................................................... 6 
1.2 Phương pháp quản lý dự trữ bắt buộc................................................................................ 6 
1.2.1 Phương pháp tính dự trữ bắt buộc .............................................................................. 6 
1.2.1.1 Các văn bản áp dụng .......................................................................................... 6 
1.2.1.2 Nguyên tắc dự trữ bắt buộc ................................................................................. 7 
1.2.1.3 Xác định mức dự trữ bắt buộc............................................................................. 7 
1.2.2 Phương pháp quản lý dự trữ bắt buộc ........................................................................ 7 
1.2.2.1 Phương pháp nối tiếp. ......................................................................................... 8 
1.2.2.2 Phương pháp trùng một phần .............................................................................. 8 
1.2.2.3 Phương pháp trùng hoàn toàn . ........................................................................... 8 
1.3 Chức năng, vai trò của dự trữ bắt buộc.............................................................................. 8 
1.3.1 Bình ổn lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng ............................................. 9 
1.3.2 Điều tiết vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng . ...................................................... 9 
1.3.3 Kiểm soát tăng trưởng tiền tệ ..................................................................................... 9 
1.3.4 Tạo hu nhập cho Ngân hàng Trung Ương .................................................................. 9 
1.4 Ưu, nhược điểm của công cụ dự trữ bắt buộc ...................................................................10 
1.4.1 Ưu điểm: ..................................................................................................................10 
1.4.2 Nhược điểm:.............................................................................................................10 
3 
CHƯƠNG 2: VIỆC ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC 
VIỆT NAM THÔNG QUA CÔNG CỤ DỰ TRỮ BẮT BUỘC TRONG THỜI GIAN QUA ... 11 
2.1 Giai đoạn từ khi có Pháp lệnh Ngân hàng đến trước khi Luật Ngân hàng có hiệu lực 
(5/1990 – 10/1998). ...................................................................................................................11 
2.2 Giai đoạn từ khi Luật Ngân hàng có hiệu lực (từ tháng 10/1998) đến 2007 ......................12 
2.3 Giai đoạn từ năm 2007 đến nay .......................................................................................16 
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐIỀU HÀNH CỦA 
CÔNG CỤ DỰ TRỮ BẮT BUỘC ............................................................................................... 20 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Sách Tiền tệ - Ngân hàng của TS.Nguyễn Minh Kiều trường Đại học Kinh tế 
TP.HCM 
2. Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương – Học viện Ngân hàng 
3. Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ 
4. Tạp chí tài chính 
5. Hệ thống các Quyết định của NHNN Việt Nam về dự trữ bắt buộc từ năm 1990 đến 
nay 
4 
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỰ TRỮ BẮT BUỘC 
1.1 Khái niệm và cơ chế tác động của dự trữ bắt buộc 
1.1.1 Khái niệm 
Dự trữ bắt buộc (DTBB) hay tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một quy định của ngân hàng trung 
ương về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các ngân hàng thương mại bắt buộc phải tuân thủ 
để đảm bảo tính thanh khoản. 
Theo quy chế dự trữ bắt buộc đối với các Tổ chức tín dụng (TCTD) ban hành theo quyết 
định số 581/QĐ - NHNN ngày 9/9/2003 của Thống đốc NHNN: “Dự trữ bắt buộc là số tiền 
mà các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam phải duy trì trên tài khoản tiền gửi thanh 
toán tại Ngân hàng Nhà nước”. 
Số tiền dự trữ bắt buộc được gửi tại ngân hàng trung ương, không hưởng lãi, không được 
dùng để đầu tư, cho vay và thông thường được tính theo một tỷ lệ nhất định trên tổng số tiền 
gửi của khách hàng để đảm bảo khả năng thanh toán và đảm bảo sự ổn định của hệ thống 
ngân hàng. 
Các ngân hàng có thể giữ tiền mặt cao hơn hoặc bằng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhưng không 
được phép giữ tiền mặt ít hơn tỷ lệ này. Nếu thiếu hụt tiền mặt các ngân hàng thương mại 
phải vay thêm tiền mặt, thường là từ ngân hàng trung ương để đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt 
buộc. 
Trước đây, dự trữ bắt buộc nhằm đảm bảo khả năng thanh toán cho TCTD trước nhu cầu rút 
tiền mặt của khách hàng và do đó hạn chế rủi ro thanh khoản cho cả hệ thống. Tuy nhiên, 
theo thời gian ý nghĩa này giảm dần vì cho dù TCTD có duy trì một mức dự trữ bắt buộc lớn 
bao nhiêu thì khi rủi ro thanh khoản xảy ra, mức dự trữ này cũng không thể giúp TCTD 
chống đỡ được nguy cơ phá sản; Mặt khác, TCTD cũng không thể duy trì một mức dự trữ 
bắt buộc quá lớn vì đặc điểm của dự trữ bắt buộc là ko sinh lời, dự trữ bắt buộc càng cao thì 
lợi nhuận của TCTD càng giảm, điều này đi ngược lại mục tiêu hoạt động vì lợi nhuận của 
TCTD. Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ ngân hàng luôn cho phép các TCTD có thể 
5 
sử dụng đa dạng các hình thức bảo hiểm rủi ro mà không cần phụ thuộc quá nhiều vào dự 
trữ tiền mặt. Chính vì vậy hiện nay các nước thường duy trì một tỷ lệ dự trữ bắt buộc thấp. 
Đây là một trong những công cụ của ngân hàng trung ương nhằm thực hiện chính sách tiền 
tệ bằng cách làm thay đổi số nhân tiền tệ. 
1.1.2 Tác động của công cụ dự trữ bắt buộc 
1.1.2.1 Tác động đến vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng 
Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc thay đổi, nó trực tiếp tác động đến nguồn vốn khả dụng của mỗi 
ngân hàng. Với tổng số nguồn tiền gửi huy động được, tỷ lệ dự trữ bắt buộc càng thấp thì 
phần chênh lệch còn lại - vốn khả dụng của bản thân ngân hàng này càng cao, khả năng cho 
vay ra của ngân hàng càng lớn và ngược lại. Bên cạnh đó, mỗi động tác cấp tín dụng cho 
một đối tượng nào đó thông qua chuyển khoản của ngân hàng - hoạt động này mở ra một 
nguồn vốn mới cho một ngân hàng kế tiếp, sự tiếp tục của quá trình này chính là quá trình 
tạo tiền của hệ thống ngân hàng làm cho tổng nguồn có thể cho vay của toàn hệ thống được 
nhân lên nhiều lần so với số tiền gửi ban đầu, mức độ được nhân lên chính là hệ số nhân 
tiền. Qua đó cho thấy, tỷ lệ dự trữ bắt buộc có quan hệ chặt chẽ với nguồn vốn khả dụng của 
hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, vốn khả dụng chỉ thể hiện được tiềm năng tín dụng, còn 
thực sự nó có làm cho khối lượng tín dụng tăng lên hay không lại phụ thuộc vào thái độ sẵn 
sàng cấp tín dụng của các ngân hàng và nhu cầu tín dụng của nền kinh tế. 
1.1.2.2 Tác động đến lãi suất thị trường tiền tệ 
Dự trữ bắt buộc có thể tác động đến lãi suất bằng hai cách: 
Thứ nhất, do dự trữ bắt buộc có thể thu mở rộng hay thu hẹp tiềm năng tín dụng cho nên lãi 
suất thị trường cũng vì thế mà có thể giảm xuống hoặc tăng lên. 
Thứ hai, hiệu ứng của tác động trên càng tăng lên khi phần dự trữ bắt buộc của các ngân 
hàng ở NHTƯ không được tính lãi hoặc mức lãi không đáng kể. Khi dự trữ bắt buộc tăng 
lên thì lãi thu được từ hoạt động cho vay giảm xuống làm giảm lợi nhuận của các NHTM. 
6 
 Điều này được các ngân hàng khắc phục bằng cách điều chỉnh tăng lãi suất cho vay trên thị 
trường tín dụng. 
1.1.2.3 Tác động đến lượng tiền cung ứng 
Khối lượng tiền cung ứng thay đổi là kết quả tất yếu của việc thay đổi tiềm năng tín dụng, 
thay đổi lãi suất trên thị trường, nó cũng là mục tiêu cuối cùng mà Ngân hàng trung ương 
(NHTW) muốn đạt được khi điều chỉnh dự trữ bắt buộc. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ được nâng 
lên nếu NHTW thực hiện việc thắt chặt tiền tệ, hướng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát và 
ngược lại, để mở rộng tiền tệ nhằm khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo thêm công 
ăn, việc làm cho người lao động thì NHTW sẽ hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc 
tác động ngược chiều đến khối lượng tiền cung ứng thể hiện qua công thức tính hệ số nhân 
tiền: 
ܪệ ݏố ݐạ݋ ݐ݅ề݊ = 1
ܶỷ ݈ệ ݀ự ݐݎữ ܾắݐ ܾݑộܿ 
 Có thể nói sự tác động của tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với khối lượng tiền trong nền kinh tế là 
khá toàn diện, nó tác động rất mạnh mẽ không chỉ đến quy mô, khối lượng tín dụng mà cả 
đối với lãi suất tín dụng. Mức độ tác động không đơn giản chỉ làm tăng hay giảm đơn thuần 
mà làm thay đổi theo số lần về tiền trong lưu thông. 
1.2 Phương pháp quản lý dự trữ bắt buộc 
1.2.1 Phương pháp tính dự trữ bắt buộc 
1.2.1.1 Các văn bản áp dụng 
Quyết định số 581/2003/QĐ-NHNN ngày 9/6/2003 của Ngân hàng Nhà nước về việc ban 
hành Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng. 
Quyết định số 1130/2005/QĐ-NHNN ngày 1/8/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều 
của Quy chế dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 
581/2003/QĐ-NHH ngày 9/6/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước 
7 
1.2.1.2 Nguyên tắc dự trữ bắt buộc 
Các TCTD phải duy trì đầy đủ dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước trong kỳ duy trì dự 
trữ bắt buộc theo nguyên tắc sau: 
Số dư bình quân tài khoản tiền gửi thanh toán của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước 
không thấp hơn tiền dự trữ bắt buộc trong kỳ. 
Số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước hàng ngày 
trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc có thể thấp hơn hoặc cao hơn tiền dự trữ bắt buộc của kỳ 
đó. 
1.2.1.3 Xác định mức dự trữ bắt buộc 
Về nguyên tắc dự trữ bắt buộc được tính như sau: 
Mức dự trữ 
bắt buộc 
= 
Tỷ lệ dự 
trữ bắt 
buộc 
X 
Số dư bình quân tài khoản 
thuộc đối tượng dự trữ bắt 
buộc kỳ xác định 
Trong đó: 
Số dư bình quân tài khoản 
thuộc đối tượng dự trữ bắt 
buộc kỳ xác định 
= 
Tổng số dư cuối ngày của các tài khoản phải 
dự trữ bắt buộc của kỳ xác định 
Số ngày trong kỳ 
Kỳ xác định dự trữ bắt buộc là khoảng thời gian tính bằng số ngày trong mỗi kỳ để tính toán 
tiền dự trữ bắt buộc 
Kỳ duy trì dự trữ bắt buộc là khoảng thời gian mà đối tượng thực hiện dự trữ bắt buộc thực 
hiện theo mức đã được tính toán vào cuối kỳ xác định 
1.2.2 Phương pháp quản lý dự trữ bắt buộc 
Có nhiều phương pháp quản lý dự trữ bắt buộc. Căn cứ vào mức độ chênh lệch về thời gian 
giữa kỳ xác định và kỳ duy trì có thể phân chia các phương pháp này thành ba loại: 
8 
1.2.2.1 Phương pháp nối tiếp. 
Đây là phương pháp mà kỳ xác định và kỳ duy trì nối tiếp nhau. Với cách xác định này, đối 
tượng dự trữ bắt buộc phải chủ động hoàn toàn trong việc sử dụng dự trữ vì vào đầu kỳ duy 
trì họ đã biết được mức dự trữ bắt buộc mà họ phải thực hiện trong kỳ. Tuy nhiên, theo 
phương pháp này thì số dư tiền gửi để tính dự trữ bắt buộc sẽ biến động không ngừng và do 
vậy việc sử dụng dự trữ bắt buộc để kiểm soát khả năng cho vay ít có tác dụng. Bên cạnh 
đó, phương pháp nối tiếp có thể dẫn đến sự biến động lớn về lãi suất do có sự biến động về 
vốn khả dụng đầu kỳ và cuối kỳ. 
1.2.2.2 Phương pháp trùng một phần 
Theo phương pháp này, kỳ xác định và kỳ duy trì trùng nhau một phần.Đây là phương pháp 
được phần lớn các nước sử dụng 
Với cách quản lý này, đối tượng thuộc diện phải dự trữ bắt buộc luôn quan tâm đến dự trữ 
bắt buộc, không sử dụng quá mức dự trữ có được. Vì vậy, số dư tiền gửi để tính dự trữ bắt 
buộc cũng như lãi suất thị trường ít biến động hơn. Hiệu quả của phương pháp này cao hơn 
phương pháp nối tiếp. 
1.2.2.3 Phương pháp trùng hoàn toàn 
Đây là phương pháp quy định kỳ duy trì đồng thời cũng là kỳ xác định. Phương pháp này 
phát huy được hiệy quả cao nhất so với hai phương pháp trên vì nó buộc đối tượng chịu sự 
quản lý về dự trữ bắt buộc phải chủ động duy trì dự trữ ở một mức nào đó mà không thể tùy 
ý sử dụng dự trữ vì các mục tiêu khác nhau của mình. 
1.3 Chức năng, vai trò của dự trữ bắt buộc 
Chức năng ban đầu của dự trữ bắt buộc là nhằm đảm bảo khả năng thanh toán trước nhu cầu 
rút tiền mặt của khách hàng và do đó hạn chế rủi ro thanh khoản cho cả hệ thống. Tuy nhiên 
theo thời gian ý nghĩa của chức năng này giảm dần do tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngày càng gảm 
ở hầu hết các quốc gia do sự phát triển mạnh của công nghệ ngân hàng, do đó cho phép các 
ngân hàng có thể sử dụng các hình thức bảo hiểm rủi ro đa dạng mà không cần phụ thuộc 
vào dự trữ tiền mặt. Ngày nay dự trữ bắt buộc cò chức năng và vai trò như sau: 
9 
1.3.1 Bình ổn lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng 
Để đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý, các ngân hàng sẽ lập một mức dự trữ phù hợp 
dưới hình thức dự phòng trung bình. Mức dự trữ này sẽ được quyết định trên cơ sở mức dự 
trữ trung bình hàng ngày của một ngân hàng. Mức dự phòng cho phép các ngân hàng có thể 
điều hoà được những biến động về vốn khả dụng. Sự thiếu cân bằng tức thời về nhu cầu tiền 
mặt trong chi trả có thể được bù đắp bằng một phần trong lượng dự phòng ngay trong kỳ 
duy trì, giảm áp lực đối với lãi suất trên thị trường. Dự trữ cho thanh toán nhiều khi có thể 
bị thiếu hụt và lượng dự phòng trung bình sẽ bù đắp cho những thiếu hụt này. Đó chính là 
cơ chế bình ổn lãi suất qua đêm trên thị trường tiền tệ . 
1.3.2 Điều tiết vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng . 
Sự đòi hỏi có dự trữ bắt buộc đã làm tăng nhu cầu vốn khả dụng của các ngân hàng từ đó đã 
hình thành chức năng điều tiết vốn khả dụng của dự trữ bắt buộc 
Để tối đa hoá hiệu quả của dự trữ bắt buộc trong chức năng này ,các nhà chức trách điều 
chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc và khoảng thời gian của kỳ duy trì để sao cho hệ thống ngân 
hàng luôn trong tình trạng thiếu hụt dự trữ ròng phải phụ thuộc vào ngân hàng trung ương 
,từ đó đảm bảo cân bằng tài chính . 
1.3.3 Kiểm soát tăng trưởng tiền tệ 
Trong điều kiện các công cụ gián tiếp và trực tiếp khác không phát huy được hiểu quả thì 
chức năng này phát huy được tác dụng của nó. Nó cho phép Ngân hàng Trung ương có thể 
kiểm soát được khối lượng tiền gửi có thể phát hành séc mà các ngân hàng có thể tạo ra theo 
mong muốn. 
1.3.4 Tạo thu nhập cho Ngân hàng Trung Ương 
Vì tiền gửi dự trữ bắt buộc không được trả lãi hoặc trả lãi thấp hơn lãi suất cho các ngân 
hàng vay nên nó đã tạo thu nhập cho NHTW. Nguồn thu từ dự trữ bắt buộc của NHTW có 
thể được dùng để bù đắp cho việc phát hành tiền và cho hoạt động của Ngân hàng. Nhìn 
chung những khoản thu nhập từ dự trữ bắt buộc khá nhỏ bé, chỉ có ở những quốc gia có tỷ 
lệ dự trữ bắt buộc cao thì mới có thể bù đắp được một phần chi phí. 
10 
1.4 Ưu, nhược điểm của công cụ dự trữ bắt buộc 
1.4.1 Ưu điểm: 
 DTBB tôn trọng sự cạnh tranh giữa các ngân hàng vì nó được áp dụng không phân biệt 
với những ngân hàng có điều kiện kinh doanh như nhau. 
 NHTW chủ động trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng thông qua việc thay đổi tỉ lệ 
DTBB. 
 DTBB là công cụ đầy quyền lực của NHTW, tác động nhanh và mạnh đến lượng tiền 
cung ứng. Bởi lẽ, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về tỉ lệ DTBB thì mức dự trữ dư thừa và 
lãi suất cho vay đối với nền kinh tế sẽ thay đổi và dẫn đến thay đổi theo cấp số nhân của 
khối lượng tiền cung ứng. 
 Ngoài ra, DTBB còn được sử dụng để thiết lập mối quan hệ giữa việc tạo tiền của hệ 
thống ngân hàng với nhu cầu tái cấp vốn tại NHTW vì bằng việc năng tỉ lệ DTBB lên 
cao có thể buộc các ngân hàng phải tìm đến nguồn vốn từ NHTW. 
1.4.2 Nhược điểm: 
 Do DTBB là công cụ quyền lực mạnh nên nó thiếu tính linh hoạt. Vì chỉ cần một sự thay 
đổi dù lớn hay nhỏ về tỉ lệ DTBB cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động của toàn hệ thống 
ngân hàng. 
 Có thể khiến cho một số ngân hàng có dự trữ vượt mức quá thấp rơi vào tình trạng mất 
"khả năng thanh toán ngay". Đồng thời, việc thay đổi thường xuyên tỷ lệ dự trữ bắt buộc 
khiến cho các ngân hàng rơi vào tình trạng bất ổn trong việc quản lý thanh khoản, làm 
phát sinh tăng chi phí. 
 NHTW sẽ khó có thể thực hiện những thay đổi nhỏ trong cung ứng tiền tệ vì như đã nói 
ở trên, DTBB tác động nhanh và mạnh đến lượng tiền cung ứng. 
 DTBB còn được coi là môt vô hình đối với các NHTM vì các ngân hàng phải giữ lại một 
bộ phận tiền gửi cho yêu cầu DTBB mà không được sử dụng để kiếm lời trong khi vẫn 
phải trả lãi huy động cho bộ phận này. 
Với phân tích trên, dường như nhược điểm của công cụ này có phần lớn hơn ưu điểm. Và 
đó là nguyên nhân chính của xu hướng ngày càng ít sử dụng công cụ này trong điều tiết tiền 
11 
tệ. Tuy nhiên, với điều kiện hiện nay ở nhiều quốc gia, công cụ này vẫn được coi như một 
công cụ đắc lực trong điều hành chính sách tiền tệ trong sự kết hợp hiệu quả với các công cụ 
khác. 
CHƯƠNG 2: VIỆC ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG 
NHÀ NƯỚC VIỆT NAM THÔNG QUA CÔNG CỤ DỰ TRỮ BẮT BUỘC 
TRONG THỜI GIAN QUA 
Dự trữ bắt buộc (DTBB) được sử dụng trong điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam từ khi 
có sự ra đời của Pháp lệnh NHNN ngày 24/ 5/1990. Mục đích chính của việc áp dụng 
DTBB ở Việt Nam là nhằm kiểm soát cung tiền (M2); bơm hút vốn khả dụng; tác động đến 
chi phí của các tổ chức tín dụng (TCTD) và cuối cùng là đảm bảo khả năng thanh toán cho 
tổ chức tín dụng. 
Từ đó đến nay, công cụ này đã dần nâng cao hiệu quả thông qua những sửa đổi bổ sung 
trong chính sách quản lí. Diễn biến của cơ chế quản lí DTBB có thể phân thành hai giai 
đoạn sau: 
2.1 Giai đoạn từ khi có Pháp lệnh Ngân hàng đến trước khi Luật Ngân hàng có hiệu 
lực (5/1990 – 10/1998) 
Trong thời gian này, cơ chế DTBB đã có những thay đổi nhất định. Bắt đầu từ Quyết định 
số108/QĐ-NH5 về “Quy chế DTBB dối với các ngân hàng và tổ chức tín dụng” và Quyết 
định 117 về tỷ lệ DTBB tháng 6/1992, cho đến Quyết định 260, Quyết định 261 tháng 
10/1995 và cuối cùng là Quyết định 396 - 1998/QĐ/NHNN1 ngày 1/12/98. Qua những 
Quyết định trên, quy chế DTBB đã thay đổi về đối tượng thi hành, tài khoản phải DTBB, cơ 
cấu DTBB, tỉ lệ DTBB và phương pháp quản lí theo hướng linh hoạt hơn, thông thoáng hơn 
cho hoạt động kinh doanh ngân hàng. 
Đến thời điểm năm 1998 thì cơ cấu DTBB gồm 2 bộ phận là tiền mặt tại quỹ và ngân phiếu 
còn thời hạn thanh toán (không quá 30%) và bộ phận tiền gửi DTBB tại Ngân hàng nhà 
nước (NHNN) (tối thiểu 70%), đồng thời hợp nhất tài khoản DTBB và tài khoản tiền gửi 
12 
thanh toán thành một tài khoản tiền gửi không kì hạn tại NHNN. Hơn nữa, DTBB đã được 
tính bình quân cả kỳ duy trì và dự trữ thường xuyên được thay thế bằng DTBB theo đơn vị 
thời gian. Đây là một bước tiến lớn trong việc nâng cao hiệu quả của công cụ DTBB, tạo 
điều kiện cho các ngân hàng linh hoạt hơn trong việc sử dụng dự trữ cũng như chấp hành 
quy định về DTBB. 
Tuy nhiên, tỷ lệ DTBB thời kì này còn cao, từ 10% đến 35%, trường hợp đặc biệt có thể 
nâng lên cao hơn 35% và mức phổ biến là 10%. Trong khi các nước khác thời kì đó mức 
cao nhất là 10%. Việc quy định tỷ lệ DTBB cao như vậy sẽ làm tăng chi phí của các ngân 
hàng. Hơn nữa, trong thời kì này NHNN lại khống chế sàn lãi suất huy động và trần lãi suất 
cho vay nên làm ảnh hưởng đến thu nhập của các ngân hàng. 
2.2 Giai đoạn từ khi Luật Ngân hàng có hiệu lực (từ tháng 10/1998) đến 2007 
 Theo Luật Ngân hàng thì NHNN sẽ quy định tỷ lệ DTBB đối với từng loại hình tổ chức tín 
dụng và từng loại tiền gửi với mức từ 0% đến 20%. Và để thực hiện Luật Ngân hàng thì 
ngày 10/2/1999 Thống đốc NHNN đã ban hành Quy chế DTBB kèm theo Quyết định số 
51/1999/QĐ-NHNN1. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ kì duy trì DTBB tháng 
3/1999. So với QĐ 396, Quyết định có một số sửa đổi bổ sung, như: tiền DTBB phải gửi 
toàn bộ tại NHNN, đối tượng áp dụng được mở rộng (các TCTD được thành lập và hoạt 
động theo Luật các TCTD), việc trả lãi tiền DTBB do Chính phủ quy định thay vì do 
NHNN quy định, tỷ lệ DTBB được điều chỉnh theo từng thời kì. Tuy nhiên, tiền gửi trên 12 
tháng vẫn chưa thuộc diện phải DTBB. 
Từ thời điểm đó tỷ lệ DTBB đã thay đổi theo hướng giảm xuống cho đến tháng 11/2000. 
Sau đó, tỷ lệ DTBB diễn biến theo xu hướng giảm xuống đối với VND và tăng lên đối với 
ngoại tê, đỉnh điểm là 15% vào tháng 5/2001. Nguyên nhân do lãi suất huy động USD tăng 
cao, nguồn tiền gửi USD trong các TCTD tăng mạnh dẫn đến hiện tượng đô la hóa. Trước 
tình hình đó, NHNN đã tăng tỉ lệ tiền gửi DTBB ngoại tệ từ 5% lên 8% , rồi 12% và cao 
nhất là 15%. 
13 
Sau đó khi lãi suất USD diễn biến giảm xuống thì tỷ lệ DTBB tiền gửi ngoại tệ cũng giảm 
xuống, đến tháng 12/2002 là 5% và từ tháng 8/2003 còn 4%. Tỷ lệ DTBB tiền gửi nội tệ 
tiếp tục giảm. Đến tháng 5/2001 giảm từ 5% xuống 3%, riêng đối với NH Nông nghiệp và 
Phát triển nông thôn VN là 2%. 
Như vậy, việc điều hành công cụ DTBB của NHNN đã có tác động lớn trong điều hành tỉ 
giá và lãi suất, góp phần quan trọng để cân bằng thu nhập kì vọng giữa tiền gửi VND và tiền 
gửi USD, hạn chế tình trạng đô la hoá trong tài sản có của hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện 
phát huy hiêu quả điều tiết của chính sách tiền tệ. 
Quy chế DTBB ban hành theo Quyết định số 581/2003/QĐ-NHNN ngày 9/6/2003 có sự 
thay đổi nổi bật so với trước đây là tiền gửi kì hạn từ 12 – 24 tháng bằng cả VND và ngoại 
tệ đã được đưa vào diện phải tính DTBB. Theo Quyết định số 582/2003/QĐ-NHNN thì tỷ lệ 
DTBB duy trì đối với tiền gửi loại này là 1%.Việc này đã làm tăng phạm vi kiểm soát lượng 
tiền cung ứng của DTBB, nâng cao quyền lực điều hành của công cụ này. 
Tuy nhiên xem xét lại bối cảnh thị trường tiền tệ thời điểm đó, trong tình trạng lãi suất thị 
trường ở mức cao, các NHTM đang thừa vốn khả dụng, thừa vốn ngắn hạn, tạm thời đầu tư 
vào Tín phiếu Kho bạc, chịu chấp nhận lỗ còn hơn là để không trong khi vẫn phải trả lãi cho 
khách hàng. Vốn trung-dài hạn lại thiếu, làm mất cân đối về thời hạn trong kết cấu nguồn 
vốn, dẫn đến phải tăng lãi suất huy động vốn trung-dài hạn. Do đó, việc đưa loại tiền gửi 
trên vào diện tính DTBB đã làm tăng áp lực về giá nguồn vốn trung-dài hạn và thực sự gây 
khó khăn cho các Ngân hàng thương mại khi làm thu hẹp chênh lệch lãi suất của các khoản 
tín dụng trung-dài hạn, vô tình gây sức ép tăng lãi suất đầu ra vốn đã rất cao so với sức chịu 
đựng của nền kinh tế. Như vậy, xét riêng về khía cạnh này, việc chỉnh sửa yêu cầu DTBB 
trên đã không có tác động tích cực lắm đến chi phí của các ngân hàng và mặt bằng lãi suất 
thị trường. 
Nhưng không thể không kể đến tác động tích cực của Quyết định số 831/2003/QĐ-NHNN 
ngày 30/7/2003 đến lãi suất thị trường với việc điều chỉnh giảm tỉ lệ DTBB đối với tiền gửi 
không kì hạn và có kì hạn dươí 12 tháng bằng VND từ 3% xuống còn 2%, riêng NH Nông 
14 
nghiệp và Phát triển nông thôn VN là 1,5%, áp dụng từ kỳ duy trì DTBB tháng 8/2003. 
Cùng với sư điều chỉnh các công cụ khác như: giảm lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết 
khấu, sửa đổi cơ chế cho vay ngắn hạn, chiết khấu giấy tờ có giá của NHNN đối với NHTM 
để mơ rộng khả năng tiếp cận kênh tái cấp vốn cho các NHTM, mở rộng hàng hóa cho thị 
trường mở và với vai trò của Hiệp hội Ngân hàng đã góp phần bình ổn lãi suất thị trường từ 
đó cho đến nay. Như vậy, công cụ DTBB đã được vận hành một cách tương đối hiệu quả 
trong sự kết hợp đồng bộ với các công cụ khác. 
Ngoài ra, Quy chế DTBB ban hành kèm theo Quyết định 581/2003/QĐ-NHNN đã cho phép 
các TCTD được tính cả tiền gửi nội tệ tại chi nhánh NHNN tỉnh thành phố là tiền duy trì 
DTBB (Khoản 1 - Điều 7). Đây là quy định tỏ ra thông thoáng hơn cho các NHTM, tạo sự 
linh hoạt hơn trong việc thực hiện DTBB cho các NHTM nói riêng và các TCTD nói chung. 
Tất cả những thay đổi trên trong việc quản lý DTBB của NHNN là bước khởi đầu cho việc 
thực hiện mục tiêu tăng cường khả năng điều tiết tiền tệ của công cụ này cho những năm 
tiếp theo, góp phần nâng cao hiệu quả điều hành của chính sách tiền tệ. 
Năm 2004 là năm có biến động lớn trong diễn biến giá cả hàng hoá thị trường nội địa. Lần 
đầu tiên trong vài năm gần đây, lạm phát trở thành vấn đề quan tâm đặc biệt của các nhà 
quản lí cũng như công chúng và các phương tiện thông tin đại chúng. Chỉ số giá 6 tháng đầu 
năm ở mức 7,2%, tăng đột biến so với năm 2003 và các năm trước. Trong khi một trong 
những mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ là kiểm soát lạm phát thì việc phân tích , 
đánh giá đúng các nhân tố tác động làm tăng chỉ số CPI cũng như bản chất của việc tăng giá 
có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đề ra các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ có hiệu 
quả và thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Qua phân tích tình hình thực tiễn cho thấy giá 
cả tăng là do các nhân tố khách quan như dịch cúm gia cầm những tháng đầu năm cộng 
hưởng cùng dịp Tết Nguyên Đán, giá dầu mỏ, thép, nhựatrên thị trường thế giới tăng cao, 
ảnh hưởng đến giá thành phẩm trong nước v.v; cùng với nguyên nhân chủ quan như nhu 
cầu tiêu dùng xã hội tăng, Chính phủ tăng cước phí vận chuyển hàng không, đường sắt, tâm 
lí người dân 
15 
Còn về nhân tố tiền tệ, qua xem xét số liệu cho thấy tổng phương tiện thanh toán (TPTT) 10 
năm qua tăng không nhiều, không có tính đột biến và không có mối liên hệ rõ ràng với CPI. 
Số liệu tăng trưởng TPTTT, tiền gửi, dư nợ tín dụng 6 tháng đầu năm đều thấp hơn tốc độ 
tăng cùng kì năm 2003, trong khi CPI lại tăng 7,2%, cao hơn mức tăng cùng kì năm ngoáI là 
2,1%. Như vậy thì việc CPI 6 tháng đầu năm tăng đột biến không phải bắt nguồn do chủ yếu 
từ nân tố tiền tệ và việc điều hành chính sách tiền tệ. 
Do đó, NHNN đã xác định giải pháp điều hành chính sách tiền tệ là linh hoạt và thận trọng 
nhằm ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Riêng về điều hành công cụ DTBB, 
trước sức ép của nguy cơ lạm phát cao 6 tháng đầu năm, NHNN vẫn không nóng vội trong 
việc sử dụng DTBB với mục tiêu kiểm soát lượng tiền cung ứng, thể hiện là tỷ lệ DTBB vẫn 
được duy trì từ tháng 8/2003 đến 30/6/2004 ở mức thấp nhằm khuyến khích các TCTD huy 
động vốn trung dài hạn và mở rộng cho vay góp phần tăng trưởng kinh tế, đồng thời góp 
phần làm giảm áp lực tăng lãi suất chưa thật cần thiết trên thị trường tiền tệ. Như vậy, việc 
điều hành DTBB trong những tháng đầu năm đã tỏ ra khá hiệu quả và thận trọng, kết hợp 
linh hoạt và đồng bộ với các công cụ khác trong điều hành chính sách tiền tệ. 
Nhận thấy tình hình chỉ số giá cả sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tiếp theo, gây nguy cơ 
lạm phát cao, ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế, cuối tháng 6 NHNN đã quyết định tăng 
mạnh tỷ lệ DTBB đối với các NHTM để hạn chế tăng trưởng tín dụng. Cụ thể là việc ban 
hành Quyết định 796/2004/QĐ-NHNN ngày 25/6/2004, có hiệu lực từ kì duy trì tháng 7 
năm 2004. Theo đó, tỉ lệ DTBB tiền gửi VND kì hạn dưói 12 tháng tăng từ 2% lên 5%; 
riêng đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tăng từ 1,5% lên 4%; còn 
NHTM cổ phần nông thôn, Quỹ TDND TW, ngân hàng hợp tác tăng từ 1% lên 2%. Đối với 
tiền gửi VND kì hạn 12-24 tháng, tỉ lệ DTBB tăng từ 1% lên 2% áp dụng đối với tất cả các 
TCTD. Tỉ lệ DTBB đối với tiền gửi ngoại tệ kì hạn dưới 12 tháng tăng từ 4% lên 8%, kì hạn 
12-24 tháng tăng từ 1% lên 2%, áp dụng đối với tất cả các TCTD. 
Một số ý kiến cho rằng, việc tăng tỉ lệ DTBB sẽ làm tăng lãi suất của các TCTD, tác động 
không tốt đến tăng trưởng kinh tế. Tại thời điểm đó, lãi suất huy động và cho vay VND của 
các NHTM VN đã ở mức cao hơn nhiều so với lãi suất trên thị trường tài chính quốc tế và 
16 
nguy cơ của một cuộc chạy đua lãi suất giữa các NHTM đã manh mún xuất hiện. Nếu tiếp 
tục tăng lãi suất sẽ gây tác động tiêu cực đến tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế và 
sự an toàn của hệ thống ngân hàng. Đây có thể là nguyên nhân lí giải cho sự thận trọng và 
dè dặt của NHNN trong việc nâng tỉ lệ DTBB vào cuối tháng 6, khi CPI đã ở mức tưong đối 
cao và có thể tiếp tục tăng trong những tháng tiếp theo, gây nguy cơ lạm phát cao cả năm. 
Tuy nhiên, chỉ sau chưa đầy một tháng thực hiện tăng DTBB - động thái được coi là tích 
cực, hạn chế khả năng tạo tiền, kiểm soát tăng trưởng tín dụng, từ đó kiềm chế lạm phát, 
thông qua Hiệp hội Ngân hàng, các NHTM quốc doanh đã thoả thuận giảm lãi suất huy 
động, tối đa là 0,63%/tháng (kì hạn 12 tháng). 
Hơn nữa, NHNN đã cân nhắc đến tác động nhiều mặt của giải pháp, thể hiện: Để hạn chế 
tác động làm tăng chi phí của các TCTD do tăng tỷ lệ DTBB, NHNN đã tiến hành thay đổi 
phương thức trả lãi đối với tiền gửi DTBB. Cụ thể, NHNN thực hiện trả lãi đối với tiền gửi 
DTBB bằng VND với mức lãi suất 0,1%/tháng, đồng thời không thực hiện trả lãi tiền gửi 
vượt DTBB bằng VND của TCTD tại NHNN nhằm hỗ trợ một phần chi phí hoạt động cho 
các TCTD và khuyến khích các TCTD sử dụng triệt để nguồn vốn, tránh tăng lãi suất huy 
động không cần thiết, ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế. 
2.3 Giai đoạn từ năm 2007 đến nay 
17 
Để kiềm chế lạm phát có dấu hiệu tăng cao, năm 2007 NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 
5% lên 10%, riêng Agribank là 8%. Như vậy chi phí của mỗi ngân hàng có thể bị đội thêm 
0,25% từ việc tăng dự trữ bắt buộc. 
Năm 2008, nền kinh tế nước ta được dự báo tiếp tục tăng trưởng ở mức cao, thu hút vốn đầu 
tư nước ngoài thuận lợi, nhưng việc kiểm soát tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng gặp khó khăn 
do giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp. Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài gia tăng, gây sức ép 
tăng giá VND và kéo theo phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ tăng lên. Vì vậy, với chức 
năng của mình và thực hiện chỉ đạo của Chính phủ nhằm ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát 
và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tháng 2/2008 NHNN điều chỉnh tăng 1% tỷ lệ DTBB đối 
với tất cả các kỳ hạn, áp dụng cho cả tiền gửi VND và ngoại tệ đối với hầu hết các 
TCTD. Những tháng cuối năm 2008, để ngăn chặn suy giảm kinh tế, NHNN đã điều chỉnh 
giảm tỷ lệ DTBB đối với tiền gửi bằng VND từ 11% xuống 6% và tiền gửi bằng ngoại tệ từ 
11% xuống 7% 
Theo NHNN, mục đích của việc điều chỉnh dự trữ bắt buộc nhằm rút bớt tiền từ lưu thông 
về, chủ động kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng dư nợ tín 
dụng phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô. NHNN cũng cho rằng, đối với các TCTD, 
việc điều chỉnh dự trữ bắt buộc lần này, mặc dù có thể làm tăng chi phí huy động vốn nhưng 
18 
chỉ ở mức thấp, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay của TCTD ít có khả năng tăng do 
chệch lệch lãi suất của các TCTD tương đối cao. 
Như vậy, năm 2008 là năm hệ thống Ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với những khó 
khăn, thách thức chưa từng có trong hơn hai mươi năm đổi mới. Trước bối cảnh phức tạp 
của kinh tế thế giới và trong nước trong 6 tháng đầu năm 2008, NHNN Việt Nam đã có 
những phản ứng kịp thời, sử dụng đồng bộ và quyết liệt về điều hành chính sách tiền tệ thắt 
chặt nhằm kiềm chế lạm phát có hiệu quả và ổn định kinh tế vĩ mô. Các công cụ chính sách 
tiền tệ được điều hành linh hoạt để hút tiền từ lưu thông nhưng vẫn đảm bảo tính thanh 
khoản cho nền kinh tế, điều hành linh hoạt tỷ giá theo tín hiệu thị trường. NHNN đã tăng 
cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của thị trường ngoại hối và của các tổ chức tín 
dụng, hạn chế tăng trưởng tín dụng quá nóng có thể gây mất an toàn hệ thống của các tổ 
chức tín dụng. Đến cuối năm 2008, để chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, chính sách tiền 
tệ thắt chặt được chuyển dần sang nới lỏng một cách thận trọng. Chính sách tền tệ chưa thể 
nói là cực chuẩn nhưng có thể nói là thành công. 
Tuy nhiên, do Chính phủ không dự đoán được tình hình khủng hoảng xảy ra nên việc áp 
dụng Chính sách tiền tệ của NHNN được thực hiện trong bị động và tình hình căng thẳng, 
Việc thắt chăt Chính sách tiền tệ đột ngột trong giai đoạn đầu sẽ tạo ra sú sốc lớn và gây ra 
các phản ứng tiêu cực tức thời của thị trường tiền tệ và của NHTM. Thêm vào đó, sự mâu 
thuẫn giữa các mục tiêu trong ngắn hạn sẽ khiến cho nền kinh tế trong ngắn hạn không thể 
thực hiện được tất cả các mục tiêu của chính sách tiền tệ. 
Ngày 1/3/2009, NHNN hạ 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng VND trong một số trường hợp 
(Quyết định số 379 QĐ- NHNN ngày 24/2).Theo đó, tỷ lệ dự trữ bắt buộc với tiền gửi 
không kỳ hạn và có kỳ hạn được điều chỉnh hạ từ 3,6% xuống các mức 1% và 3%. Theo 
NHNN, mục đích của việc thực hiện giải pháp trên là nhằm ổn định thị trường tiền tệ, lãi 
suất, tỷ giá và nhằm hỗ trợ vốn khả dụng cho các tổ chức tín dụng có điều kiện mở rộng huy 
động vốn và tín dụng có hiệu quả đối với nền kinh tế, kể cả cho vay đối với các dự án đầu tư 
theo chương trình kích cầu của Chính phủ. 
19 
Ngày 1/10/2010, tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các TCTD sẽ phải nâng lên mức 9% thay cho 8% 
như hiện nay. Theo đó, nhằm phù hợp với tình hình thực tế hiện nay nhiều ngân hàng 
thương mại hoạt động theo mô hình công ty mẹ- con và nhằm tiến thêm một bước trong 
việc tuân thủ 25 nguyên tắc thanh tra cơ bản của Ủy ban Basel, các tổ chức tín dụng cần duy 
trì tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ và hợp nhất. Tỷ lệ an toàn được điều chỉnh lên 9% thay vì 8% 
như quy định đang áp dụng. 
Hiện nay, NHNN vừa có thông báo áp dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng 
Việt Nam bằng 1/5 so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường tương ứng với từng kỳ hạn tiền 
gửi đối với các TCTD có tỷ trọng dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn trên tổng 
dư nợ bình quân cuối các quý trong năm tài chình liền kề từ 40% đến dưới 70%. Đó là các 
TCTD: Ngân hàng TMCP Mê Kông, Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng Sông Cửu Long, 
Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt 
Nam, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt. 
Hiện tỷ lệ dự trữ bắt buộc VND với các ngân hàng thương mại kỳ hạn trên 12 tháng là 1%, 
không kỳ hạn và dưới 12 tháng là 3%. Với ngân hàng Agribank và Quỹ tín dụng nhân dân 
Trung ương, tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 1%. 
Qua những động thái trên của NHNN trong việc điều hành DTBB, cùng với sự kết hợp với 
các biện pháp khác như: giữ nguyên các mức lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất 
chiết khấu từ đầu năm; vẫn sẵn sàng hỗ trợ vốn cho các TCTD đảm bảo khả năng thanh toán 
với lãi suất thấp; tiếp tục sử dụng nghiệp vụ thị trường mở như một công cụ chủ đạo trong 
điều tiết tiền tệ, đã giúp cho việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN thời gian qua đạt 
được những kết quả tích cực trong việc thực hiện mục tiêu kiềm soát tăng trưởng tín dụng, 
qua đó kiềm chế lạm phát; ổn định lãi suất thị trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 
Thời gian tới, NHNN vẫn tiếp tục theo dõi, giám sát diễn biến thị trường, trường hợp có 
nhiều yếu tố bất lợi làm lạm phát tăng khỏi tầm kiểm soát thì tiếp tục áp dụng các giảI pháp 
thắt chặt tiền tệ nhằm giữ ổn định kinh tế vĩ mô để tăng trưởng bền vững. Công cụ DTBB 
20 
được sử dụng trong việc kiểm soát gia tăng của tín dụng và đảm bảo cân đối hợp lí giữa 
nguồn vốn nội và ngoại tệ trong sự kết hợp đồng bộ, linh hoạt với các công cụ khác. 
Như vậy, từ khi NHNN sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc để điều hành chính sách tiền tệ cho 
đến nay ,công cụ này đã không ngừng hoàn thiện. 
Về cơ bản, nhờ công cụ đó, NHNN có thể dự đoán được tổng nhu cầu dự trữ của các 
NHTM và qua đó sẽ có quyết định bơm tiền hay rút tiền về thông qua các công cụ tái cấp 
vốn hoặc nghiệp vụ thị trường mở của NHNN .Như vậy, NHNN có thể gia tăng khả năng 
kiểm soát của mình với khối tiền M1. 
Có thể nói công cụ dự trữ bắt buộc là công cụ mang tính chất hỗ trợ cho các công cụ khác 
trong điều hành chính sách tiền tệ ở một số quốc gia có nền kinh tế phát triển. Công cụ này 
đặc biệt phát huy hiệu quả khi chính sách tái chiết khấu không có hiệu lực và khi nền kinh tế 
có những biến động quá lớn. Nó có tác dụng là lập tức khống chế vốn khả dụng của hệ 
thống ngân hàng theo ý muốn của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, một điều có thể thấy là 
việc áp dụng công cụ này có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí kinh doanh của ngân hàng. Vì 
vậy, ở một số nước đã loại bỏ công cụ này. Với nước ta, việc duy trì một tỷ lệ dự trữ bắt 
buộc là cần thiết vì nó sẽ hỗ trợ cho các công cụ khác khi nền kinh tế có những biến động 
lớn. 
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐIỀU 
HÀNH CỦA CÔNG CỤ DỰ TRỮ BẮT BUỘC 
Có thể nói, từ khi ra đời, đặc biệt là trong giai đoạn thực hiện Luật Ngân hàng cho đến nay, 
công cụ DTBB đã dần được nâng cao hiệu quả điều hành qua những sửa đổi bổ sung trong 
chính sách quản lí, góp phần thực thi tốt chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam. 
Tuy nhên, công cụ này vẫn còn bộc lộ một số bất cập trong điều hành như: 
 Do quy định Dự trữ bắt buộc chỉ áp dụng đối với các loại tiền gửi dưới 12 tháng nên 
mối quan hệ giữa khối tiền trong nền kinh tế chỉ mới thực hiện ở mức M1 ,trong khi 
21 
đó M2 có tính nhạy cảm với lạm phát hơn với M1 .Điều này dẫn đến khả năng kiểm 
soát M2 của NHNN còn hạn chế . 
 Việc quy định trả lãi cho tiền gửi dự trữ vượt mức không khuyến khích các NHTM 
sử dụng tối đa nguồn vốn dẫn đến tình trạng dự trữ vượt mức nhiều ,từ đó hạn chế 
các hoạt động cho vay qua đêm. 
 DTBB thể hiện tác động rất rõ đến việc điều hành tỉ giá và lãi suất trong thời gian 
qua nhưng tác động đến việc tăng cơ số tiền tệ, nhất là đối với ngoại tệ thì không rõ 
(trong khi một trong những mục tiêu chính của việc sử dụng DTBB là kiểm soát 
cung tiền) 
Do đó việc đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều hành của công 
cụ này là hết sức cần thiết đối với NHNN trong giai đoạn hiện nay. 
Trước hết, trong những tháng tiếp theo, tỉ giá giữa VND và USD có xu hướng ổn định và có 
thể giảm, hiện tại lãi suất tiền gửi VND vẫn ở mức cao hơn nhiều so với tiền gửi USD, lợi 
thế về thu nhập kì vọng vẫn nghiêng về phía VND, cộng với việc CPI tháng 10 vừa qua tăng 
không đáng kể nên sự di chuyển từ USD sang VND không lớn; hơn nữa NHNN đang chủ 
trương khuyến khích cho vay ngoại tệ. Do đó, trong những tháng tiếp theo, nếu không có gì 
bất ổn trong diễn biến giá cả thì NHNN nên xem xét giảm tỉ lệ DTBB đối với tiền gửi ngoại 
tệ. Vì hiện nay khoảng cách giữa tỉ lệ DTBB ngoại tệ và tiền gửi nội tệ tương đối cao, nên 
có tác động như một khoản thuế đánh vào giá đầu vào của tiền gửi USD và ảnh hưởng đến 
giá đầu ra của khoản tín dụng bằng USD. 
Thứ hai, để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế của chính sách tiền tệ, nếu diễn biến giá 
cả như trên trong thời gian tới, NHNN cũng nên xem xét giảm tỉ lệ DTBB đối với tiền gửi 
kì hạn 12-24 tháng. Việc này có ý nghĩa trong cả dài hạn vì nguồn vốn tín dụng ngân hàng 
vẫn đang chiếm tỉ trọng lớn trong đầu tư phát triển. Do đó, việc giảm chi phí đối với nguồn 
vốn trung-dài hạn cho các ngân hàng không những tác động tốt đến việc kinh doanh của các 
ngân hàng mà còn tạo điều kiện cho tăng trưởng tín dụng đảm bảo đáp ứng vốn cho tăng 
trưỏng kinh tế. 
22 
Về mặt dài hạn, để nâng cao hiệu quả hoạt động của công cụ DTBB, NHNN cũng cần phải 
khẩn trương nghiên cứu và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để có thể chuyển đổi phương 
pháp quản lí DTBB từ phương pháp nối tiếp sang phương pháp trùng một phần, vì phương 
pháp quản lí nối tiếp có nhựơc điểm lớn như: khả năng kiểm soát tín dụng của DTBB theo 
phương pháp này thấp, hơn nữa nó có thể dẫn đến sự biến động lớn về lãi suất ngắn hạn, 
gây bất ổn định cho thị trường tiền tệ, do đó giảm hiệu quả điều hành của DTBB. 
Ngoài ra, để phục vụ cho công tác điều hành DTBB của NHNN được tốt hơn, cần phải thực 
hiện cải tiến hệ thống thông tin báo cáo để có thể xác định chính xác tổng dự trữ của các 
TCTD phân tán tại các chi nhánh NHNN tỉnh thành phố vào từng thời điểm làm căn cứ để 
kiểm soát lượng DTBB định kì (vì như đã nói ở trên, theo Quy chế về DTBB mới, ban hành 
kèm theo Quyết định số 581/2003/QĐ-NHNN ngày 9/6/2003, NHNN đã cho phép tiền gửi 
nội tệ tại chi nhánh NHNN tỉnh thành phố của các TCTD làm tiền duy trì DTBB). 
Trên đây là một vài ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả vận hành của công cụ DTBB trong thực 
thi chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam. Có thể chưa đầy đủ nhưng cũng là một số gợi ý 
cho quá trình cải tiến công cụ này hiện nay, cùng với sự kết hợp đồng bộ với các công cụ 
chính sách tiền tệ khác góp phần thực hiện tốt mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ. 

File đính kèm:

  • pdftieu_luan_tim_hieu_cong_cu_du_tru_bat_buoc_va_viec_dieu_hanh.pdf